Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 12: Nhất nhập đạo

02/05/201113:07(Xem: 6515)
Phẩm 12: Nhất nhập đạo

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MỘTPHÁP

12.PHẨM NHẬP ĐẠO
KINHSỐ 1[330]
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.[331] Bấy giờ, ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cócon đường chỉ một lối vào,[332] làm thanh tịnh các hànhcủa chúng sanh, trừ bỏ sầu ưu, không còn mọi bức não,được trí tuệ lớn, thành tựu sự chứng đắc Niết-bàn.Đó là hãy diệt trừ năm triền cái, tư duy bốn niệm xứ[333].

“Thếnào là một lối vào? Tâm chuyên nhất, đó là mộtlối vào. Thế nào là đạo? Tám phẩm đạo Hiền thánh:1. chánh kiến, 2. chánh tư duy,[334] 3. chánh nghiệp, 4. chánhmạng, 5. chánh tinh tấn, 6. chánh ngữ,[335] 7. chánh niệm,8. chánh định. Đó gọi là đạo. Đó gọi là con đườngchỉ một lối vào.

“Thếnào là hãy diệt trừ năm triền cái? Tham dục cái, sânnhuế cái, trạo cử[336] cái, thùy miên cái, nghi cái.Đó gọi là năm triền cái phải diệt.

“Thếnào là tư duy bốn niệm xứ? Ở đây, này Tỳ-kheo, quánthân nơi nội thân[337] trừ bỏ niệm ác, không có sầuưu; quán thân nơi ngoại thân,[338] trừ bỏ ác niệm, khôngcó sầu ưu; quán thân nơi nội ngoại thân,[339] thân trừbỏ ác niệm, không có sầu ưu. Quán thọ nơi nội thọ[340],quán thọ nơi ngoại thọ, quán thọ nơi nội ngoại thọmà tự an trú[341]. Quán nội tâm, quán ngoại tâm, quánnội ngoại tâm tâm mà tự an trú. Quán nội pháp, quánngoại pháp, quán nội ngoại pháp mà tự an trú.

“Thếnào là Tỳ-kheo quán thân nơi nội thân mà tự an trú*?Ở đây, Tỳ-kheo quán thân này tùy theo tánh hành củanó: từ đầu đến chân, từ chân đến đầu; quán trongthân này tất cả đều bất tịnh, không có gì đángtham.

“Lạiquán thân này có các thứ lông, tóc, móng, răng, da, thịt,gân, xương, tủy, não, mỡ cao[342], ruột, bao tử, tim, gan,tỳ, thận; thảy đều quán biết hết. Phẩn, tiểu,sanh tạng, thục tạng, nước mắt, đờm dãi, huyết mạch,mỡ[343], mật; đều nên quán biết, không có gì đángtham đắm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy quán thân màtự an trú, trừ bỏ niệm ác, không có sầu ưu.

“Lạinữa Tỳ-kheo lại quán thân này có đại chủng đất chăng?Có đại chủng nước, lửa, gió chăng? Tỳ-kheo quán sátthân này như vậy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo quán thân này, phân biệt các giới; thânnày có bốn đại chủng. Giống như người khéo mổ bò,hoặc học trò người mổ bò, xẻ con bò từng phần đểtự xem xét: đây là chân, đây là tim, đây là đốt xương,đây là đầu. Cũng vậy, Tỳ-kheo kia phân biệt giới nàymà tự quán sát: thân này có các đại chủng đất,nước, lửa, gió. Tỳ-kheo quán sát [568b01] thân như vậymà tự an trú.

“Lạinữa, Tỳ-kheo quán thân này có các lỗ rỉ chảy khôngsạch. Giống như người kia quán sát vườn trúc hay quánsát bụi lau. Cũng vậy Tỳ-kheo quán thân này có các lỗchảy ra các thứ bất tịnh.

“Lạinữa, Tỳ-kheo quán tử thi,[344] hoặc chết đã một ngày,hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc nămngày, sáu ngày, bảy ngày; thân thể sình trướng, hôithối không sạch. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình cùngvới thân kia không khác,[345] thân ta không thoát khỏi hoạnnày.

“HoặcTỳ-kheo quán tử thi bị quạ, se sẻ, kên kên ăn nuốt,hoặc bị hổ lang, chó sói, các loài trùng thú trôngthấy ăn thịt. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình cùng kiakhông khác, thân ta không tránh khỏi hoạn này. Đó là Tỳ-kheotự quán thân mà an trú.

“Lạinữa, Tỳ-kheo quán tử thi hoặc bị ăn một nửa, rơivãi trên đất, hôi thối không sạch. Tỳ-kheo lại tự quánthân mình cùng kia không khác, thân ta không tránh khỏi phápnày.

“Lạinữa, quán tử thi đã hết thịt, chỉ còn có xương bêbết máu. Tỳ-kheo lại đem thân mình quán sát như thân kiacũng không khác. Tỳ-kheo quán thân này như vậy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo quán tử thi, gân ràng rịt như bó củi.Tỳ-kheo lại quán thân mình cùng kia không khác. Tỳ-kheoquán thân này như vậy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo quán tử thi, từng đốt xương phân tánrơi vãi khắp nơi. Hoặc xương tay, xương chân mỗi thứmột nơi, hoặc xương đùi, xương hông, hoặc xương cùng,hoặc xương tay, hoặc xương vai, hoặc xương sườn, hoặcxương sống, hoặc xương cổ, hoặc đầu lâu. Lại nữa,thân này cùng kia không khác. Ta không thoát khỏi pháp này.Thân ta cũng sẽ bại hoại. Như vậy Tỳ-kheo quán thân nàymà tự an trú.

“Lạinữa, Tỳ-kheo quán tử thi màu trắng, màu ngọc trắng[346].Tỳ-kheo lại tự quán thân cùng kia không khác, ta khônglìa khỏi pháp này. Đó là Tỳ-kheo tự quán thân.

“Lạinữa, nếu Tỳ-kheo thấy tử thi, tưởng xương xanh bầm,không có gì đáng tham đắm, hoặc cùng màu tro đấtkhông thể phân biệt. Như vậy, Tỳ-kheo tự quán thân,trừ bỏ niệm ác, không có sầu lo. Thân này vô thường,là pháp phân tán. Như vậy Tỳ-kheo quán nội tự thân,quán ngoại thân, quán nội ngoại thân, phân rã, không cógì.

“Thếnào là Tỳ-kheo quán thọ nơi nội thọ? Ở đây, Tỳ-kheokhi có cảm thọ lạc, tức thì tự giác tri rằng ta có cảmthọ lạc. Khi có cảm thọ khổ, tức thì tự giác tri rằngta có cảm thọ khổ. Khi có cảm thọ không lạc không khổ,[568c01] tự giác tri rằng ta có cảm thọ không lạc khôngkhổ. Nếu khi được cảm thọ lạc bởi vật dục[347], liềntự giác tri ta được cảm thọ lạc bởi vật dục*. Nếukhi được cảm thọ khổ bởi vật dục*, liền tự giáctri ta được cảm thọ khổ bởi vật dục*. Nếu khi đượccảm thọ không lạc không khổ bởi vật dục*, liền tựgiác tri ta được cảm thọ không lạc không khổ bởi vậtdục*. Nếu khi được cảm thọ lạc phi vật dục[348], liềntự giác tri ta được cảm thọ lạc phi vật dục. Nếuđược cảm thọ khổ phi vật dục, liền tự giác tri tađược cảm thọ khổ phi vật dục. Nếu khi được cảmthọ không lạc không khổ phi vật dục, liền tự giáctri ta được cảm thọ không lạc không khổ phi vật dục.Tỳ-kheo bên tự quán nội thọ như vậy.

“Lạinữa, nếu Tỳ-kheo lúc được cảm thọ lạc, lúc ấykhông có cảm thọ khổ, bấy giờ tự giác tri ta đang cảmthọ lạc. Nếu lúc được cảm thọ khổ, lúc ấy khôngcó cảm thọ lạc, bấy giờ tự giác tri ta đang cảm thọkhổ. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ, lúcđó không có lạc, không có khổ, thì tự giác tri ta đangcảm thọ không lạc không khổ.

“Vịđó quán pháp tập khởi[349] mà tự an trú*, cũng quánpháp diệt tận,[350] lại quán pháp tập diệt[351]. Hoặclại có thọ hiện ở trước mà có thể biết, có thểthấy; vị ấy tư duy nguồn gốc của nó, không nương tựavào đâu mà tự an trú, không khởi niệm tưởng về thếgian[352]. Ở trong đó cũng không kinh sợ. Do không kinh sợmà đạt đến Niết-bàn, như thật biết rằng: ‘Sinh[353]đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làmxong, không còn tái sinh đời sau nữa.’ Tỳ-kheo tự quánnội thọ như vậy, trừ bỏ loạn niệm không có sầulo. Tự quán ngoại thọ[354], quán nội ngoại thọ, trừbỏ loạn niệm không có sầu lo. Như vậy Tỳ-kheo nộingoại quán thọ.

“Thếnào là quán tâm nơi tâm[355] mà tự an trú*? Ở đây, Tỳ-kheocó tâm ái dục, liền tự giác tri có tâm ái dục; khôngcó tâm ái dục cũng tự giác tri không có tâm ái dục.Có tâm sân nhuế, liền tự giác tri có tâm sân nhuế;không có tâm sân nhuế, cũng tự giác tri không có tâmsân nhuế. Nếu có tâm ngu si, liền tự giác tri có tâmngu si; không có tâm ngu si, liền tự giác tri ta không khôngcó tâm ngu si. Nếu có tâm ái niệm, liền tự giác tricó tâm ái niệm; không có tâm ái niệm, cũng tự giáctri không có tâm ái niệm. Có tâm thọ nhập[356], thìtự giác tri có tâm thọ nhập; không tâm thọ nhập, thìtự giác tri không tâm thọ nhập. Nếu có tâm loạn[357],thì tự giác tri có tâm loạn; không có tâm loạn niệm,cũng tự giác tri không [569a01] có tâm loạn niệm. Cótâm tán lạc,[358] liền tự giác tri có tâm tán lạc;không có tâm tán lạc, liền tự giác tri không có tâm tánlạc. Có tâm phổ biến, liền tự giác tri có tâm phổbiến; không có tâm phổ biến, cũng tự giác tri khôngcó tâm phổ biến. Có tâm lớn, liền tự giác tri cótâm lớn; không có tâm lớn cũng tự giác tri không cótâm lớn. Có tâm vô lượng, liền tự giác tri có tâmvô lượng; không có tâm vô lượng, cũng tự giác trikhông có tâm vô lượng. Có tâm tam-muội, liền giác tricó tâm tam-muội[359]; không có tâm tam-muội, cũng giáctri không có tâm tam-muội. Tâm chưa giải thoát, liền tựgiác tri tâm chưa giải thoát; tâm đã giải thoát, cũngtự giác tri tâm đã giải thoát.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ với sự quán sát tướng của tâm[360];quán tập pháp, quán diệt pháp, cùng quán pháp tậpdiệt*; tư duy quán pháp mà tự an trú. Những gì mà[361]có thể biết, có thể thấy, có thể tư duy, không thể tưduy, không nương tựa cái gì, không khởi lên niệm tưởngthê gian.[362] Đã không khởi tưởng liền không sợ hãi.Đã không sợ hãi liền được vô dư. Đã được vôdư liền được Niết-bàn, như thật biết rằng: ‘Sinh*đã dứt. phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làmxong, không còn thọ thân đời sau nữa.’

“Nhưvậy, Tỳ-kheo tu tập niệm xứ, tự quán tự nội tâm,trừ bỏ loạn tưởng, không có sầu lo; tu tập niễm, tựquán ngoại tâm, quán nội ngoại tâm, trừ bỏ loạn niệm,không có sầu lo. Như vậy, Tỳ-kheo tu tập niệm xứ quántướng của tâm nơi tâm*.

“Thếnào là Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp?Ở đây, Tỳ-kheo tu niệm giác chi,[363] y quán, y vô dục,y diệt tận, trừ bỏ các pháp ác.[364] Tu trạch pháp giácchi,[365] tu tinh tấn giác chi, tu hỷ giác chi[366], tu khinhan giác chi[367], tu định giác chi[368], tu xả giác chi,[369]y quán, y vô dục, y diệt tận, trừ bỏ các pháp ác.Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơipháp.

“Lạinữa, Tỳ-kheo đã giải thoát khỏi ái dục[370], trừ phápác bất thiện, có tầm, có tứ,[371] có hỷ và lạc doviễn ly sinh[372], chứng nhập và an trú sơ thiền. Như vậy,Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lạinữa, Tỳ-kheo xả tầm và tứ, nội tâm tịch tĩnh[373], chuyênnhất ý[374], không tầm, không tứ, có hỷ lạc do địnhsinh[375], chứng nhập và an trú nhị thiền. Như vậy, Tỳ-kheotu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lạinữa, Tỳ-kheo ly hỷ, an trú xả,[376] hằng tự giác tri,[377][69b01] thân có tri giác lạc, điều mà các hiền thánh nóilà xả, niệm, an trú lạc[378], chứng nhập và an trú tam thiền.Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơipháp.

“Lạinữa, Tỳ-kheo xả tâm lạc khổ, ưu và hỷ từ trước đãtrừ, không lạc không khổ, xả, niệm thanh tịnh,[379] antrú nơi tứ thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quántướng của pháp nơi pháp.

“Vịấy, hành pháp tập, hành pháp diệt tận, cùng hànhpháp tập diệt mà tự an trú, liền được niệm xứnơi pháp mà hiện ra trước,[380] có thể biết, có thểthấy, trừ bỏ loạn tưởng, không nương tựa cái gì,không khởi tưởng thế gian. Đã không khởi tưởng liềnkhông sợ hãi. Đã không sợ hãi thì như thật biết rằng,‘Sinh* đã dứt. phạm hạnh đã vững, việc phải làmđã làm xong, không còn thọ thân nữa.’

“Nàycác Tỳ-kheo, y chỉ trên con đường một lối vào mà chúngsanh được thanh tịnh, xa lìa sầu ưu, lại không có tưởngưu[381] hỷ, đạt được trí tuệ, chứng ngộ Niết-bàn[382].Đó là diệt năm triền cái, tu bốn niệm xứ.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Taở trong đây không thấy một pháp nào đưa đến hoạidiệt nhanh như ganh ghét, đố kỵ đối với đồng phạmhạnh. Cho nên, các Tỳ-kheo nên tu hành từ nhẫn, thân hànhtừ, khẩu hành từ, ý hành từ. Như vậy, này cácTỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Cómột người mà khi xuất hiện ở thế gian, thì tối tôn,tối thượng trên cả chư thiên, loài người, Ma, cùng Mathiên, Sa-môn, Bà-la-môn, tối tôn không ai sánh bằng; đólà ruộng phước, bậc nhất đáng thừa sự, đángtôn kính. Thế một người ấy là ai? Là Như Lai, bậcA-la-hán Chánh đẳng Chánh giác. Đó g̣ọi là một ngườimà khi xuất hiện ở thế gian, thì tối tôn, tối thượng,vượt qua chư thiên, loài người, A-tu-la, Ma cùng Ma thiên,Sa-môn, Bà-la-môn không ai sánh bằng; đó là ruộng phướcbậc nhất, đáng thừa sự, đáng tôn kính. Cho nên, nàycác Tỳ-kheo, nên thường cúng dường Như Lai. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.

[569c01]Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Aichăm sóc bệnh nhân, là người ấy đã chăm sóc Ta. Ai khánhộ bệnh nhân, là người ấy đã khán hộ Ta. Vì sao vậy?Ta nay muốn đích thân khán hộ người tật bệnh.

“Nàycác Tỳ-kheo, Ta không thấy một người nào mà bố thí chovị ấy thì sự bố thí này không gì vượt qua, tối thươngtrên cả sự bố thí cho chư thiên, thế gian, sa-môn, bà-la-môn.Hành thí này mới đích thật là thí, được quả báolớn, được công đức lớn, tiếng đồn vang khắp,được pháp vị cam lồ. Nghĩa là bố thí đến Như LaiChí chơn, Đẳng chánh giác. Nên biết, đó là bố thítối thượng trong sự bố thí, không có gì vượt qua.Hành thí này mới đích thật là thí, được quả báolớn, được công đức lớn. Nay Ta vì nhân duyên nàymà nói ra như vậy: Chăm sóc bệnh nhân, tức là đãchăm sóc Ta không khác. Các ngươi lâu dài được phướclợi lớn. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Aitán thán a-lan-nhã[383] tức là đã tán thán Ta. Vì saovậy? Vì hiện tại lúc nào Ta cũng tự tán thán hạnha-lan-nhã. Ai bài báng a-lan-nhã tức là đã bài báng Ta.

“Aitán thán khất thực[384] tức là đã tán thán Ta. Vìsao vậy? Vì lúc nào Ta cũng tán thán người hay khấtthực. Ai hủy báng khất thực tức là đã hủy bángTa.

“Aitán thán người ngồi một mình[385] tức là đã tánthán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người hayngồi một mình. Ai hủy báng người ngồi một mìnhtức là đã hủy báng Ta.

“Aitán thán người một nhà một lần ăn[386] tức là đãtán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán ngườimột lần ngồi một lần ăn. Ai hủy báng người mộtlần ngồi một lần ăn tức là đã hủy báng Ta.

“Aitán thán người ngồi dưới gốc cây,[387] tức là đãtán thán thân Ta không khác. Vì sao vậy? Vì Ta thườngtán thán người ngồi dưới bóng cây. Ai hủy báng ngườingồi dưới bóng cây, tức là đã hủy báng Ta.

“Aitán thán người ngồi ngoài trời[388] tức là đã tánthán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người ngồingoài trời. Ai hủy nhục người ngồi ngoài trời, tứclà đã hủy nhục Ta.

“Aitán thán người ở nơi trống vắng,[389] tức là đã[ 570a01] tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thánngười ở nơi trống vắng. Ai hủy nhục người ở nơitrốngvắng, tức là đã hủy nhục Ta.

“Aitán thán người khoác y năm mảnh,[390] tức là đã tánthán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người khoácy năm mảnh. Ai hủy nhục người khoác y năm mảnh tức làđã hủy nhục Ta.

“Aitán thán người trì ba y[391] tức là đã tán thán Ta.Vì sao vậy? Vì lúc nào Ta cũng tán thán người trìba y. Ai hủy nhục người trì ba y tức là đã hủy nhụcTa.

“Aitán thán người ngồi nơi gò mả[392] tức là đã tánthán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người ngồinơi gò mả. Ai hủy nhục người ngồi nơi gò mả tứclà đã hủy nhục Ta.

“Aitán thán người ăn một bát[393] tức là đã tán thánTa. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người ăn mộtbát. Ai hủy nhục người ăn một lần tức là đã hủynhục Ta.

“Aitán thán người ăn đúng giữa ngày,[394] tức là đãtán thán thân Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thánngười ăn đúng giữa ngày. Ai hủy nhục người ăn đúnggiữa ngày, tức là đã hủy nhục Ta.

“Aitán thán hạnh đầu đà[395] tức là đã tán thán Ta.Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán các hạnh đầu đà.Ai hủy nhục hạnh đầu đà, tức là đã hủy nhục Ta.[396]

“NayTa dạy các Tỳ-kheo nên như sở hành của đại Ca-diếp,[397]không để có điều rơi rớt mất. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheoCa-diếp có các hạnh này. Cho nên sở học của các Tỳ-kheothường nên như Ca-diếp. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại tại Ca-lan-đà trong Trúc viên,tại thành La-duyệt, cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ, Tôn giả Đại Ca-diếp sống ở A-lan-nhã, đến giờkhất thực thì không phân biệt giàu nghèo; tại mộtchỗ ngồi một lần không bao giờ di dịch;[398] ngồi dướigốc cây, hay ngoài trời, hoặc nơi trống vắng; khoác ynăm mảnh, hoặc trì ba y, hoặc ở gò mả, hoặc ăn mộtbữa, hoặc ăn đúng ngọ, hoặc hành đầu đà dù tuổicao già cả.

Bấygiờ, Tôn giả Đại Ca-diếp sau khi ăn xong, liền đếndưới gốc cây mà thiền định. Thiền định xong, từchỗ ngồi đứng dậy, sửa y [570b01] phục, đến chỗThế Tôn. Lúc ấy, Thế Tôn từ xa nhìn thấy Ca-diếplại. Thế Tôn bảo rằng:

“Thiệnlai, Ca-diếp.”

Ca-diếpđến chỗ Thế Tôn đảnh lễ sát chân, rồi ngồi quamột bên.

ThếTôn bảo:

“Ca-diếp.Nay Thầy tuổi đã cao già cả, chí kém, suy nhược. NayThầy nên bỏ khất thực, cho đến các hạnh đầu đà;cũng nên nhận lời mời của các gia chủ, và nhận xiêmy.”

Ca-diếpthưa:

“Hômnay, con không dám theo lời dạy của Như Lai. Vì sao vậy?Vì nếu Như Lai không thành tựu đạo vô thượng chánhchơn, thì con sẽ thành Bích-chi Phật. Nhưng Bích-chi Phậtkia thảy đều hành a-lan-nhã, đến giờ khất thực thìkhông phân biệt giàu nghèo; tại một nơi ngồi một lần*không bao giờ di dịch; ngồi dưới gốc cây, hay ngoài trờitrống, hoặc nơi trống vắng; khoác y năm mảnh, hoặc trìba y, hoặc ở gò mả, hoặc ăn một bữa, hoặc ăn đúngngọ, hoặc hành đầu đà. Thật hôm nay, con không dámbỏ thói quen gốc cũ, mà học hạnh khác.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, lành thay, Ca-diếp! Đã làm nhiều lợi ích và độngười vô lượng; rộng đến tất cả trời ngườiđược độ. Vì sao vậy? Vì này Ca-diếp, nếu hành đầuđà này còn ở thế gian, thì pháp của Ta cũng sẽ tồntại lâu ở thế gian. Nếu pháp mà tồn tại ở đờithì thiên đạo sẽ tăng, ba đường dữ liền giảm, cũngthành tựu Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, và đạoba thừa đều còn ở đời.

“Nàycác Tỳ-kheo, phải học như những gì Ca-diếp đã tu tập.Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Saukhi các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Lợidưỡng rất nặng, làm cho con người không đến đượcđạo Vô thượng Chánh chơn. Vì sao vậy? Này các Tỳ-kheo,vì Đề-bà-đạt-đâu ngu si kia nhận lấy năm trăm chõthức ăn cúng dường của Vương tử Bà-la-lưu-chi[399]kia. Nếu ông ta không cúng dường, thì Đề-bà-đạt-đâungu si không bao giờ làm việc ác này. Vì Vương tử Bà-la-lưu-chingày nào cũng đem năm trăm chõ thức ăn đến cúng dường,nên Đề-bà-đạt-đâu mới khởi lên ác ngũ nghịch,thân hoại mạng chung sẽ sinh vaò trong địa ngục Ma-ha A-tỳ.Vì phương tiện này, nên biết, lợi dưỡng là rấtnặng sẽ làm cho con người không đến được đạo Vôthượng Chánh chơn. Nếu tâm chưa sinh lợi dưỡng thìchớ để nó sinh, đã sinh thì hãy diệt nó. Như vậy, nàycác Tỳ-kheo, [570c01] hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật, thành Vương-xá,cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ, Đề-bà-đạt-đâu loạn phá Tăng, đả thương chânNhư Lai, xúi A-xà-thế sát hại phụ vương, lại giếtTỳ-kheo-ni A-la-hán. Ở trong chúng, ông lại nói như vầy:“Chỗ nào có ác? Ác sinh ra từ đâu? Ai làm ác này,phải chịu báo đó. Ta cũng không làm ác này, mà chịubáo đó.”

Bấygiờ, có các Tỳ-kheo vào thành La-duyệt khất thựcmà nghe những lời này: “Kẻ ngu Đề-bà-đạt-đâu,ở trong đại chúng tuyên bố rằng: ‘Chỗ nào có ác?Ác sinh ra từ đâu? Ai làm ác này, phải chịu báo đó.Ta cũng không làm ác này, mà chịu báo đó.’” Sau khicác Tỳ-kheo ăn xong, cầm lấy y bát, vắt ni-sư-đàn lênvai phải, liền đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân,rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạchThế Tôn:

“Kẻngu Đề-bà-đạt-đâu ở trong đại chúng tuyên bố rằng:‘Tại sao làm ác không có tai ương, làm phước khôngcó báo? Không có ai nhận báo thiện ác cả.’”

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóác thì có tội. Thiện hành, ác hành đều có báo ứngcả. Nếu kẻ ngu Đề-bà-đạt-đâu kia biết có báo thiệnác, thì sẽ sầu lo khô héo không vui, sẽ ói ra máu sôi.Vì kẻ ngu Đề-bà-đạt-đâu kia không biết có báo thiệnác, cho nên ở trong đại chúng mới tuyên bố là khôngcó báo thiện ác; làm ác không tai ương, làm phướckhông có phước.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngườingu xét tự rõ,

Làmác không có báo.

NayTa biết rõ trước,

Báoứng của thiện ác.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy lìa xa ác, làm phước chớ mệtmỏi. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Nhậnlợi dưỡng người rất nặng, không dễ; nó khiến conngười không đến được nơi vô vi. Vì sao vậy? Vì báolợi dưỡng cắt vào da người. Đã cắt da rồi cắtthịt. Đã cắt [571a01] thịt rồi cắt xương. Đã cắt xươngliền thấu tủy.

“Chonên các Tỳ-kheo, nhờ phương tiện này mà biết lợidưỡng rất là nặng. Nếu tâm lợi dưỡng chưa sinhthì chớ để nó sinh, đã sinh thì tìm cách diệt nó.Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Nhậnlợi dưỡng người thật là không dễ; nó khiến con ngườikhông đến được nơi vô vi. Vì sao vậy? Vì nếu Tỳ-kheoSư-lợi-la[400] kia không tham lợi dưỡng, thì sẽ khôngtạo ra việc sát sinh vô lượng như vậy, để thân hoạimàng chung sinh vào trong địa ngục.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nhậnnhiều lợi dưỡng người,

Pháhạnh thanh bạch người.

Chonên phải giữ tâm,

Chớtham đắm vào vị.

Sư-lợinhờ đắc định,

Chođến cung Thiên đế;

Liềnsút giảm thần thông,

Rơivào lò sát sinh.

“Chonên các Tỳ-kheo, nhờ vào phương tiện này mà biếtviệc nhận lợi dưỡng người thật là không dễ. Tâmlợi dưỡng chưa sinh, chế ngự nó đừng cho sinh. Tâm nàyđã sinh tìm cách diệt. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[401]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567