KINH PHÁP BẢO ĐÀN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1999 PL. 2543
Phẩm Thứ Hai: Bát Nhã
DỊCH
Ngày khác, Vi sử quânthưa thỉnh, Tổ đăng tòa bảo đại chúng: “Tất cả nên tịnh tâm niệm Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.”Lại bảo:
Này Thiện tri thức, tríBát-nhã Bồ-đề, người đời vốn tự có, chỉ nhân vì tâm mê không thể tự ngộ, phảinhờ đến Đại thiện tri thức chỉ đường mới thấy được tánh. Phải biết người ngu,người trí Phật tánh vốn không có khác, chỉ duyên mê ngộ không đồng, nên có ngucó trí. Nay tôi vì nói pháp Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật, khiến cho các ông, mỗingười được trí tuệ, nên chí tâm lắng nghe, tôi vì các ông mà nói.
Này Thiện tri thức, ngườiđời trọn ngày miệng tụng Bát-nhã nhưng không biết Tự tánh Bát-nhã ví như nói ănmà không no, miệng chỉ nói Không, muôn kiếp chẳng được thấy tánh, trọn không cóích.
Này Thiện tri thức, Ma-haBát-nhã Ba-la-mật là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Đại Trí Tuệ Đến Bờ Kia, nóphải là hành nơi tâm, không phải tụng ở miệng. Miệng tụng mà tâm chẳng hành nhưhuyễn như hóa, như sương, như điện. Miệng niệm mà tâm hành ắt tâm và miệng hợpnhau, Bản tánh là Phật, lìa tánh không riêng có Phật.
Sao gọi là Ma-ha? Ma-halà lớn, tâm lượng rộng lớn ví như hư không, không có bờ mé, cũng không có vuôngtròn lớn nhỏ, cũng không phải xanh vàng đỏ trắng, cũng không có trên dưới dàingắn, cũng không sân không hỉ, không phải không quấy, không thiện không ác,không có đầu đuôi, cõi nước chư Phật trọn đồng với hư không; diệu tánh củangười đời vốn không, không có một pháp có thể được, Tự tánh chân không cũng lạinhư thế.
Này Thiện tri thức, chớnghe tôi nói Không liền chấp không, thứ nhất là không nên chấp không, nếu đểtâm không mà ngồi tĩnh tọa, đó tức là chấp vô ký không.
Này Thiện tri thức, thếgiới hư không hay bao hàm vạn vật sắc tượng, mặt trời, mặt trăng, sao, núi,sông, đất liền, suối khe, cỏ cây rừng rậm, người lành người dữ, pháp lành phápdữ, thiên đường địa ngục, tất cả biển lớn, các núi Tu-di, thảy ở trong hưkhông. Tánh không của người đời cũng lại như thế. Này Thiện tri thức, Tự tánhhay bao hàm muôn pháp ấy là Đại. Muôn pháp ở trong Tự tánh của mọi người, nếuthấy tất cả người ác cùng với lành, trọn đều không chấp, không bỏ, cũng khôngnhiễm trước, tâm cũng như hư không, gọi đó là Đại, nên nói là Ma-ha.
Này Thiện tri thức, ngườimê miệng nói, người trí tâm hành. Lại có người mê, để tâm rỗng không ngồi tĩnhtọa, trăm việc không cho nghĩ tự gọi là đại, một bọn người này không nên cùnghọ nói chuyện vì là tà kiến.
Này Thiện tri thức, tâmlượng rộng lớn khắp giáp cả pháp giới, dụng tức rõ ràng, phân minh ứng dụngliền biết tất cả, tất cả tức một, một tức tất cả, đi lại tự do, Tâm thể khôngbị ngăn ngại tức là Bát-nhã.
Này Thiện tri thức, tấtcả trí Bát-nhã đều từ Tự tánh sanh, chẳng từ bên ngoài vào, chớ lầm dụng ý nêngọi là Chân tánh tự dụng. Một chân thì tất cả chân, tâm lượng rộng lớn không đitheo con đường nhỏ, miệng chớ trọn ngày nói không mà trong tâm chẳng tu hạnhnày, giống như người phàm tự xưng là Quốc vương trọn không thể được, không phảilà đệ tử của ta.
Này Thiện tri thức, saogọi là Bát-nhã? Bát-nhã, Trung Hoa dịch là trí tuệ. Tất cả chỗ, tất cả thời,mỗi niệm không ngu, thường hành trí tuệ tức là Bát-nhã hạnh. Một niệm ngu tứcBát-nhã bặt, một niệm trí tức Bát-nhã sanh. Người đời ngu mê, không thấyBát-nhã, miệng nói Bát-nhã mà trong tâm thường ngu, thường tự nói ta tuBát-nhã, niệm niệm nói không nhưng không biết được Chân không. Bát-nhã không cóhình tướng, tâm trí tuệ ấy vậy. Nếu khởi hiểu như thế tức gọi là Bát-nhã trí.
Sao gọi là Ba-la-mật? Đâylà lời nói của Ấn Độ, Trung Hoa dịch là đến bờ kia, giải nghĩa là lìa sanhdiệt; chấp cảnh thì sanh diệt khởi như nước có sóng mòi, tức gọi là bờ này, lìacảnh thì không sanh diệt như nước thường thông lưu, ấy gọi là bờ kia, nên gọilà Ba-la-mật.
Này Thiện tri thức, ngườimê miệng tụng, chính khi đang tụng mà có vọng, có quấy; niệm niệm nếu hànhBát-nhã, ấy gọi là Chân tánh. Người ngộ được pháp này, ấy là pháp Bát-nhã,người tu hạnh này, ấy là hạnh Bát-nhã. Không tu tức là phàm, một niệm tu hành,tự thân đồng với Phật.
Này Thiện tri thức, phàmphu tức Phật, phiền não tức Bồ-đề. Niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tứcPhật; niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ-đề.
Này Thiện tri thức, Ma-haBát-nhã Ba-la-mật tối tôn, tối thượng, tối đệ nhất, không trụ, không qua cũngkhông lại, chư Phật ba đời từ trong đó mà ra. Phải dùng đại trí tuệ này đập phángũ uẩn, phiền não, trần lao, tu hành như đây quyết định thành Phật đạo, biếntam độc thành giới định tuệ.
Này Thiện tri thức, phápmôn của tôi đây từ một Bát-nhã phát sanh tám muôn bốn ngàn trí tuệ. Vì cớ sao?Vì người đời có tám muôn bốn ngàn trần lao, nếu không có trần lao thì trí tuệthường hiện, chẳng lìa Tự tánh. Người ngộ pháp này tức là vô niệm, vô ức, vôtrước, chẳng khởi cuống vọng, dùng tánh Chân như của mình, lấy trí tuệ quánchiếu, đối với tất cả pháp không thủ không xả tức là thấy tánh thành Phật đạo.
Này Thiện tri thức, nếumuốn vào pháp giới thậm thâm và Bát-nhã tam-muội thì phải tu Bát-nhã hạnh, phảitrì tụng kinh Kim Cang Bát-nhã tức được thấy tánh, nên biết kinh này công đứcvô lượng vô biên, trong kinh đã khen ngợi rõ ràng, không thể nói đầy đủ được.Pháp môn này là Tối thượng thừa, vì những người đại trí mà nói, vì những ngườithượng căn mà nói. Những người tiểu căn tiểu trí nghe pháp này, tâm sanh khôngtin. Vì cớ sao? Ví như có một trận mưa lớn khắp cả cõi nước, thành ấp chợ búa đềubị trôi dạt cũng như trôi những lá táo. Nếu trận mưa lớn đó mưa nơi biển cả thìkhông tăng không giảm. Như người Đại thừa hoặc người Tối thượng thừa nghe kinhKim Cang thì tâm khai ngộ, thế nên biết Bản tánh họ tự có trí Bát-nhã, tự dùngtrí tuệ thường quán chiếu nên không nhờ văn tự. Thí như nước mưa không phải từtrời có, nguyên là từ rồng mà dấy lên, khiến cho tất cả chúng sanh, tất cả cỏcây, hữu tình vô tình thảy đều được đượm nhuần. Trăm sông các dòng đều chảy vàobiển cả hợp thành một thể, trí tuệ Bát-nhã nơi Bản tánh chúng sanh cũng lại nhưthế.
Này Thiện tri thức, ngườitiểu căn nghe pháp môn đốn giáo này, ví như là cỏ cây gốc rễ nhỏ, nếu bị mưa tothì đều ngả nghiêng không thể nào tăng trưởng được. Người tiểu căn cũng lại nhưthế, vốn có trí tuệ Bát-nhã cùng với người đại trí không sai biệt, nhân saonghe pháp không thể khai ngộ? Vì do tà kiến chướng nặng, cội gốc phiền não sâu,ví như đám mây lớn che kín mặt trời, không có gió thổi mạnh thì ánh sáng mặttrời không hiện. Trí Bát-nhã cũng không có lớn nhỏ, vì tất cả chúng sanh tự tâmmê ngộ không đồng, tâm mê bên ngoài thấy có tu hành tìm Phật, chưa ngộ được Tự tánhtức là tiểu căn. Nếu khai ngộ đốn giáo không thể tu ở bên ngoài, chỉ nơi tâm mìnhthường khởi chánh kiến, phiền não trần lao thường không bị nhiễm tức là thấytánh.
Này Thiện tri thức, trongngoài không trụ, đi lại tự do, hay trừ tâm chấp, thông đạt không ngại, hay tuhạnh này cùng kinh Bát-nhã vốn không sai biệt.
Này Thiện tri thức, tấtcả kinh điển và các văn tự, Đại thừa, Tiểu thừa, mười hai bộ kinh đều nhânngười mà an trí, nhân tánh trí tuệ mới hay dựng lập. Nếu không có người đời thìtất cả muôn pháp vốn tự chẳng có, thế nên biết muôn pháp vốn tự nhân nơi ngườimà dựng lập, tất cả kinh sách nhân người mà nói có; nhân vì trong người kia cóngu và có trí, người ngu là tiểu nhân, người trí là đại nhân, người ngu hỏi nơingười trí, người trí vì người ngu mà nói pháp, người ngu bỗng nhiên ngộ hiểu,tâm được khai tức cùng với người trí không có khác.
Này Thiện tri thức, chẳngngộ tức Phật là chúng sanh, khi một niệm ngộ chúng sanh là Phật, thế nên biếtmuôn pháp trọn ở nơi Tự tâm, sao chẳng từ trong Tự tâm liền thấy được Chân nhưBản tánh? Kinh Bồ-tát Giới nói rằng: Bản tánh của ta nguyên tự thanh tịnh, nếubiết được Tự tâm thấy tánh đều thành Phật đạo. Kinh Tịnh Danh nói: Liền khi đóbỗng hoát nhiên được Bản tâm.
Này Thiện tri thức, xưata ở nơi Ngũ tổ Nhẫn, một phen nghe liền được ngộ, chóng thấy Chân như Bảntánh, nên đem giáo pháp này lưu hành khiến cho người học đạo chóng ngộ đượcBồ-đề. Mỗi người tự quán nơi tâm, tự thấy Bản tánh, nếu tự chẳng ngộ phải tìmnhững bậc Đại thiện tri thức, người hiểu được giáo pháp Tối thượng thừa, chỉthẳng con đường chánh, ấy là Thiện tri thức có nhân duyên lớn, gọi là hóa đạokhiến được thấy tánh. Tất cả pháp lành nhân nơi Thiện tri thức mà hay phátkhởi. Ba đời chư Phật, mười hai bộ kinh, ở trong tánh của người vốn tự có đủ,không có thể tự ngộ thì phải cầu Thiện tri thức chỉ dạy mới thấy. Nếu tự mìnhngộ thì không nhờ cầu bên ngoài, nếu một bề chấp, bảo rằng phải nhờ Thiện tri thứckhác mong được giải thoát thì không có lẽ phải. Vì cớ sao? Trong Tự tâm có tri thứctự ngộ, nếu khởi tà mê vọng niệm điên đảo thì Thiện tri thức bên ngoài tuy cógiáo hóa chỉ dạy, cứu cũng không thể được. Nếu khởi chánh chân Bát-nhã quánchiếu thì trong khoảng một sát-na vọng niệm đều diệt, nếu biết Tự tánh một phenngộ tức đến quả vị Phật.
Này Thiện tri thức, trítuệ quán chiếu, trong ngoài sáng suốt, biết Bản tâm mình, nếu biết Bản tâm tứclà gốc của sự giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát-nhã tam-muội, tức làvô niệm. Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước ấylà vô niệm, dụng tức khắp tất cả chỗ, cũng không dính mắc tất cả chỗ, chỉ thanhtịnh nơi Bản tâm khiến sáu thức ra sáu cửa đối trong sáu trần không nhiễm khôngtạp, đi lại tự do, thông dụng không kẹt, tức là Bát-nhã tam-muội, tự tại giải thoátgọi là vô niệm hạnh. Nếu trăm vật chẳng nghĩ, chính khi đó khiến cho niệm bặt đi,ấy là pháp phược, ấy gọi là biên kiến.
Này Thiện tri thức, ngườingộ được pháp vô niệm thì muôn pháp đều thông, người ngộ được pháp vô niệm thìthấy cảnh giới của chư Phật, người ngộ được pháp vô niệm thì đến địa vị Phật.
Này Thiện tri thức, đờisau người được pháp của ta, đem pháp môn đốn giáo này, đối với hàng người đồngkiến đồng hành phát nguyện thọ trì như là thờ Phật, cố gắng tu thân không dámlui sụt thì quyết định vào quả vị Thánh; nhưng phải truyền trao, từ trước đếngiờ, thầm truyền trao phó chớ không được giấu kín chánh pháp. Nếu không phải làhàng đồng kiến đồng hành, ở trong pháp môn khác thì không được truyền trao, etổn tiền nhân kia, cứu kính vô ích, sợ người ngu không hiểu, chê bai pháp môn nàyrồi trăm kiếp ngàn đời đoạn chủng tánh Phật.
Này Thiện tri thức, tôicó một bài tụng Vô Tướng, mỗi người phải tụng lấy, người tại gia, người xuấtgia chỉ y đây mà tu, nếu không tự tu, chỉ ghi nhớ lời của tôi thì cũng không cóích gì. Nghe tôi tụng đây:
Thuyết thông và tâmthông,
Như mặt trời giữa không,
Chỉ truyền pháp kiến tánh,
Ra đời phá tà tông.
Pháp thì không đốn tiệm,
Mê ngộ có mau chậm,
Chỉ pháp kiến tánh này,
Người ngu không thể hiểu.
Nói tuy có muôn thứ,
Trở về lý chỉ một,
Phiền não trong nhà tối,
Thường sanh mặt trời tuệ.
Tà đến phiền não sanh,
Chánh đến phiền não dứt,
Tà chánh đều không dùng,
Thanh tịnh mới hoàn toàn.
Bồ-đề vốn Tự tánh,
Khởi tâm tức là vọng,
Tâm tịnh ở trong vọng,
Chỉ chánh không ba chướng.
Người đời nếu tu hành,
Tất cả trọn chẳng ngại,
Thường tự thấy lỗi mình,
Cùng đạo tức tương đương.
Sắc loại tự có đạo,
Đều chẳng chướng ngại nhau,
Lìa đạo riêng tìm đạo,
Trọn đời không thấy đạo.
Lăng xăng qua một đời,
Kết cuộc tự sanh não,
Muốn thấy đạo chân thật,
Hạnh chánh tức là đạo.
Nếu không có tâm đạo,
Hạnh tối không thấy đạo,
Người chân chánh tu hành,
Không thấy lỗi thế gian.
Nếu thấy lỗi người khác,
Lỗi mình đã đến bên,
Người quấy ta chẳng quấy,
Ta quấy tự có lỗi.
Chỉ dẹp lỗi nơi tâm,
Phá trừ các phiền não,
Yêu ghét chẳng bận lòng,
Duỗi thẳng hai chân ngủ.
Muốn nghĩ giáo hóa người,
Tự phải có phương tiện,
Chớ khiến người nghi ngờ,
Tức là Tự tánh hiện.
Phật pháp nơi thế gian,
Không lìa thế gian giác,
Lìa thế tìm Bồ-đề,
Giống như tìm sừng thỏ.
Chánh kiến gọi xuất thế,
Tà kiến là thế gian,
Tà chánh đều dẹp sạch,
Tánh Bồ-đề hiện rõ.
Tụng này là đốn giáo,
Cũng gọi thuyền đại pháp,
Mê nghe trải nhiều kiếp,
Ngộ trong khoảng sát-na.
(Thuyết thông cập tâmthông,
Như nhật xử hư không,
Duy truyền kiến tánh pháp,
Xuất thế phá tà tông.
Pháp tức vô đốn tiệm,
Mê ngộ hữu trì tật,
Chỉ thử kiến tánh môn,
Ngu nhân bất khả tất.
Thuyết tức tuy vạn ban,
Hợp lý hoàn qui nhất,
Phiền não ám trạch trung,
Thường tu sanh tuệ nhật.
Tà lai phiền não chí,
Chánh lai phiền não trừ,
Tà chánh câu bất dụng,
Thanh tịnh chí vô dư.
Bồ-đề bản Tự tánh,
Khởi tâm tức thị vọng,
Tịnh tâm tại vọng trung,
Đãn chánh vô tam chướng.
Thế nhân nhược tu đạo,
Nhất thiết tận bất phòng,
Thường tự kiến kỷ quá,
Dữ đạo tức tương đương.
Sắc loại tự hữu đạo,
Các bất tương phòng não,
Ly đạo biệt mích đạo,
Chung thân bất kiến đạo.
Ba ba độ nhất sanh,
Đáo đầu hoàn tự áo,
Dục đắc kiến chân đạo,
Hạnh chánh tức thị đạo.
Tự nhược vô đạo tâm,
Ám hạnh bất kiến đạo,
Nhược chân tu đạo nhân,
Bất kiến thế gian quá.
Nhược kiến tha nhân phi,
Tự phi khước thị tả,
Tha phi ngã bất phi,
Ngã phi tự hữu quá.
Đãn tự khước phi tâm,
Đả trừ phiền não phá,
Tắng ái bất quan tâm,
Trường thân lưỡng cước ngọa.
Dục nghĩ hóa tha nhân,
Tự tu hữu phương tiện,
Vật linh bỉ hữu nghi,
Tức thị Tự tánh hiện.
Phật pháp tại thế gian,
Bất ly thế gian giác,
Ly thế mích Bồ-đề,
Kháp như cầu thố giác.
Chánh kiến danh xuất thế,
Tà kiến thị thế gian,
Tà chánh tận đả khước,
Bồ-đề tánh uyển nhiên.
Thử tụng thị đốn giáo,
Diệc danh đại pháp thuyền,
Mê văn kinh lụy kiếp,
Ngộ tắc sát-na gian.)
Tổ lại bảo: “Nay ở chùaĐại Phạm nói pháp đốn giáo này, khắp nguyện cả pháp giới chúng sanh ngay lờinói này đều được thấy tánh thành Phật.” Khi ấy Vi sử quân cùng quan liêu đạotục nghe Tổ nói, không ai mà chẳng tỉnh ngộ, đồng thời làm lễ đều tán thán:“Lành thay! Đâu ngờ ở Lãnh Nam có Phật ra đời!”
GIẢNG 1
Trong bộ Pháp Bảo Đàn, phẩmBát-nhã là phẩm rất quan trọng, tất cả chúng ta học, nếu thâm nhập được phẩmnày, mới thấy rõ chủ trương, đường lối tu của Lục Tổ, nên ở đây quí vị nghehiểu cho kỹ. Tại sao chúng tôi dám nói như thế? Vì Lục Tổ ngộ từ kinh Kim Cang,mà kinh Kim Cang tức là Bát-nhã; cái chủ yếu mà Ngài ngộ được, Ngài diễn đạtlại cho chúng ta biết khiến chúng ta thấy được tầm quan trọng của nó thì sự tuhành mới khỏi lầm lẫn.
Ngày khác, Vi sử quânthưa thỉnh, Tổ đăng tòa bảo đại chúng: “Tất cả nên tịnh tâm niệm Ma-ha Bát-nhãBa-la-mật-đa.” Lại bảo:
Này Thiện tri thức, tríBát-nhã Bồ-đề, người đời vốn tự có, chỉ nhân vì tâm mê không thể tự ngộ, phảinhờ đến Đại thiện tri thức chỉ đường mới thấy được tánh. Phải biết người ngu,người trí Phật tánh vốn không có khác, chỉ duyên mê ngộ không đồng nên có ngucó trí.
Mở đầu Lục Tổ chỉ chochúng ta thấy rõ rằng, tất cả chúng ta ai cũng sẵn có Đại trí tuệ Bát-nhã. Sởdĩ người quên nó, mê tức là quên, do tâm quên không nhận được nên gọi đó là ngu;trái lại người tỉnh giác được Trí tuệ Bát-nhã thì gọi là trí. Vì tất cả chúngta mê nên phải nhờ Thiện tri thức chỉ dạy, nếu chúng ta nhân lời chỉ dạy củaThiện tri thức, nhận ra được Bản tánh mình tức là từ ngu chuyển thành trí haylà từ mê đổi thành ngộ. Như vậy mê hay ngộ chỉ là do chúng ta biết sống với tríBát-nhã hay là bỏ quên nó thôi, chớ không phải có người ngộ khác với người mê.Vì ai cũng sẵn có, nhưng người biết sống trở lại thì gọi là ngộ, người quên đithì gọi là mê, mê ngộ không đồng, lỗi tại quên và nhớ, chớ không có gì lạ cả.Như vậy từ Trí tuệ Bát-nhã, chúng ta suy ra đến Phật cũng thế. Do chúng ta mêTánh giác nên gọi là chúng sanh, đức Phật ngộ được Tánh giác nên gọi là Phật,thế nên làm chúng sanh hay làm Phật chẳng qua tại mê với ngộ thôi. Cũng thế,chúng ta thành trí, thành ngu cũng do nhớ, biết trở về với tánh Bát-nhã haykhông biết đó thôi. Vì thế người học đạo không cần tìm những gì xa xôi, chỉ cầnphải khai thác chỗ sâu thẳm nơi mình sẵn có, khai thác được đó là giác, bỏ quêntức là mê, chớ đừng tìm cái gì ở bên ngoài. Đó là điểm chủ yếu Lục Tổ nêu lên,Ngài muốn chúng ta mỗi người nhận ra chớ đừng lầm lẫn tìm kiếm ở đâu khác. Tiếpđến Tổ dạy:
Nay tôi vì nói pháp Ma-haBát-nhã Ba-la-mật, khiến cho các ông, mỗi người được trí tuệ, nên chí tâm lắngnghe, tôi vì các ông mà nói.
Này Thiện tri thức, ngườiđời trọn ngày miệng tụng Bát-nhã nhưng không biết Tự tánh Bát-nhã ví như nói ănmà không no, miệng chỉ nói Không, muôn kiếp chẳng được thấy tánh, trọn không cóích.
Trước hết Ngài chỉ sự lầmlẫn của chúng ta. Ngài bảo có người trọn ngày cứ tụng Bát-nhã mà không biết Tự tánhBát-nhã. Tự tánh Bát-nhã tức là tánh Bát-nhã sẵn nơi mình. Hầu hết Phật tửchúng ta ít có người không thuộc kinh Bát-nhã. Ai cũng nói ngày nào tôi cũngtụng đôi ba biến Bát-nhã, nhưng nếu có ai hỏi Tự tánh Bát-nhã là gì thì đềukhông biết! Như vậy là miệng chỉ tụng mà tâm không thấy, không đạt được, thếnên Ngài mới nói: Ví như người nói ăn mà không no, nói tôi ăn bánh bao, tôi ănbánh mì v.v... cả trăm thứ bánh nhưng rốt cuộc bụng vẫn đói meo! Nói ăn chưa phảilà ăn, ăn phải thực sự ăn, chỉ nói suông chưa đủ. Cũng thế, nếu chúng ta tu màchỉ một bề đọc tụng, đó chỉ có giá trị bên ngoài, chớ chưa có giá trị thật ởtrong, giá trị thật ở trong là giá trị chúng ta nhận được. Đức Phật vì chúng tachỉ cái chúng ta đã bỏ quên, nhân lời chỉ đó chúng ta nhận ra nó, đó là chúngta biết tụng kinh để thấy tánh; trái lại chúng ta chỉ một bề đọc tụng cho hay,nhưng không nhận ra Phật muốn chỉ cái gì cho mình, ví như người nói ăn mà bụngkhông no, thế nên Tổ mới bảo: “miệng chỉ nói không, muôn kiếp chẳng thấy tánh”,như vậy trọn không có lợi ích. Người trí khác hơn người mê ở điểm: Lục Tổ nghengười tụng một câu, chỉ mới nghe thôi mà đã thấy, còn chúng ta hiện nay đíchthân tụng mà vẫn không thấy gì cả. Đó là điểm khác nhau. Như vậy chúng ta phảicố gắng lắng nghe lời dạy của Tổ, để biết tinh thần Tự tánh Bát-nhã ra sao, đólà cái chủ yếu mà Ngài cố dạy chúng ta trong phẩm này.
Này Thiện tri thức, Ma-haBát-nhã Ba-la-mật là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Đại Trí Tuệ Đến Bờ Kia, nóphải là hành nơi tâm, không phải tụng ở miệng.
Đại Trí Tuệ Đến Bờ Kiahay có chỗ cũng dịch là Trí tuệ cứu kính viên mãn, trí tuệ đó phải nơi tâm mìnhphát ra, phải ngộ lấy, chớ không phải tụng suông ngoài miệng, nếu cứ cho tụngsuông là đủ, là chúng ta không hiểu được trí tuệ này, vì trí tuệ này là trí tuệcủa mình nên cần phải hành ở tâm chớ không phải tụng ở miệng.
Miệng tụng mà tâm chẳnghành như huyễn như hóa, như sương, như điện. Miệng niệm tâm hành ắt tâm vàmiệng hợp nhau, Bản tánh là Phật, lìa tánh không riêng có Phật.
Câu này nhiều người dễ hiểulầm. Lục Tổ dạy: “miệng tụng mà tâm chẳng hành như huyễn, như hóa, như sương,như điện v.v...” ý Ngài như thế nào? Có phải tụng kinh Bát-nhã thấy các phápnhư mộng, như huyễn, như sương v.v... phải không? Hay là nghĩa như thế nào?Đoạn này ý Ngài bảo: Chúng ta chỉ tụng suông ở miệng thì việc đó chợt qua rồimất cũng như huyễn, như hóa, như sương, như điện chớp chớ không có thật. Nếuchỉ tụng suông, khi tụng thì còn nói Bát-nhã, dừng tụng thì Bát-nhã mất, cũngnhư sương mù, điện chớp, chợt thấy rồi mất, không có thật. Thế nên chủ yếu Ngàikhuyên chúng ta miệng tụng tâm phải hành, như thế tâm miệng tương ưng, tâm vàmiệng hợp nhau tự nhiên chúng ta sẽ thấy được Phật tánh, chính Bản tánh ấy làPhật, lìa Bản tánh ra không còn có Phật nào khác.
Sao gọi là Ma-ha? Ma-halà lớn, tâm lượng rộng lớn ví như hư không, không có bờ mé, cũng không có vuôngtròn lớn nhỏ, cũng không phải xanh vàng đỏ trắng, cũng không có trên dưới dàingắn, cũng không sân không hỉ, không phải không quấy, không thiện không ác,không có đầu đuôi, cõi nước chư Phật trọn đồng với hư không; diệu tánh củangười đời vốn không, không có một pháp có thể được, Tự tánh chân không cũng lạinhư thế.
Tôi giảng rõ lại một lầnnữa, chữ Ma-ha nghĩa là lớn, vì tâm lượng của chúng ta rộng lớn như hư không, tâmlượng đó gọi là tâm lượng Bát-nhã, rộng lớn không có bờ mé, không có các tướngvuông tròn dài ngắn xanh vàng... cho đến không có những tâm niệm phải quấy, tốtxấu v.v… Tâm thể đó bao trùm tất cả cõi nước của chư Phật, giống như hư không;diệu tánh của người đời cũng vậy, vốn không một pháp có thể được, bởi không mộtpháp có thể được nên gọi là Tự tánh chân không. Như vậy quí vị hiểu chữ ChânKhông tôi đặt cho Tu viện chưa? Chân không tức là cái thể thênh thang củaBát-nhã. Bát-nhã là trí tuệ, trí tuệ thênh thang không có bờ mé, không có giớihạn, không có một vật ở trong, chỉ là cái trí tuệ rộng thênh thang, trí tuệ đógọi là Chân không. Đó là chỗ mà Lục Tổ bảo là “Bản lai vô nhất vật” và do đó màNgài được vào cửa Thiền.
Bản lai vô nhất vật làtinh thần của Chân không, không có một vật, vì thể đó thênh thang. Ví dụ như trongnhà thiền này, hiện chúng ta gồm cả trăm người tụ họp nơi đây, khi mãn giờgiảng rồi nhà thiền này như thế nào? Cả trăm người tụ hội thì có tiếng ồn, khitất cả ra khỏi nhà giảng thì nhà giảng trống không. Trống không là không cóngười chớ không phải là không có nhà thiền, nhà thiền vẫn có, nhưng không cóngười, không có tiếng động lao xao nên nói nhà thiền trống. Cũng thế, hiện tâmchúng ta chứa đủ tham sân si nên thương buồn giận ghét v.v... luôn đầy ứ trongđó, do đó chưa bao giờ chúng ta thấy được cái thể rỗng lặng sáng suốt. Sở dĩchúng ta tu là để loại những niệm tham sân si ra, khi chúng bị loại ra hết thìchỉ còn một cái trí sáng ngời, đó gọi là Chân không; cái không chân thật, khôngcòn những niệm sanh diệt chứa trong đó. Vậy quí vị thử kiểm lại tâm mình xemsao, nó là Chân không hay nó quá đầy đến độ muốn tràn ra nữa? Vì thế cả ngàychúng ta cứ mê muội theo những tướng sanh diệt, nó dẫn chúng ta chạy ngược chạyxuôi rồi buồn, thương, giận, ghét v.v... do đó mặt mày luôn thay đổi, không bìnhtĩnh, điềm đạm. Nay nếu tâm chúng ta loại hết những niệm đó thì khi ấy tự nhiênlà một Tâm thể rỗng rang, và Tâm thể rỗng rang này gọi là Trí tuệ Bát-nhã, cóchỗ khác gọi là Chân tánh hay Tự tánh. Quí vị thấy đâu có gì lạ, chính cái đósẵn nơi mình, chỉ vì chúng ta không thấy được kho chứa mà chỉ thấy những hạtgiống chứa trong kho, những hạt giống đó ra vào lăng xăng rồi chúng ta chạytheo chúng mãi, nên quên mất cái kho sáng suốt rỗng rang của chính mình. Khinào tất cả quí vị không còn một niệm dấy lên, tôi xin hỏi quí vị lúc đó có tri,có giác hay không? Tai có nghe, mắt có thấy hay không? Tướng mạo của cái haythấy hay nghe đó như thế nào? Quí vị thử diễn tả xem! Khi tất cả vọng tưởnglặng hết chỉ còn cái thấy cái nghe, nghĩa là cảm giác biết tất cả, nhưng khôngcó một niệm nào, khi đó quí vị diễn tả thử xem cái thấy nghe đó tướng mạo rasao. Nếu có tướng mạo thì có giới hạn, không tướng mạo tức là vô hạn. Nói Đạilà như thế, nó không có giới hạn, nó bao trùm tất cả, nhưng hiện nay nó bịkhuôn, bị cuộc trong tứ đại này thành bị giới hạn; nếu một ngày nào chúng tasống được với Thể tánh đó, rời khỏi thân này thì nó trùm cả tam giới. Đây giảinghĩa chữ Đạilà như thế.
Rộng lớn thênh thang làkhi nào không còn một niệm duyên theo cảnh, chỉ có cái hằng thấy hằng nghe, haynói gọn hơn là chỉ một Tánh giác, đó mới là thênh thang, mới là rộng lớn. Còntất cả những niệm tưởng, dù là niệm tưởng hư không cũng có giới hạn. Chữ Đạilà thoát ra ngoài tất cả những tướng trạng đối đãi, không còn đối đãi nữa thìtướng mạo của Tâm thể này hay của Trí tuệ Bát-nhã là như thế. Nói thênh thanglà để chúng ta thấy rõ nơi chúng ta có một cái rộng lớn thênh thang hằng trihằng giác, mà chúng ta bỏ quên, rồi bám vào những tướng buồn vui, giận ghét,theo hình sắc, theo âm thanh cho đó là mình, nên chúng ta bị quyện ở trong ấy,như những cọng cỏ bị cuốn trong bánh xe đang quay vùn vụt không gỡ ra được, cứnhư thế mà trôi lăn trong sanh tử, lên xuống không có ngày cùng. Nay chúng tabiết gỡ ra, không kẹt vào đó nữa, tự nhiên tâm hồn mình thênh thang. Đó là chỗmà chư Phật, chư Tổ cố tình muốn chỉ cho chúng ta. Sống được với cái đó rồi,mới thấy nó là cái chân thật. Vì thế quí vị mới thấy rõ chủ trương của đạo Phậtdạy chúng ta tu là phải định.
Định là gì? Tức là dừngcác vọng tưởng lăng xăng, vui buồn giận ghét lao xao. Dừng được chúng rồi mới thấyTâm thể thênh thang, mới đi đến chỗ giác ngộ. Tất cả phương pháp, không phươngpháp nào ngoài định; định là định những vọng tưởng lăng xăng, mà lâu nay chúngta cứ chấp nhận là mình, nên nó mới dẫn chúng ta chạy vùn vụt không phút nàongừng, cả đến giờ nghỉ cũng không nghỉ, chạy riết đến nóng đầu, đó là tại chúngta đã lầm nhận nó là mình! Như thế bao nhiêu phương pháp của Phật, Tổ dạy cốtđể chúng ta dừng được vọng tưởng, dừng được rồi mới thấy Tâm thể thênh thangcủa chính mình, Tâm thể thênh thang đó gọi là Ma-ha Bát-nhã. Như thế hàng ngàyquí vị tụng ba biến, bảy biến Bát-nhã mà những chữ đầu có vẻ chưa thấm. Nếuchúng ta thấm các chữ đó rồi thì tụng Bát-nhã là để chúng ta sống, chớ khôngphải tụng suông. Đa số người hiện nay cứ tụng suông, tụng rồi tính biến để cộngsổ, kể công với Phật, mà không hiểu điểm quan trọng chính là phải sống trở lạitrí tuệ của mình. Chúng ta chỉ nhớ lời Phật dạy mà không biết trở lại cái Thểchân thật của chính mình nên mới lầm lẫn. Nhân giảng Bát-nhã tôi mới nói cho quívị biết ý nghĩa chữ Chân Không tên của Tu viện chúng tôi. Chính chỗ mà đức LụcTổ chỉ, chỗ không có một vật, vốn không một pháp có thể được, chỗ đó mới gọi làTự tánh chân không, tức là tánh của chính mình, thật là rỗng rang không còn mộtcái gì trong đó.
Này Thiện tri thức, chớnghe tôi nói Không liền chấp không, thứ nhất là không nên chấp không, nếu đểtâm không ngồi tĩnh tọa, đó tức là chấp vô ký không.
Ngài dạy đừng có ngheNgài nói không rồi chấp không, như chấp Chân không là không có gì cả, nếu chothật không có gì cả là lầm. Không có tất cả những vọng tưởng lăng xăng, chớ cáirỗng rang chân thật đâu phải không, cũng như tôi đã thí dụ không có người laoxao trong nhà thiền, chớ không phải cái nhà là không. Nhiều khi chúng ta hiểulầm nghe nói không là bám vào không, nói là không ngơ rồi nghĩ tu đến chỗ khôngngơ đó làm chi. Thế nên chấp không là một bệnh, Lục Tổ mới bảo: “Thứ nhất làkhông nên chấp không, nếu để tâm không ngồi tĩnh tọa đó là chấp vô ký không.”Có người vì nghe nói giữ tâm mình cho đừng xao xuyến, đừng loạn động, cho nókhông ngơ mới đúng, nên khi ngồi để tâm không ngơ, nghĩa là không cho nó có gìhết, như vậy đúng không? Đó là vô ký không, cái không mà không biết gì cả. Tráilại người biết tu, khi không có vọng niệm thì cái Thể tri giác tràn đầy. Cũngnhư nghe tôi nói trong nhà thiền không có người, quí vị biết đây là nhà thiềntrống. Nhà thiền trống chớ không phải không có nhà thiền. Tôi nói trong nhàthiền không có người thì đừng chấp là không có nhà thiền, không là không người,chớ không phải là không có nhà thiền. Cũng thế không có những tâm loạn tưởng,chớ không phải không có trí Bát-nhã thênh thang. Hiểu như vậy thì khi chúng ta lặnghết những vọng tưởng tức trí Bát-nhã thênh thang hiện tiền, hằng nghe, hằngthấy, như thế làm sao nói là không. Thế mà có nhiều người đọc kinh Pháp Bảo Đànđến đoạn này thì sợ, nói rằng: Thầy dạy con buông xả, đừng để tâm theo vọngtưởng, mãi rồi nó im lìm, nó không ngơ thì lúc đó lạc vào chỗ chấp vô ký khôngcủa Lục Tổ nói rồi! Đó là đa số người đã lầm lẫn. Thật ra chúng ta nói không vàngười không biết mà nói không, hai bên khác nhau. Người không biết khi nóikhông là để không ngơ luôn không biết chi cả; còn chúng ta nói không vọngtưởng, khi vọng tưởng lặng cái tri giác hay cái hằng tri hằng giác đó hằng nghehằng thấy. Tôi thường chỉ quí vị tuy không có vọng tưởng, nhưng mắt vẫn thấy,tai vẫn nghe, tất cả giác quan đều có biết thì làm sao nói không được. Không làkhông vọng tưởng chớ cái hằng giác đó đâu có không, như thế đâu có rơi vào “vôký không” như Lục Tổ nói. Hiểu thật rõ, quí vị mới không bị lầm. Thế nên người tuchỉ nhích một tí là sai, khéo một chút là đúng.
Tôi thường nhắc quí vị lờidạy của ngài Huyền Giác: “tỉnh tỉnh lặng lặng phải” và “lặng lặng tỉnh tỉnh phải”,lặng lặng là không nhưng hằng tỉnh tỉnh, chớ không phải là không ngơ. Trái lại“tỉnh tỉnh loạn tưởng sai” và “lặng lặng hôn trầm sai”. Thế nên chúng ta phảithấy rõ lặng trong cái tỉnh, tỉnh trong cái lặng thì phải. Nếu tỉnh mà loạn thìsai, khi ngồi tỉnh táo mà nghĩ đủ chuyện thì đó là bệnh. Nếu lặng lặng mà vẫntỉnh vẫn sáng thì đúng, nếu lặng lặng mà hôn trầm, gật lên gật xuống là sai.Quí vị nhớ đó là một công thức rõ ràng trong khi tu để biết thế nào là đúng,thế nào là sai. Có nhiều người ngồi gật lên gật xuống, nói: “hôm nay tôi ngồikhông có chút vọng tưởng nào”, ngồi ngủ thì làm sao có vọng tưởng. Có ngườinói: “tôi ngồi tỉnh táo” mà thật là nghĩ nhớ đủ chuyện, như thế cả hai đều sai.Phải tỉnh mà lặng, lặng mà tỉnh mới đúng, chớ lặng mà thiếu tỉnh, tỉnh mà thiếulặng đều là sai. Quí vị phải nhớ lặng là không, tỉnh là hằng giác, như thế luônluôn cạnh cái không có cái giác chớ không phải là không ngơ, nên không lạc vào vôký không. Những người không biết, ngồi để tâm không ngơ, đâu biết thế nàolà tỉnh, thế nào là lặng nên rơi vào vô ký không, đó là do không biếtđược cái tỉnh trong cái không; trái lại chúng ta không mà tỉnh, chớ không phảichỉ có lặng, đó là yếu điểm của sự tu.
Này Thiện tri thức, thếgiới hư không hay bao hàm vạn vật sắc tượng, mặt trời, mặt trăng, sao, núi,sông, đất liền, suối khe, cỏ cây rừng rậm, người lành người dữ, pháp lành phápdữ, thiên đường địa ngục, tất cả biển lớn, các núi Tu-di, thảy ở trong hưkhông. Tánh không của người đời cũng lại như thế.
Trong đoạn này, Ngài dùnghư không để ví dụ cho Tánh không của chúng ta, hư không bao trùm tất cả thế giới,người vật v.v... đều nằm trong hư không. Có thế giới nào không nằm trong hưkhông? Có vật nào không nằm trong hư không? Như vậy hư không bao trùm muôntượng, muôn tượng đều nằm trong hư không. Lục Tổ bảo tâm tánh chúng ta khi rỗnglặng cũng như thế, rộng như hư không nên nói tâm như hư không. Nhưhưkhông chớ không phải làhư không, nhớ như thế. Hư không vô tri còn chúngta hằng giác, nhưlà như cái thể rỗng rang rộng lớn đó, nhưng một bên vôtri, một bên hằng giác nên khác nhau. Nhiều người không hiểu nghe nói tâm nhưhư không, họ tưởng tu rồi tâm thành hư không, đó là sự lầm lẫn của một số họcgiả, họ cho Niết-bàn là chỗ không ngơ. Đã không ngơ thì tu làm chi? Thế nênphải biết rõ tất cả sự tu hành chủ yếu là đến chỗ rỗng lặng đó, nó có diệu dụnggì chúng ta mới muốn đến đó, chớ thành không ngơ thì đến làm chi?
Này Thiện tri thức, Tựtánh hay bao hàm muôn pháp ấy là Đại. Muôn pháp ở trong Tự tánh của mọi người,nếu thấy tất cả người ác cùng với lành, trọn đều không chấp không bỏ, cũngkhông nhiễm trước, tâm cũng như hư không, gọi đó là Đại, nên nói là Ma-ha.
Đoạn trước Ngài diễn tảthể đại của tâm, của Bát-nhã, đoạn này Ngài chỉ chúng ta cách được thể đại đó,tức là Ngài dạy chúng ta tu. Trước hết Ngài bảo Tự tánh của chúng ta bao hàmmuôn pháp, nó trùm tất cả. Tất cả muôn pháp đều ở trong Tự tánh; muốn được tánhrỗng rang đó chúng ta phải làm sao. Phải thấy tất cả người ác, người lành đềukhông thủ, không xả, cũng không nhiễm trước, tâm như hư không, đó là Đại. Nhưthế là được cái tánh rỗng rang đó. Chúng ta được như thế không? Thấy người ácthì giận, thấy người hiền thì thương, bình thường mọi người đều như vậy. Thấytốt thì thích, thấy xấu thì chê, vì thế mới có nhiễm, có trước, nên tâm mìnhluôn luôn cóchớ không thể không. Trái lại, nếu thấy tất cả việc đómà không dính, không nhiễm, tâm rỗng rang như hư không là được tánh như hưkhông. Dễ hay khó? Quí vị chỉ cần thấy được tất cả mà tâm vẫn như hư không thìtâm đó rỗng rang, còn nếu thấy mà có thêm điều gì như yêu ghét v.v... thì nóhết rỗng rang, tức là nó cuốn theo hình ảnh mình thấy. Đó là Tổ dạy chúng ta tumột cách hết sức đơn giản, như vậy lúc nào chúng ta cũng tu được, đi đâu, đốitiếp ai... nếu muốn được tâm thênh thang thì phải như thế. Nếu kẹt vào bất cứmột cái nào là mất thênh thang, đó là chỗ ứng dụng tu rất rõ ràng. Nhiều khiđọc qua chúng ta không thấy Tổ dạy tu, nhưng khi nghiên cứu kỹ mới thấy Ngàidạy rất rõ. Vậy muốn được cái tánh rỗng rang đó thì, khi thấy tất cả ngườithiện ác, tốt xấu v.v... chúng ta đừng thủ, đừng xả, không nhiễm trước thì lúcđó tâm mình đồng với hư không, thể tâm đồng với hư không, thể đó là thể đại nêngọi là Ma-ha. Thể đại của tâm mình, thể đại của Bát-nhã thênh thang như hưkhông, nó không tướng mạo, nó trùm hết muôn pháp. Muốn được cái thể đó thì phảitu thế nào? Đối với tất cả việc tốt xấu, phải quấy của người, chúng ta đừng nhiễm,đừng dính mắc. Như thế là Đại, là Ma-ha. Mỗi khi tụng Ma-ha Bát-nhã thì quí vịphải nhớ như vậy, chớ không phải cứ đọc suông là đủ.
Này Thiện tri thức, ngườimê miệng nói, người trí tâm hành.
Người mê chỉ nói suôngngoài miệng, còn người trí hành ở trong tâm. Người mê đi đâu cũng nói Bát-nhã, cũngtụng làu làu Bát-nhã ở ngoài miệng, còn người trí không nói một câu Bát-nhã nàonhưng gặp duyên, gặp cảnh thì không chạy theo, như thế trong hai người, ngườinào tu thật? Một người gặp việc gì cũng nói đó là không, là hư dối, không thật,chỉ nói suông thôi, nhưng tâm vẫn duyên theo; còn một người hằng thấy, hằngbiết, tâm không duyên với cảnh thì đó gọi là hành trong tâm. Thế nên tụng ởngoài miệng với hành trong tâm là hai việc khác nhau. Hiện nay, đa số người tuchúng ta thích tụng ngoài miệng hơn hành trong tâm. Kinh nào cũng thuộc làu...rồi lấy đó làm sự nghiệp! Tụng cho mình, tụng luôn cả cho người, độ người cũngbằng tụng, như vậy cho là tu Bát-nhã! Vì thế chúng ta phải hiểu rõ chân tinhthần của đạo Phật là phải tỉnh giác, tỉnh giác cái chân thật của chính mình.Nghe kinh để biết điều đúng sai, tà chánh, bỏ những cái sai, cái tà, trở về cáichánh, cái đúng, như thế mới là học đạo, chớ không phải chúng ta học thuộc lòngđể nói nhiều, tụng nhiều, căn bản là chúng ta phải hành ở trong tâm, thế mới gọilà người trí biết tu.
Lại có người mê, để tâmrỗng không ngồi tĩnh tọa, trăm việc không cho nghĩ tự gọi là đại, một bọn ngườinày không nên cùng họ nói chuyện vì là tà kiến.
Tổ quở nặng những ngườinói để tâm rỗng không, không cho nghĩ gì cả, đó gọi là đại, bọn ngườinày không nên cùng họ nói chuyện, vì sao? Vì họ rơi vào tà kiến. Tâm không ngơlà vô ký không. Vì những người này không biết vọng lặng thì chân hiện, họ chỉbiết cái vọng thôi mà không biết cái chân, như vậy là tà, tức là nhìn lệch; chỉđể tâm không ngơ tức nhiên rơi vào không, mà rơi vào không, không phải tà kiếnlà gì? Chúng ta ngồi thiền trăm vật có nghĩ không? Có niệm gì không? Có hai lốiniệm: cái niệm dấy lên từng câu, từng lời là cái niệm động, còn cái niệm hằngnhớ Tánh giác của mình, biết mình có Tánh giác, hằng sống với cái tỉnh giác đó thìniệm đó là niệm tỉnh, nên gọi là niệm Chân như. Niệm là nhớ, hằng nhớ Tánh giác,không chạy theo vọng tưởng, như vậy đâu phải chúng ta không nghĩ. Tổ Qui Sơn cónói “tư lương phi tư lương xứ”, nghĩa là suy nghĩ chỗ không suy nghĩ, tức làhằng nhớ chỗ không suy nghĩ, chớ không phải là không ngơ. Như vậy mới hằnggiác, chính đó gọi là “nhất niệm vạn niên”, là một niệm muôn năm. Bởi vì nhớ làtỉnh, quên thì mê, quí vị ngồi một lúc mà quên không biết mình làm gì thì khiđó muốn gục, hoặc bị dẫn đi chỗ khác. Thế nên mình hằng tỉnh hằng giác, hằngnhớ mình đang sống bằng Tánh giác, chớ không phải là không nhớ, không nghĩ. Cònngười nói ngồi không nghĩ gì hết thì họ rơi vào không ngơ, như vậy khôngphải tà kiến là gì? Thế nên đoạn này không giản trạch khéo một chút, thì ngườiđọc kinh Pháp Bảo Đàn dễ lầm. Quí vị thấy nói để tâm trống không là đúng thì bịTổ quở nặng, đám người đó không nên nói chuyện với họ, vì đó là tà kiến. Chúngta không nghĩ tới một vật gì ở ngoài, nhưng hằng nhớ Chân như hằng nhớ Tánhgiác, hằng nhớ nên mới tỉnh, chớ còn quên thì mê rồi. Hằng nhớ Tánh giác, nhớmà không tìm, tỉnh giác mà không tìm nó, tìm nó là sai, chỗ này thật khó nói,nhưng phải hiểu thật rõ mới không lầm. Nếu chúng ta cứ đè, không cho nó nghĩ gìcả, mà nói là Đại, nên bị Tổ quở là tà kiến.
Này Thiện tri thức, tâmlượng rộng lớn khắp giáp cả pháp giới, dụng tức rõ ràng, phân minh ứng dụngliền biết tất cả, tất cả tức một, một tức tất cả, đi lại tự do, Tâm thể khôngbị ngăn ngại tức là Bát-nhã.
Ngài chỉ cho chúng ta thấytâm lượng rộng thênh thang đó nếu dụng tức liễu liễu thường tri, nếu dùng thì hằngtri hằng giác chớ không phải không ngơ, rõ ràng ứng dụng chớ không phải làkhông biết, nghe vẫn hằng nghe, thấy vẫn hằng thấy, đó gọi là liễu liễu thườngtri. Biết tất cả, tất cả tức một, một tức tất cả, Tâm thể đó thênh thangnên bao trùm tất cả. Như tôi nói tất cả núi sông, cây cối, muôn vật đều nằmtrong hư không. Đứng về tất cả cây cối núi rừng v.v... thì rất là nhiều, nhưngđứng về hư không thì không nhiều. Hư không chỉ có một mà trùm tất cả muôn vật,nên một là tất cả; tất cả cây cối núi rừng đều không ngoài hư không, nên tất cảlà một. Cũng như vậy, muôn pháp không rời Tự tánh, thì đó là tất cả là một,Tự tánh tức là tâm tánh mình, tất cả không rời tâm tánh mình nên nói tất cả làmột. Tâm tánh mình bao trùm tất cả, nên nói một là tất cả. Chúng ta nóihư không bao trùm vạn tượng, điều đó ai cũng hiểu, nhưng nói tâm mình bao trùm muônvật thì ai hiểu nổi? Nói bao trùm, đừng hiểu nó bao trùm tất cả những hiện tượng.Muôn vật có tên là từ đâu mà ra? Muôn vật thành vật này vật vật kia... thànhmuôn vật là do tâm, như vậy tâm không trùm muôn vật là gì? Nếu không có tâm thìmuôn vật có tên muôn vật hay không? Nếu không có tâm thì đâu gọi đây là bàn,đây là ly, đây là đồng hồ v.v... Không có tất cả tên đó, thì muôn vật khôngthành muôn vật. Tâm trùm muôn vật, muôn vật từ tâm mà ra, điều đó rất là rõràng. Tỉ dụ nơi đây chúng ta có cả trăm người, mỗi người có mỗi tên khác nhau,nên nói cả trăm người khác nhau. Tên khác nhau là từ đâu có? Rõ ràng là từ tâmdấy niệm của cha mẹ hoặc Thầy Tổ ban cho mình một cái danh thành mỗi người khácbiệt nhau. Như vậy sự khác biệt đó là do tâm khởi, nếu tâm không khởi thì chắcgặp nhau chúng ta không biết chào gọi nhau bằng gì. Như vậy muôn pháp có là từ tâm.Đa số người không hiểu cứ nghĩ muôn pháp có là từ tâm mình biến ra, biến cáinày nó nhảy ra cái này, biến cái kia nó nhảy ra cái kia, nhưng không ngờ chính vìtâm mới có tên muôn pháp. Nếu không tâm thì đâu có tên muôn pháp. Muôn phápkhông có tên thì đâu thành muôn pháp. Thế nên nói tâm trùm muôn pháp là vậy. Đãtrùm muôn pháp thì tâm đó rộng lớn, khắp giáp, nó hằng liễu tri nên khi ứngdụng thì biết tất cả, bởi vì nó an danh tất cả mà không biết tất cả sao được?Tất cả tên là một tâm đặt, nói một tâm, quí vị đừng hiểu là một người, tâm tôi,tâm quí vị cũng là tâm thôi, chúng ta an danh cho mọi sự vật là tâm của chúngta, mà tâm thì đâu có hai. Muôn vật từ tâm mà có tên nên nói tất cả là một; từtâm đó mà có tên muôn vật nên một là tất cả. Như vậy nhìn hai mặt: một làtất cảlà từ tâm mà đặt muôn tên khác nhau; tất cả là mộtvì tất cảđều gốc từ tâm mà có.
Lại tới lui được tự do,không có gì ngăn trở, đó là Bát-nhã. Như vậy Bát-nhã là thênh thang nhưng hằngtri hằng giác, chớ không phải thênh thang như hư không rỗng, không biết gì cả.Cái thể đó, nếu tế nhị một chút là thấy rõ, nhất là khi ngồi thiền, có nhữngphút giây không có một niệm gì, xem như tâm mình trống rỗng, nhưng khi ấy mắtvẫn thấy, tai vẫn nghe, mình vẫn biết, như vậy là hằng tri, hằng giác mà trốngrỗng, không phải Bát-nhã là gì? Ai không có cái đó? Chính sống được với cái đólà trở về tâm Phật của mình. Trái lại, nếu không sống với cái đó mà sống với nhữngbuồn thương giận ghét là trở về tâm chúng sanh, tâm tạo nghiệp. Như vậy ai sốngvới những buồn thương giận ghét hằng ngày, đó là người sống với tâm chúng sanh,còn ai biết buông xả, sống với tâm rỗng rang hằng tri hằng giác không một niệmthương ghét chen lẫn vào, đó là sống với tâm Phật. Thật là rất gần! Nơi mình cósẵn một kho báu mà không biết dùng. Nếu người có kho báu nhưng không biết dùng,lại than nghèo than khổ thì có đáng thương không? Có mà không biết dùng rồithan trời trách đất, thật là đáng thương. Vì họ không biết dùng nên mới khổ,chúng ta thấy cái khổ đó thật đáng thương, vì vậy đức Phật mới bốn mươi chínnăm thuyết pháp độ sanh, nhưng có độ chi đâu. Ngài có cho chúng ta chi đâu màgọi là độ, Ngài chỉ cho chúng ta biết chúng ta có cái đó, sống trở về với cáiđó thì hoàn toàn hết khổ, trái lại không sống với cái đó thì khổ không biếtchừng nào dứt.
Này Thiện tri thức, tấtcả trí Bát-nhã đều từ Tự tánh sanh, chẳng từ bên ngoài vào, chớ lầm dụng ý nêngọi là Chân tánh tự dụng.
Ngài chỉ thật là xácđáng. Ngài bảo: Tất cả trí Bát-nhã đều từ nơi Tự tánh của mình, không phải từngoài vào, chớ lầm dụng ý. Như có nhiều người tu cứ mong thành Phật, hoặc mong Phậtđến ấn chứng, như vậy là trông ra ngoài, nhưng cái đó đâu phải từ ngoài đến, nósẵn nơi mình, có ở đâu xa mà tìm mà cầu? Nếu tìm cầu ở ngoài đó là lầm dụng ý.Ngược lại là Chân tánh tự dụng, khéo như vậy thì Tánh chân thật của mình tựmình dùng thôi.
Một chân thì tất cả chân,tâm lượng rộng lớn không đi theo con đường nhỏ, miệng chớ trọn ngày nói Khôngmà trong tâm chẳng tu hạnh này, giống như người phàm tự xưng là Quốc vương,trọn không thể được, không phải là đệ tử của ta.
Có người trọn ngày nóikhông mà trong tâm chẳng không, tỉ dụ như đã xuất gia rồi nhưng ai làm buồnlòng một chút liền mắng chửi người, khi ấy nếu có người khác quở tại sao tu mà áckhẩu, tạo nghiệp, thì nói ác khẩu có thật không? nghiệp có thật không? Như vậylà nói không mà tâm chẳng không. Nếu không thì đâu có giận, mắng chửi người,nếu giận mắng chửi người thì tâm chưa không. Tâm chẳng không mà miệng nóikhông, thì không xứng đáng là đệ tử của Tổ, huống chi là của Phật. Ai lỡ cóbệnh đó thì nhớ, Tổ không chấp nhận làm đệ tử của Ngài, còn đứng ngoài xa chớchưa bước vào chùa, người như vậy là người nói rỗng không có thực hành. Thế nênchúng ta phải hiểu cho thật rõ, khi lỡ có sân si nếu có ai hỏi tại sao tu màcòn sân si, thì nói tại tôi còn dở, tại tập khí lâu đời, như vậy là người tốt.Nếu nghe hỏi tại sao sân si, liền hỏi lại sân si có thật không, thì kẻ đó đángăn đòn, không xứng đáng là đệ tử của Phật. Tôi giản trạch để quí vị đừng hiểulầm, khi nghe nói như trên thì vội cho người ấy rất hay, rất hiểu đạo. Nếu cònsân si là chưa hiểu đạo và nói như thế là nói để che lỗi, kẻ đó là kẻ đáng tội.Hiểu như thế, quí vị mới thấy chỗ tu chân thật, nên Tổ ví dụ như kẻ thường dânmà xưng là Quốc vương. Có ổn không? Thế nào cũng bị ngồi khám, hoặc bị đứt đầu.Cũng như tâm thì có mà miệng nói không, có ngày phải đền tội, vì vậy Ngài bảokhông phải là đệ tử của ta.
Này Thiện tri thức, saogọi là Bát-nhã? Bát-nhã, Trung Hoa dịch là trí tuệ. Tất cả chỗ, tất cả thời,mỗi niệm không ngu, thường hành trí tuệ tức là Bát-nhã hạnh.
Ngài dạy Bát-nhã là tiếngPhạn, Trung Hoa dịch là trí tuệ. Tất cả chỗ như ở chùa, ra xóm, đến chợ..., tấtcả thời là sáng trưa chiều... lúc nào cũng vậy, mỗi niệm đều không ngu. Thế nàolà mỗi niệm ngu, thế nào là mỗi niệm không ngu? Tỉ dụ chúng ta đang đi trênđường, bất chợt nghe trong nhà có hai người đang cãi nhau, chúng ta dừng lạinghe xem ai phải ai quấy. Niệm dừng lại nghe ai phải ai quấy là niệm gì? Làniệm ngu, tức là chạy theo cảnh thì niệm đó gọi là niệm ngu. Trái lại nếu hằngsống với trí tuệ, không theo, không dính với bất cứ điều gì, đó là không ngu.Thường hành trí tuệ là hành cái trí không bị kẹt, bị dính nơi mọi cảnh. Đó làchỗ tôi hay nhắc quí vị. Hoặc nghe tiếng nói, hoặc thấy hình sắc liền phân biệthay dở, tốt xấu v.v... đó là người ngu, mải đuổi theo ngoại cảnh nên làm mờ mắtTrí tuệ Bát-nhã. Niệm niệm không ngu là hằng không dấy niệm đuổi theo ngoạicảnh, lúc nào cũng hằng tỉnh, hằng giác, người được như vậy tức là đã hànhBát-nhã.
Một niệm ngu tức Bát-nhãbặt, một niệm trí tức Bát-nhã sanh.
Như vừa rồi tôi nói, nếuchúng ta thấy vật gì liền cho là đẹp, đó là niệm ngu. Ngu thì khi ấy có Bát-nhãkhông? Bát-nhã là thấy các pháp như huyễn, nếu thấy vật đẹp thì vật là thật nênngu, tức mất Bát-nhã. Trái lại, vừa thấy một vật gì liền biết đó là tướng duyênhợp không thật, vì biết không thật nên tâm không dính mắc thì Bát-nhã sanh. Thếnên niệm ngu thì Bát-nhã tuyệt, niệm trí là Bát-nhã sanh. Tôi giảng cho quí vịthấy cái ngu, cái trí. Thấy người, thấy vật, duyên theo để phân biệt đẹp xấuhoặc khen chê, đó là niệm ngu; thấy người thấy vật mà khởi quán các pháp, ngườivật đều duyên hợp không thật, đó là niệm trí. Niệm ngu thì bị tham sân si dẫn,niệm trí thì tâm an, biết là huyễn tức nhiên tâm lặng, tức là sống với Trí tuệBát-nhã. Hai niệm đó, có niệm này là mất niệm kia. Niệm trí là chúng ta thắpđèn, đốt đuốc, niệm ngu là chúng ta đi trong đêm không đèn, không đuốc để rồiphải đau khổ. Quí vị thử nghiệm xem! Thấy người, thấy vật nhưng luôn luôn sống vớiniệm trí thì có đau khổ không? Hẳn là không. Như vậy rõ ràng khổ hay hết khổ làdo mình sống với trí hay với ngu. Ngu là vô minh, nó dẫn chúng ta đi trong chốnkhổ đau, trầm luân sanh tử. Còn niệm trí là trí tuệ để giác ngộ thành Phật. Nhưvậy sự tu hành thật là cụ thể. Nếu đối duyên, đối cảnh chúng ta luôn luôn sốngvới niệm trí thì chúng ta giải thoát sanh tử; trái lại đối duyên đối cảnh chúngta sống với niệm ngu thì chúng ta luân hồi không cùng. Quí vị thử tập xem, kểtừ nay ráng sống với niệm trí, làm sao trong mười hai giờ ít ra cũng được sáugiờ trí, nếu không có lời, ít ra cũng đừng lỗ. Nhưng hiện nay quí vị đã sốngđược mấy giờ trí? Thử kiểm lại xem! Được bao nhiêu? Trong mười hai giờ chỉ sốngđược một giờ rưỡi, chưa đủ cái lẻ nữa thì biết rằng đó là ánh sáng đom đóm. Đêmba mươi có ánh sáng đom đóm nên khó tránh khỏi hầm hố. Vì thế chúng ta tu làhiểu cho rõ lời Phật Tổ dạy và hiểu cho rõ điều mình đang hành, biết mình nhưthế nào, không cần phải tìm hỏi mình có căn tu hay không. Tóm lại Tổ dạy rất rõràng: một niệm ngu thì Bát-nhã bặt, một niệm trí thì Bát-nhã sanh, một giờchúng ta ngu thì giờ đó không có Bát-nhã, giờ đó là vô minh; còn một giờ chúngta trí thì đó là giờ Bát-nhã, giờ sáng suốt. Như vậy người nào sống trong tỉnhnhiều hơn mê thì bảo đảm ngày ra đi sẽ đi vào con đường của Thánh Hiền, cònngười nào sống với mê nhiều hơn trí, chắc chắn người đó sẽ đi vào lục đạo, hoặcba đường trên thiên, nhân, a-tu-la, hoặc ba đường dưới địa ngục, ngạ quỉ, súcsanh. Quí vị hãy tự xét là biết, mình tu mình phải tự giác, tự tri, không cầnphải hỏi ai cả. Lại ngu có nghĩa là theo cảnh, trí có nghĩa là lìa cảnh. Mộtniệm tâm theo cảnh là ngu, một niệm tâm lìa cảnh là trí. Trong bốn oai nghihằng lìa cảnh đó là hằng sống với Trí tuệ Bát-nhã.
Người đời ngu mê khôngthấy Bát-nhã, miệng nói Bát-nhã mà trong tâm thường ngu.
Miệng nói vật này khôngthật, vật kia không thật, nhưng gặp vật gì cũng duyên theo, đó là nói Bát-nhãmà trong tâm thường ngu. Có người khi lý luận nói cái gì cũng không thật, nói nghethật hay, nhưng gặp cảnh gặp duyên thì đuổi theo, đó là người ngu, miệng nóiBát-nhã mà tâm thường ngu.
Thường tự nói ta tuBát-nhã, niệm niệm nói không nhưng không biết được chân không.
Miệng luôn luôn nói khôngnhưng thật không biết được Chân không. Chân không là không có một niệm, mộtpháp nào chứa chấp ở trong, chỉ có cái hằng tri hằng giác. Như vậy quí vị từnay vừa bước đến cổng “Chân Không” phải nhớ chỗ đó, biết mình phải sống vớiChân không.
Bát-nhã không có hìnhtướng, tâm trí tuệ ấy vậy.
Trí tuệ Bát-nhã không cótướng mạo, nó là tâm trí tuệ tức là cái tâm hằng sáng hằng giác chớ không có gìlạ, nên nói Bát-nhã chỉ là tâm trí tuệ hằng giác của chúng ta.
Nếu khởi hiểu như thế tứcgọi là Bát-nhã trí.
Thường chữ trí tuệ là dịchhai chữ Bát-nhã. Tại sao lại còn nói Bát-nhã trí? Nếu nói trí tuệ e có sự lầm lẫnvì người đời nếu khôn ngoan một chút thì nói là người có trí tuệ, thành ra trítuệ của người đời là trí tuệ sắp đặt công ăn việc làm hoặc là trí tuệ tính toánlấn hiếp người... Trí tuệ Bát-nhã là trí tuệ thấy rõ cái chân thật của Tự tâm,biết rõ Tự tâm mình cái nào là hư giả, cái nào là chân thật, biết rõ Tự tánhcủa các pháp, biết các pháp do duyên hợp không thật, tánh là không. Vì thế đểtránh sự hiểu lầm, chữ Bát-nhã phải dịch đủ là Trí tuệ Bát-nhã.
GIẢNG 2
Sao gọi là Ba-la-mật? Đâylà lời nói của Ấn Độ, Trung Hoa dịch là đến bờ kia, giải nghĩa là lìa sanh diệt.
Tôi nhắc lại một lần nữacho quí vị nhớ, những chữ Phạn mà chúng ta thường tụng: “Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật”.Ma-halà lớn, là thênh thang, chỉ cho Tâm thể chúng ta khi không còn mộtniệm nào dấy khởi. Bát-nhãlà trí tuệ, cái trí tuệ không bị các pháp làmnhiễm, làm chướng tức là đối với tất cả pháp luôn hằng giác hằng tri nhưngkhông dính mắc. Ba-la-mậtlà đến bờ kia, bờ kia là bờ Niết-bàn. Đến bờkia là đến được bờ Niết-bàn. Bờ Niết-bàn là bờ không sanh diệt, thế nên nói bênnày là bờ sanh tử, bên kia là bờ Niết-bàn. Sanh tử là sanh diệt. Niết-bàn làkhông sanh diệt, nên đến bờ kia dịch nghĩa là lìa được sự sanh diệt.
Chấp cảnh thì sanh diệtkhởi như nước có sóng mòi, tức gọi là bờ này, lìa cảnh thì không sanh diệt nhưnước thường thông lưu, ấy gọi là bờ kia, nên gọi là Ba-la-mật.
Ngài chỉ cho chúng taphương pháp tu thật là rõ. Thế nào là sanh diệt? Thế nào là lìa sanh diệt? Vừa chấpcảnh thì tâm sanh diệt khởi. Chấp cảnh là thế nào? Tỉ dụ thấy người liền chấpngười đẹp xấu, hay dở, phải quấy v.v... đó là chấp cảnh; hoặc thấy vật cũngchấp là đẹp xấu... đó cũng là chấp cảnh. Vừa chấp đẹp xấu thì niệm thương ghétdấy lên, gọi là tâm sanh diệt. Thế nên nói chấp cảnh thì sanh diệt khởi, ví dụnhư mặt nước bằng mà có gió. Chấp cảnh dụ như gió. Mặt biển nguyên bằng phẳng,vừa có gió thổi là sóng lớn, sóng nhỏ nổi lên. Sóng lớn sóng nhỏ nổi lên dụ chosanh diệt. Vừa chấp cảnh thì tâm sanh diệt khởi. Trái lại lìa cảnh thì khôngsanh diệt, như nước thường thông lưu, lìa cảnh tức là thấy cảnh, thấy người,thấy vật nhưng không có niệm phân tích đẹp xấu... Thấy nghe nhưng không bị dínhgọi là lìa. Lìa cảnh thì tâm sanh diệt không khởi, dụ như nước không có sóng, nhưngvẫn hằng trôi, hằng chảy. Cũng như vậy, chúng ta không chấp cảnh, tâm sanh diệtkhông khởi, nhưng hằng tri giác chớ không phải không tri không giác, đó gọi là“Ba-la-mật”.
Tóm lại, “Ma-ha” là lớn, “Bát-nhã”là trí tuệ. Tâm thể hay Tự tánh của chúng ta thênh thang, không tướng mạo,nhưng hằng tri hằng giác không dính với cảnh gọi là trí tuệ, là Bát-nhã.Ba-la-mật là đến chỗ không sanh diệt. Tại sao gọi là không sanh không diệt? Bởivì vừa dính với cảnh thì tâm niệm sanh diệt dấy lên, còn đối cảnh mà không dínhđó là lìa được sanh diệt. “Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật” từ đâu mà có? Có sẵn nơichúng ta. Do đâu mà được? Do biết lìa cảnh, đối cảnh không chấp. Nếu người nàođối cảnh mà chấp đó là mất. Vậy mỗi khi chúng ta khởi xướng “Ma-ha Bát-nhãBa-la-mật” đừng lắng nghe lời người này hay, lời người kia dở, nên nhớ rõ rằng“Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật” là cái để mình hằng sống, đó là mình biết tu.
Này Thiện tri thức, ngườimê miệng tụng, chính khi đang tụng mà có vọng có quấy; niệm niệm nếu hànhBát-nhã, ấy gọi là Chân tánh. Người ngộ được pháp này, ấy là pháp Bát-nhã;người tu hạnh này, ấy là hạnh Bát-nhã. Không tu tức là phàm, một niệm tu hànhtự thân đồng với Phật.
Giốngnhư chúng ta hiện nay, chính trong khi đang tụng mà đã có vọng tưởng, có nhữngniệm sai quấy. Ngài nói thẳng người không tu theo Bát-nhã là phàm, còn một niệmtu hành thì một niệm đó đồng với Phật. Phật là giác, một niệm tu Bát-nhã tức làmột niệm giác, một niệm giác tức là đồng với Phật, đồng một niệm chớ không phảiđồng suốt đời. Tổ muốn phá mặc cảm của chúng ta. Chúng ta cho Phật với mìnhcách biệt rất xa nên Ngài muốn chỉ Phật với chúng ta không cách xa, chỉ mê làchúng sanh, ngộ là Phật. Nhưng mê ngộ chia nhiều phần, ngộ toàn phần hay ngộmột cách viên mãn, khác với ngộ từng ly từng tí. Trong một giờ đồng hồ tức trongsáu mươi phút, chúng ta không được trọn sáu mươi phút nhưng được một phút bằngvới Phật thì cũng bằng được một phút. Nếu hiện đời chúng ta chưa hẳn là giác,nhưng được một niệm giác thì niệm đó chúng ta cũng bằng với Phật. Như vậy chúngta thấy tại chúng ta không ưng làm Phật, chớ Phật đâu có cấm chúng ta làm Phật.Có ai ngăn trở quí vị làm Phật không? Không một ai, kể cả Phật cũng không ngăntrở, nên Ngài mới nói Ngài là “Vô thượng giác” tức là người giác mà không aitrên, chớ không phải không ai bằng, nếu ai ưng giác như Ngài thì bằng Ngài!
Này Thiện tri thức, phàmphu tức Phật, phiền não tức Bồ-đề. Niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tứcPhật; niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ-đề.
Thậtlà hay! Lục Tổ dạy thẳng tắt vô cùng. Ngài chỉ cho chúng ta thấy phàm phu tứcPhật, phiền não tức Bồ-đề. Thế nào là tức? Ngài bảo: niệm trước mê tức là phàmphu, niệm sau ngộ tức là Phật. Tỉ dụ nhìn bình bông, vừa nhìn liền phân biệt nhánhtrắc đẹp, bông cúc xấu v.v... vừa có niệm phân biệt, đó là mê, nhưng liền tỉnh giácbiết dù đẹp xấu cũng là huyễn hóa. Như vậy niệm trước mê là phàm phu, niệm saungộ là Phật. Có người thứ hai chen vào làm Phật không? Cũng chỉ là mình, nhưngniệm trước mê, đó là phàm phu, chuyển niệm sau ngộ là thành Phật. Như vậy đâucó Phật ngoài phàm phu, phàm phu ngoài Phật, nên nói phàm phu tức là Phật. Thídụ thứ hai, như có một món quí kim rơi ngoài đường hay ở trong nhà một ngườinào, vừa thấy món quí kim chúng ta dấy niệm nó có giá trị, vừa dấy niệm tham,liền biết đó là sai quấy, vì người biết đạo lý không được có niệm tham. Vậyniệm trước là niệm gì? Niệm sau là niệm gì? Tất cả những thay đổi đó đâu cóngười thứ hai chen vào. Chính ngay người phàm phu trước đổi thành người giácsau. Người mê trước đổi thành người giác sau, không có một người mê riêng, mộtngười giác riêng, như vậy không phải “tức” là gì? Như khi còn ở trong hoàngcung Thái tử Tất-đạt-đa là Phật chưa? Nhưng khi xuất gia, Ngài tu thành Phật. Cũnglà Ngài, con người phàm phu ở trong hoàng cung rồi thành Phật chớ không phải aikhác. Đó là nói xa, còn Lục Tổ nói thẳng trên niệm, niệm trước mê là phàm phu,niệm sau ngộ là Phật. Chúng ta thấy phàm phu khác, Phật khác là tự phỉ bángmình, phỉ báng chánh pháp. Rõ ràng mình với Phật không có khác, chỉ khác chỗ mêngộ, mà mê ngộ do nơi mình, niệm trước mê là phàm, niệm sau giác là Phật!
“Niệm trước chấp cảnh tứcphiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ-đề.” Thí dụ nghe người nào nói một lời tráitai, vừa chấp đó là lời ngang ngược trái tai, muốn nổi sân, nhưng liền biết lờinói giả dối không thật thì không giận. Niệm trước vừa chấp lời nói trái tailiền nổi giận, gọi là chấp cảnh tức phiền não sanh; niệm sau biết lời nói khôngthật, nên không chấp liền lìa cảnh, lìa cảnh đó là Bồ-đề. Như vậy tức phiền nãolà Bồ-đề đâu có Bồ-đề ngoài phiền não. Nếu tìm Bồ-đề ngoài phiền não thì khôngcần tu, vì nó ở ngoài, tu là ngay niệm mê đổi thành niệm giác, ngay phiền nãobiến thành Bồ-đề. Có nhiều người nói phiền não là phiền não, tại sao nói phiềnnão tức Bồ-đề? Họ cứ nghĩ phiền não là riêng, Bồ-đề là riêng, nhất là những vịchưa thông kinh Đại thừa hay chấp phiền não khác, Bồ-đề khác, nhưng thật rangay phiền não mà tỉnh lại tức là Bồ-đề. Mê thì phiền não, tỉnh là Bồ-đề, chúngta thấy thực tế vô cùng. Phiền não tức Bồ-đề, phàm phu tức Phật là như thế. Nhưvậy ai dám khi ai không? Ngày nay họ là phàm phu, ngày mai họ giác thành Phật; giờnày họ sân là phàm phu, chốc nữa họ tỉnh cũng là Phật. Đừng nghĩ ta giác hơnngười, vì khi người tỉnh giác người cũng bằng ta. Trên thế gian này không aihơn ai cả. Ngay phàm phu tức là Phật, ngay phiền não tức là Bồ-đề. Người cónhiều phiền não, vì cố chấp nên những gì đến với họ đều biến thành phiền não;đến khi họ tỉnh, họ xả được cái chấp đó tức nhiên thành Bồ-đề. Không có Bồ-đềngoài phiền não, không có Phật ngoài chúng sanh.
Này Thiện tri thức, Ma-haBát-nhã Ba-la-mật tối tôn, tối thượng, tối đệ nhất, không trụ, không qua cũngkhông lại, chư Phật ba đời từ trong đó mà ra. Phải dùng đại trí tuệ này đập phángũ uẩn, phiền não, trần lao, tu hành như đây quyết định thành Phật đạo, biếntam độc thành giới định tuệ.
Tổ ca ngợi Bát-nhã vôcùng. Ngài bảo Bát-nhã là tối tôn, tối thượng, tối đệ nhất, Bát-nhã là không trụ,không qua, không lại, nghĩa là nó không có những tướng qua lại, trụ trước gìcả. Tất cả chư Phật ba đời cũng từ Bát-nhã mà ra. Muốn giác ngộ làm Phật phảitừ trí tuệ mà được. Không ai giác ngộ ngoài trí tuệ, nên nói ba đời chư Phậtđều từ đó mà ra. Như vậy phải dùng đại trí tuệ này đập phá phiền não trần laongay trong thân ngũ uẩn. Tu hành như vậy thì quyết định thành Phật đạo khôngnghi và người đó đã chuyển tam độc thành giới định tuệ. Ngay nơi ba độc thamsân si chúng ta chuyển thành giới định tuệ, đó là chỗ chân chánh tu hành.
Này Thiện tri thức, phápmôn của tôi đây từ một Bát-nhã phát sanh tám muôn bốn ngàn trí tuệ. Vì cớ sao?Vì người đời có tám muôn bốn ngàn trần lao, nếu không có trần lao thì trí tuệthường hiện chẳng lìa Tự tánh. Người ngộ pháp này tức là vô niệm, vô ức, vôtrước, chẳng khởi cuống vọng, dùng tánh Chân như của mình, lấy trí tuệ quánchiếu, đối với tất cả pháp không thủ không xả tức là thấy tánh thành Phật đạo.
Đến đây Ngài dạy từ mộtmôn Bát-nhã này sanh ra tám muôn bốn ngàn trí tuệ. Tại sao đến tám muôn bốn ngàntrí tuệ? Vì chúng sanh có đến tám muôn bốn ngàn trần lao, nên người biết tu thìchuyển tám muôn bốn ngàn trần lao thành tám muôn bốn ngàn trí tuệ. Tôi ví dụnhư chúng ta nghe lời nói trái tai, chấp là lời nói nặng liền giận, khi vừagiận liền thức tỉnh biết tiếng nói không thật nên không giận, như vậy chúng tadùng một trí tuệ phá một trần lao. Trên thế gian này, có bao nhiêu thứ để chúngta phiền não? Vật nào đẹp thì muốn lấy, đó là tham, vật nào xấu thì ghét muốnquăng bỏ, đó là sân v.v... đủ cả tham sân si...! Nếu gặp bất cứ việc gì, chúngta đều dùng Trí tuệ Bát-nhã để phá dẹp, không cho dính mắc, như vậy có baonhiêu phiền não tức có bấy nhiêu trí tuệ. Thế nên tám muôn bốn ngàn trần laotrở thành tám muôn bốn ngàn trí tuệ. Như vậy để biết rằng trí tuệ không riêngcó, vì đối trần lao mà lập. Do có trần lao nên trí tuệ không thường hiện, naycác trần lao hết thì trí tuệ hiện. Trí tuệ hiện là ngay nơi Tự tánh mà hiện,nên nói chẳng lìa Tự tánh. Người ngộ pháp này tức là vô niệm. Vô niệm là không dấykhởi niệm, vô ức là không nhớ tưởng, vô trước là không dính mắc, chẳng khởi cuốngvọng là không khởi hư dối. Dùng tánh Chân như của mình, lấy trí tuệ quán chiếu,đối tất cả pháp mình không khởi thủ xả, đó là thấy tánh thành Phật đạo. Nghĩalà chúng ta không dấy niệm, không nhớ tưởng, không chấp trước cũng không lừadối, như vậy sống với Tự tánh chân thật của mình, hằng dùng trí tuệ quán chiếuđể không lầm, thì đối với tất cả pháp không còn thủ xả tức lìa hai bên. Ngườiđược như thế là thấy tánh thành Phật.
Này Thiện tri thức, nếumuốn vào pháp giới thậm thâm và Bát-nhã tam-muội thì phải tu Bát-nhã hạnh, phảitrì tụng kinh Kim Cang Bát-nhã tức được thấy tánh, nên biết kinh này công đứcvô lượng vô biên, trong kinh đã khen ngợi rõ ràng không thể nói đầy đủ được.Pháp môn này là Tối thượng thừa, vì những người đại trí mà nói, vì những ngườithượng căn mà nói. Những người tiểu căn tiểu trí nghe pháp này tâm sanh khôngtin. Vì cớ sao? Ví như có một trận mưa lớn khắp cả cõi nước, thành ấp chợ búađều bị trôi dạt cũng như trôi những lá táo. Nếu trận mưa lớn đó mưa nơi biển cảthì không tăng không giảm. Như người Đại thừa hoặc người Tối thượng thừa nghekinh Kim Cang thì tâm khai ngộ, thế nên biết Bản tánh họ tự có trí Bát-nhã, tựdùng trí tuệ thường quán chiếu nên không nhờ văn tự. Thí như nước mưa không phảitừ trời có, nguyên là từ rồng mà dấy lên khiến cho tất cả chúng sanh, tất cả cỏcây, hữu tình vô tình thảy đều được đượm nhuần. Trăm sông các dòng đều chảy vàobiển cả hợp thành một thể, Trí tuệ Bát-nhã nơi Bản tánh chúng sanh cũng lại nhưthế.
Tức là mọi người chúng tađều có trí tuệ Bát-nhã sẵn trong Tự tánh của mình như là tất cả dòng sông đều chảyvề biển chớ không có khác.
Này Thiện tri thức, ngườitiểu căn nghe pháp môn đốn giáo này, ví như là cỏ cây gốc rễ nhỏ, nếu bị mưa tothì đều ngả nghiêng không thể nào tăng trưởng được. Người tiểu căn cũng lại nhưthế, vốn có Trí tuệ Bát-nhã cùng với người đại trí không sai biệt, nhân saonghe pháp không thể khai ngộ? Vì do tà kiến chướng nặng, cội gốc phiền não sâu,ví như đám mây lớn che kín mặt trời, không có gió thổi mạnh thì ánh sáng mặttrời không hiện. Trí Bát-nhã cũng không có lớn nhỏ, vì tất cả chúng sanh tự tâmmê ngộ không đồng, tâm mê bên ngoài thấy có tu hành tìm Phật, chưa ngộ được Tựtánh tức là tiểu căn. Nếu khai ngộ đốn giáo không thể tu ở bên ngoài, chỉ nơitâm mình thường khởi chánh kiến, phiền não trần lao thường không bị nhiễm tứclà thấy tánh.
Trong đoạn trên Ngài nóicó người tiểu căn, người đại căn, người tiểu trí, người đại trí. Tại sao có tiểutrí, đại trí, tiểu căn, đại căn? Trên tánh Bát-nhã không có sai biệt, nhưngngười nghe pháp liền đốn ngộ thì gọi là đại căn, còn người nghe nhưng không đốnngộ nên gọi là tiểu trí. Sở dĩ nghe Bát-nhã mà không ngộ, không hiểu là vì:
- Một là tà kiến của họsâu nặng, chấp tà kiến là chấp lệch lạc, nghiêng bên có hoặc nghiêng bên khôngquá nặng.
- Hai là gốc phiền não củahọ sâu dày, họ hay sân si, đủ các việc lôi thôi...
Ngài thí dụ như có mộtđám mây đen kịt bao phủ bầu trời vào giữa trưa che kín mặt trời, chúng ta thấyánh sáng mặt trời mất tiêu, ánh sáng mất là tại mặt trời không có ánh sáng haytại cái gì? Mặt trời lúc nào cũng tỏa ánh sáng đầy đủ và công bằng. Nhưng khimây dày đen quá thì ánh sáng phải chịu khuất. Khi không thấy ánh sáng là lỗitại mặt trời hay lỗi tại mây? Tất cả mọi người ai cũng có Trí tuệ Bát-nhã nhưlà giữa trưa nhất định có mặt trời vậy, nhưng có người nghe pháp liền ngộ, cóngười nghe mà không ngộ là tại sao? Giữa trưa mà không mây, khi người ta chỉmặt trời, nhìn lên liền thấy. Trái lại mây dày quá, dù chỉ mặt trời cũng không thấy,chỉ thấy bầu trời đen kịt. Đối với trí tuệ của Phật cũng thế, Ngài dùng trí tuệđó giảng dạy chúng ta hiểu chỗ ngộ, chỗ sở đắc của Ngài để chúng ta theo đó tuhành. Nếu nghe nhưng không hiểu gì cả là tại phiền não của chúng ta quá nhiều,quá sâu; nếu người nào phiền não ít, mỏng thì nghe liền hiểu, mà hiểu thì tuđược. Như thế lỗi không phải tại pháp mà lỗi tại người, pháp thì bình đẳngnhưng tại người phiền não sâu hay cạn. Biết như vậy, chúng ta thấy nếu căn cơchúng ta kém, phiền não dày, chúng ta phải nỗ lực sao cho phiền não tan và căncơ được tăng trưởng, chớ đừng tưởng thật có người đại trí và người tiểu trí, vìtrí Bát-nhã là bình đẳng, nhưng do các chủng tử tà kiến và chủng tử phiền nãonhiều ít mà thành sai biệt.
Này Thiện tri thức, trongngoài không trụ, đi lại tự do, hay trừ tâm chấp, thông đạt không ngại, hay tuhạnh này cùng kinh Bát-nhã vốn không sai biệt.
Trong đoạn này Lục Tổ dạychúng ta tu. Trong ngoài không trụ là không trụ trong không trụ ngoài, tức là khôngchấp trong không chấp ngoài. Đi lại tự do là trong mọi hoạt động chúng ta khôngbị chướng ngăn. Hay trừ tâm chấp, tâm chấp là thế nào? Tôi nói một ví dụ nhỏcho quí vị thấy, như có người nhìn bình bông, phân tích như thế nào đó rồi kếtluận bình bông đẹp, nhưng có người ngồi bên cạnh bảo xấu quá, đâu có đẹp! Khiđó người ấy nổi sân, tại sao lại nổi sân? Vì chấp lời của họ là chân lý, lờingười kia không phải chân lý, họ nói đúng, người kia nói sai... Thế nên tất cảcác chấp là gốc của phiền não. Trái lại nếu chúng ta thấy đẹp, người khác thấykhông đẹp chúng ta biết đó là do cái thấy của họ khác mình, thì không còn tranhchấp. Tỉ dụ chúng ta nói cái này có, người kia nói không, chúng ta nói: tôithấy có, còn huynh thấy không là cái thấy của huynh. Trái lại nếu chúng ta nóicó, người khác nói không, chúng ta nổi giận, đó là chấp. Vậy tất cả phiền nãođều gốc từ tâm chấp mà ra. Quí vị thấy có ai không chấp? Nếu người nào khôngchấp thì người đó không nổi giận, nếu có giận là có chấp! Thí dụ gần nhất nhưthầy giáo hay cô giáo dạy học trò, bảo chúng nó giờ nào học thì học, giờ nào nghỉthì cũng ngồi chơi có trật tự đừng la to. Nhưng khi chơi nó hứng la om sòm, khiấy thầy cô giận muốn phạt nó. Như vậy là mình không tâm lý, lúc dặn thì chúngnhớ, khi chơi thì chúng quên... vì mình chấp việc chúng không nhớ lời dặn nênnổi giận. Quí vị nhớ con cái ở nhà cũng vậy, khi chúng ta dạy nó, thật ra chúngnó biết, nhớ, nhưng khi gặp cảnh chúng nó quên... Cũng như chúng ta khi nghekinh thì nhớ, gặp cảnh thì quên, chúng ta quên theo người lớn, chúng nó quên theocon nít! Nếu giận chúng nó thì đúng hơn chúng ta phải giận chúng ta. Nếu khônggiận mình mà giận chúng nó là mình hơi hẹp lượng đó. Hiểu như vậy, quí vị mớithấy trong cuộc sống này do chấp mà thành hẹp lượng rồi sân hận... đủ các phiềnnão. Vì vậy chấp là một cái họa, từ đó sanh ra bao nhiêu thứ bệnh! Khi phá chấprồi thì tâm hồn chúng ta thênh thang vô cùng. Chấp có, chấp không, chấp phải, chấpquấy... tất cả chấp đều là gốc phiền não. Thế nên phá được tâm chấp rồi thì tríđược thông đạt vô ngại. Người hay tu được hạnh đó gọi là tu Bát-nhã.
Này Thiện tri thức, tấtcả kinh điển và các văn tự, Đại thừa, Tiểu thừa, mười hai bộ kinh đều nhânngười mà an trí, nhân tánh trí tuệ mới hay dựng lập. Nếu không có người đời thìtất cả muôn pháp vốn tự chẳng có, thế nên biết muôn pháp vốn tự nhân nơi ngườimà dựng lập, tất cả kinh sách nhân người mà nói có; nhân vì trong người kia cóngu và có trí, người ngu là tiểu nhân, người trí là đại nhân, người ngu hỏi nơingười trí, người trí vì người ngu mà nói pháp, người ngu bỗng nhiên ngộ hiểu,tâm được khai tức cùng với người trí không có khác.
Chúng tôi giải thích choquí vị thấy Lục Tổ dạy rất là thực tế. Ngài bảo tất cả kinh điển Phật lập ra, trongđó chia ra Đại thừa, Tiểu thừa, cả mười hai bộ kinh đều nhân nơi người mà lập.Tại sao? Vì người đời căn tánh bất đồng, có kẻ thấp người cao nên kinh Phật dạycó khi thấp, có khi cao. Nói thấp gọi là nói cho Tiểu thừa, nói cao gọi là nóicho Đại thừa. Như vậy kinh điển có sai biệt là nhân trí tuệ của con người,người thấp thì phải nói theo chỗ thấp, người cao phải giải thích theo chỗ cao.Tất cả muôn pháp trên thế gian này vốn không có, nhưng hiện có là do nơi người.Có người mới có muôn pháp. Tại sao? Như tôi thường nhắc quí vị, nếu không cótâm trí của con người thì lấy cái gì đặt tên đây là đồng hồ, kia là bình bông,đó là cái bàn v.v.... Như vậy tất cả các tên sai biệt của muôn pháp gốc từ nơi ngườimà lập. Thế nên biết rằng từ kinh điển đến vạn vật có các tên sai biệt, đều gốctừ tâm trí sai biệt của con người, chớ không phải ngẫu nhiên. Như vậy khôngphải đức Phật muốn nói nhiều thứ, sở dĩ Ngài phải nói nhiều là do trình độ saibiệt của con người; cũng như tất cả sự vật ở thế gian không phải có nhiều thứnhưng có nhiều thứ là tại người đặt. Người ta đặt ra thứ này, thứ kia, mỗi thứmỗi tên. Tỉ dụ như tất cả chúng ta, nếu cha mẹ không đặt tên mình thì đến đâygặp nhau chỉ cười chớ không biết ai tên gì mà gọi. Nay có cả trăm tên khác nhaulà tại sao? Tại vọng thức của cha mẹ chúng ta an bày người này tên A, người kiatên B v.v... rồi chúng ta thấy có cả trăm tên. Sự thật nếu không có đặt tên thìthấy mặt nhau là thấy chớ không biết tên gì, nếu không tên thì đâu thành ngườinày người kia... tất cả chỉ có tên “người”. Tóm lại muôn pháp nhân người mà lậplà vì nhân nơi tâm trí của con người mà đặt tên thành ra muôn pháp, chớ sự thậtmuôn pháp không có tên, thành tên là từ nơi người.
Ngài lại giải thích về ngườingu và người trí. Người ngu là họ chưa hiểu, chưa thấy được đạo. Người trí làđã hiểu, đã thấy được đạo. Như vậy người chưa hiểu, chưa thấy đối với người đãhiểu, đã thấy thì gọi là người ngu, còn người đã hiểu, đã thấy gọi là ngườitrí. Nhưng cái ngu, trí đó có cố định hay không? Giả sử ông A hiểu, ông B chưahiểu, đối với chỗ hiểu và chưa hiểu thì ông A gọi là trí, ông B gọi là ngu.Nhưng nay ông B hỏi, ông A nói cho ông B hiểu bằng ông A thì hai người ai nguai trí? Cả hai đều trí! Như vậy ngu trí cũng không cố định. Chúng ta thường tựcao nghĩ rằng ta là trí, người khác là ngu, tưởng ngu trí là thật. Đối với Tổkhông phải vậy. Khi chưa biết gọi là ngu, biết rồi cũng là trí. Thí dụ một đứabé khi mới vào học lớp một, nó thấy thầy giáo, cô giáo là trí, còn nó là ngu.Nhưng nếu nó học đến mười mấy năm sau, khi ấy lớp nó học hoặc bằng hoặc trênthầy giáo, cô giáo nó, như vậy nó đâu còn ngu nữa. Thế nên trí, ngu đâu có cốđịnh, nhưng chúng ta có tật thấy bất cứ người nào đều cố định là khôn hoặc làdại. Tóm lại ngu trí chẳng qua là biết và chưa biết; biết thì gọi là trí, chưabiết gọi là ngu, khi người chưa biết mà biết được rồi thì họ cũng là trí... Từđó chúng ta suy ra, chúng sanh với Phật có khác nhau không? Có cố định chúngsanh là chúng sanh, Phật là Phật hay không? Nếu chúng ta hiểu ngu và trí thìchúng sanh với Phật cũng như vậy. Nay chúng ta chưa giác, chúng ta là chúng sanh,còn Phật đã giác thì Phật là Phật. Mai kia theo đường lối Phật dạy, chúng tagiác ngộ như Phật thì khi ấy chúng ta cũng ngang với Phật. Như vậy chúng takhông có mặc cảm là mình phải làm chúng sanh kiếp kiếp đời đời, mà chỉ có mặccảm là mình không chịu giác. Nếu ngày nào tất cả chúng ta đều giác thì đươngnhiên chúng ta như Phật. Vậy phàm phu và Phật không có hai, hai là vì có mêngộ. Nếu chúng ta bỏ mê và ngộ như Phật, khi ấy mình với Phật là đồng, khôngcòn hai nữa. Từ nghĩa ngu và trí đến nghĩa mê giác, chúng ta thấy giống nhưnhau. Không có một pháp cố định mà chúng ta lầm tưởng là cố định rồi tự khinhmình, đó là điều dở. Thế nên Lục Tổ dạy tiếp:
Này Thiện tri thức, chẳngngộ tức Phật là chúng sanh, khi một niệm ngộ, chúng sanh là Phật.
Khi chưa ngộ tức Phật làchúng sanh, tại sao? Nơi mình có Phật sẵn nhưng mình chưa thấy nên khi ấy ông Phậtđó làm chúng sanh; đến khi mình thấy thì thế nào? Thì chúng sanh đó nay biếnthành Phật. Thế nên nói một niệm ngộ chúng sanh là Phật. Như vậy giữa mình vàPhật không cách biệt bao xa. Theo chúng ta học thì từ phàm phu lên đến Phậtphải trải qua bao nhiêu số kiếp xa thật là xa. Còn Tổ nói thì quá gần, nghĩa làkhi chưa ngộ thì Phật là chúng sanh, còn một niệm ngộ thì chúng sanh là Phật.Như vậy sở dĩ có chúng sanh, có Phật là tại mê với ngộ, chớ không phải riêng cómột cái cố định là chúng sanh, cố định là Phật. Đó là điểm then chốt.
Thế nên biết muôn pháptrọn ở nơi Tự tâm, sao chẳng từ trong Tự tâm liền thấy được Chân như Bản tánh?
Biết rằng muôn pháp đềutừ nơi Tự tâm, tại sao chúng ta không ngay nơi Tự tâm chóng thấy được Chân như,lại đi tìm Phật ở đâu cho xa. Mê thì Phật là chúng sanh, ngộ thì chúng sanh làPhật, như vậy thành Phật là thành ở trong Tự tâm. Mê ngộ là tâm, vậy tại saokhông đào xới ngay trong tâm mình để thành Phật, lại chạy đi cầu ở chỗ nào làmchi? Có cần đi lên núi ông Cấm hay Ngũ Đài Sơn v.v... hay là đi tới những núithật xa, thật cao tìm chỗ thanh tịnh để tìm Phật không? Nếu biết thì ngồi ởgiữa chợ cũng có Phật. Vì tâm mình là Phật thì ngay trong tâm, nếu biết chuyểnđương nhiên chúng sanh trở thành Phật, nếu không biết chuyển tức nhiên Phật làmchúng sanh. Thế nên Lục Tổ cố dạy chúng ta muốn thành Phật thì chuyển ngay Tựtâm mình, đừng tìm kiếm nơi nào khác, tìm nơi khác là lầm! Vì thế Ngài bảo: Tấtcả đều trọn nơi tâm mình, tại sao không ngay trong tâm mình chóng thấy Chân nhưBản tánh?
Kinh Bồ Tát Giới nói: Bảntánh của ta nguyên tự thanh tịnh, nếu biết được Tự tâm, thấy tánh đều thànhPhật đạo. Kinh Tịnh Danh nói: Liền khi đó bỗng hoát nhiên được Bản tâm.
Tóm lại, trong đoạn nàyLục Tổ muốn chỉ chúng ta rõ rằng, thành Phật hay thành chúng sanh là gốc nơi Tựtâm mê hay Tự tâm ngộ. Tâm mê là chúng sanh, tâm ngộ là Phật, nay chúng ta tu,muốn thành Phật phải nhắm vào chỗ nào mà tu? Muốn chuyển chúng sanh thành Phậtphải chuyển từ đâu? Từ ngay nơi tâm chớ không còn lối nào khác! Như vậy chúngta không thể nghe nói ông Phật hiện ở trên núi Cấm rồi nhất bộ nhất bái đến lạyđể Ngài chứng minh cho mình được thành Phật. Chúng ta phải ngay nơi tâm mìnhkhéo chuyển mê thành ngộ thì đó là Phật. Chúng ta phải đào xới ngay nơi Bản tâmchớ đừng tìm kiếm ở đâu xa. Đây là gốc của sự tu hành.
Này Thiện tri thức, xưata ở nơi Ngũ Tổ Nhẫn, một phen nghe liền được ngộ, chóng thấy Chân như Bảntánh, nên đem giáo pháp này lưu hành khiến cho người học đạo chóng ngộ đượcBồ-đề. Mỗi người tự quán nơi tâm, tự thấy Bản tánh, nếu tự chẳng ngộ phải tìmnhững bậc Đại thiện tri thức, người hiểu được giáo pháp Tối thượng thừa, chỉthẳng con đường chánh, ấy là Thiện tri thức, có nhân duyên lớn, gọi là hóa đạokhiến được thấy tánh.
Ngài nhắc lại, ngày xưakhi nghe được Ngũ Tổ nói một câu, Ngài liền ngộ đạo. Khi ngộ đạo, Ngài đem giáopháp đó chỉ dạy lại cho người học sau này chóng thấy được Bồ-đề, chóng ngộ đượcBản tánh. Nay người nào nghe nhưng chưa ngộ thì nên tìm Thiện tri thức. Thiệntri thức là ai? Người hiểu được pháp Tối thượng thừa, biết chỉ thẳng con đườngchánh, đó là Thiện tri thức. Có nhiều người nói Phật Tổ dạy học đạo phải nhờThiện tri thức hướng dẫn, nhưng người nào là Thiện tri thức? Tùy theo pháp môn,nếu Thiền tông thì Tổ dạy: Thiện tri thức là người hiểu được pháp Tối thượngthừa và người đó chỉ thẳng con đường chánh cho mình đi. Có nhân duyên lớn làgì? Tức là hóa đạo khiến cho người được thấy tánh.
Tất cả pháp lành nhân nơiThiện tri thức mà hay phát khởi. Ba đời chư Phật, mười hai bộ kinh, ở trongtánh của người vốn tự có đủ, không có thể tự ngộ thì phải cầu Thiện tri thứcchỉ dạy mới thấy. Nếu tự mình ngộ thì không nhờ cầu bên ngoài, nếu một bề chấp,bảo rằng phải nhờ Thiện tri thức khác, mong được giải thoát thì không có lẽphải.
Đây là chỗ lầm lẫn của mộtsố người tu. Ngài nói: Giáo pháp Tối thượng thừa này được Phật Tổ chỉ dạy, nếungay nơi đó mình ngộ rồi thì thôi, nếu không ngộ thì phải nhờ Thiện tri thứcchỉ dạy để chúng ta nhân đấy mà ngộ. Như vậy muốn được ngộ là phải nhờ sự chỉdạy của Thiện tri thức để nhận ra Bản tâm, Bản tánh của mình, chớ không phảicầu Thiện tri thức ở bên ngoài để làm cho mình được giải thoát. Có nhiều Phậttử cứ nghĩ rằng đi đến cầu thầy, cầu những vị tu hành cứu mình hết phiền não,làm cho mình hết khổ. Nếu y theo pháp Phật mà tu thì mỗi người tự giải khổ, chớcó ai làm cho ai hết khổ được? Có ai làm cho ai hết phiền não được? Như hiệnnay quí thầy tu, còn Phật tử chưa tu, quí thầy muốn dạy cho Phật tử hết phiềnnão phải dạy thế nào? Phật dạy các pháp quán hoặc là nhẫn nhục hoặc là từ bihoặc là vô thường, hoặc là dùng trí Bát-nhã thấy các pháp là giả dối v.v... Chúngta biết ứng dụng các pháp Phật dạy, tu sửa lần lần hết phiền não, chớ các thầykhông thể nào làm cho Phật tử hết phiền não được. Vậy khi có phiền não chạy đếncầu thầy cứu được không? Chư Tăng chư Ni chỉ là người đi trước, biết được nhữnggì Phật Tổ dạy, rồi đem những pháp đó chỉ lại, Phật tử ứng dụng tự nhiên bớt phiềnnão, chớ không ai làm cho mình hết phiền não. Nếu trông cầu Thiện tri thức đưamình đến chỗ giải thoát thì không đúng, không bao giờ có việc như vậy. Thiệntri thức chỉ cho mình tự tỉnh, tự giác, sau khi tỉnh giác mình tiến tu mới giảithoát. Nếu người khác làm cho mình giải thoát được thì thuở xưa những đệ tử gầnvới Phật nhất như ngài A-nan, ngài La-hầu-la không cần phải tu. Ngài A-nan làem của Phật, ngài La-hầu-la là con Phật, Phật thành Phật rồi hai vị đó nhờ Phậtđộ cũng được giải thoát? Nhưng học kinh Lăng Nghiêm, chúng ta thấy ngài A-nanbị Ma-đăng-già dẫn dụ, Ngài khổ sở, hối hận, khóc bạch với Phật: Con ỷ lại làem của Phật, nay mới thấy nếu con không tu thì không thể nào giải thoát được.Như vậy chính em đức Phật, con đức Phật mà đức Phật không độ cho giải thoátđược, huống nữa là chư Tăng phàm phu. Như thế để quí vị hiểu rằng muốn đượcgiải thoát là y theo lời Phật dạy mà tự tu sửa phiền não che lấp Bản tâm. Do tusửa rồi tự mình sáng, tự mình giác, cái sáng, cái giác đó làm cho mình được giảithoát, chớ không ai làm cho mình giải thoát cả.
Vì cớ sao? Trong Tự tâmcó tri thức tự ngộ, nếu khởi tà mê vọng niệm điên đảo thì Thiện tri thức bênngoài tuy có giáo hóa chỉ dạy, cứu cũng không thể được.
Nghĩa là trong tâm mìnhtự có Thiện tri thức, nếu mình khởi niệm xấu thì niệm thiện của tâm quở trách cáixấu, cái xấu hết. Niệm thiện biết quở trách cái xấu là Thiện tri thức của Tựtâm. Còn nếu quí vị khởi niệm xấu, ví như ra chợ, ai nói tức, quí vị giận muốnmắng chửi người, khi ấy Thiện tri thức ở chùa làm sao gặp quí vị mà khuyên chokịp. Khi muốn mắng người, chỉ Thiện tri thức của Tự tâm khởi lên mới chận kịp,chớ Thiện tri thức ở chùa xa quá không thể đến chận kịp. Như vậy để biết rằngcứu mình gần nhất là Thiện tri thức của Tự tâm, còn Thiện tri thức ở xa nhưthầy bạn khó cứu mình kịp. Thành ra thầy bạn chỉ là người hướng dẫn cho mìnhbiết đạo lý rồi tự ứng dụng hằng ngày hằng giờ tự tu.
Nếu khởi chánh chânBát-nhã quán chiếu thì trong khoảng một sát-na vọng niệm đều diệt. Nếu biết Tự tánhmột phen ngộ tức đến quả vị Phật.
Phật địa tức là quả vị Phật.Đoạn trước Ngài dạy nếu khởi tâm tà mê, sanh điên đảo thì Thiện tri thức ở ngoàicứu không được. Đoạn này Ngài dạy nếu chúng ta khởi tâm chân chánh, dùng Trítuệ Bát-nhã quán chiếu thì chỉ trong khoảng một sát-na hay là trong khoảng mộtphút, một giây bao nhiêu vọng niệm đều hết, đó là tự biết được Tự tánh rồi tựngộ mà đến Phật địa. Chúng ta phải hiểu thật rõ, Bát-nhã chia ra làm ba phần:Văn tự Bát-nhã, Quán chiếu Bát-nhã và Thật tướng Bát-nhã. Như quí vị thườngtụng một thời ba biến, đọc chữ, đọc nghĩa, đó là Văn tự Bát-nhã. Còn Quán chiếuBát-nhã là sao? Nếu đọc đi đọc lại bài Bát-nhã đến thuộc làu, đó chỉ là thuộcvăn tự thôi. Nay đọc “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời,chiếu kiến ngũ uẩn giai không...”, chiếu kiến là quán chiếu. Quán chiếu như thếnào? Tức ngay thân năm uẩn, chúng ta phân tích cái gì là sắc uẩn? Sắc uẩn làphần hình thức vật chất. Trong phần hình thức vật chất này có những thứ nào kếthợp lại? Đất nước gió lửa. Cái gì là đất? Tức là những chất cứng như tóc, lông,răng, móng, da thịt, gân xương v.v... Cái gì là chất ướt? Máu mủ, mồ hôi v.v...Chúng ta phân tích, quán chiếu như thế. Ví như quí vị đang phiền não vì bịngười hiếp đáp hoặc nói xấu v.v... quí vị không nhớ câu họ nói mà lại quánchiếu thân này có thật hay không, quán kỹ nó do đất nước gió lửa kết hợp v.v...quán một lúc quí vị còn sân si với câu người ta nói không? Nếu quán chiếu thấythân không thật thì nói tốt, nói xấu, hoặc khen, hoặc chê cũng là thừa. Thế nênnói khi dùng Quán chiếu Bát-nhã thì tất cả vọng niệm đều diệt. Trái lại chúngta cứ đọc Văn tự Bát-nhã mãi nên không diệt được gì cả, rồi nói tôi tu mấy mươinăm, thầy dạy tụng Bát-nhã nhưng đến nay phiền não vẫn còn! Muốn hết phiền nãophải Quán chiếu Bát-nhã, nhờ quán chiếu chúng ta mới thấy rõ thân là duyên hợphư giả; từ thân đến tâm cũng xét nó là duyên hợp không thật. Như vậy cả thân lẫntâm biết rõ là tướng duyên hợp không thật thì bao nhiêu phiền não đều hết. Quánchiếu đến đó thì phiền não dứt, Thật tướng Bát-nhã hiện. Như vậy từ Văn tự đếnQuán chiếu, Quán chiếu rồi mới hiện Thật tướng. Chúng ta tu chỉ mới phần đầuthôi, chỉ Văn tự đã thấy là đủ nên không Quán chiếu, vì thế không hết phiềnnão. Quí vị thấy rõ trong kinh Bát-nhã nói: Bồ-tát Quán Tự Tại khi dùng tríBát-nhã quán chiếu năm uẩn là không thật liền qua tất cả khổ nạn. Khổ nạn nàoNgài cũng qua, còn chúng ta vì không quán chiếu nên qua khổ nạn không nổi! Vậymuốn qua khổ nạn phải quán chiếu chớ không được nói tôi tụng Bát-nhã qua hếtkhổ nạn! Tụng mãi cũng không qua hết, chỉ khi nào quán chiếu như thế mới hết.Vậy chúng ta thấy rõ trong sự tu hành, muốn diệt phiền não phải dùng trí tuệ màdiệt, tức là đúng như trong kinh Bát-nhã dạy là hằng dùng trí để quán sát. Nhưvậy mới đúng câu: “mồi đuốc trí tuệ của mình từ đuốc của Phật”. Nhân lời PhậtTổ dạy, chúng ta đem trí tuệ mình quán chiếu, do đó mới có trí sáng. Nay chúngta nghe đọc suông, đọc thuộc lòng, nhưng không quán chiếu thì làm sao có sáng,không sáng thì làm sao hết phiền não? Đây là cội gốc của sự tu hành, Tổ dạynhững lẽ thật, chúng ta phải thấy rõ. Thế nên Ngài bảo nếu dứt phiền não thì tựthấy Bản tánh, thấy Bản tánh là ngộ, ngộ tức nhiên đến quả vị Phật.
GIẢNG 3
Này Thiện tri thức, trítuệ quán chiếu trong ngoài sáng suốt, biết Bản tâm mình, nếu biết Bản tâm tứclà gốc của sự giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát-nhã tam-muội, tức làvô niệm.
Ngài dạy cho chúng ta thấydo dùng Trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, nên trong ngoài chúng ta đều rỗng suốt, dođó chúng ta mới nhận ra được Bản tâm. Tôi thường nói với quí vị muốn biết đượccái thật thì điều kiện tiên quyết là phải nhận ra cái giả. Biết được cái giả rõràng thì trên cái giả đó mình mới nhận ra mặt thật. Vì vậy từ Quán chiếuBát-nhã chúng ta mới thấy được vọng niệm là hư giả, vọng niệm hết rồi thì Tựtánh chân thật mới hiển bày. Tự tánh chân thật hiển bày là mình thấy được Bảntâm của mình; thấy được Bản tâm là gốc của giải thoát. Thế nên tôi thường nóigiác ngộ mới giải thoát. Thấy được Bản tâm tức là thấy được cái chân thật, nhânthấy được cái chân thật nên tất cả những vọng tưởng phiền não hư giả không cònđủ sức lôi cuốn chúng ta nữa, như vậy mới gọi là thoát ly sanh tử. Nếu không cógiác ngộ thì không bao giờ giải thoát, mà muốn giác ngộ là phải thấy được cáithật. Muốn thấy cái thật thì trước phải biết cái giả. Muốn biết cái giả phảidùng Trí tuệ Bát-nhã quán chiếu. Chúng ta quán thấy các pháp là duyên hợp hư giả,nhưng không phải là bi quan, vì chúng ta biết rõ cái giả để nhận ra cái thật, chớkhông phải để chán. Nếu không nhận ra cái thật thì người ta có thể bi quan, cònchúng ta biết ngay cái giả đó có cái thật, như vậy sự tu mới đưa chúng ta đếnchỗ viên mãn cứu kính. Ngài dạy rằng được giải thoát như thế là được Bát-nhãtam-muội, đó là vô niệm.
Sao gọi là vô niệm? Nếuthấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là vô niệm.
Thật là đơn giản! Vô niệmlà gì? Thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm. Không nhiễm trước là không dính, khôngmắc. Thấy người, thấy vật, thấy đủ cả, biết rõ ràng mà không dính mắc nơingười, nơi vật, đó là vô niệm. Còn dính là có niệm. Suy nghĩ về người, về vậtthì sự suy nghĩ đó làm cho chúng ta có niệm thương ghét... đó là chúng ta dínhmắc. Thế nên khi chúng ta thấy tất cả mà không suy nghĩ việc đó thế này, thếkia v.v... thì đó là vô niệm. Nếu vô niệm thì thế nào?
Dụng tức khắp tất cả chỗ,cũng không dính mắc tất cả chỗ, chỉ thanh tịnh nơi Bản tâm, khiến sáu thức rasáu cửa đối trong sáu trần không nhiễm không tạp, đi lại tự do, thông dụngkhông kẹt tức là Bát-nhã tam-muội, tự tại giải thoát gọi là vô niệm hạnh.
Ngài dạy thật là cụ thể.Ngài bảo rằng đối với tất cả pháp mà tâm không nhiễm, không trước, đó là vô niệm;vì không nhiễm không trước nên dụng khắp tất cả chỗ nhưng không dính mắc ở tấtcả chỗ, chỉ Bản tâm mình thanh tịnh. Khi Bản tâm thanh tịnh thì sáu thức ra sáucửa: lỗ tai có cái biết của lỗ tai, con mắt cũng có cái biết của con mắt...,sáu thức ra vào đối tiếp với sáu trần nhưng không dính, không lẫn trong sáutrần, đi lại tự do, như vậy gọi là Bát-nhã tam-muội. Đừng nghe nói tam-muội làchánh định rồi tưởng rằng ngồi một chỗ, ngó xuống, tâm yên hết thì gọi là chánhđịnh Bát-nhã. Làm thế nào sáu căn tiếp xúc sáu trần vẫn có sáu thức phân biệt,nhưng không dính, không kẹt lẫn trong sáu trần thì đó là Bát-nhã tam-muội. Nhưvậy tu Bát-nhã tam-muội dễ hay khó? Đâu có bắt chúng ta ngồi một chỗ kềm chođược yên lặng rỗng rang, chỉ làm sao sáu căn tiếp xúc với sáu trần, có sáu thứctheo đó nhưng không dính không kẹt với sáu trần, đó là Bát-nhã tam-muội. Nhưthế quí vị có thể cả ngày đi ngoài đường ngoài chợ mà vẫn Bát-nhã tam-muội nhưthường. Trái lại nếu bị dính mắc thì hết tam-muội! Đấy sự tu hành rõ ràng nhưthế, nên Ngài nói “khiến cho sáu thức ra sáu cửa tiếp xúc sáu trần mà khôngnhiễm, không tạp, đi lại tự do, thông dụng không kẹt, đó là Bát-nhã tam-muội,tự tại giải thoát gọi là vô niệm hạnh”. Như vậy không dính không mắc rồi giảithoát tự tại đó gọi là vô niệm hạnh, nghĩa là cái hạnh vô niệm. Trong khi hànhđộng đối với mọi cảnh, mọi người chúng ta hằng sống trong vô niệm. Đến đây Ngàimới quở chỗ bệnh:
Nếu trăm vật chẳng nghĩ,chính khi đó khiến cho niệm bặt đi, ấy là pháp phược, ấy gọi là biên kiến.
Qua đoạn này quí vị thấylối tu của Lục Tổ rõ ràng khác với lối tu của những người kềm giữ. Ngài nóirằng nếu trăm vật chẳng nghĩ tức là mình chối bỏ tất cả không dám thấy, không dámbiết gì hết, chỉ ngồi một chỗ kềm, đè tâm mình xuống không cho nó nhớ nghĩ điềugì, chính khi ấy khiến cho niệm bặt đi, nếu khiến cho niệm bặt là pháp phược.Pháp phược là bị pháp trói. Nghe nói tâm mình thanh tịnh không động, chúng tacứ đè cho nó thanh tịnh, không động thì đó là bị pháp trói, đó là biên kiến chớchưa phải thấy đạo. Đoạn này phải hiểu kỹ để quí vị khỏi đâm ra nghi ngờ. VậyLục Tổ cho nghĩ hay không cho nghĩ? Như ngồi suy nghĩ ông A sớm mai nói cái gì,cô B ban chiều nói điều gì, nghĩ việc này việc kia v.v... cho là đúng. Chỗ nàytôi thấy dễ bị lầm lắm. Tổ bảo trăm vật không nghĩ tức đè cho niệm bặt đó làbiên kiến. Như vậy chúng ta tu thế nào để không phải là biên kiến? Tức là phảitu “vô niệm” như Ngài dạy, nghĩa là thấy nghe tất cả mà không dính không mắcvới tất cả. Có người khi ngồi thiền nghe tiếng nói bên ngoài họ sợ lắm, chorằng nghe tiếng là động, thấy bóng người đi qua cũng sợ, họ cố đừng nghe đừngthấy để đè tâm xuống, như vậy là biên kiến. Còn chúng ta ngồi thiền thì cứ ngồi,người ta nói chúng ta cũng nghe, nhưng không suy nghĩ xem người đó nói cái gì,khen ai, chê ai... nghe thì biết mình đang nghe. Có ai đi tới cũng thấy và biếtmình đang thấy, chớ không có cái “không biết”. Thành ra hai việc khác nhau, tôinói cho quí vị đừng lầm. Nếu ngồi thiền mà sợ tiếng, sợ thấy, sợ tất cả, chỉ đètâm mình xuống cho nó lặng, như vậy chỉ có một cách đè thôi, nên không có cáigiác. Trái lại chúng ta ngồi thiền mà hằng giác, tai nghe, mắt thấy, tất cả cơquan đều có cảm giác, nhưng không chạy theo trần cảnh bên ngoài. Người ta nóicái gì mình cũng nghe, biết mà không chạy theo, suy nghĩ thêm cái đó hay dở rasao, như vậy không phải là trăm vật không nghĩ. Chỗ này rất tế nhị và đa sốngười tu hay bị kẹt trong hai trạng thái: hoặc là không nghĩ tức là đè, hoặc lànghĩ tức là suy nghĩ đủ thứ... Chúng ta thường bị kẹt vào một trong hai điềuđó, chớ không chịu ở khoảng giữa như Lục Tổ dạy. Chỗ Lục Tổ dạy là thấy nghe đềubiết mà không chạy theo, nghe nói vẫn biết câu nói đó thế nào, người nói là namhay nữ, biết rõ ràng nhưng không thêm cái gì trong câu đó; thấy người đi biếtngười, thấy vật biết vật, thấy cái gì biết cái ấy nhưng không thêm điều gìtrong cái thấy đó. Như vậy ngồi thiền vẫn tỉnh, vẫn sáng không có đè; hằng thấyhằng biết nên là tỉnh, vì tỉnh nên với tâm đó mình không bao giờ mất. Nếu chúngta chỉ đè cho nó lặng xuống thì một lúc coi như cây khô; nếu nó lặng được nhưcây khô là vô tri vì không nghe, không thấy, không biết gì cả, như ngồi chếtkhô. Cái đó là một sức mạnh nhưng chính là định của Tiểu thừa, thường trongkinh Đại thừa Phật quở là trầm không trệ tịch. Còn cái định của Thiền tông,định mà như không định. Người ta nói mình nghe rõ ràng, nói tiếng nào mình biếttiếng ấy, người ta đi tới đi lui mình thấy rõ ràng nhưng không chạy theo, đó làđịnh. Bởi vì tâm không dấy khởi, đó là định, không dấy khởi mà hằng tri hằnggiác, đó mới là quí. Chỗ mà Lục Tổ dạy đây là sáu căn tiếp xúc với sáu trần,sáu thức vẫn ra tiếp nhưng không dính, không mắc với sáu trần, đó là định, đó làvô niệm, chớ không phải đè là vô niệm. Vì vậy nếu tu theo Lục Tổ thì ít có dịpngồi thiền lắm. Khi Lục Tổ còn ở đời, có lần thấy một ông Tăng ngồi thiền nơihành lang, Ngài đến kê miệng vào tai thổi phèo một cái; lại một lần khác Ngàithấy một vị Tăng ngồi thiền ở một góc vườn, Ngài cầm gậy đập. Nhưng sau này cácTổ thấy chúng ta không thực hành nổi lời dạy của Lục Tổ, sáu căn của chúng tavừa tiếp xúc thì nó chạy ra hòa với sáu trần rồi, nó dẫn chúng ta chạy mãi nênchư Tổ bắt ngồi lại cho đỡ một chút. Nhưng việc ngồi của chúng ta khác hơn, làkhi ngồi không có đè, cũng không bặt hết không biết gì, mà là hằng biết tất cảvật nhưng không chạy theo, nghĩa là kia nói “bách vật bất tư” còn chúng ta“bách vật hằng tri” nhưng không chạy theo vật nào cả, như thế mới đúng với lờidạy của Lục Tổ. Hiểu như thế, chúng ta mới thấy Lục Tổ chỉ phương pháp tu rấtlà đơn giản, rất là thẳng tắt, đường lối của Lục Tổ là ngay trong cuộc sốnghiện tại, chúng ta hằng hoạt động mà hằng tu, chớ không phải ngồi một chỗ mớitu. Sáu căn tiếp xúc sáu trần, sáu thức vẫn ra nhưng không bị dính, bị kẹt, đólà thông suốt, mà thông suốt như vậy gọi là vô niệm hạnh.
Này Thiện tri thức, ngườingộ được pháp vô niệm thì muôn pháp đều thông, người ngộ được pháp vô niệm thìthấy cảnh giới của chư Phật, người ngộ được pháp vô niệm thì đến địa vị Phật.
Trong đoạn này Tổ khen ngợipháp môn vô niệm. Người ngộ được pháp môn vô niệm thì muôn pháp đều thông, nghĩalà pháp nào cũng thấu suốt được. Vậy muốn đến địa vị Phật, muốn thấy được cảnhgiới Phật và muốn thông được tất cả pháp thì phải tu vô niệm. Vô niệm là gì?Đoạn trước đã giảng vô niệm là đối với tất cả cảnh, tất cả xứ, trong tất cảthời mà không dính mắc. Vô niệm là như vậy và người được như thế là thông tấtcả pháp, là thấy được cảnh giới Phật, là đến được quả vị Phật. Như vậy quí vịthấy thành Phật hình như không khó. Bởi vì đối với tất cả cảnh mình không dínhmắc là được, nhưng không hiểu tại sao chúng ta không chịu như thế, mà cứ dínhmắc hoài! Đâu cần thêm điều gì, chỉ đừng dính, đừng mắc là được. Vì vậy khó làtại chúng ta dính mắc, chớ nếu y lời Tổ dạy, gặp tất cả cảnh mà không dính mắcthì cảnh giới Phật đâu còn khó đối với mình.
Này Thiện tri thức, đờisau người được pháp của ta, đem pháp môn đốn giáo này, đối với hàng người đồngkiến đồng hành phát nguyện thọ trì như là thờ Phật.
Ngài nói thêm cho chúngta biết về sau những người được pháp môn đốn giáo này tức là pháp môn vô niệmdo Tổ dạy, nên đem pháp môn ấy đối với người mà truyền bá, đối với người đồng tuhành và phát nguyện thọ trì pháp môn đốn giáo này, những người truyền pháp mônđốn giáo này thì mình thờ kính như là thờ kính Phật.
Cố gắng tu thân không dámlui sụt thì quyết định vào quả vị Thánh; nhưng phải truyền trao, từ trước đếngiờ, thầm truyền trao phó chớ không được giấu kín chánh pháp.
Ngài bảo tất cả chúng takhi nhận hiểu được pháp môn đốn giáo này rồi, phải y theo sự truyền thừa của cácbậc tiền bối mà truyền lại cho kẻ hậu lai, không được ẩn giấu pháp môn này.
Nếu không phải là hàngđồng kiến đồng hành, ở trong pháp môn khác thì không được truyền trao, e tổntiền nhân kia, cứu kính vô ích, sợ người ngu không hiểu, chê bai pháp môn nàyrồi trăm kiếp ngàn đời đoạn chủng tánh Phật.
Đoạn trước nói gặp ngườiđồng kiến đồng hành, đây nói trường hợp không phải đồng kiến đồng hành. Chữ tiềnnhân kia, ở đây có hai ý: tiền nhân là người trước, người hiện đối mặt với mìnhcũng là người trước, hoặc người thuộc quá khứ cũng là người trước, trong đoạnnày cả hai đều có nghĩa. Đối với người trước như bậc Tôn túc của chúng ta chỉcho chúng ta pháp môn đốn giáo, pháp đó cao, nay chúng ta đem chánh pháp caoquí như vậy dạy người trình độ thấp quá, không hợp nên họ khinh lờn, như vậy làlàm cho giá trị người trước bị tổn giảm, đó là tại chúng ta sai. Đối với ngườiđối diện mình, nếu họ không hiểu nổi pháp môn đốn giáo, tỉ dụ họ chỉ cần thầydạy tu thế nào để đời sau họ sung sướng hơn đời này, mà chúng ta dạy việc giảithoát, pháp vô niệm thì họ không hiểu gì cả. Như vậy không có lợi cho họ, khôngđúng điều họ muốn, dĩ nhiên họ đâm ra chán khinh pháp cao cả của Phật Tổ, khinhpháp là có tội cũng là tổn giảm cho họ. Thế nên cả hai đều có tổn giảm. Nhưng ởđây chữ tiền nhân chỉ cho người đối diện nhiều hơn, vì những câu sau Ngài nói“cứu kính vô ích” nghĩa là chúng ta trao pháp cho họ rồi làm tổn hại tiền nhân kia,cứu kính là vô ích. “Sợ người ngu không hiểu, chê bai pháp môn này rồi trămkiếp ngàn đời đoạn chủng tánh Phật.” Như vậy hình như nhắm vào người đối diệnnhiều hơn. Vì e họ không hiểu rồi khinh chê làm cho trăm kiếp ngàn đời đoạnchủng tánh Phật. Tại sao? Ngay nơi tâm mình tức là Phật, mê là chúng sanh, ngộlà Phật, nay không hiểu, chê pháp đó là sai thì chừng nào họ tìm ra Phật? Ngaynơi tâm mình đã có Phật mà không chấp nhận thì bao giờ tìm ra Phật? Thế nên đólà làm cho họ trăm kiếp ngàn đời đoạn chủng tánh Phật.
Này Thiện tri thức, tôi cómột bài tụng Vô tướng, mỗi người phải tụng lấy, người tại gia, người xuất giachỉ y đây mà tu, nếu không tự tu, chỉ ghi nhớ lời của tôi thì cũng không có íchgì. Nghe tôi tụng đây.
Tổ dạy chung không dạyriêng cho giới nào. Tại gia hay xuất gia, nếu hiểu được, y như vậy tu đều cólợi, chớ đừng nhớ lời dạy, nhớ suông không có ích gì. Nhưng đa số chúng ta hiệnnay hay thuộc lòng, nghe Tổ nói bài tụng hay quá, cứ học thuộc làu mà khôngchịu tu gì cả.
Tiếp theo giải thích từngđoạn bốn câu của bài tụng:
Thuyết thông cập tâmthông,
Như nhật xử hư không,
Duy truyền kiến tánh pháp,
Xuất thế phá tà tông.
Thuyết là chỉ cho giáolý, tâm chỉ cho Thiền. Mở đầu bài tụng Ngài bảo: Người học đạo nếu thông cả haimặt thuyết và tâm thì chẳng khác nào mặt trời ở giữa hư không. Ngôn ngữ thông,Tâm thể cũng thấy được, thì người đó như mặt trời ở giữa hư không, rọi sángkhắp mọi nơi. Chỉ truyền pháp kiến tánh, ra đời phá tà tông. Chủ yếu của Lục Tổlà truyền pháp thấy tánh (kiến tánh thành Phật), pháp đó ra đời để phá nhữngtông tà lệch. Như vậy là nói lập trường, chủ trương của Ngài, nghĩa là baonhiêu pháp Ngài chỉ dạy nhắm thẳng chỗ kiến tánh, nếu không kiến tánh thì chưađúng chỗ Ngài muốn dạy, kiến tánh tức là nhận ra mình có Bản tánh.
Pháp tức vô đốn tiệm,
Mê ngộ hữu trì tật,
Chỉ thử kiến tánh môn,
Ngu nhân bất khả tất.
Ngài bảo pháp không chialà đốn hay tiệm, pháp chỉ như vậy, nhưng đốn tiệm là tùy theo căn cơ của người.Vì có người mê, có người ngộ nên có mau, có chậm; mau gọi là đốn, chậm gọi làtiệm. Sở dĩ pháp thành đốn tiệm là tùy căn cơ mê ngộ của người. Nhưng pháp kiếntánh này người ngu không thể hiểu. Tại sao? Bởi vì chỉ thẳng Bản tánh cho họ,nếu họ mê không nhận thì làm sao hiểu được. Thế nên phải nhận ra được Bản tánhmình mới hiểu được pháp của Tổ dạy.
Thuyết tức tuy vạn ban,
Hiệp lý hoàn qui nhất,
Phiền não ám trạch trung,
Thường tu sanh tuệ nhật.
Nói tuy có muôn thứ nhưnghợp với lý, trở về lý thì chỉ có một. Ở trong nhà tối phiền não, thường phải sanhmặt trời trí tuệ. Ngài nói về danh ngôn thì có muôn thứ, nhưng về lý thật thìchỉ có một, chớ không có nhiều. Dụ như hiện nay chúng ta học nào là Chân tâm,Phật tánh, nào là Niết-bàn, Chân như v.v... tên thì cả trăm, nhưng về lý thìchỉ một sự thật đó thôi, chớ không có cái khác. Vì tùy chỗ mà đặt tên nên kinhluận đặt rất nhiều tên gọi là thuyết, tức là trên danh ngôn, chớ đến chỗ chânthật chỉ có một, nên nói lý thì trở về một. Điểm quan trọng nhất là ngay trongnhà tối phiền não, chúng ta phải làm sao cho mặt trời trí tuệ xuất hiện. Đó mớilà việc quan trọng trong sự tu hành. Hiện nay nhà chúng ta tối hay sáng? Tốithì phải cho mặt trời trí tuệ mọc lên sẽ hết tối, chớ không có gìkhác.
Tà lai phiền não chí,
Chánh lai phiền não trừ,
Tà chánh câu bất dụng,
Thanh tịnh chí vô dư.
Tà đến thì phiền não theođó sanh, chánh đến thì phiền não hết. Tại sao tà lai phiền não chí? Ví như trướcmặt chúng ta có người để một vật quí, xong họ đi vắng. Nếu khi ấy chúng ta dấyniệm tà thì thế nào? Bao nhiêu phiền não từ đó sanh. Nếu cũng vật đó, người chủvắng mặt, nhưng chúng ta có niệm chánh thì phiền não hết. Như chúng ta vừa cóniệm tà, muốn có vật quí ấy thì phiền não dấy lên; nếu niệm chánh đến, chúng tatự trách sao mình lại xấu như vậy thì bao nhiêu phiền não cũng theo đó hết. Nhưvậy chỉ có một niệm thôi, nhưng sai đi thì bao nhiêu phiền não dẫn đến. Thế nêntrong kinh thường nói “nhất ba tài động vạn ba tùy”, tức là một lượn sóng vừanổi lên, muôn lượn sóng kéo theo. Cũng thế, một niệm sai thì bao nhiêu niệmkhác dẫn, cho nên vừa có một niệm sai là phải dẹp và phiền não cũng theo đódứt, như vậy là lấy chánh độ tà. Trong tương đối phải như thế, nhưng đến chỗcứu kính thì sao? Cả tà lẫn chánh đều không dùng, mới hoàn toàn thanh tịnhkhông còn thừa gì nữa cả. Vậy là tu từ cái đối đãi, lần lần đến chỗ vượt khỏiđối đãi. Hiện nay chúng ta trong giai đoạn đầu khéo ứng dụng cái đối đãi mà tu,rồi lần lần sẽ đi tới chỗ hết đối đãi. Tóm lại, Ngài chỉ cho chúng ta tu từ cáiđối đãi, khéo tu thì phiền não hết, rồi cả hai bên tà chánh đều buông thì lúcđó mới là hoàn toàn thanh tịnh.
Bồ-đề bản Tự tánh,
Khởi tâm tức thị vọng,
Tịnh tâm tại vọng trung,
Đãn chánh vô tam chướng.
Bồ-đề là giác, cái giácđó ở đâu? Vốn là Tự tánh của mình. Giác vốn không phải cái gì xa, mà ngay nơiTự tánh của chúng ta, cho nên kiến tánh là thấy Bồ-đề, là giác. Khởi tâm tức làvọng. Như vậy Tự tánh hằng tri hằng giác là Bồ-đề, vừa dấy niệm lên là vọng.Tâm tịnh ở trong vọng, chỉ ngay đó mà chánh lại thì không có ba chướng. Bachướng là gì? Là nghiệp chướng, phiền não chướng, báo chướng. Nghiệp chướng lànhững thói quen, việc làm của mình. Thí dụ như chúng ta quen hút thuốc, ngàynào không có thuốc thì ngáp tới ngáp lui đó là nghiệp chướng, vì cái nghiệpquen hút thuốc nay thiếu, nó sanh chướng làm phiền mình. Đó là nói nghiệp nhỏ,nghiệp lớn cũng vậy. Phiền não chướng tức tham sân si. Báo chướng tức là thân bệnhhoạn, muốn tu, muốn làm lành làm công đức, nhưng cứ bệnh mãi nên tu không được.Đa số người tu hiện nay bị ba chướng làm khổ sở làm trở ngại, có người thì bịnghiệp chướng thói quen dẫn chạy hoài, dừng không nổi; có người bị phiền nãochướng, mỗi lần nghe người nói thế này, thế kia là nổi sân lên; có người khôngcó hai chướng trên nhưng thân cứ đau mãi. Nay muốn hết ba chướng, phải làm sao?Phải ngay trong vọng mà tâm mình thanh tịnh thì ba chướng hết, nghĩa là nhữngvọng tưởng lặng, tâm thanh tịnh hiện thì chướng dứt. Vì sống với tâm thanh tịnhthì không có báo chướng, cũng không có nghiệp chướng, cũng không cả phiền nãochướng. Trái lại sống với thân này là bị báo chướng, nghiệp chướng... Tóm lại,Ngài chỉ cho chúng ta biết rõ Bản tánh mình là Bồ-đề, Bản tánh mình là cái hằngtri hằng giác sẵn có. Chưa dấy niệm thì Bản tánh đó là Bồ-đề, vừa dấy niệm làvọng, vọng lặng, tâm thanh tịnh thì thoát khỏi ba chướng. Thật dễ dàng như vậyđó!
Thế nhân nhược tu đạo,
Nhất thiết tận bất phòng,
Thường tự kiến kỷ quá,
Dữ đạo tức tương đương.
Người đời nếu muốn tuhành thì tất cả trọn không có chướng ngại. Ai tu cũng được cả, nhưng muốn tuhành cho dễ, trước thường tự thấy lỗi mình. Nếu thường thấy lỗi của mình tức làhợp với đạo. Trên thế gian này ai cũng tu được cả, không có lựa người nào, nhưngmuốn tu cho gần với đạo là phải thường thấy lỗi của mình. Thí dụ như đang đi,vừa khởi một niệm gì liền biết niệm là sai, dừng nó lại, thường thấy như vậy làcùng đạo tương đương. Trái lại, thì cùng đạo không tương đương.
Sắc loại tự hữu đạo,
Các bất tương phòng não,
Ly đạo biệt mích đạo,
Chung thân bất kiến đạo.
Các loại có hình sắc tựcó đạo, mỗi cái không phòng não nhau, không làm chướng ngại nhau, nếu lìa đạo riêngtìm đạo, tức lìa sắc loại v.v... tìm đạo thì trọn đời không bao giờ thấy đạo.Tại sao sắc có đạo? Thí dụ như cái đồng hồ này có đạo không? Nếu thấy đồng hồmà chúng ta không dấy niệm gì cả thì có đạo, còn nếu thấy đồng hồ mà sanh niệmxấu tốt thì không có đạo. Như vậy trên thế gian này tất cả hình sắc đều khôngcó gì chướng ngại, không có lỗi lầm, chỉ tại tâm chúng ta chạy theo cảnh nênthành chướng ngại, thành lỗi lầm. Nếu tâm không theo cảnh thì cảnh đâu có lỗilầm gì, khi ấy thấy cái gì cũng là thấy đạo cả, cho nên gọi là “Kiến sắc minhtâm”, thấy sắc biết là mình có cái hay thấy tức nhiên là thấy đạo rồi! Như vậycái gì không phải đạo? Đâu phải thấy đạo là không thấy gì cả, nhà cửa cây cốingười vật đều là hiện tướng của đạo, nếu tâm mình thấy mà không dính không mắc.Trái lại nếu tâm mình dính mắc thì đó là chướng ngại, chớ không phải là đạo.Thế nên, nói tất cả sắc loại đều là đạo. Chúng ta thường nói: Thế gian này trầntục lắm, cái gì cũng không có đạo lý hết, khó tu lắm! Phải đi đâu tu mới hết thấyngười, thấy cảnh? Lên trên núi ở một mình nhưng hết gạo cũng phải xuống núi gặpngười thế gian, quần áo rách rưới cũng phải xuống thế gian... như vậy trốn ởđâu bây giờ? Sao bằng ngay trong thế gian này chúng ta thấy tất cả đều là đạo,như thế mới tu được, chớ trốn tất cả cảnh để cầu đạo thì khi nào được? Vì thếTổ bảo: ly đạo biệt mích đạo, chung thân bất kiến đạo, tức là lìa đạo,lìa cái hiện hữu ở đây đi tìm đạo nơi nào khác thì trọn đời không bao giờ thấyđạo. Có nhiều người tu không bao giờ hài lòng, ở thành thị thì nói thành thị ồnquá, muốn đến thôn quê ở, về thôn quê cũng thấy những cái phiền của thôn quê,muốn vào trong núi cũng gặp những cái phiền của núi... Sự thật đi suốt kiếpcũng không có chỗ nào như ý mình được, vì mỗi chỗ có cái phiền khác nhau, chỉlà ngay đó chúng ta đừng dính đừng kẹt thì đó là đạo, đạo ngay trong thế gian.
Ba ba độ nhất sanh,
Đáo đầu hoàn tự áo,
Dục đắc kiến chân đạo,
Hạnh chánh tức thị đạo.
“Ba ba độ nhất sanh” tứclà lăng xăng qua một đời, nay ở chỗ này, mai dời chỗ kia, trọn một đời chưa tìmđược chỗ ở. “Đáo đầu hoàn tự áo” là rốt cuộc rồi cũng tự phiền, tự buồn, khônghài lòng. Muốn thấy đạo chân thật, hạnh chánh đó là đạo rồi, chớ không tìm đâucả, nghĩa là trong mọi cảnh chúng ta đừng dính mắc bên này bên kia thì đó làđạo. Ngay cái chánh này là đừng dính mắc hai bên có không, phải quấy, tốt xấu,thì ngay đó là đạo. Trái lại nếu chúng ta còn có tâm niệm dính mắc, dù chạy vàorừng hay lên núi lên non cũng không bao giờ thấy đạo. Như vậy là quá rõ! Chúngta phải biết như vậy mà tu. Có những người cứ lăng xăng nay chỗ này mai nơi kiađể tìm đạo, rốt cuộc làm gì có đạo. Thế nên Ngài dạy lăng xăng qua một đời,cuối cùng rồi tự phiền muộn; muốn thấy đạo chân thật không gì hơn là hạnh đúngđắn tức là hạnh không kẹt vào bên này hoặc bên kia thì đạo hiện tiền.
Tự nhược vô đạo tâm,
Ám hạnh bất kiến đạo,
Nhược chân tu đạo nhân,
Bất kiến thế gian quá.
Ám hạnh tức là hạnh mờ tối.Tổ dạy vì trong tâm mình không có đạo nên hạnh mình mờ tối, do đó không thấy đạo.Nếu người chân chánh tu hành thì không thấy lỗi của thế gian. Trong đoạn trướcNgài bảo người nào không thấy lỗi của kẻ khác thì người đó gần với đạo, tươngđương với đạo. Trong đoạn này Ngài nhắc người chân chánh tu hành là không thấylỗi thế gian. Còn chúng ta hiện nay thế nào? - Thấy lỗi người nhiều quá! Ởchung năm, ba chị em thì chị nào cũng có lỗi cả. Ngồi lại nói chuyện với ngườikhác thì chị số một lỗi này, chị số hai lỗi kia, chị số ba lỗi nọ... chỉ cómình là không kể lỗi. Vì thấy lỗi thế gian nhiều quá nên không làm sao gần đạođược. Thế nên Ngài dạy người tu hành chân chánh phải không thấy lỗi của thếgian.
Nhược kiến tha nhân phi,
Tự phi khước thị tả,
Tha phi ngã bất phi,
Ngã phi tự hữu quá.
Trong đoạn này Ngài chỉthẳng cho chúng ta thấy căn bản của sự tu hành. Nếu thấy lỗi của người khác thìlỗi của chính mình đã tới bên tả, tức là bên cạnh rồi. Người khác quấy, ta chẳngquấy, ta quấy tự nhiên ta có lỗi. Nếu cứ thấy lỗi người này người kia, đến đâucũng kể lỗi người tức mình đã có lỗi, lỗi của mình đã sờ sờ đó rồi! Điều đó dễhiểu lắm. Người lỗi ta chẳng lỗi, ta quấy tự ta có lỗi. Tại sao người lỗi mà takhông lỗi? Tức là người đó có cái dở, nhưng là chuyện của họ, chúng ta đừng canthiệp vào, như vậy họ có lỗi mà ta không lỗi. Tại sao cả ngày chúng ta cứ làmviệc thiên hạ, đi xóm này nói chuyện của xóm kia, đi xóm kia nói chuyện của xómnày. Chúng ta không tự thấy lỗi mà cứ thấy lỗi của người, rồi chen vào việc củahọ, nếu chúng ta chen vào lỗi của người thì ta thành có lỗi. Nếu chúng ta cólỗi thì tự thấy rồi tự sửa, tại sao chỉ thấy lỗi của người rồi đem mách ngườinày người kia chi cho thêm phiền, cho thành lỗi? Thật ra hầu hết chúng ta đềucó bệnh hay đem chuyện người ra nói, còn chuyện của mình, điều hay thì nói, điềudở thì giấu kín, từ đó sanh ra tự cao. Vì thấy người có lỗi nên ai cũng thua mình,còn lỗi mình thì giấu mất nên thấy mình cao hơn thiên hạ, đó là ngã mạn. Tráilại, chúng ta thấy lỗi mình thì đâu có tự cao, đâu dám tự xưng ta hơn người;không thấy lỗi người thì đâu dám xem người thấp, đâu biết ai dở mà dám khi, nhưvậy ngã mạn theo đó hết. Việc tu hành tế nhị như vậy, nếu thấy lỗi người màkhông thấy lỗi mình thì sanh ngã mạn, đó là bệnh làm cho người tu bị chướngngại.
Đãn tự khước phi tâm,
Đả trừ phiền não phá,
Tắng ái bất quan tâm,
Trường thân lưỡng cước ngọa.
Tổ nói thật là dễ dàng,chỉ tự mình dẹp lỗi nơi tâm mình, trừ hết các phiền não, yêu ghét đều không bậnlòng thì duỗi thẳng hai chân ngủ. Thương ghét không có bận lòng thì duỗi thẳnghai chân ngủ khò! Chúng ta ngủ không được là tại còn thương ghét. Người thươngmà xa thì nhớ ngủ không được, người ghét mà gần cũng tức ngủ không được. Nhưvậy hai việc làm cho chúng ta ăn không ngon, ngủ không yên là thương và ghét,nay thương ghét không bận lòng thì duỗi chân ngủ. Đức Phật cũng đã dạy ngườinào không bận đến chuyện thương ghét, hơn thua thì người đó ngủ ngon. Đoạn nàyTổ cũng nói như vậy, ai mà yêu ghét không bận trong lòng thì duỗi thẳng haichân nằm ngủ. Người đến giờ ngủ, duỗi chân ngủ khò, đó là người sung sướng.Chắc ai cũng muốn vậy mà làm không được là vì bỏ hai điều thương ghét chưađược, bỏ không được nên ngủ hết ngon! Đó là sự thật trăm phần trăm.
Dục nghĩ hóa tha nhân,
Tự tu hữu phương tiện,
Vật linh bỉ hữu nghi,
Tức thị Tự tánh hiện.
Tiếp theo Ngài dạy muốnlợi tha, muốn nghĩ giáo hóa người khác thì tự mình phải có phương tiện, tức làmình phải thông phải hiểu, như đoạn trước nói thuyết thông, tâm thông, đó làphương tiện đầu. Muốn giáo hóa người mà mình chưa có gì cả thì dạy người điềugì? Nhiều khi dạy không đúng khiến người đi quàng trong lùm bụi càng khổ hơn,cho nên muốn giáo hóa người thì trước chúng ta phải có phương tiện, chớ khiếnngười kia còn nghi ngờ. Dạy là để giải quyết nghi ngờ cho người thấy đạo, nếuchúng ta dạy mà người càng nghi, không biết thầy dạy có đúng lời Phật dạykhông, thử hỏi dạy làm gì? Nếu họ không còn nghi tức là Tự tánh hiện. Chúng tadạy cho họ hết nghi ngờ, tâm không còn thắc mắc băn khoăn thì phiền não lặng,phiền não lặng thì Tự tánh hiện, đó là căn bản giáo hóa.
Bốn câu kệ tiếp theo đây,hầu hết người đọc kinh Pháp Bảo Đàn đều thuộc.
Phật pháp tại thế gian,
Bất ly thế gian giác,
Ly thế mích Bồ-đề,
Kháp như cầu thố giác(1).
Phật pháp ở ngay nơi thếgian này, chớ không ở đâu xa lạ. Không thể lìa thế gian mà có sự giác ngộ. Đức Phậtgiác ngộ ngay nơi thân này, cảnh này. Vậy thì chúng ta giác ngộ cũng là giácngộ ngay thân cảnh này. Tỉ dụ như ngay trong thân này chúng ta biết cái nào làgiả, cái nào là thật, thấy được Chân tánh của mình thì đó là giác ngộ. Ngay nơicảnh này chúng ta biết cái gì là tướng duyên hợp, biết rõ nó thì đó là giác.Như vậy là giác trên cảnh hiện tại, ngay nơi thân hiện tại. Thế nên nói: Khônglìa thế gian mà có giác ngộ, nếu lìa thế gian mà tìm Bồ-đề (tức là cầu giácngộ) giống như chúng ta tìm cái sừng của con thỏ. Tìm chừng nào được? Chínhđoạn này nói lên tinh thần thực tế của Lục Tổ, Ngài chỉ cho chúng ta thấy rõ sựthật là như thế. Không phải chỉ Lục Tổ mà chư Tổ và cả đức Phật cũng là giácngộ ngay nơi cảnh thế gian, vì thế bao nhiêu lời dạy của Phật, bao nhiêu kinhđiển cũng chỉ thẳng cho chúng ta thấy được lẽ thật của cảnh thế gian này. Nếubỏ thế gian mà tìm giác ngộ thì đó là chuyện xa xôi, vô nghĩa. Như vậy chủ yếu chúngta muốn giác ngộ là phải giác ngộ ngay nơi thế gian.
Chánh kiến danh xuất thế,
Tà kiến thị thế gian,
Tà chánh tận đả khước,
Bồ-đề tánh uyển nhiên.
Chánh kiến gọi là xuất thế,tà kiến gọi là thế gian. Tại sao? Tà kiến là thấy lệch tức là hiểu lệch, kẹt vàohai bên, hoặc là chấp có chấp không, hoặc là chấp phải chấp quấy... Chấp lệchmột bên là thế gian. Chánh kiến tức là thấy đúng, thấy không kẹt vào hai bên,đó là xuất thế. Cả hai “chánh” và “tà” đều dẹp hết thì tánh Bồ-đề hiện rõ ràngkhông nghi ngờ. Trong những đoạn trước Ngài nói yêu ghét không bận lòng thì ngủngon, hoặc tà chánh đều không dùng thì thanh tịnh đến vô dư. Trong đoạn nàyNgài lặp lại một lần nữa: Cả hai “tà, chánh” đều dẹp thì tánh Bồ-đề sáng rỡ.Như vậy chúng ta thấy cốt yếu muốn tánh Bồ-đề hiện thì đừng kẹt hai bên, chớkhông có gì lạ.
Thử tụng thị đốn giáo,
Diệc danh đại pháp thuyền,
Mê văn kinh lụy kiếp,
Ngộ tắc sát-na gian.
Bài tụng này gọi là đốngiáo, cũng gọi là thuyền đại pháp, thuyền pháp lớn. Người mê nghe thì trải qua nhiềukiếp, còn người ngộ nghe thì chỉ trong khoảng sát-na liền ngộ.
Tóm lại trong bài tụngnày Ngài chỉ thẳng cho chúng ta biết rõ đâu là mê, đâu là ngộ. Tôi giản trạchchủ yếu Ngài dạy chúng ta tu hành là đừng kẹt ở hai bên.
Giai đoạn đầu khi tu phảigiữ cái chánh bỏ cái tà, tà đến thì dẹp, chánh đến thì giữ, dùng chánh phá tà, khità hết rồi thì cái chánh cũng phải buông, tà chánh đều không dùng thì đến chỗthanh tịnh.
Thứ hai là phải thấy mìnhchớ đừng thấy người. Thấy lỗi mình nghĩa là thấy từ vọng tưởng cho đến hành động,ngôn ngữ, điều gì sơ sót mình phải sửa. Tu là sửa, nếu không thấy lỗi thì làmsao sửa? Thế nên từ tâm niệm đến thân miệng, thấy được điều gì sai, điều gì lỗithì sửa, đó là tu. Trái lại thấy người mà không thấy mình, đó là lỗi, đó là tạonghiệp. Vì vậy muốn gần với đạo, người tu phải hằng thấy mình, đúng tinh thầnnhà Thiền gọi là phản quan tự kỷ. Phản quan tức là soi lại, tự kỷ là chínhmình, hằng soi lại chính mình, nhờ soi lại mới thấy mình lỗi, đó là tu. Chúngta có tật là hay soi ra ngoài, con mắt luôn nhìn ra, vì thế chỉ thấy người khácmà không thấy mình. Nay phải nhìn trở vào, soi trở lại mình để thấy từng hànhđộng, từng tâm niệm, thấy như vậy mới tu được, còn nếu chỉ thấy người là tukhông được. Thế nên người tu Thiền là phải phản quan, đó là gốc của sự tu hành.Người nào thấy được mình thì cùng với đạo tương đương, tức là gần với đạo.
Điểm thứ ba, Ngài dạychúng ta tu thì phải hằng dùng tâm chân chánh dẹp bỏ những tâm tà vạy, nhất làlàm sao dứt sạch các thứ phiền não. Muốn dẹp sạch phiền não thì đừng bận lòng vềsự yêu ghét. Yêu ghét không bận lòng thì phiền não theo đó dứt, trái lại nếubận lòng về yêu ghét thì phiền não không dứt.
Điểm thứ tư, Ngài chỉ thẳngcho chúng ta thấy tu là tu ngay trong thế gian này chớ không phải ở nơi nào khác.Ngay trên thế gian mà tỉnh giác đó là tu, nếu bỏ thế gian để tìm nơi huyền bínào, bỏ thế gian để cầu giác ngộ (thí dụ như xuất hồn vào trong hư không để tìmđạo) thì đối với Tổ cũng như tìm lông rùa, sừng thỏ. Phải ngay thế gian mà giácchớ đừng tìm cầu ở đâu xa.
Chúng ta thấy bài tụngtuy dài nhưng có thể tóm lại mấy điểm chánh yếu để làm then chốt cho sự tuhành. Nếu chúng ta hằng thấy hằng biết như vậy là chúng ta hằng tu, quí vị nhớ kỹbiết như vậy là tu, chớ không phải thuộc lòng bài tụng này là tu. Tôi nhắc lạimột lần nữa: Yếu chỉ của Ngài dạy chúng ta là đừng thấy lỗi người mà phải thấylỗi mình (điểm này tuy ở giữa nhưng đúng ra phải ở đầu) vì thấy như vậy rất cầnthiết cho sự tu, kế đó phải bỏ hai bên, tà chánh đều buông, tiếp đến cả tắng áicũng phải dẹp, sau cùng thấy rõ thế gian là đạo, chớ không phải tìm đạo ở ngoàithế gian.
Tổ lại bảo: “Nay ở chùaĐại Phạm nói pháp đốn giáo này, khắp nguyện cả pháp giới chúng sanh ngay lờinói này đều được thấy tánh thành Phật.” Khi ấy Vi sử quân cùng quan liêu đạotục nghe Tổ nói, không ai mà chẳng tỉnh ngộ, đồng thời làm lễ đều tán thán:“Lành thay! Đâu ngờ ở Lãnh Nam có Phật ra đời!”
Mọi người đều hoan hỉ tánthán: Đâu ngờ ở Lãnh Nam có Phật ra đời. Vì những lời Tổ nói giống như lời Phậtdạy nên khen Ngài cũng như là Phật vậy. Tất cả không ai mà chẳng tỉnh ngộ, quívị nghe có tỉnh chưa? Điều đó là cần đấy! Phải ráng tỉnh!
(1)Có quyển khác ghi là “kháp như tầm thố giác”.