Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II- GIẢNG VĂN KINH

13/09/201006:07(Xem: 9437)
II- GIẢNG VĂN KINH

Quán Tự Tại Bồ-táthành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhấtthiết khổ ách.

Khi Bồ-tát Quán Tự Tạihành sâu Bát-nhã ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hếtthảy khổ ách.

Trong đây khó nhất là chữ Không.Toànbộ Đại Bát-nhã gồmsáu trăm quyển, rất rộng rất nhiều, ở đây vì bài kinh rút quá gọn, nên ngườiđọc khó nhận ra được ý nghĩa.

Soi thấy năm uẩn đều không bằng cách nào?Chữ Không ở đâylà soi thấy năm uẩn đều không có Tự tánh, chớ không phải là không ngơ hay làchân không .

Không ngơ là không cógì hết, tức là chấp không. Hiểu chữ Không như vậy là sai lầm, không đúngtinh thần Bát-nhã là phá chấp, phá chấp có và phá chấp không.

Không nếu hiểu là chân khônglại không ổn, vì chân không không thể giải thích bằng ngôn ngữ văn tự được.

Để hiểu rõ chữ Không,chúng ta cần biết qua ba thời kỳ Phật giáo:

1. Sơ kỳ Phật giáo:Giải thích pháp Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, cho đây là chân lý. Như thế là cònnằm trên hình thức, nói về tướng hoặc có, hoặc không, hoặc thiện, hoặc ác v.v…

2. Trung kỳ Phật giáo:Nói về lý Tánh không tức là lý Bát-nhã.

3. Hậu kỳ Phật giáo:Nói về lý Chân không diệu hữu.

Chữ Không trongBát-nhã là không Tự tánh, hay Không tánh. Học Bát-nhã là học về lý Tánh không.Tánh không là gì ? Tánh là danh từ chỉ cái gì cố định, bất di bất dịch. Tánhkhôngchỉ tất cả pháp thế gian này đều không có cái gì cố định, bấtdi bất dịch, nghĩa là hằng đổi dời, không thật. Tinh thần Bát-nhã chống lạinghĩa Tánh hữu, tức là các pháp đều có Tự tánh, đều cố định, đều làthật. Quan niệm Tánh hữu là không đúng theo lý Bát-nhã.

Cácpháp thế gian không cố định nên không phải là thật, do duyên hợp nên không phảilà không ngơ.

Soi thấy năm uẩn đềukhông tứclà soi thấy năm uẩn đều không có tính cách cố định. Khi soi thấy năm uẩn đềukhông cố định, nên qua hết tất cả khổ nạn. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh từ vôthủy đến nay bị bệnh chấp ngã.

Bệnh thứ nhất của chấpngã là chấp thường nhất. Chấp thường nhất là mỗi người đều chấp thân tâm mìnhthật có, tức là thường còn thường nhất không thay đổi. Thử hỏi trong chúng ta,ai thấy được con người mình luôn luôn thay đổi? Từ thuở bé đến ngày nay khônlớn bốn, năm mươi tuổi, con người mình khi trước và ngày nay là một hay là hai?Nếu nhận thấy nó không khác, là thường nhất, gọi là chấp ngã. Nhưng kiểm lạixem con người mình về tâm sanh lý từ lúc bé thơ đến tuổi già nua có thật làthường nhất, có thật là không thay đổi, có thật là một chăng? Nhận xét như vậymới biết chấp ngã là một quan niệm sai lầm của con người.

Bệnh thứ hai của chấpngã là chấp chủ tể. Chấp chủ tể tức là chấp mình làm chủ trọn vẹn con ngườimình về cả hai mặt sanh lý và tâm lý. Ai cũng thầm nghĩ thân này là của tôi,tức là tôi làm chủ nó trọn vẹn, cũng như tôi có cái nhà và bàn ghế trong nhà,tôi làm chủ trọn vẹn tức là tôi có trọn quyền sử dụng nó không ai ngăn cản haysửa đổi được.

Nhưng tôi có thật sựlàm chủ con người tôi hay không? Về mặt sanh lý, tôi luôn luôn muốn cho thânthể được khỏe mạnh hồng hào, nhưng đôi khi nó cũng bị đau yếu nhức nhối, đòihỏi phải thuốc thang chữa trị. Như vậy tôi đâu có thật làm chủ thân tôi. Về mặttâm lý, tôi không làm chủ được tư tưởng của tôi. Như trong lúc ngồi thiền tôisuy nghĩ miên man hết việc này đến việc khác, tôi muốn tâm thanh tịnh mà có mấykhi được như vậy.

Hai quan niệm chấp ngã: ngã là thường nhất và ngã là chủ tể, là hai quanniệm sai lầm và lệch lạc. Do bệnh chấp sai lầm này nên chúng ta đau khổ. Nếuchúng ta nhận thấy rõ con người mình không thường nhất và không có chủ tể làchúng ta phá được bệnh chấp ngã.

Trong thời sơ kỳ Phậtgiáo, để phá bệnh chấp ngã, đức Phật bảo thân này do tứ đại hòa hợp là chonhững người thiên chấp về vật chất, thân này do ngũ uẩn hòa hợp là cho nhữngngười thiên chấp về tinh thần.

Nếu thân này đã do tứđại hòa hợp, tức là đất nước gió lửa hòa hợp, thì thân này không có nghĩa làthường nhất được. Trong bốn đại, không đại nào làm chủ, nên biết thân này khôngcó chủ tể.

Nếu thiên chấp về tâm,Phật dạy thân này do ngũ uẩn hòa hợp, tức là ngoài Sắc uẩn chỉ cho thân, còn cóbốn uẩn thuộc phần tâm lý là: thọ, tưởng, hành, thức.

Thọ là cảm giác, lãnhthọ. Ví dụ khi mắt nhìn thấy cảnh đẹp, mình nhận đây là cảnh đẹp, rồi vui thíchgọi là thọ lạc của mắt, khi nhìn cảnh xấu, mình nhận đây là cảnh xấu và cảmthấy chán ghét gọi là thọ khổ của mắt. Khi tai nghe tiếng nhạc hay tiếng khen,mình cảm thấy vui thích gọi là thọ lạc của tai, nếu nghe tiếng dở và tiếng chê,mình cảm thấy ghét giận gọi là thọ khổ của tai. Như vậy khi mắt tai mũi lưỡithân ý tiếp xúc với sáu trần bên ngoài, khi cảm thấy vừa ý và vui thích gọi làthọ lạc, khi cảm thấy trái ý và chán ghét gọi là thọ khổ. Cảm nhận sự vui buồnthương ghét gọi là thọ uẩn, tức thuộc phần tâm lý hay tâm thức.

Tưởng là những nghĩtưởng về các cảnh đã thấy, như khi chúng ta tưởng lại các cảnh đã thấy ở thànhphố hay núi non, thì các cảnh ấy hiện ra với mình. Hoặc khi chúng ta tưởng đếnviệc vị lai, thì những việc ấy hiện ra với mình. Như vậy những nghĩ tưởng trởvề quá khứ hay hướng đến tương lai là thuộc về tinh thần hay tâm thức.

Hành là những suy tư tiếp nối miên man sanh diệt chẳng dừng ở một điểm.Như khi chúng ta đang suy nghĩ một vấn đề gì, tâm tư chúng ta luôn luôn nghĩ từviệc này sang việc khác liên tục không ngừng, như người bộ hành đi đường, bướcnày tiếp nối bước kia không dừng. Hành cũng thuộc về tâm thức.

Thức là cái phân biệt. Ví dụ mắt thấy sắc, phân biệt là đẹp là xấu, tainghe tiếng, phân biệt là hay là dở v.v… Phânbiệt gọi là thức, thuộc về tinh thần.

Thọ, tưởng, hành, thứcbốn uẩn này thuộc về tâm. Vì tâm do bốn uẩn kết hợp không thể là thường nhất,cũng không có chủ tể, vì không uẩn nào là chủ. Tại sao năm thứ đều gọi là uẩn?Uẩn nghĩa là chứa nhóm hay tích tụ. Sắc chứa nhóm bốn đại hay tích tụ bốn đại,thọ chứa nhóm sáu thọ của sáu căn…

Trong thời sơ kỳ Phậtgiáo tức là thời kỳ nguyên thủy, Phật thuyết pháp vô ngãđể phá bệnh chấpngã về thân và tâm. Con người chúng ta là tướng duyên hợp do tứ đại hay ngũ uẩnkết hợp không thật, nên không thường nhất và không chủ tể. Vô ngã là không cómột cái ngã thường nhất và chủ tể.

Nhiều người hiểu lầmnghĩa vô ngã, cho rằng vô ngã là không ngơ tức là không có mình, không có thânnày. Nếu không có thân này thì ai đang sống đây, ai đang hoạt động, ai đang thọkhổ thọ vui? Có thân này nên chúng ta mới có cảm giác nóng lạnh, đau nhức hayêm dịu; có tâm này nên chúng ta mới cảm nhận, suy tư hay phân biệt. Nhưng thânvà tâm này là do duyên hợp tạo thành, nên không thường nhất và không chủ tể,gọi là vô ngã.

Lại có nhiều ngườinghĩ lầm thân tâm mình, từ xưa đến nay là một không biến đổi, mình làm chủ mìnhhoàn toàn, mình được tự tại, không ai có quyền làm chủ mình. Nhưng thật sự thểxác và tinh thần chúng ta, từ xưa đến nay đã đổi thay không biết bao nhiêu lầnvà chúng ta thật sự có bao giờ làm chủ chúng ta đâu! Nếu chúng ta nhận khôngđúng lẽ thật mà khăng khăng bám chặt vào quan niệm sai lầm, gọi là chấp. Có mộtquan niệm sai lầm về thân và tâm là thường nhất và có chủ tể, gọi là chấp ngã.Và chấp ngã là nguyên nhân của tất cả khổ đau trong cuộc đời.

Đến giai đoạn thứ hailà thời trung kỳ Phật giáo, đức Phật không còn nói thân này không thật, do tứđại hay ngũ uẩn duyên hợp giả có, mà đức Phật đi thẳng vào năm uẩn, soi thấytừng uẩn một đều không cố định. Vì mỗi uẩn không có tánh cố định, luôn luônbiến chuyển và đổi dời nên không thường nhất, không chủ tể, còn gọi là không Tựtánh. Năm uẩn còn không cố định huống là cái hợp thể do năm uẩn hợp lại tức làthân, là bản ngã của chúng ta làm sao cố định được.

Lấy một ví dụ cho dễhiểu là bàn tay chúng ta. Năm ngón tay co lại hợp thành nắm tay, nắm tay nàykhông cố định, nếu cố định thì đâu đợi năm ngón co lại mới hợp thành? Nếu xòebàn tay chia ra từng ngón một thì đâu có nắm tay. Năm ngón co lại thành nắmtay, thử hỏi ngón tay nào là chủ của nắm tay? Trong năm ngón không có ngón nàolàm chủ, nên nghĩa chủ tể của nắm tay không thành được. Nắm tay do năm ngón colại nên không thường nhất, nếu thường nhất thì đâu đợi năm ngón co lại mớithành, nếu thường nhất thì khi xòe bàn tay ra từng ngón một, nắm tay ở đâu? Cáithường nhất có còn không?

Như vậy nghĩa thườngnhất của nắm tay cũng không. Nắm tay trước không có, do duyên hợp tạm có, duyêntan thì mất, không thường nhất, không chủ tể, nên gọi là không cố định.

Tiến sâu hơn, chúng takhông nhắm vào nắm tay nữa, mà nói từng ngón tay, mỗi ngón tay có thật haykhông? Có đủ hai nghĩa thường nhất và chủ tể hay không? Mỗi ngón tay cũng làtướng duyên hợp do xương gân máu thịt hợp thành, nên không có đủ hai nghĩathường nhất và chủ tể. Một ngón tay không thường nhất và không chủ tể, năm ngóntay cũng thế, huống là nắm tay. Ngón tay là đơn vị hợp thành nắm tay, chính mỗingón tay ấy cũng là một hợp thể, cũng là tướng duyên hợp tạm bợ không thật,không cố định.

Đức Phật đi thẳng vàotừng uẩn một của thân năm uẩn, soi thấy mỗi uẩn đều không cố định nên gọi là soithấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.Làm sao qua đượckhổ ách? Khổ ách gốc từ đâu mà có? Nếu hỏi ai khổ thì trả lời tôi khổ, tôi bịtai nạn. Tôi là gì? Là bản ngã, là cái tôi trước sau như một, là cái tôi làmchủ. Nếu cái tôi trước sau như một, gặp điều gì trái sở thích gọi là khổ, gặpviệc gì làm nó bị suy giảm gọi là nạn. Sở dĩ có khổ nạn là vì chấp bản ngã, nếubản ngã không còn thì khổ nạn còn không? Bản ngã không còn không có nghĩa làkhông ngơ, mà có nghĩa là không cố định. Bởi bản ngã không cố định vì là tướngduyên hợp, bởi là tướng duyên hợp nên tạm bợ hư dối, đổi dời luôn luôn khôngdừng; không chủ tể, không thường nhất, đó là nghĩa “vô ngã”. Nếu ngay nơi nămuẩn, thấy rõ mỗi uẩn luôn luôn đổi dời không chủ tể và không thường nhất, thìcái thân do năm uẩn hợp lại làm sao có chủ tể và thường nhất được. Nên nói soithấy năm uẩn đều không, tất cả khổ nạn theo đó liền dứt.

Nếu chúng ta thấy rõthân này, về sanh lý cũng như tâm lý đều là tướng duyên hợp đổi dời không cốđịnh, thì mới biết thân này là hư dối không thật, cái ngã này là hư dối không thật.Và những gì đến với cái ngã hư dối không thật này, dù là tốt xấu hay vui buồncũng đều hư dối không thật, thì còn gì gọi là khổ ách nữa. Nên nói soi thấy nămuẩn đều không, liền qua hết tất cả khổ nạn.

Người tu hành chỉ cầnsoi thấy năm uẩn đều không là qua hết khổ nạn, là được giải thoát. Nhưng chúngta phải soi trong thời gian bao lâu mới thấy năm uẩn đều không? Bồ-tát QuánTự Tại hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời…Soi đây là hành, thâm là sâu xađến bao giờ thâm nhập được trí tuệ Bát-nhã, khi ấy xem thấy năm uẩn đều khôngcố định nên tất cả khổ nạn đều qua.

Trên đường tu tậpBát-nhã, chúng ta soi thấy năm uẩn đều có rõ ràng, như vậy lời Phật dạy khôngđúng sao? Đó là vì chúng ta chưa hành thâm Bát-nhã, thâm đây không phải nămmười ngày, đôi ba tháng hay hai ba năm, thâm đây là thâm nhập sâu xa trí tuệBát-nhã, khi ấy xem thấy năm uẩn đều không cố định nên tất cả khổ nạn đều qua.

Sở dĩ chúng ta đau khổlà vì mê lầm về bản thân nên sanh chấp ngã. Với trí tuệ Bát-nhã chúng ta thấyđúng như thật thân tâm này là tướng hư dối, luôn luôn biến chuyển không cốđịnh, nên không còn mê chấp nữa. Không mê lầm chấp ngã nên hết khổ nạn. Giả sửcó ai gọi tên ta và xỉ vả đủ điều, nếu chúng ta dùng trí tuệ Bát-nhã thấy đúngnhư thật thân tâm là tướng hư dối, không còn chấp ngã thì các đau khổ liền dứt.Người học Phật phải thấy đúng như vậy, vì đó là căn bản của sự tu hành.

Xá-lợi tử, sắc bất dịkhông, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng,hành, thức diệc phục như thị.

Này Xá-lợi-phất, sắc chẳngkhác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ,tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Đến đây Phật đi vàochi tiết, bảo ngài Xá-lợi-phất: Sắc uẩn chẳng khác với không, không chẳng khácvới Sắc uẩn. Không đây chẳng phải là không ngơ, hay trống không như hư không.Không đây là không Tự tánh tức là không cố định. Sắc uẩn là phần thân tứ đại,thân tứ đại này là tướng duyên hợp đổi dời không cố định. Chính bản chất thântứ đại này không cố định, nên không khác với không. Nếu thân tứ đại là cố địnhtức khác với không rồi. Cho nên nói Sắc uẩn chẳng khác với cái không cố định vàcái không cố định chẳng khác với Sắc uẩn.

Ví dụ cái bàn là tướngduyên hợp nên không cố định, như vậy cái không cố định chẳng khác với cái bàn.Vì sao? Vì ngay nơi cái bàn tự nó đổi dời sanh diệt nên không cố định, và cáikhông cố định là sẵn nơi cái bàn và ngay nơi cái bàn. Sắc chẳng khác không,không chẳng khác sắc là như vậy.

Sắc tức là không,không tức là sắc.

Trong đoạn trước cònso sánh, thấy dường như hai, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Đếnđây Phật chỉ thẳng chính Sắc uẩn là không cố định, không cố định chính là Sắcuẩn. Nghĩa là thân tứ đại này là tướng biến đổi không cố định, không cố định làthân tứ đại này. Nếu thân tứ đại cố định thì không diệt, nhưng thân bị sanhdiệt tức bản chất nó không cố định.

Như cái bàn này làkhông cố định, cái không cố định tức là cái bàn này, không phải rời cái bàn nàycó cái không cố định ở ngoài.

Nhiều người cho rằngsắc là sắc, không là không, vì sao lại nói sắc tức là không, không tức làsắc? Phải hiểu chữ khôngđây là không cố định, là sanh diệt đổi dời.

Thọ, tưởng, hành, thứccũng lại như thế.

Nghĩa là Thọ uẩn,Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn, bốn uẩn này cũng lại như thế. Thọuẩn chẳng khác với không cố định, không cố định chẳng khác với Thọ uẩn, Thọ uẩntức là không cố định, không cố định tức là Thọ uẩn. Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thứcuẩn cũng đều như vậy, chẳng khác với không cố định và tức là không cố định.

Xá-lợi tử, thị chưpháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Này Xá-lợi-phất, tướng không của các pháp, không sanh không diệt, khôngnhơ không sạch, không thêm không bớt.

Tướng không của các pháp tức là tướng không cố định của cácpháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tướng không cố định ấy chẳng sanh chẳng diệt,chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Vì sao? Vì là không cố định. Nếunói sanh tức là cố định mất rồi, nếu nói diệt tức là cố định mất rồi; nếu sanhthì đâu có diệt, nếu diệt làm sao có sanh? Cho nên nói tướng không cố địnhkhông phải sanh, không phải diệt, là như vậy. Nó không phải nhơ, không phảisạch, vì nếu là nhơ tức không bao giờ đổi thành sạch được , nếu là sạch tứckhông bao giờ biến thành nhơ được. Nên nói tướng không cố định không phải nhơ,không phải sạch. Cũng như vậy, tướng không cố định của các pháp không phảithêm, không phải bớt.

Nói tóm lại, tướngkhông cố định của các pháp không phải sanh, không phải diệt, không phải nhơ,không phải sạch, không phải tăng, không phải giảm. Tướng không cố định ấy khôngphải tất cả những tướng đối đãi. Vì sao? Vì nếu nó là cái này hay là cái kiatức là nó cố định mất rồi. Vì tướng không cố định, nên sanh có thể biến thànhdiệt, nhơ biến thành sạch, tăng biến thành giảm, hoặc diệt biến thành sanh v.v…Tướng của các pháp tùy duyên đổi thay nên không cố định. Vì tùy duyên đổi thaynên không thể xác nhận nó là cái gì được. Tỉ dụ chúng ta có một ly nước đangtrong sạch, nếu đem bỏ đất vào thì ly nước biến thành nhơ đục mất rồi. Như vậyly nước không cố định phải là sạch hay là nhơ mà tùy duyên, tức là từ sạch doduyên đổi, biến thành nhơ. Nếu là cố định, khi sạch phải sạch mãi không nhơ,khi nhơ phải nhơ mãi không sạch, mà thật ra nó tùy duyên thay đổi làm sao gọilà cố định! Đó là ý nghĩa tướng không cố định của các pháp, nó không phải làcái gì hết vì nó là tướng tùy duyên.

Thị cố không trung vôsắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; vô sắc,thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Cho nên trong tướngkhông không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi,lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thứcgiới.

Ở đây Phật dạy tướngkhông cố định không phải là năm uẩn, không phải là sáu căn, không phải là sáutrần, không phải là mười tám giới. Nếu nó là cái nào tức là cố định rồi. Vì nókhông phải là cái nào hết, nên nó mới tùy duyên không cố định. Nên nhớ chữ ở đây là không phải: khôngphải sắc, không phải thọ, tưởng,hành,thức v.v… vì căn cứ trên tướng không cố định mà nói như vậy.

Khi chúng ta chấp nặngSắc thân, đức Phật dùng tứ đại để phá chấp; khi chấp nặng phần tâm lý, đức Phậtdùng ngũ uẩn để phá chấp. Khi chúng ta chấp về căn thân và trần cảnh, đức Phậtdùng Thập nhị xứ để phá chấp; khi chấp căn, trần và thức, đức Phật dùng Thậpbát giới để phá, cho nên nói không phải nhãn giới cho đến không phải ý thứcgiới. Nói tóm lại, trong cái không cố định không phải là sáu căn, không phải làmười hai xứ, không phải là mười tám giới, nghĩa là cái không cố định không phảilà tất cả pháp thế gian.

Vô vô minh, diệc vô vôminh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trídiệc vô đắc.

Không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chếtcũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ cũngkhông có chứng đắc.

Đây là chỉ pháp xuất thế gian. Thập nhị nhân duyên thuộc về sơ kỳ Phậtgiáo, bắt đầu là vô minh, hành, thức, danh sắc v.v… cho đến lão tử, đó là chiềulưu chuyển. Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt … cho đến lãotử diệt, đó là chiều hoàn diệt. Như vậy, cái không cố định, không phải là mườihai nhân duyên trong chiều lưu chuyển, cũng không phải mười hai nhân duyêntrong chiều hoàn diệt.

Không phải khổ, tập,diệt, đạo.

Tức là không phải phápTứ đế, nghĩa là cái không cố định không phải Khổ đế, không phải Tập đế, khôngphải Diệt đế, không phải Đạo đế. Pháp Tứ đế thuộc về sơ kỳ Phật giáo, là bốnpháp chân thật không dời đổi, tức là cố định. Nhưng ở đây nói không phải khổtập diệt đạo là để phá cái chấp cố định của Tiểu thừa.

Tiểu thừa đối với giáopháp Phật nói cho là chân lý, nên chấp chặt đó là thật. Nhưng ở đây phá luôncái chấp Mười hai nhân duyên và Tứ đế. Vì sao? Vì Mười hai nhân duyên và Tứ đếlà tướng không thật, đổi dời và không cố định.

Không phải trí, cũng không phải đắc.

Đây là nói đến quan niệm Bồ-tát. Thường thường Bồ-tát dùng Sáu ba-la-mậtđể độ chúng sanh, nhưng trong Sáu ba-la-mật, trí ba-la-mật là căn bản. NếuBồ-tát dùng sáu ba-la-mật độ chúng sanh, sẽ đắc quả Sơ địa đến Thập địa Bồ-tát,tức là có trí có đắc. Nhưng sự thật ở đây nói không trí cũng không đắc, vìkhông có sở đắc, tức là không có cái để chứng được.

Sự thật của pháp thếgian, tại sao nói không cố định, không phải tất cả pháp thế gian? Không phảitất cả pháp thế gian, nghĩa là không phải tất cả pháp đối đãi của thế gian. Cáikhông cố định đó, nó không phải là cái gì trong các pháp đối đãi thế gian, bởivì nếu nó là cái gì thì thành cố định cái đó rồi, cho nên nói cái không cố địnhkhông phải tất cả pháp thế gian, nhưng là tất cả pháp thế gian. Tất cả pháp đốiđãi thế gian không khác với không cố định, mà chính là không cố định.Đây là ý nghĩa thâm trầm của tinh thần Bát-nhã.

Thường thường tất cảpháp thế gian, khi lập ra cái gì người ta đều cố định cái ấy, xét cho kỹ cópháp thế gian nào mà chúng ta không chấp là thật đâu? Khi nói phải chúng tachấp phải là thật, khi nói quấy chúng ta chấp quấy là thật, nói tốt xấu dàingắn đều chấp là thật, nói cái gì đều chấp cái đó là thật. Nhưng thử hỏi tất cảcái ấy có thật không? Có cố định không? Nếu nói phải, có cố định là phải chăng?Nói quấy, có cố định là quấy chăng?

Ở thế gian khi ngườita nói như thế này là phải, thì tất cả người nghe theo nhận đó là phải và chocái phải đó là cố định. Nhưng người khác lại nói như thế kia là phải, thì sao?Tức nhiên cái phải quấy chỉ là cái bày ra đấy thôi. Cái bày ra đó của ai? Tứcnhiên là của những người lớn có uy quyền, rồi người sau bắt chước, chấp đó là phải,là cố định. Tỉ dụ hồi xưa các cụ nho nói người nữ là “khuê môn bất xuất”, chođó là phải. Lúc ấy mọi người đều thấy như thế là phải. Nhưng ngày nay người nữngang quyền với người nam, có quyền ra ứng cử… Như vậy quyền bình đẳng đó làphải hay là quấy? Nếu hiện nay là phải, thì cái phải ngày xưa với cái phải ngàynay còn là một được không? Có khác nhau không? Nếu ngày xưa là phải, thì hiệnnay đâu phải. Nếu ngày nay là phải thì ngày xưa hết phải. Như vậy ai phải? Cáinào phải?

Qua tỉ dụ trên, chúngta thấy cái phải không cố định, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trường hợp, tùytheo sự sắp đặt của người trên trước có uy quyền. Thời đó phải sống như vậy mớilà phải, tức là cái phải của thời đó, của lúc đó mà thôi, chớ đâu phải là cáiphải miên viễn muôn đời. Nếu chúng ta chấp cái đó là phải, mà có người nói khácđi tức nhiên ta phản đối lại, do đó sanh ra bao nhiêu tranh cãi phiền phức.

Xét kỹ lại tất cả cáiphải đều không cố định, đã không cố định thì đâu có thật. Phải đã như vậy, thìquấy cũng như vậy. Giả sử có những việc ngày xưa cho là quấy, ngày nay trởthành phải, cũng có những việc ngày xưa cho là phải, ngày nay trở thành quấy.Mỗi thời mỗi lúc đều mỗi khác, cho nên phải quấy đều không cố định, nếu chúngta chấp sự việc là cố định, tức nhiên là sai lầm, là không đúng sự thật.

Thiện ác có cố địnhđược không?

Thường thường chúng tahay nói làm việc này là thiện, làm việc kia là ác. Nhưng, tỉ dụ vào một buổichiều ngồi trên Thiền thất, tôi thấy một con kỳ nhông đang bò trên thân câytràm. Bỗng từ xa bay nhanh lại một con chim bìm bịp chực chụp mổ kỳ nhông, chúkỳ nhông hoảng sợ chạy loanh quanh thân cây, bìm bịp cũng bay loanh quanh đuổitheo. Đứng trước cảnh đó, tôi phải làm sao? Tôi ra đuổi con bìm bịp để cứu conkỳ nhông, việc làm đó là thiện hay ác? Thấy qua dường như là thiện, cứu đượcsanh mạng con vật bé nhỏ, đuổi được con vật lớn hiếp đáp, đó là việc thiện chớgì? Nhưng xét kỹ lại, quí vị thấy việc thiện đó đã thật là thiện hay chưa? Đứngvề bên con kỳ nhông đây là việc thiện, nhưng đứng về bên con bìm bịp thì thếnào? Buổi chiều đang đói, chim bìm bịp đi kiếm ăn, gặp được miếng mồi, sắp mổăn, mà bị người ngăn lại, làm sao khỏi sanh tức giận. Khiến kẻ khác tức giận đólà việc ác chớ gì? Như vậy việc đuổi chim bìm bịp chỉ thiện đối với con kỳnhông mà ác đối với chim bìm bịp, thiện ác có cố định không? Xét xa hơn nữa,chẳng những ác với chim bìm bịp mà còn ác với con mồi khác nữa, vì chim bìm bịpđâu chịu nhịn đói, tức nhiên phải kiếm một con mồi khác để ăn. Và con mồi nàylà nạn nhân của tôi vì nó đã thế mạng con kỳ nhông, nếu nó biết việc này tứcnhiên nó sẽ oán thù tôi luôn!

Qua câu chuyện trên,chúng ta thấy phải định thiện ác như thế nào? Thiện ác có cố định chăng? Mộtviệc làm mới nhìn dường như là thiện, nhưng nhìn qua một khía cạnh khác lại làác, chính đó là trong đối đãi không cố định, nghĩ làm việc thiện mà việc ác đãở bên cạnh rồi. Thiện ác không cố định mà chấp là cố định, là chúng ta đã sailầm. Tuy nhiên trong đối đãi, làm việc gì lợi mình lợi người là thiện, hoặc hạimình mà lợi nhiều người là thiện, còn làm việc gì lợi mình hại người là ác.

Nói lại tỉ dụ ly nướckhi nãy, nó có cố định là nhơ hay sạch chăng? Một ly nước đang trong sạch, bỏđất vào thành nhơ mất, đâu có cố định. Ly nước thành nhơ ấy, để lóng lại, lọcqua ly khác thì trở thành trong sạch. Ly nước luôn luôn đổi thay tùy duyênkhông cố định, nếu chấp vào một cái gì cố định là chúng ta sai lầm.

Đến tỉ dụ sự dài ngắn,một cây dài một thước để gần cây năm tấc, thì cây một thước là dài, cây năm tấclà ngắn. Khi cây một thước để gần cây hai thước thì cây một thước là ngắn, câyhai thước là dài. Như vậy chúng ta thấy tùy duyên mà cây một thước biến thànhdài ngắn trong đối đãi, chớ không cố định.

Sự tốt xấu của sự vậtcũng như vậy. Một món vật trung bình để gần một vật tốt thì trở thành xấu, nếuđể gần một vật xấu hơn thì trở thành tốt. Cái tốt biến thành xấu hay cái xấubiến thành tốt là tùy duyên thay đổi, không có cái xấu tốt cố định, nếu chấpvào sự vật cố định tức là sai lầm.

Cũng như vậy, tất cảcác pháp thế gian đều là đối đãi khôg cố định, nếu thấy các pháp không cố địnhlà thấy đúng như thật, nếu thấy các pháp cố định là thấy sai lầm, tức là khổvậy.

Học kinh Bát-nhã làphá chấp, nếu biết tất cả là không cố định thì còn chấp vào cái gì? Cho nên nóikhông phải tất cả, không có nghĩa là không có, mà ngay nơi đó thành tất cả. Bởivì cái không cố định này không phải là cái gì hết, không phải tất cả mà tùyduyên thành lập tất cả.

Tinh thần Bát-nhã chỉ cho chúng ta thấy rõ tấtcả các pháp đối đãi ở thế gian này là không có thật. Không thật là tướng tùyduyên không cố định, không cố định nên luôn luôn thay đổi theo duyên, theoduyên thay đổi nên không ở mãi một vị trí, không ở mãi một hình thức, không ởmãi một hoàn cảnh nào, luôn luôn tùy thời chuyển biến đổi thay.

Như vậy cái chuyển biếnđổi thay tùy thời tùy duyên gọi là không cố định. Nhìn thấy rõ như vậy là thấyđúng như thật, gọi là thấy bằng trí tuệ Bát-nhã. Nếu thấy một bên là thấy bằngthiên chấp, tức là thấy lầm. Nếu thấy bằng thiên chấp là cái thấy của vô minh,không bao giờ thấy đạo. Nếu thấy đúng như thật là thấy bằng trí tuệ, là thấyđạo.

Câu chuyện thiền sauđây cho chúng ta thấy các pháp tùy duyên chuyển biến. Thiền sư Đạo Ngô và đệ tửlà Tiệm Nguyên đi đám tang của một thí chủ. Khi ấy Tiệm Nguyên vỗ quan tài hỏithầy: Đây là sanh hay tử? Ngài Đạo Ngô trả lời: Sanh không nói, tử cũng khôngnói. Tiệm Nguyên tức quá hỏi lại thầy: Tại sao không nói? Ngài Đạo Ngô chỉ trảlời: Không nói! Không nói!

Tiệm Nguyên càng tức,vì sao thầy không nói tử mà cũng không nói sanh. Sau khi xong đám ra về, đingang qua cánh đồng, Tiệm Nguyên lại thưa: Thầy phải nói cho con nghe, thầykhông nói con sẽ đánh thầy. Vị thầy bảo: Đánh thì đánh, nhất định không nói.Ông học trò liền thoi vị thầy. Khi về đến chùa vị thầy bảo: Thôi chú hãy cuốngói đi đi, nếu Tri sự hay việc này chú sẽ không yên. Tiệm Nguyên đành phải rađi. Sau khi rời thầy, Sư cất một cái am ở xa để tu, Sư cứ mãi băn khoăn vấn đềtại sao không phải sanh, không phải tử, vì sao sanh tử đều không nói? Cho đếnmột đêm nghe am ở gần bên tụng kinh Phổ Môn, đến câu “ưng dĩ Tỳ-kheo, Tỳ-kheoni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thân đắc độ giả, tức hiện Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni,Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thân nhi vị thuyết pháp…” khi nghe đến đây Sư liền ngộ. Nhưvậy tại sao Tiệm Nguyên ngộ? Tại sao ngài Đạo Ngô không chịu nói sanh hay tử?Chúng ta quen sống trong đối đãi cho nên chấp cái gì cũng thật hoặc là sanhhoặc là tử. Nhưng theo tinh thần Bát-nhã thì sanh tử không cố định; nếu là sanhthì không tử, nếu là tử thì không sanh. Nhưng trong vòng luân hồi sanh tử khôngdừng: tử rồi lại sanh, sanh rồi lại tử, không cố định, nếu nói là sanh hay làtử là nói một bên. Cho nên vị thầy thà để học trò đánh mà không nói. Sau nàyngài Viên Ngộ bình rằng: “Thật là ông thầy vì trò mà máu ra lênh láng.” Thầy đãhy sinh tột độ để nhờ đức hy sinh đó người học trò mới ngộ. Nhưng Tiệm Nguyênđã ngộ cái gì? Khi nghe tụng: nếu cần dùng thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni,Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di để độ, liền hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc,Ưu-bà-di mà vì đó nói pháp… như vậy là tùy duyên mà hiện chớ không có cáigì cố định cả. Đó là chỗ Tiệm Nguyên đã ngộ. Ngài đã thấy đạo.

Trong kinh Pháp Bảo Đàn, lời di chúc của Lục Tổ cũng dạy như vậy. Lục Tổbảo: Nếu người hỏi tối thì lấy sáng đáp, hỏi có thì lấy không đáp. Ví dụ hỏithế nào là tối, đáp không sáng. Hỏi thế nào là có, đáp chẳng phải không. Dạycách đối đáp như vậy, Lục Tổ muốn chỉ cho chúng ta thấy tối sáng là tướng đốiđãi không thật, không thật là không cố định, là tướng tùy duyên. Nếu nói là tốilà sáng, là cố định, tức nhiên khiến người ta chấp vậy. Thà nói không phải tối,không phải sáng để người nghe thầm nhận tối và sáng là tướng đối đãi không cố định. Có và không cũng lại như vậy,sở dĩ có là đối với không mà nói, chớđâu có thật. Biết các pháp không thật là thấy đạo. Lục Tổ đã ứng dụng triệt đểtinh thần Bát-nhã trong cách đối đáp về các tướng đối đãi tùy duyên.

Trong nhà Thiền, khi được hỏi những gì còn chấp một bên, các Thiền sưthường đưa hai ngón tay lên để chỉ rằng người hỏi còn kẹt ở hai bên, tức chưathấy đạo. Dùng trí tuệ Bát-nhã thấy các pháp là tướng tùy duyên không cố định,đó là cửa vào nhà thiền, là cửa không, tức là không cố định vậy. Cácpháp biến chuyển tùy duyên, vật này biến thành vật kia thấy đúng như vậy gọi làtrí tuệ Bát-nhã thấy đúng như thật, và đó cũng hợp với tinh thần khoa học hiệnnay.

Pháp thế gian không cố định, còn pháp xuất thế có cố định không? PhápPhật nói như những thứ thuốc để trị bệnh cho chúng sanh, chúng sanh có nhữngbệnh gì đức Phật lập ra những thứ thuốc ấy, vì vậy thuốc và bệnh là hai cái đốiđãi nhau thì làm sao thật được? Nếu cố chấp là thật tức là cố định, là sai lầmmất rồi. Cho nên nói không phải vô minh… cho đến không phải hết lão tử là đểphá chấp của Tiểu thừa cho Tứ đế và Thập nhị nhân duyên là thật pháp. Chẳng quavì chúng sanh có những bệnh nên đức Phật phải lập những phương thuốc để trị,nếu bệnh hết rồi thì thuốc cũng phải bỏ. Vì vậy pháp Tứ đế và Thập nhị nhânduyên đức Phật tạm lập ra để trị bệnh cho chúng sanh, nếu chúng ta chấp cho làthật pháp thì sai lầm.

Trí và đắc của Bồ-tát cũng khôngthật. Thật ra trên thế gian này không có cái sở đắc. Nếu có cái sở đắc là cócái bị được, tất phải có cái hay được; hay được và bị được là đối đãi nhau,năng và sở đối đãi nhau thì làm sao thật được. Cho nên nói không trí cũng khôngđắc để phá luôn cái chấp trí đắc của Bồ-tát.

Dĩ vô sở đắc cố,Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vôhữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu kính Niết-bàn. Tam thế chư Phật yBát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề .

Vì không có chỗ được,nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa,tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộngtưởng, đạt đến cứu kính Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhãba-la-mật-đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Niết-bàn là vô sanh,tức là không sanh không diệt. Chúng sanh vì bị các thứ điên đảo và mộng tưởng,tức là những cái nhìn trái với sự thật, và những cái tưởng mơ màng không đúnglẽ thật, cho bản thân mình về tâm lý cũng như sinh lý là thường nhất và có chủtể. Thấy như vậy là điên đảo, sai lầm không sáng suốt. Vì không sở đắc, nênBồ-tát nương trí tuệ cứu kính xa lìa được các điên đảo mộng tưởng. Nhờ trí tuệcứu kính ấy, các ngài hoàn toàn thoát ly sanh tử nên nói là cứu kính Niết-bàn.

Chư Phật trong ba đờicũng nương Bát-nhã ba-la-mật-đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳngChánh giác. Tức là thành Phật.

Vì không sở đắc, Phậtnhân trí tuệ Bát-nhã mà được thành Phật. Vì không sở đắc, Bồ-tát nhân trí tuệBát-nhã mà xa lìa tất cả sai lầm được an ổn Niết-bàn. Chính là vô đắc mà đắc,đây là tinh thần Bát-nhã. Như trong kinh Kim Cang, Phật nói: “…Do thật không cópháp được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên đức Phật Nhiên Đăng mới thọ kýcho ta rằng: Ở đời sau, ông sẽ được thành Phật hiệu Thích-ca Mâu-ni.”

Chúng ta tu theo Phật phải đi đường nào để được Niết-bàn, để xa lìa điênđảo mộng tưởng, để thành Phật? Tức là phải dùng trí tuệ Bát-nhã, nên ở đây nói:

Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa, thịđại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năngtrừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Nên biết, Bát-nhãba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳngđẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối.

Vì sao trí tuệ Bát-nhãlại có diệu dụng như là đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳngchú? Vì ngày xưa ở Ấn Độ, những chú này thường được dùng để trừ hết các khổ củachúng sanh. Cũng như vậy, trí tuệ Bát-nhã có đủ công dụng như những thần chúấy, chân thật không dối, đó là diệu dụng của Bát-nhã.

Cố thuyết Bát-nhãba-la-mật-đa chú tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăngyết-đế, bồ-đề tát-bà-ha.

Vì vậy nói chú Bát-nhãba-la-mật-đa, liền nói chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế,bồ-đề tát-bà-ha.

Vì sao đã nói trí tuệBát-nhã là đại thần chú, là đại minh chú… có diệu dụng trừ tất cả khổ, chânthật không dối, lại còn nói thêm câu chú yết-đế, yết-đếchi chothừa?

Cách kết thúc bàiBát-nhã Tâm Kinh này là một nghi vấn cho chúng ta. Có những nhà khảo cứu giảirằng: Trong thời trung kỳ Phật giáo (thời kỳ Bát-nhã), Mật tông đã chen vàotrong giáotức là trong kinh điển cho nên rốt sau bài Bát-nhã Tâm Kinhcó một câu chú để kết thúc.

Nhưng với cái nhìn củaThiền sư thì không phải như vậy. Thiền sư thấy câu chú ở phần kết thúc là đúngnghĩa Tâm Kinh. Vì sao?Chúng tôi xin trích dẫn câu nói của Thiềnsư Duy Tín: “Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi sông là núi sông. Saukhi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông. Sauba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông.” Chúng tôi sẽ lần lượt giải thíchđể quí vị nhận rõ:

1. Trước khi gặp thiệntri thức, thấy núi sông là núi sông: Khi chưa học Bát-nhã, chúng ta thấy núisông là núi sông, vì chúng ta thấy tất cả pháp thế gian đều là thật. Núi thậtlà núi, sông thật là sông. Pháp nào cũng thật, pháp nào cũng cố định cả.

2. Khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, thấy núi sông không phải là núi sông:Khi học Bát-nhã rồi, chúng ta thấy tất cả pháp tùy duyên, tất cả pháp không cốđịnh, cho nên núi không phải là núi, sông không phải là sông. Ví dụ như vì mộtnguyên do nào, quả đất chúng ta đang ở bỗng rung rinh sụp đổ, núi cao có thểbiến thành biển cả, sông ngòi lại hóa thành đồi nổng v.v... Vì vậy các pháp đềutùy duyên, không cố định, nên núi sông không phải là núi sông, tức là thấy đúngtrí tuệ Bát-nhã.

3. Sau ba mươi năm, thấy núi sông là núi sông: Ba mươi năm hành thâmBát-nhã rồi, mới thấy núi sông là núi sông. Nhận thấy núi sông là núi sông ởđây, có giống với nhận thấy núi sông là núi sông thuở trước, khi chưa gặp thiệnhữu tri thức không? Chắc hẳn là không! Khi xưa thấy núi sông là thật, đến khidùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, biết núi sông là tướng tùy duyên không cốđịnh. Khi biết các pháp hư dối, tùy duyên nên tâm không còn chấp một pháp nào,tức không còn dính mắc vào một pháp nào cả, gọi là tâm vô quái ngại, được cứukính Niết-bàn, đó là đến chỗ như như. Tâm như như rồi, thấy núi là núi, sông làsông, không khởi phân biệt, không còn dính mắc. Thấy núi là núi, sông là sônglà cái thấy của Thiền sư, là sống được với bản tâm thanh tịnh của mình tức làtâm kinh vậy. Kết thúc bằng tâm kinh, tức là kinh này nói thẳng vào tâm, là chỗkhông có ý niệm, không khởi phân biệt: núi là núi, sông là sông.

Chúng tôi xin dẫn thêm bài kệ của Thiền sư Trì Bát đời Lý, dòngTỳ-ni-đa-lưu-chi. Khi sắp tịch Ngài nói kệ:

Hữu tử tức hữu sanh
Hữu sanh tức hữu tử
Tử vi thế sở bi
Sanh vi thế sở hỉ
Bi hỉ lưỡng vô cùng
Hốt nhiên thành bỉ thử
Ư chư sanh tử bất quan hoài
Án tố rô tố rô tất rị.

Dịch:

Có tử tức có sanh
Có sanh tức có tử
Tử là người đời buồn
Sanh là người đời vui
Buồn vui hai không cùng
Bỗng nhiên thành bỉ thử
Đối với sanh tử không bận lòng
Án tố rô tố rô tất rị.

Có tử tức có sanh, cósanh tức có tử. Tử là người đời buồn, sanh là người đời vui. Vì vậy để kỷ niệmngày sanh, người ta gọi là ăn mừng sinh nhật, còn nhớ tưởng đến ngày mất, ngườita buồn sợ nên gọi là ngày kỵ cơm. Vui buồn, hai cái không cùng tột, bỗng nhiênthành ra có kia, có đây, trong vòng đối đãi. Đối với sanh tử không bận lòng,tức không còn thấy hai bên, nghĩa là không còn cố chấp hai bên nữa. Không còncố chấp thật sanh, không còn cố chấp thật tử, thì như thế nào? Án tố rô tố rôtất rị! Ý nghĩa câu thần chú này là gì? Tức là khi người ta không còn chấp haibên thì tâm hết dính mắc. Tâm hết dính mắc tức đến chỗ như như. Đọc câuchú ấy lên mà không dấy niệm phân biệt, đó là như như. Như vậy, khi kết thúcbằng mấy câu thần chú là để nói dùng trí tuệ Bát-nhã đến chỗ cứu kính rồi, thìTâm thể như như, đó tức là Tâm kinh. Các Thiền sư thời xưa hay dùng câu thầnchú để kết thúc, như Quốc sư Tông Cảnh đã dùng “Án tố rô tố rô tất rị” để kếtthúc bài tán ngài Tuệ Trung Thượng sĩ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567