Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Tăng Nhất A-hàm

02/05/201111:05(Xem: 26859)
Kinh Tăng Nhất A-hàm

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu

ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

tang-bia
MỤCLỤC
Tập1
TừPhẩm 01 Đến Phẩm 10
01Phẩm tựa
02Phẩm Thập Niệm
03Phẩm Quảng diễn
04Phẩm Đệ tử
05Phẩm Tỳ-kheo-ni
06Phẩm Thanh tín sĩ (Ưu-bà-tắc)
07Phẩm Thanh tín nữ (Ưu-bà-di)
08Phẩm Atula
09Phẩm Một đứa con
10Phẩm Hộ tâm
TừPhẩm 11 Đến Phẩm 16

11Phẩm Bất Đãi
12Phẩm Nhập đạo
13Phẩm Lợi dưỡng
14Phẩm Ngũ giới
15Phẩm Hữu vô
16Phẩm Hỏa diệt
TừPhẩm 17 Đến Phẩm 19

17-1Phẩm An-ban (1)
17-2Phẩm An-ban (2)
18Phẩm Tàm quý
19Phẩm Khuyến thỉnh
TừPhẩm 20 Đến Phẩm 22

20Phẩm Thiện tri thức
21Phẩm Tam Bảo
22Phẩm Cúng dường
TừPhẩm 23 Đến Phẩm 24

23Phẩm Địa chủ
24-1Phẩm Cao tràng (1)
24-2Phẩm Cao tràng (2)
24-3Phẩm Cao tràng (3)
TừPhẩm 25 Đến Phẩm 26

25Phẩm Tứ đế
26-1Phẩm Tứ ý đoạn (1)
26-2Phẩm Tứ ý đoạn (2)
Tập2
TừPhẩm 27 Đến Phẩm 29
27Phẩm Đẳng thú Tứ đế
28Phẩm Thanh văn
29Phẩm Khổ lạc
TừPhẩm 30 Đến Phẩm 31

30Phẩm Tu Đà
31Phẩm Tăng thượng
TừPhẩm 32 Đến Phẩm 33

32Phẩm Thiện tụ
33Phẩm Ngũ vương
Phẩm34

34Phẩm Đẳng kiến
TừPhẩm 35 Đến Phẩm 37

35Phẩm Tà tư
36Phẩm Thính pháp
37-1Phẩm Lục trọng (1)
37-2Phẩm Lục trọng (2)
TừPhẩm 38 Đến Phẩm 39

38-1Phẩm Lực (1)
38-2Phẩm Lực (2)
39Phẩm Đẳng pháp
Tập3
TừPhẩm 40 Đến Phẩm 41
40-1Phẩm Thất nhật (1)
40-2Phẩm Thất nhật (2)
41Phẩm Mạc úy
TừPhẩm 42 Đến Phẩm 43

42-1Phẩm Bát nạn (1)
42-2Phẩm Bát nạn (2)
43-1Phẩm Thiên tử Mã huyết hỏi Bát chánh (1)
43-2Phẩm Thiên tử Mã huyết (2)
TừPhẩm 44 Đến Phẩm 45

44Phẩm Chín nơi cư trú của chúng sanh
45Phẩm Mã vương
TừPhẩm 46 Đến Phẩm 48

46Phẩm Kết cấm
47Phẩm Thiện ác
48-1PhẩmThập bất thiện (1)
48-2Phẩm Thập bất thiện (2)
TừPhẩm 49 Đến Phẩm 50

49-1Phẩm Chăn trâu (1)
49-2Phẩm Chăn trâu (2)
50Phẩm Lễ Tam bảo
TừPhẩm 51 Đến Phẩm 52

51Phẩm Phi thường
52Phẩm Đại Ái Đạo nhập Niết Bàn

DANHXƯNG BỐN BỘ A-HÀM
(ÀGAMA– A-cấp-ma)

LuậnDu-già-sư-địa, cuốn 85 (Đại tạng số 30. 772), nói:

"Sựkhế kinh (hình thức khế kinh) là bốn A-cấp-ma (Agama). Mộtlà Tạp A-cấp-ma, hai là Trung A-cấp-ma, ba là Trường A-cấp-ma,bốn là Tăng Nhất A-cấp-ma.

TạpA-cấp-ma là, ở trong đó Đức Thế Tôn xem xét căn cơ củangười được giáo hóa để tuyên thuyết giáo pháp tươngứng được Như Lai và các đệ tử nói. Giáo pháp Uẩn, Giới,Xứ tương ưng; giáo pháp Duyên khởi, Tứ thực, Tứ đế tươngưng, giáo pháp Tứ niệm trụ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc,Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát Chánh Đạo, Nhập xuấttức niệm, Học tịnh chứng tương ưng, v.v…

Lạiy theo tám chúng, nói các giáo pháp tương ứng với chúng. Vềsau người kết tập vì muốn Thánh giáo tồn tại lâu dài,nên một phần kết tập thành các bài kệ tụng, rồi tùychỗ thích ứng mà thứ lớp an bố.

Nênbiết, tất cả giáo pháp tương ứng như thế, khái lượcdo ba phương diện tương ứng nhau, đó là người năng thuyết,pháp sở thuyết và người nghe được Phật và đệ tử vìhọ thuyết dạy (sở vị thuyết). Như hoặc Như Lai, hoặcđệ tử Như Lai là người năng thuyết. Như những phần giáođược Phật thuyết hoặc đệ tử thuyết, hoặc sở liễutri, hoặc năng liễu tri, đó là sở thuyết, như giáo phápNăm uẩn, Sáu xứ, Nhơn duyên tương ưng, và Đạo phẩm phần.Như các chúng Tỷ-kheo, Thiên, Ma, v.v…, đó là sở vị thuyết;như phẩm kết tập. Như vậy, nêu lên tất cả thô lượcnăng thuyết, sở thuyết, sở vị thuyết, thành Tương ưnggiáo.

Chínhtất cả Tương ưng giáo kia, về hình thức tập họp lạidài ngắn lẫn lộn phức tạp, thế nên gọi là Tạp A-cấp-ma.Chính Tương ưng giáo kia lại được nói ở dạng trung bình,thế nên gọi là Trung A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia đượcnói ở dạng rộng dài, thế nên gọi là Trường A-cấp-ma.Chính Tương ưng giáo kia, lại được nói ở dạng cứ tăngdần từng số một lên đến hai, ba, v.v… Thế nên gọi làTăng Nhất A-cấp-ma.

Nhưvậy, bốn thứ ấy được thầy trò lần lượt truyền lạiđến nay, thế nên gọi là A-cấp-ma".

Cứtheo đoạn văn dẫn trên, ta thấy rõ danh xưng Tạp, Trung, Trường,Tăng Nhất A-cấp-ma là xưng theo hình thức kinh được nóidài hay ngắn chứ không phải xưng theo nội dung nghĩa lý củakinh. Như Tạp A-hàm, thì ngoại trừ kinh số 604 nói về A-dụcdài đến 10 trang trong Đại tạng, còn lại hầu hết là kinhngắn, nhiều kinh chỉ có một, hai dòng, thậm chí vài câu.Vì kinh dài ngắn xen lẫn nhau như vậy trong một bộ nên gọilà Tạp. Trung A-cấp-ma thì kinh dài hơn các kinh ở Tạp A-cấp-ma,song không dài hơn ở Trường A-cấp-ma. Kinh dài nhất ở TrungA-cấp-ma là kinh số 71 dài 7 trang và kinh số 72 dài 6 trangtrong Đại tạng, song cũng không bằng Trường A-cấp-ma, cókinh như kinh Đại Bổn dài 10 trang, kinh Du Hành dài 20 trang,kinh Thế ký dài 22 trang trong Đại tạng.

Nhưvậy, hoặc có thể nói cách khác là Tạp Thuyết A-cấp-mahay Đoản Thuyết A-cấp-ma, Trung thuyết A-cấp-ma, Trường ThuyếtA-cấp-ma, Tăng Nhất Thuyết A-cấp-ma.

Theođó, Bốn A-hàm lấy Tạp A-hàm kinh thuộc Tương ưng giáo làmgốc. Tạp A-hàm là “Nhất thiết sự tương ưng giáo”, vìvậy bốn A-hàm cũng được gọi chung là “Sự khế kinh”.

NhưngSự là gì?

LuậnDu-già (của Bồ-Tát Di-Lặc tạo), cuốn ba, nói: “Lời dạycủa chư Phật gồm trong chín sự, đó là:

Hữutình sự
Thọdụng sự
Sanhkhởi sự
Antrú sự
Nhiễmtịnh sự
Saibiệt sự
Thuyếtgiả sự
Sởthuyết sự
Chúnghội sự.
Hữutình sự là chỉ cho ngũ thủ uẩn; Thọ dụng sự là chỉcho mười hai xứ; Sanh khởi sự là chỉ cho mười hai duyênkhởi và duyên sanh; An trú sự là chỉ cho bốn thực (bốncách ăn); Nhiễm tịnh sự là chỉ cho bốn Thánh đế; Sai biệtsự là chỉ cho vô lượng giới; Thuyết giả sự là chỉ choPhật và đệ tử Ngài; Sở thuyết sự là chỉ cho bốn niệmtrụ v.v… và Bồ-đề phận pháp; Chúng hội sự là chỉ chotám chúng đệ tử Phật.

Đólà toàn bộ nội dung của kinh Tạp A-hàm hay là “Sự tươngưng giáo”.

Nhiếpsự phần trong Du-già luận, cuốn 58, gom chín sự này trongba loại lớn:

Năngthuyết – chỉ Phật và đệ tử Phật.
Sởthuyết – chỉ uẩn, giới, xứ, duyên khởi, thực đế, niệmtrụ, chứng tịnh…
Sởvị thuyết – chỉ tám chúng đệ tử Phật.
Chínsự hay ba loại lớn, đó là nội dung của kinh Tạp A-hàm,và cũng có thể gọi đó là “Tu-đa-la” – “Sự khế kinh”.

TÔNCHỈ Ý THÚ CỦA BỐN A-HÀM

Theoluận “Tát-bà-đa Tỳ-ni-tỳ-bà-sa”, cuốn 1, của phái Thuyếtnhất thiết hữu, ghi: “Đức Phật vì chư Thiên và Ngườiđời theo thời cơ nói pháp, kết tập lại làm Tăng NhấtA-hàm, đó là kinh cho người khuyến hóa học tập. Phật vìchúng sanh lợi căn, nói các nghĩa thâm diệu, gọi là TrungA-hàm; đó là kinh cho người học vấn học tập. Phật nóicác pháp Thiền định, gọi là Tạp A-hàm; đó là kinh cho ngườitọa Thiền học tập. Phật phá các ngoại đạo, là TrườngA-hàm”.

NgàiPhật Âm (Buddhaghosa) có sách chú thích bốn bộ A-hàm. Theotên sách chú thích, đã biểu hiện rõ đặc sắc của bốnbộ A-hàm như sau:

Sáchchú thích Trường Bộ, tên “Sumàn Galaviàsini” (Tốt lànhthích ý).
Sáchchú thích Trung Bộ, tên “Papànca Sùdani” (Phá xích do dự).
Sáchchú thích Tương Ưng Bộ, tên “Sàratthapakàsini” (Hiển bàychơn nghĩa).
Sáchchú thích Tăng Chi Bộ, tên “Manoratha Pùrani” (Mãn túc hycầu).
NgàiLong Thọ (Nàgàrjuna) trong luận Đại Trí Độ, cuốn 1, cónêu cách thuyết giáo theo bốn tất-đàn: “1) Thế giới tất-đàn;2) Các vị nhân tất-đàn; 3) Đối trị tất-đàn; 4) Đệ nhấtnghĩa tất-đàn. Trong bốn tất-đàn tổng nhiếp mười haibộ kinh, 84.000 pháp tạng, đều là thật, không chống tráinhau”.

Tất-đàn,tiếng Phạn là “Siddhànta”, dịch nghĩa là thành tựu, tông,lý. Bốn tất-đàn là bốn tôn chỉ, bốn đạo lý.

Bốntất-đàn có thể tổng nhiếp hết mười hai bộ kinh, 84.000pháp tạng là thế nào?

Bốntất-đàn chỉ là dựa theo bốn tôn chỉ của bốn bộ A-hàmmà nói. Bốn tất-đàn tương đương với bốn tên sách chúthích bốn bộ của ngài Phật Âm.

- Sáchchú thích Trường Bộ với tên là Tốt lành thích ý – đólà Thế giới tất-đàn (thuyết pháp phổ thông thích hợpvới quảng đại quần chúng). Như trong Trường A-hàm có cáckinh Xa-ni-sa, Đại Điển Tôn, Đại Hội, Phạm Thiên Sở Vấn,A-tra-năng-để v.v…gồm những lời Phật dạy thích ứng vớitín ngưỡng thiên thần phổ thông của Ấn Độ. Trên mặttư tưởng, Trường A-hàm chủ yếu phá xích những tín ngưỡng,tà kiến của dân chúng.

- Sáchchú thích Trung bộ với tên Phá xích do dự - đó là đốitrị tất-đàn (thuyết pháp đối trị riêng từng căn bịnhcủa chúng sanh). Trong Trung A-hàm phân biệt quyết trạch đểđoạn nghi tình, trừ sạch hai mươi mốt thứ kiết sử…Đó chính là ý nghĩa của sự đối trị.

- Sáchchú thích Tương Ưng Bộ với tên Hiển bày chơn nghĩa – đólà Đệ nhất nghĩa tất-đàn (thuyết pháp về các nghĩa siêuviệt rốt ráo).

- Sáchchú thích Tăng Chi Bộ với tên Mãn túc hy cầu – đó là cáccác vị nhân tất-đàn (thuyết pháp tán dương điều thiện,khuyến khích thực hành việc tốt, thích ứng với các căntánh bất đồng, làm mãn túc mong cầu).

Trongsách Ma ha Chỉ Quán, cuốn 1, của Ngài Thiên Thai Trí Giả,giải thích bốn tất-đàn bằng bốn từ ngữ là tùy lạc(vui thích), tùy nghi (thích nghi), tùy trị (đối trị), tùynghĩa (thắng nghĩa).

Tônchỉ của Phật pháp, cách giáo hóa của Phật pháp không ngoàibốn thứ này. Mỗi một bộ A-hàm đều có đủ bốn tôn chỉđó, song phân biệt kỹ thì mỗi bộ có mỗi đặc sắc riêngnhư trên đã nói.

HòaThượng Thích Thiện Siêu
KinhTạp A-hàm, 1995
-ooOoo-

BàiTựa Kinh Tăng Nhất A-hàm

Ýnghĩa của bốn bộ A-hàm đồng với Trung A-hàm ở phần đầulà nói rõ tôn chỉ, nên không lập lời tựa.

TăngNhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng sốmà xếp thứ tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nêngọi là Tăng Nhất. Mỗi pháp số tăng dần, nên lấy tănglàm nghĩa. Pháp ấy phần lớn ghi chép về cấm luật đểlàm mẫu mực nghiêm nhặt và là điều kiện kiểm định độđời. Ngoại quốc từ người ở núi đến người ở biểnphần nhiều thường tụng ngâm bốn bộ A-hàm này. Có vịSa-môn nước ngoài tên Đàm-ma-nan-đề, người nước Đâu-khư-lặc,xuất gia từ bé, học rộng nghe nhiều, tụng hai bộ A-hàm,ôn điều cũ để ngày càng mới, đi khắp các nước, khôngnơi nào không qua. Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên thứ haimươi, ngài đến Trường An, người nước ngoài đều hâmmộ. Quan Thái Thú Vũ Oai là Triệu Văn Nghiệp yêu cầu ngàiđọc ra; ngài Phật Niệm dịch truyền; ngài Đàm Trung sửachữa. Mùa hạ năm Giáp thân bắt đầu, đến mùa xuân nămsau thì xong, được bốn mươi mốt quyển, phân làm hai bộthượng, hạ. Bộ thượng gồm hai mươi sáu quyển trọn vẹnkhông bị quên sót, bộ hạ mười lăm quyển, mất phần ghikệ. Tôi cùng với Pháp Hòa khảo chính lại; Tăng Lược, TăngMậu phụ giúp xem xét những chỗ thiếu sót, bốn mươi ngàythì xong. Năm này có trận đánh ở A Thành, tiếng trống gầnkề mà chúng tôi vẫn chuyên tâm trong việc này. Trọn đủhai bộ A-hàm là một trăm quyển.

Haingài Tỳ-bà-sa và Tu-mật-tăng-già-la-đát truyền sang đây(Trung Hoa) năm bộ kinh lớn. Từ khi Pháp truyền sang phươngĐông, hai ngài là người đọc kinh để dịch ưu việt hơnhết. Bốn bộ A-hàm do bốn mươi vị cao đức biên tập, mườivị tuyển chọn một bộ: bắt đầu từ đề mục và chấmdứt bằng bài kệ. Sợ giáo pháp lưu truyền ở đời lâungày bị thất lạc, thiếu sót, nên cõi này trước đây ghilại các kinh đành rành; trong số ấy nay có hai Bộ A-hàm,mỗi mỗi viết lại một quyển mới, giữ trọn số mục cũcủa kinh, ghi chú về sự thêm thắt, mất mát của kinh, khiếncho người đọc tìm thấy được sự sai khác.

Haibộ thượng hạ gồm có 472 kinh; phàm các vị học sĩ tuyểnchọn hai bộ A-hàm này, trong đó thường có những lời dạyvề luật, người nước ngoài không rõ, xem Sa-di và cư sĩcùng như nhau. Từ này về sau, mong rằng cùng giữ gìn điềunày như luật định! Đây chính là việc cấp thiết của nướcta. Những lời dạy căn dặn đinh ninh của Đức Thế Tôn,xin chớ nghe một cách sơ suất! Học rộng mà không biết gìngiữ cấm giới là một tỳ vết trong sự thông suốt củagiới học sĩ. Khương Hạnh Tường dịch kinh Trung Bản Khởi,dịch luôn phẩm Đại Ái Đạo trong đó mà không biết đólà kinh cấm, là phép của Tỳ-kheo-ni, rất cần phải cắtbỏ đi. Đây là một sự thô lậu lớn, đáng đau xót vậy.

Haibộ kinh này, bậc đạo sĩ hữu lực mới có thể xem, cầnphải để tâm. Còn như người khinh thường không để ý,mong các vị đồng chí với tôi kêu gọi sửa đổi điềunày!
ĐờiTấn
Sa-mônThích Đạo An viết
HòaThượng Thích Thanh Từ dịch Việt, 1997
Source:http://www.budsas.org/uni/index.htm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]