Soi sáng thực tại thực ra là tên chúng tôi đặt cho những bài ghi chép tóm tắt các buổi đàm đạo hay tham vấn thiền với Hòa thượng Viên Minh trong giờ uống trà buổi sáng tại khách đường Chùa Bửu Long. Những buổi đàm đạo này đã có từ lâu nhưng chỉ giới hạn trong nội bộ chùa. Về sau một Phật tử đến tham dự buổi trà đàm thấy hay nên muốn được nghe thường xuyên đã sắm cho chùa thiết bị để có thể nghe từ xa qua Skype. Từ đó số người đến trực tiếp nghe thầy nói chuyện hoặc nghe từ xa ngày càng đông nên đã mở thêm qua YouTube theo nhu cầu của Phật tử muốn tham dự.
Chúng tôi là nhóm nghe từ xa qua YouTube ở Sydney và Melbourne đã học được nhiều điều bổ ích cho sự tu tập thiền soi sáng thực tại qua Trà đạo Bửu Long nên phát tâm ghi lại những lời chỉ dạy của thầy để chia sẻ với bạn bè đồng đạo. Rất tiếc chúng tôi tham dự hơi muộn nên chỉ ghi được từ năm 2016. Tuy nhiên Trà đạo Bửu Long vẫn còn tiếp tục nên chúng tôi sẽ biên tập tiếp và xuất bản sau. Mặc dù đã được thầy đồng ý cho chúng tôi biên tập nhưng việc này khá khó khăn nên sẽ không tránh khỏi sai sót, xin bạn đọc thông cảm và nhất là chúng con xin sám hối thầy nếu chúng con không ghi được lời dạy của thầy một cách hoàn toàn trung thực.
Thành kính,
Nhóm biên tập: Như Tuệ, Viên Hướng
***
Hỏi: Xin thầy giải thích câu "Giản dị mới uyên thâm" trong bài thi kệ của Thầy.“Giản dị mới uyên thâm”, chính là cốt lõi thể hiện trong lời Đức Phật dạy ông Bāhiya: “Trong thấy chỉ là thấy, trong nghe chỉ là nghe, trong xúc chỉ là xúc, trong biết chỉ là biết... không có cái “ta” Bāhiya trong đó, dù quá khứ, tương lai hay hiện tại”. Vừa nghe xong Bāhiya thấy ngay cái “ta” chỉ là ảo tưởng. Trong thấy biết qua căn-trần-thức nếu bản ngã lăng xăng tạo tác thì liền rơi vào sinh tử, nếu tánh biết soi sáng pháp tánh tự nhiên thì ngay đó là Niết-bàn, nên lập tức Bāhiya hoàn toàn giác ngộ giải thoát.
Trong Thiền tông, cái Tâm cứ khởi lên lăng xăng gọi là "đầu thượng trước đầu" (trên đầu đội thêm đầu) hoặc "tuyết thượng gia sương" (trên tuyết còn thêm sương) tức là thêm thắt sự phân biệt khái niệm này nọ vào chỉ làm tăng thêm phức tạp... Giản dị chính là trả pháp lại cho trật tự vận hành của pháp, chỉ thấy pháp như nó đang là thôi, không thêm bớt gì cả. Có giản dị mới trọn vẹn tỉnh thức, mới thấy pháp đúng thực tánh. Đó là trí tuệ "giản dị mới uyên thâm", thấy biết như thị, như thực.
Những phương pháp tu tập chỉ là "đầu thượng trước đầu" thêm thắt vào cái đang là... Thiền là trả pháp về với thực tánh của pháp, trả tâm về với tánh biết của tâm. Đó là tâm giản dị, pháp giản dị... Nếu tâm khởi lên một ý niệm thì liền trùng trùng duyên khởi với vô số ý niệm sai khác. Nên ngài Assaji đã chỉ ra cho đạo sĩ Sārīputta thấy rằng:
Các pháp sinh do nhân
Như Lai chỉ nhân ấy
Nhân diệt các pháp diệt.
Đó lời Đại Sa Môn
Nhân là tâm sinh thì các pháp sinh nhân là tâm diệt thì các pháp diệt. “Các pháp sinh” chính là “thế gian tập khởi", đưa đến Khổ đế, phát sinh phiền não khổ đau. “Các pháp diệt” chính là “thế gian đoạn diệt”là Diệt đế, là chấm dứt phiền não khổ đau. Cụ thể là...
Mời các bạn đón đọc Soi Sáng Thực Tại của tác giả Viên Minh.Trong Thiền tông, cái Tâm cứ khởi lên lăng xăng gọi là "đầu thượng trước đầu" (trên đầu đội thêm đầu) hoặc "tuyết thượng gia sương" (trên tuyết còn thêm sương) tức là thêm thắt sự phân biệt khái niệm này nọ vào chỉ làm tăng thêm phức tạp... Giản dị chính là trả pháp lại cho trật tự vận hành của pháp, chỉ thấy pháp như nó đang là thôi, không thêm bớt gì cả. Có giản dị mới trọn vẹn tỉnh thức, mới thấy pháp đúng thực tánh. Đó là trí tuệ "giản dị mới uyên thâm", thấy biết như thị, như thực.
Những phương pháp tu tập chỉ là "đầu thượng trước đầu" thêm thắt vào cái đang là... Thiền là trả pháp về với thực tánh của pháp, trả tâm về với tánh biết của tâm. Đó là tâm giản dị, pháp giản dị... Nếu tâm khởi lên một ý niệm thì liền trùng trùng duyên khởi với vô số ý niệm sai khác. Nên ngài Assaji đã chỉ ra cho đạo sĩ Sārīputta thấy rằng:
Các pháp sinh do nhân
Như Lai chỉ nhân ấy
Nhân diệt các pháp diệt.
Đó lời Đại Sa Môn
Nhân là tâm sinh thì các pháp sinh nhân là tâm diệt thì các pháp diệt. “Các pháp sinh” chính là “thế gian tập khởi", đưa đến Khổ đế, phát sinh phiền não khổ đau. “Các pháp diệt” chính là “thế gian đoạn diệt”là Diệt đế, là chấm dứt phiền não khổ đau. Cụ thể là...
Soi Sáng Thực Tại_Hòa Thượng Viên Minh
Gửi ý kiến của bạn