Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa và Thánh Điển

12/04/201107:13(Xem: 8758)
Chương ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa và Thánh Điển

THIỀNTÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyêntác:Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
ChùaViênGiác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu– Úc Châu ấn tống 2008

Chươngba:
Tông Chỉ,Giáo Nghĩa và Thánh Điển

IV. Tông Chỉ,Giáo Nghĩa và Thánh Điển

IV.1 YếuĐiểm Của Tọa Thiền

Yếuđiểmcủa việc Tọa Thiền căn cứ theo “Tọa Thiền DụngTâm Ký”.

IV.1.1Tào Động Tông Là Tông Tọa Thiền

TàoĐộng Tông là Tông Tọa Thiền cho nên Tăng lữ, Đàn Tín Đồvà những ai mang tâm nguyện vào cửa Tào Động phải cung kínhĐức Thích Ca Mâu Ni Phật, đấng Giáo Chủ và Lịch ĐạiTổ Sư, và tin rằng từ Phật cho đến chư vị Tổ Sư cómột sự truyền thừa liên tục, thuần nhất với Phật tâm(chơn tâm) và truyền thống, tiêu biểu là Cao Tổ Thiền SưĐạo Nguyên và Thái Tổ Thiền Sư Oánh Sơn, cho nên phải vữngtin và tuân thủ những lời giáo huấn và sống với Tông Chỉ,như Chỉ Quán Đả Tọa (chỉ chuyên tâm ngồi thiền), TứcTâm Thị Phật (cung cách ngồi thiền và tâm sống động nhưĐức Phật đang sống). Trong “Tào Động Tông Tông Chế”phần “Tào Động Tông Tông Hiến” ghi thật rõ ràng: “BổnTông luôn tôn trọng Chánh pháp, do Phật Tổ truyền nhau; Phápchỉ quán đả tọa, tức tâm thị Phật đương nhiên là sựtruyền thừa và là Tông Chỉ”.

Bởitọa thiền là Tông Chỉ của Tông Tào Động, cho nên căn bảnsinh hoạt của Tông là hành thiền, thực tập tự giác nhưPhật, sống và sinh hoạt thực tiển như Đức Phật. Mỗingày ít nhất phải ngồi thiền 3 thời.

IV.1.2Thiền Và Lịch Sử

Thiền,tiếng Sanskrit là Dhyana, tiếng Pàli là Jana, có từ thời ẤnĐộ cổ đại, người Trung Hoa dịch là Thiền Na, gọi tắtlà Thiền, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một chỗ, tưduy thâm sâu và yên tĩnh quán tưởng. Tiếng Sanskrit còn gọilà Samadhi, dịch âm là Tam Muội, còn dịch là Định, chỉcho trạng thái tâm an tĩnh, tâm đang an định. Trước đâychữ Định giống như chữ Thiền, về sau hợp chung lại gọilà Thiền Định.

Theonghĩa đơn thuần chữ Hán, Thiền nghĩa là các vị Thần trêntrời hay các vị Thần ở cửa sông hay Thần đất đai, khicử hành tế lễ gọi là “Phong Thiền. Khi Thiên Tử truyềnban địa vị cho ai, gọi là “Thiền Nhượng”. Chữ “ThịThiên” nghĩa là chỉ ra đơn lẽ, công bình. Theo Phật GiáoThiền là tập trung tâm, suy nghĩ thâm sâu, an tịnh quán tưởng,ngoài ra không còn nghĩa khác, song ngày nay khi dùng chữ Thiền,cảm nhận như đã mất đi ý nghĩa nguyên thỉ rồi.

TạiẤn, Thiền có trước thời Phật, là pháp môn tu của ôngUất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputra). Khi Đức Thích Tôn từbỏ Pháp Minh Tưởng, pháp tu thời Ấn Độ cổ đại, vì nhậnthấy có nhiều khuyết điểm ngay từ ban đầu của pháp mônấy và khám phá ra một pháp môn mới chính là Thiền PhậtGiáo.
TổĐạtMa Đại Sư mang pháp môn Tọa Thiền truyền thống từthời Phật truyền sang Trung Hoa trở thành Thiền của NgàiĐạt Ma Đại Sư, phát huy mạnh mẽ, đặc sắc. Về sau pháttriển về phương Nam, được Lục Tổ Huệ Năng xiển dươngđặc tính siêu việt của Thiền phù hợp với căn cơ trìnhđộ mọi nguời và hình thành một phái riêng biệt gọi làThiền Tông.

Tronglịch sử Trung Hoa, Thiền Tông phát triển càng ngày càng rộnglớn, tùy theo đời sống tu tập của từng vị Tổ quảngbá và lưu lại ảnh hình, về sau Thiền truyền sang TriềuTiên và các nước thuộc bán đảo Đông Dương (gồm ViệtNam và các nước khác). Thiền Tông Trung Hoa gọi là “NgũGia Thất Tông”, bắt đầu hệ thống từ Thiền Sư Huệ Năng,đến Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất tại Giang Tây, Thiền SưThạch Đầu Hy Thiên ở Hồ Nam, tượng của Tổ Sư nầy đượcthờ tại Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự. Môn sinh của ThiềnSư Mã Tổ là Quy Sơn Linh Hựu Thiền Sư , đệ tử của LinhHựu là Ngưỡng Sơn Huệ Hạc Thiền Sư thuộc Quy NgưỡngTông. Rồi Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền lập ra Lâm Tế Tông.Từ hệ mạch Thiền Sư Thạch Đầu, Thiền Sư Động Sơn LươngGiới cùng với Đệ Tử, Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch lậpra Tào Động Tông. Thiền Sư Vân Môn Văn Yển thành Vân MônTông. Thiền Sư Pháp Nhãn Văn Ích hình thành Pháp Nhãn Tông,tất cả gọi là 5 nhà của Thiền Tông.

Vềsau, Tông Lâm Tế chia hai: Thiền Sư Hoàng Long Huệ Nam và ThiềnSư Dương Kỳ Phương Hội trở thành Hoàng Long Phái và DươngKỳ Phái, tất cả hợp lại thành Ngũ Gia Thất Tông.

Nhưtrên đã trình bày, Thiền Sư Đạo Nguyên ở Nhật thuộc pháiHoàng Long, Thiền Lâm Tế của Thiền Sư Vinh Tây , đệ tửhọc đạo với Hòa Thượng Minh Toàn. Khi sang Trung Hoa chủyếu tu học theo Thiền Lâm Tế. Nhưng về sau học theo ThiềnSư Như Tịnh , thuần túy chánh thống của pháp hệ ThiềnSư Động Sơn Lương Giới, cho nên từ đó Thiền Tào Độngtruyền sang Nhật Bản.

IV.1.3Truyền Thống Của Tào Động Tông

ThiềnSư Đạo Nguyên chính là Thỉ Tổ của Tông Tào Động truyềnthống ở Nhật Bản. Căn cứ theo biểu đồ của lịch sửĐại Tổ Sư , thứ tự như sau:
BảyvịPhật trong quá khứ. Phật trong hiện tại là Thích Ca MâuNi Phật và các vị Tổ truyền thừa:

1.Ma Ha Ca Diếp
2.ANan Đà
3.ThươngNa Hòa Tu
4.ƯuBa Cúc Đa
5.ĐềĐa Ca
6.DiGià Ca
7.BaTu Mật
8.PhậtĐà Nan Đề
9.PhụcĐà Mật Đa
10.BàPhiếu Thấp Phược (Hiếp Tôn Giả)
11.PhúNa Dạ Xà
12.ANa Bồ Đề (Mã Minh)
13.CaTì Ma La
14.NaGià Phạt Lặc Thụ Na (Long Thọ)
15.CaNa Đề Bà
16.LaHầu La Đa
17.TăngGià Nan Đề
18.GiàDa Xá Đa
19.CưuMa La Đa
20.XàDạ Đa
21.BàTu Bàn Đầu
22.MaNoa La
23.HạcLặc Na
24.SưTử Bồ Đề
25.BàXá Tư Đa
26.BấtNhư Mật Đa
27.BátNhã Đa La
28.BồĐề Đạt Ma, Sơ Tổ Trung Quốc (cho đến đây là nhữngvị Tổ Sư người Ấn Độ)
29.TháiTổ Huệ Khả
30.GiámTrí Tăng Xán
31.ĐạiY Đạo Tín
32.ĐạiMãn Hoằng Nhẫn
33.ĐạiGiám Huệ Năng
34.ThanhNguyên Hành Tư
35.ThạchĐầu Hy Giá
36.DượcSơn Duy Nghiêm
37.VânNham Đàm Thịnh
38.ĐộngSơn Lương Giới
39.VânCư Đạo Ưng
40.ĐồngAn Đạo Phủ
41.ĐồngAn Quán Chí
42.LươngSơn Duyên Quán
43.ĐạiDương Cảnh Huyền
44.ĐầuTử Nghĩa Thanh
45.PhùDung Đạo Giai
46.ĐanHà Tử Thuần
47.TrườngLô Thanh Liễu
48.ThiênĐồng Tông Giác
49.TuyếtĐậu Trí Giám
50.ThiênĐồng Như Tịnh (cho đến đây là những Thiền Sư TrungQuốc)
51.VĩnhBình Đạo Nguyên
52.CôVân Hoài Tráng
53.TriệtThông Nghĩa Giới
54.OánhSơn Thiệu Cẩn.

Tạiđây chia hai:
MinhPhongTố Triết (từ đây xuống dưới lượt bớt)
NgaSơnThiều Thạc (từ đây xuống dưới lượt bớt).

IV.1.4Thiền Có Nghĩa Là Tọa Thiền

KhiThiền Sư Đạo Nguyên từ Trung Hoa về lại Nhật, tiếng nóiđầu tiên, được ghi trong sách “Phổ Khuyến Tọa ThiềnNghi”, là tuyên bố: “Tọa Thiền là việc tốt đẹp“.Ngài cũng giảng về pháp môn tọa Thiền thích hợp từng cánhân để “thân tâm tự nhiên thoát lạc và bổn lai diệnmục hiện tiền”. Ngài còn dạy “Chỉ quán tham thiền biệnđạo” là những đề tài khi Tọa Thiền chú tâm để thântâm rốt ráo an định, thống nhất, điều hòa, nhất là dunghòa với trong thực tế chính mình. Cho nên tham thiền mớicó thể tiến tu theo con đường Phật Đạo được.

Vảlại, Thiền Sư Đạo Nguyên nói rằng: “Tham thiền cũng chínhlà tọa thiền” vì Ngài chú trọng pháp môn hành trì ThiềnTọa hơn là nói về Thiền. Ngồi thể hiện bằng động tácnhư ngồi là rõ biết một cách đích xác về chính mình .Hơn nữa Thiền Sư Đạo Nguyên quan tâm ngồi của tọa Thiền,tham Thiền tức là Tọa Thiền còn Tham Thiền của Tông LâmTế, nhận lãnh công án từ Sư Gia, tham cứu một cách côngphu và nhập thất độc tham.

IV.1.5Chỉ Quán Đả Tọa Và Tức Tâm Thị Phật

Trong“Chánh Pháp Nhãn Tạng”, phần “Tam Muội Vương Tam Muội”tham thiền được giải thích rằng: “Thân ngồi kiết giàphu tọa, tâm cũng phải kiết già phu tọa, để cuối cùngthân tâm thoát lạc kiết già phu tọa”. Ngồi bằng thân thể,ngồi bằng tâm nghĩa là toàn thân và linh thức đều ngồi.“Ngày đêm chỉ quán phu tọa, lúc vào cũng Tam Muội VươngTam Muội” nghĩa là ngày đêm lúc nào cũng Tọa Thiền, màTọa Thiền là chỉ quán đả tọa như thế thôi.

Phậtdạy: “Ngồi thiền để thân tâm giải thoát và an lạc. Khichỉ quán đả tọa thì không cần đốt hương, lễ bái, niệmPhật, tu sám, xem Kinh v.v...
Đôikhi,Thiền Sư Đạo Nguyên dùng ngôn ngữ của Thiền Sư NhưTịnh, bổn sư Ngài dẫn chứng khi thuyết giảng về Tọa Thiềnnhư là tham thiền để thân tâm được giải thoát và an lạc,mà Chỉ Quán Đả Tọa có khả năng làm cho thân tâm giảithoát an lạc trước nhất, khi đó những pháp môn tu hành khácnhư thiêu hương, lễ bái, niệm Phật, tu sám, xem kinh v.v...không còn cần thiết nữa. Một khi thành tựu Thiền Chỉ QuánĐả Tọa, sẽ biết một cách rõ ràng “Tức Tâm Thị Phật”“tâm nầy là tâm Phật”.

Thếnhưng dù “Tức Tâm Thị Phật” nhưng không được gọi làPhật, cũng chẳng phải là linh hồn trường cửu bất diệtngoài nhục thân nầy, bởi vì tâm còn bị phiền não nhiễmô và tâm không ngoài tinh thần và vật chất của xác thịtnầy. Trong “Chánh Pháp Nhãn Tạng”, phần “Tức Tâm ThịPhật” Thiền Sư Đạo Nguyên lý giải về sự hiểu lầm“Tức Tâm Thị Phật” như sau:

Trướctiên “tâm chẳng nhiễm ô là tâm Phật” nghĩa là tâm khôngbị phiền não nhiễm ô khuấy động chính là tâm Phật. Tiếpđến “tâm nầy chánh truyền, nhứt tâm nhứt thiết pháp;nhứt thiết pháp nhứt tâm”. Tâm nầy tồn tại ở tất cảmọi nơi và trong tất cả mọi nơi đều có tâm nầy có thểgọi Pháp, sự vật, sự tồn tại. Nhứt tâm và nhứt thiếtpháp. Nhứt thiết pháp và nhứt tâm nghĩa là tất cả là một,nếu gọi bình thường là tinh thần, tâm, linh hồn, tâm linh,v.v... và các tác dụng tinh thần, tâm lý v.v.. ., không phảiTùng (từ) Tâm Thị Phật, mà là Tức Tâm Thị Phật, Ta vàĐại Vũ Trụ, tâm và vật là một (nhất như), thân tâm nhứtthể như thế, đó là Tức Tâm Thị Phật.

Kếđến “Tức Tâm Thị Phật“ là phát tâm tu hành chứng đắcquả vị Bồ Đề giác ngộ, viên mãn con đường Niết Bàncủa chư Phật”. Đạo lý Tức Tâm Thị Phật như thế, làsự thật tuyệt đối. Nói cách khác, không có tính cách nhấtđịnh về quan niệm, tất nhiên phát tâm rồi tu hành, khai,thị, ngộ, nhập rất cụ thể và thực tiển, biểu hiệnhoàn toàn rất cụ thể trên thân tâm. Nếu chẳng phát tâm,chẳng tu hành, không khai ngộ, chắc chắn rằng sẽ không thểnghiệm “Tức Tâm Thị Phật”, không thể gọi là chư Phậtđược.

Nhưthế, “Đức Thích Ca Mâu Ni đã thành Phật, chính Ngài trởthành Tức Tâm Thị Phật. Chư Phật trong quá khứ, trong hiệntại và trong vị lai phải thành Phật như Đức Thích Ca MâuNi vậy, mới gọi là Tức Tâm Thị Phật”. Nói Chư Phậtlà bao gồm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và nhiều vị Phật khác,gọi chung là Thích Tôn, mà Thích Tôn là “Tức Tâm Thị Phật“,vượt qua khỏi giới hạn của thời gian quá khứ, hiện tạivà vị lai, vượt qua ý niệm không gian, không còn lãnh vựcĐông, Tây, Nam, Bắc. Tất cả chư Phật khi thành Phật trởthành Đức Thích Tôn, vị Phật “Tức Tâm Thị Phật”.

Nhưtrước đã trình bày, phải thực hành Chỉ Quán Đả Tọamới lãnh hội Thích Tôn, mới có thể nói rằng nối thẳngtrực ngộ.

IV.1.6Tọa Thiền Dụng Tâm Ký

Nhữngđiểm quan trọng của tác phẩm “Phổ Khuyến Tọa ThiềnNghi”, do Thiền Sư Đạo Nguyên biên soạn như Tọa Thiềnphải dụng tâm và tường thật tỉ mĩ v.v... đều ghi lạiđầy đủ và trân trọng trong tác phẩm “Tọa Thiền DụngTâm Ký” của Thiền Sư Oánh Sơn, có thể nói rằng một tácphẩm giải thích, hướng dẫn phương pháp Tọa Thiền thôngdụng, thực tế và hiếm thấy. Bởi mọi nguời biết tácphẩm “Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi” hơn “Tọa Thiền DụngTâm Ký”, cho nên “Tọa Thiền Dụng Tâm Ký” được giớithiệu và giải thích những điểm quan trọng việc Tọa Thiền,chánh truyền từ Phật đến Tổ đến hôm nay.

IV.1.7Tọa Thiền Nghĩa Là Gì?

Tựađề “Tọa Thiền Dụng Tâm Ký” giải thích từ văn chữHán như sau: “Tọa Thiền khai sáng tâm địa, làm cho con ngườitrở nên chánh trực và an trụ vào tự thân, còn gọi là bổnlai diện mục, bổn địa phong quang và làm cho thân tâm đượcgiải thoát an lạc”. Tọa Thiền làm cho tâm được sáng sủavà an trụ. Tâm sáng suốt rõ biết và tự chiếu linh nhiên,chỉ cho chơn tâm thanh tịnh sáng tỏ, vượt khỏi thị phi,thiện ác. Như người đi tìm quê hương khác, qua lại đóđây không cần thiết nữa, bây giờ chúng ta hãy về nhà ngồiyên và lưu trú lại lâu dài.

IV.1.8Cách Dụng Tâm Thứ Nhất

Pháttâm chân thành, quyết tâm đoạn trừ vô minh (những sự mêvọng của mình), xem việc Tọa Thiền là quan trọng và cầnthiết, bỏ hết mọi ngoại duyên, tinh tấn tọa Thiền, khôngcòn gì khác hơn dụng tâm, quyết định và không còn do dự.

IV.1.8.1Điều Tâm

Điềulưu ý là khi Tọa Thiền đầu tiên điều tâm, tiếp đếnđiều thân và cuối cùng điều hơi thở.
Trướctiênlà Điều Tâm, nghĩa là bắt đầu điều chỉnh tâm mìnhkhi Tọa Thiền. Quan trọng và cần thiết là buông xả khôngvướng mắc vào những vấn đề như: kỹ thuật, học nghệ,y học, ca múa, kỹ nhạc, tranh luận, luận nghị, danh dự,lợi hại v.v... ngay cả chẳng dính mắc vào văn chương, họcthuật v.v...

IV.1.8.2Điều Thân

Tiếptheo Điều Thân, không được dùng y phục áo quần sặc sỡhay bẩn thiểu, phải mặc áo quần sạch sẽ. Ngay cả việcăn uống, ngủ nghỉ phải đầy đủ, nhưng không được ănquá no, phải ăn vừa bụng (khoảng 8 phần 10) để dễ tiêuhóa, không ăn những món ăn không thích hợp với cơ thể,không ăn thức ăn ngon, không ăn thức cay nồng, mè, khoai v.v...

IV.1.8.3Điều Tức (Điều Hòa Hơi Thở)

Cuốicùng điều hơi thở.

TọaThiền không được ngồi dựa lưng vào tường, hoặc ngồitrên ghế dựa, nơi gió nhiều, chỗ cao v.v... Điều hòa hơithở cần thiết làm cho thân thể không nóng quá mà cũng khônglạnh quá, không khí chung quanh không khô quá, không tốt chothân thể, cảm thấy khó chịu, bực dọc, hôn trầm, rơi vàochỗ hoang tưởng, khiến thần kinh quá nhạy. Nếu khó thểđiều hòa hơi thở, phải làm cho trung hòa lại. Để điềuhòa hơi thở trở lại, thỉnh thoảng mở miệng ra, hơi thởdài cứ thở dài, hơi thở ngắn cứ thở ngắn, từ từ hơithở sẽ quân bình.
Khibịnhkhó điều hơi thở được, có thể có cảm giác hôntrầm, không yên tỉnh, động đậy, khó chịu, có thể nhìnra bên ngoài, hoặc nhìn vào bên trong thân thể của mình, hayngắm Phật, Bồ Tát, hay thả hồn tư duy về sự tốt đẹp;hay tư duy ý nghĩa câu Kinh v.v... đại loại như thế, song khôngthể gọi là điều hòa hơi thở được.

Chỗan tâm – Khi hơi thở không thể điều hòa được, hãy mangtâm mình lên để nơi hai chân thử xem. Khi tâm lắng xuống,mang lên để nơi giữa hai chân mày, như khi tâm tán loạn,tư duy mũi có thẳng với đan điền (lỗ rốn) không? Bìnhthường Tọa Thiền, phải để tâm mình phía bên trái. TọaThiền lâu không điều hòa hơi thở được, đừng lo lắng.Ngữ lục chư Tổ Sư dạy vì nhìn quá nhiều hay đọc sáchquá nhiều tâm không an, thân tâm mệt mõi, nguyên nhân phátsinh ra bệnh.

IV.1.8.4Ngoại Cảnh Chung Quanh Khi Ngồi Thiền

Lúcngồi thiền, không nên ngồi những khi có nạn lửa cháy, nướclụt, gió bão, trộm cướp v.v...không nên ở những nơi gầnbiển, tửu quán, phòng dâm, đàn bà góa chồng, nơi đàn bàtụ họp, phường hát múa, những người quyền lực như Vuatôi, Đại Thần; những người tham danh lợi; những kẻ hamhý luận v.v... Không nên ngồi chỗ quá sáng, quá tối, quálạnh, quá nóng v.v... Không nên gần gũi kẻ lãng du, kỹ nữv.v... phải ở trong Tăng Đường, nơi có những Thiện Tri Thức,nơi thâm sơn u cốc, nơi trong sạch, thích hợp, thanh tịnh,không có gió, lửa, mưa, sương, vào mùa Đông phải ấm, mùaHè phải mát.

Đạotràng ngồi thiền phải lau chùi sạch sẽ, thường dâng cúnghoa hương lên Phật, Bồ Tát hay La Hán, khởi tâm từ bi, tưởngnhớ công đức của tất cả chúng sanh. Khi Tọa Thiền đãthành thục rồi, bất cứ hoàn cảnh nào cũng không chi phốingười ngồi Thiền, khi đó việc nơi chốn trở nên khôngcần thiết chọn lựa nữa.

IV.1.8.5Nội Dung Của Việc Tọa Thiền

Thậtsự, Tọa Thiền để khai mở tâm địa, an trụ vào bổn phận(chính mình) và đi vào cửa chánh của Phật Đạo, mà nhữngđiều đó liên hệ với tư tưởng của Phật Giáo.

TọaThiền và Giáo – Hạnh – Chứng:

Giáolà lý luận Phật Giáo. Hạnh là những điều thực tiển.Chứng là kết quả của Giáo và Hạnh. Tông Phái nào cũngphải nói về Giáo, Hạnh và Chứng nầy. Giáo là dạy phảibỏ những điều ác và tu những việc lành. Hạnh có nghĩalà phải nổ lực thực hiện. Còn Chứng là giác ngộ. TừGiáo đến Hạnh rồi từ Hạnh đến Chứng luôn tiến hànhnhư thế.

Thậtlà sai nếu suy nghĩ một cách nông cạn về Tọa Thiền chánhtruyền. Thật ra, Giáo là những lời dạy chơn chánh của PhậtTổ. Hành là thực hành những điều thâm diệu của PhậtTổ và Chứng là chứng được “Tam Muội Vương Tam Muội”,“bản hữu đại giác”. Từ đây Giáo, Hạnh và Chứng đượcthành lập. Bên trong tư duy như thế, bên ngoài tinh tấn hànhThiền gọi là Tọa Thiền.
TọaThiềnvà Giới, Định, Huệ:

Giớilà sinh hoạt có giới hạn. Định là tâm yên tỉnh và Huệlà thâm nhập và tư duy sâu xa về Giới và Định. Thực hànhGiới sẽ được Định và thực hành Định sẽ có Huệ. Thếnhưng, việc chánh truyền của Tọa Thiền là nơi chốn ngồithiền và thực hành Giới, Định và Huệ.

Giớicòn có nghĩa là tâm địa vô tướng. Định có nghĩa là cótướng định khi nhập vào Đại Định. Huệ có nghĩa là tướnghuệ - Đại Huệ. Theo ý nghĩa nầy, Tọa Thiền phải tu Giới,Định và Huệ vậy.

Nhưthế, ngoài Giáo, Hạnh và Chứng ra còn có Giới, Định vàHuệ nữa. Đây chính là những điểm căn bản của tư tưởngPhật Giáo.

IV.1.9Phương Pháp Ngồi Thiền Có Tính Cách Cụ Thể

Khingồi Thiền, theo nguyên tắc phải đắp y (Cà Sa), ngồi trênbồ đoàn (đường kính 38,19 cm, chu vi 119,97 cm) và 2 chân phảingồi tréo với nhau và xương sống phải thẳng xuống chỗngồi.

Phươngpháp ngồi gồm có Kiết-già phu tọa và Bán-già phu tọa. Bâygiờ sẽ nói về Kiết-già phu tọa.

Đầutiên lấy chân phải để lên bên trái, lấy chân trái đểlên trên chân phải. Còn y phục thì nên mặc cho rộng mộtchút.

Tayphải để lên chân trái và tay trái để lên trên chân phải.Hai ngón tay cái của hai bàn tay đâu lại với nhau. Hai tay đặtngang nơi vị trí của rốn mình.
Ngồingaythẳng, không được nghiêng bên trái, không được nghiêngbên phải, không được ngã phía trước và cũng không đượcngã về phía sau. Tai, vai, mũi, lỗ rốn phải tương đối thẳngtắp.

Lưỡiđưa lên hàm trên, miệng ngậm lại, lấy hơi thở từ lỗmũi. Môi và răng khít nhau. Mắt không được mở hoàn toàn,cũng không được nhắm hoàn toàn.

Hãyđiều chỉnh dáng ngồi như thế, miệng có thể mở một đôilần để cho không khí ra. Đoạn phía nửa thân hình bên trêndao động 7 hay 8 lần từ trái qua phải, từ ít đến nhiều.Rồi từ từ động tác ấy dừng lại và ngay ở điểm trungtâm là được.

Phươngpháp chánh của Hành Thiền (Tọa Thiền) là “phi tư lượng”,nghĩa là phải lìa xa tất cả những phân biệt suy nghĩ, màTheo Chỉ Quán Đả Tọa, tham thiền là một pháp môn đạian lạc, tu hành bất nhiễm ô vậy.

Nếukhi muốn xả Thiền, trước tiên phải đưa hai tay lên cao,rồi lại để lên đầu gối và dao động nửa thân trên bảyhay tám lần từ nhẹ đến mạnh, từ trái sang phải, mở miệng,thở ra và mở chân ra. Hai tay chống xuống mặt đất, từtừ đứng dậy, rồi bắt đầu đi chầm chậm.

IV.1.10Khi Buồn Ngủ Thì Phải Làm Sao?

TọaThiền mà cảm thấy buồn ngủ, nên dao động thân thể, mởmắt ra và dán tâm vào giữa hai lông mày, lau mắt và xoa bópthân thể, đi kinh hành một hơi thở nửa bước, rửa mặtlàm cho đầu lạnh, đọc lời tựa của Bồ Tát Giới Kinh,tự thệ với mình v.v... cũng có nhiều phương pháp khác nữacó thể tự mình suy nghĩ lấy.

IV.1.11Khi Tán Loạn Thì Phái Làm Sao?

Lúctâm tán loạn, không kèm chế được, hãy dùng tâm ấy đặtthẳng nơi sống mũi và đan điền. Hoặc thở hơi ra và thửđếm số lần. Nếu không trị được, hãy dùng công phu đểnghiên tầm công án. Thực hành như thế vẫn không được,dừng hít thở, dụi hai mắt và luyện tập công phu khác đểxem sao?

IV.1.12Cảnh Địa Của Việc Tọa Thiền

ThiềnSư Thạch Sương Khánh Chư , hành giả tu Thiền ở Trung Hoa,đời Đường chỉ rõ phải hướng về cảnh địa “ThấtKhứ”. Thất Khứ được giải thích như sau:
HưuKhứ:nghĩa là hãy dừng những suy nghĩ phân biệt có tínhcách bình thường lại.
HiếtKhứ:phải buông hết, từ từ làm cho thân thể an lạc.
LãnhTưuTưu Địa Khứ: tức là buông xả mọi việc, đừng giữlại nữa, như nước ao lạnh xua tan nhiệt khí phiền não,không còn bị phiền não thiêu đốt nữa.
NhứtNiệmVạn Niên Khứ: thu về một hơi thở. Khi Tọa Thiềntriệt để vượt ra khỏi thời gian.
HànThanKhô Mộc Khứ: không còn bị những sự vật cảnh tượngảnh hưởng. Tâm sáng suốt khi ngồi thiền.
CổMiếuHương Lô Khứ: nghĩa là đạt được cảnh giới Định(cổ miếu) và Huệ (hương lô).
NhứtĐiềuBạch Luyện Khứ: Trắng và đẹp như thớ gân và mềmnhư lụa trắng. Dù ở bất cứ nơi đâu, ánh sáng của việcTọa Thiền vẫn làm cho tâm thuần khiết an lạc và thanh tịnh.

III.2 ThấtĐường Già Lam

III.2.1SựThay Đổi Kiến Trúc Của Tự Viện

GiàLam, nguyên ngữ bằng tiếng Sanscrit cổ, Ấn Độ là Shangarama,còn gọi là Tinh Xá, Chùa, Tự Viện. Kiến trúc Tự Viện NhậtBản ảnh hưởng trực tiếp từ bán đảo Triều Tiên, giántiếp từ Trung Hoa. Từ thời Bình An (Heian), mỹ thuật kiếntrúc Nhật Bản mô phỏng theo hai dạng mỹ thuật kiến trúcTriều Tiên có từ thời Phi Điểu, và mỹ thuật Trung Hoa từthời nhà Đường. Đến thời Kamakura, lối kiến trúc đóbị loại bỏ đi thay bằng lối kiến trúc thời Tống (TrungHoa) hòa với lối kiến trúc thời Thất Đinh. Đến thời ĐàoSơn mỹ thuật kiến trúc trở nên đẹp vô cùng, tạo nênphong cách mỹ thuật đặc biệt của thời đại nầy. Cònthời đại Giang Hộ (Edo), lại theo phong cách đơn giản, hiệnđại và độc lập, theo lối phong cách Âu Châu.

Kiếntrúc Chùa, đặc biệt vào thời Kamakura thể hiện trọn vẹnphong cách Thiền ảnh hưởng mô thức Trung Hoa thời Đường,còn gọi là phong cách Thiền Tông, có nhiều điểm giống LâmTế Tông, Hoàng Bích Tông, Tào Động Tông, hẳn nhiên cũngkhông thiếu nhiều điểm khác biệt đặc thù.

III.2.2Già Lam Của Tào Động Tông Là Nơi Chính Để Tu Hành

ThiềnSư Đạo Nguyên phối hợp những phiên bản Tự Viện TrungQuốc và Ấn Độ, suy nghĩ kiến tạo đạo tràng trang nghiêmcủa Tông Tào Động. Chùa Vĩnh Bình kiến tạo mô phỏng theoChùa Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức ở tỉnh Chiết Giang, TrungHoa (bây giờ gọi là Thiên Đồng Tự). Tông Tào Động vẫnsử dụng từ “Thất Đường Già Lam“ có lẽ từ thời GiangHộ (Edo), không có căn cứ nào chỉ cho nguyên thỉ của chữnầy. Song cũng có thuyết cho rằng Tông Tào Động gọi làThất Đường Già Lam cho những ngôi Chùa đầy đủ 7 gian như:Sơn Môn, Phật Điện, Pháp Đường, Khố Viện, Tăng Đường,Dục Thất và Đông Ty. Ngoài ra, Chùa còn có tháp 3 tầng, tháp5 tầng hay Đa Bảo Tháp, Xá Lợi Tháp v.v... những tháp nầykhông gồm chung trong Thất Đường Già Lam. Chùa Thiền hay đặcbiệt là Chùa của Tào Động Tông không có Tháp, nếu có,tháp được xây sau hoặc là xây với lý do nào đó, còn Chùathuộc Tông Pháp Tướng và Tông Chơn Ngôn có xây tháp.

Hìnhthức Thất Đường Già Lam của Tông Tào Động theo thứ tựtừ bên ngoài đi vào là: Sơn Môn, Phật Điện, Pháp Đường,bên mặt là Khố Viện, trước có Dục Thất (phòng tắm rửa),bên trái là Tăng Đường, trước có Đông Ty (nhà vệ sinh).Tất cả đều có hành lang bao bọc xung quanh trở thành mộthình vuông vức. Ngoài Thất Đường còn có những tòa nhàliên quan được xây dựng thêm. Càng về sau, ở những ngôichùa nhỏ Thất Đường đơn giản chỉ còn Bổn Đường (ChánhĐiện), Khố Lý (nhà kho), Khai Sơn Đường (Chỗ Thờ Tổ),Vị Bia Đường (nơi thờ vong). Cũng có nhiều hình thức biếndạng khác như thêm lầu chuông hay cổng tam quan, song chỉ lànhững trường hợp riêng biệt mà thôi. Nói chung các chùađều giống nhau như thế, bởi trước nhất phải hợp vớikhả năng cho nên phải đơn giản, sẽ giải thích rõ về ThấtĐường Già Lam dưới đây.

III.2.3Sơ Lược Về Thất Đường Già Lam

SơnMôn vừa chỉ cho cổng chính vào Chùa, vừa chỉ cho thế giớithanh tịnh, không có phiền não khổ đau. Cổng chùa thườngcó ba cửa, cửa lớn ở chính giữa, hai cửa nhỏ ở hai bên,còn gọi là Cổng Tam Quan, cũng gọi là Tam Môn. Ngoài ra, còncó những tên khác là: Quán Mộc Môn, Dược Y Môn, Anh Môn,Nhị Trọng Môn v.v... Tông Tào Động thường dùng Anh Môn vàNhị Trọng Môn. Ở phần hai bên trước cổng, thường an trícác vị Nhơn Vương. Trên Anh Môn (lầu) thường đặt tượngPhật, Bồ Tát hay các vị La Hán. Trên cao, treo một Phạn Chung(Đại Hồng Chung). Nếu chùa lớn, ngoài Sơn Môn còn có TổngMôn (chỉ có một cửa ra vào), Tam Tùy Quan, Đống Môn, DượcY Môn và Sắc Sứ Môn còn gọi là Hương Đường Môn.

ĐiệnPhật còn gọi là Đại Hùng Phong Điện, Đại Hùng Điện,Đại Điện v.v... tọa lạc ngay chính giữa, trong đó có TuDi Đàn thờ Đức Bổn Tôn Thích Ca Mâu Ni ngay trung tâm, haibên trái phải của Phật, mỗi bên an trí một tượng BồTát. Đa phần, thờ Đức Phật Thích Ca ở giữa (vị khai Tổcủa Phật Giáo). Tôn Giả Ca Diếp trưởng tử Phật, Sơ TổThiền Tông. Tôn Giả A Nan đệ tử thị giả của Đức PhậtThích Ca, vị Tổ Sư thứ hai, thị giả hầu Phật được nghenhiều lời giảng nhất. Ngoài ra, còn thờ Tam Tôn Phật: ĐứcPhật Thích Ca Mâu Ni (biểu hiện Đức Phật trong hiện tại),Đức A Di Đà Như Lai (biểu hiện Đức Phật trong quá khứ).Đức Di Lặc Như Lai (biểu hiện Đức Phật trong tương lai).Tam Tôn Phật cũng còn được hiểu là: Đức Phật Thích CaMâu Ni, Bồ Tát Văn Thù (biểu trưng cho trí tuệ Phật) vàBồ Tát Phổ Hiền (biểu trưng hạnh nguyện Phật). Phía đôngcủa Phật Điện (từ ngoài nhìn vào phía bên mặt) thờ ĐànThổ Địa hay thờ Bồ Tát Chiêu Bảo Thất Lang Đại QuyềnTu Lý. Phía Tây (phía trái từ ngoài nhìn vào) là Tổ Sư Đàn,thờ Sơ Tổ Đạt Ma. Thông thường bàn thờ làm bằng gạchhay đá, có chỗ để bày dâng lễ cúng. Đặc biệt, phầnnghi lễ được tổ chức tại Phật Điện.

PhápĐường là nơi vị Trụ Trì thuyết Pháp cho Tăng sĩ đang tutập. Khi thuyết Pháp vị Trụ Trì được cung kính như đạidiện chư Phật, chư vị Tổ Sư có trách nhiệm truyền traogiáo Pháp cho thính chúng, cho nên trong Pháp Đường không thiếttượng Phật nào cả. Tại Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự, cóđặt tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát biểu trưng tâm từbi bao la của Phật, một lý do khác, như đã trình bày ở trước,ở Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự, Tổ Đường chính là PhápĐường, nơi đó là Đại Tổ Đường được xem là một ĐạoTràng thuyết pháp của Tổ khai sơn Thiền Sư Oánh Sơn. GiữaTổ Đường là Pháp Đường cũng còn có ý nghĩa là tôn trọnggiữ gìn lời giáo huấn của Tổ. Tại Đại Tổ Đường nầy,đàn trên cao ở chính giữa, thờ tượng Tổ khai sơn ThiềnSư Oánh Sơn, hai bên trái phải thờ Thiền Sư Đạo Nguyên,Cao Tổ và thờ Thiền Sư Nga Sơn Chiêu Thạc, vị Tổ thứhai của Tổng Trì Tự. Ngoài ra, các tượng của chư vị TổSư cũng được thờ tại đây. Tại Pháp Đường thường cónhững thời Kinh sáng, trưa, tối và hầu như tất cả nghilễ quan trọng đều cử hành tại đây.

KhốViện hay Khố Lý thờ tượng Vi Đà Thiên và tượng ĐạiHắc Thiên còn gọi là Đài Hương Tích, vừa là nơi chứathực phẩm cho chư Tăng thường trụ và khách Tăng, vừa lànơi thâu nhận thực phẩm cúng dường, cũng là chỗ xay thóc.

DụcThất, nhà tắm, có thờ tượng Tôn Giả Bạt Đà Bà La. TrongChùa, Tăng Đường, Đông Ty và Dục Thất là ba nơi cần phảigiữ thật trang nghiêm yên tĩnh, tuyệt đối cấm không đượccười đùa, nói chuyện riêng tư, không được tạo ra âm thanhồn ào. Ngay cả, tắm rửa kỳ cọ thân thể cho thanh tịnhcũng quan trọng như những việc tu hành khác.

TăngĐường có nơi gọi là Vân Đường, cũng còn gọi là TuyểnPhật Trường, mà những chữ nầy được treo ngay ở chínhgiữa. Thông thường người ta còn gọi nơi nầy là Tọa ThiềnĐường nhưng Tông Tào Động không gọi là Tọa Thiền Đườngvì gọi như thế nghĩa là phân biệt chỗ hành thiền khácvới nơi ăn uống. Tăng Đường là nơi mà chư Thánh Tăng vàchư Bồ Tát thường lui tới, vốn gọi là Thánh Tăng Đường.Trong Thất Đường Già Lam của Tông Tào Động cũng có nhữngnơi quan trọng biểu trưng hiện hữu của Thần Thánh, cũngcó thể gọi là nhiệm mầu thiêng liêng, mà tuyệt đối khôngai, cả người trong Chùa lẫn người ở ngoài tự ý vào được.

Đồngthời, Tăng Đường chia làm hai phần, bên ngoài là nơi dùngcơm, uống nước của chư Tăng, bên trong còn gọi là NộiĐường hay Đường Nội thờ chư vị Thánh Tăng như Bồ TátVăn Thù, Bồ Tát Quan Thế Âm, cũng có Chùa thờ Tôn Giả KiềuTrần Như, trên cái Trang ngay chính giữa. Bên dưới thiếtkế những chỗ ngồi thiền, gọi là Trường Liên Sàng, lànhững cái đơn cao chừng một mét, rộng chừng một chiếcchiếu (Tatami), để ngồi Thiền mặt hướng vào tường hoặccửa sổ.

Còncó những cái Đơn khác gọi là Hàm Quỹ, mặt bằng độ chừng30 cm làm bằng gỗ, bên trong Hàm Quỹ (cái rương) đựng yáo và bình bát, phía dưới trải ra làm chỗ nghỉ, còn gọilà Tịnh Duyên, bởi vì chỗ nầy, vật nầy cũng dùng đểlàm nơi ăn uống. Tịnh Duyên có ý là ăn uống trong sạchthanh tịnh. Ngay cả ở bên ngoài cũng có kê những chiếc Đơnnhư thế.

Bênngoài còn có những giá treo chuông gọi là Tăng Đường Chuông,Ngoại Đường Chuông và có cả Pháp Cổ (trống) cũng nhưnhững pháp cụ khác để báo hiệu khi cần thiết. Những việcnhư đọc sách, viết lách, cạo tóc, khâu vá v.v.., đều thựchiện trong liêu chúng. Mô hình liêu chúng là giữa liêu đặttượng Bồ Tát Quan Thế Âm, hoặc tượng Hư Không Tạng BồTát, chỉ có Hàm Quỹ (cái rương) và Tịnh Duyên (chỗ ăn)và liêu chúng gần Tăng Đường.
ĐôngTylà Tiện Sở (cầu xí) cũng còn gọi là Tây Tịnh, nhưngchữ nầy bây giờ không còn dùng đến nữa, ở nơi nầy thườngđể tượng Điểu Sô Sa Ma Minh Vương.

III.2.4Trường Hợp Những Tự Viện Thông Thường

Tómlại, các vấn đề xây dựng như thế nào, ai xây, xây ởđâu, khi nào của các chùa thuộc Tông Tào Động lệ thuộcvào vấn đề xã hội địa phương và nguyện vọng của mọingười nữa. Thật ra, mỗi chùa có mỗi điều kiện, mỗitính cách và mỗi mục đích khác nhau, không thể phán đoánchung chung được, tuy nhiên, có thể phân loại ra như sau:

Thứnhất, Tu Hành Tự là tự viện như một đạo tràng dùng đểtu tập và tọa thiền. Những tự viện nầy vốn có liên hệvới Tông Tào Động từ xưa, như Lưỡng Đại Bổn Sơn, màdù cho chùa ấy có gì đặc biệt đi chăng nữa, thì vấn đềcăn bản vẫn là chỗ để tu hành theo Tông Tào Động

Thứhai, Bồ Đề Tự là tự viện để lễ bái và phụng thờNgài Hoằng Pháp Đại Sư, Ngài Quan Thế Âm, Thất Phước Thần,Linh Trường, thường thấy nơi các chùa thuộc Tông Pháp Tướng,Tông Hoa Nghiêm, Tông Thiên Thai, Tông Chơn Ngôn v.v... về saudù đã đổi sang Tông Tào Động nhưng vẫn còn giữ tôn phongcũ.

Thứba, Kỳ Thọ Tự là chùa thờ Đức Quan Âm, Ngài Dược Sư,Ngài Địa Tạng, Ngài Bất Động, các vị Tổ Sư, Thần Lúa,Thiên Cẩu v.v... vì nhu cầu của mọi người đến tự việnlễ bái cầu nguyện.

Thứtư, Quán Quan Tự là chùa lịch sử danh lam thắng cảnh, gầngũi mọi người và cảnh trí đẹp, được nhiều người tớilui vãn cảnh.

Tuynhiên, trừ Lưỡng Đại Bổn Sơn và những tự viện lớn,còn các chùa thuộc Tông Tào Động về hình thức căn bảnlà những Già Lam theo mô hình: Sơn Môn, Bổn Đường, Khai SơnĐường, Vị Bi Đường, Khố Lý, Chung Lầu, Tọa Thiền Đườngv.v... mà chúng ta lần luợt tiếp xúc với những phần nầy.

SơnMôn thờ tượng Nhân Vương, trên lầu cao thờ tượng Phật,Bồ Tát, nhưng cũng có nơi không có, bởi vì những chùa nhỏnhiều khi không có Sơn Môn (cửa ra vào) nữa, đôi khi chỉkhắc tên chùa trên phiến đá thay cho cổng tam quan.

BổnĐường cũng còn gọi là Phật Điện hay Pháp Đường, bêntrong thờ Bổn Tôn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc thờ TamTôn, song chính giữa vẫn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thếnhưng, tùy theo sự thành lập của tự viện, có những đặcthù riêng, không phải hoàn toàn giống nhau, có chùa thờ ĐứcA Di Đà Như Lai, Đại Nhật Như Lai, Dược Sư Như Lai v.v...có chùa thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng VươngBồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Bất Động MinhVương, Biện Tài Thiên và cũng còn nhiều tượng khác nữa.Tựu trung vẫn là hình tượng chư Phật và chư Bồ Tát màở đây có thể rõ thêm rằng đó là đặc trưng Phật tánhcủa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rộng lớn bao la như thế.

Trênbốn bức tường chung quanh Bổn Tôn trong Chánh Điện thườngcó 18 vị A La Hán. Hai bên tả hữu của Bổn Tôn thường thờtượng Chiêu Bảo Thất Lang Đại Quyền Tu Lý Bồ Tát và tượngĐạt Ma Đại Sư. Sau Chánh Điện ngăn ra hai bên phải tráithờ linh vị của Tín Đồ Phật Tử.

TạiBổn Đường (Chánh Điện) sáng, trưa, tối đều có tụngKinh, nơi đây thường cử hành những nghi lễ cầu an, cầusiêu, thuyết pháp, lễ hằng thuận v.v...

KhaiSơn Đường tiếp giáp sau Bổn Đường, ở giữa thờ NgàiCao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư hay Thái Tổ Oánh Sơn Thiền Sư.Ngoài hai vị Tổ Sư, còn thờ tượng bằng gỗ của vị HòaThượng khai sơn chùa ấy nữa. Hai bên phải trái thờ tượngcủa các vị Trụ Trì, linh vị của những người sáng lậpchùa, nơi đây cũng thờ linh vị Tín Đồ nữa, miễn sao ởgiữa có nơi làm lễ là được. Phía trước còn bàn kinh,có gối để lạy, có chuông mõ hai bên.

VịBi Đường là nơi linh vị Tín Đồ. Thông thường có thểthờ ở phía sau Chánh Điện hay Khai Sơn Đường, nhưng tùyđịa phương Vị Bi Đường được xây riêng một nơi biệtlập bên ngoài Bổn Đường hay Khai Sơn Đường. Ở giữa,thờ tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Mỗi gia đình có mỗibàn thờ nhỏ và tự quản lý, cúng dường và tự mỗi giađình đến chùa chăm sóc lấy.

KhốLý được xây dựng ở bên phải Chánh Điện và mặt hướngvề Chánh Điện. Nơi đây gồm có hành lang, phòng tiếp lễvật, phòng khách, phòng ở của vị Trụ Trì, phòng ở củagia đình Trụ Trì, phòng sinh hoạt, phòng chuẩn bị, phòngăn, phòng tắm, nhà vệ sinh v.v... Tùy theo chùa, Khố Lý lớnhay nhỏ, có chùa Khố Lý còn lớn hơn Chánh Điện nữa.

TọaThiền Đường được xây dựng phía bên trái hướng về ChánhĐiện, đối diện tương xứng với khố lý. Cũng tùy điềukiện đất đai, đôi khi được thiết lập ngay tầng dướicủa Khai Sơn Đường, những chùa không có Tọa Thiền Đường,có thể dùng Chánh Điện hay Khai Sơn Đường thay thế.

LầuChuông được thiết kế ở một góc vườn. Mỗi sáng tốithỉnh chuông nhứt định vào một thời điểm nào đó. Chùanào không có lầu chuông, thường treo chuông bên ngoài cửahay bên trong Chánh Điện.

Ngoàira, trong vườn còn xây những nơi như: Đại Sư Đường, TrấnThủ Đường, Đạo Hà Đường (nơi thờ Thần Lúa), ThầnXã, Sáng Khố v.v...

III.2.5Công Việc Của Các Vị Tăng

GiàLam không phải chỉ thờ Phật, mà với người sống, nơi đâylà những Đạo Tràng tu hành để thành Thánh, thành Phật.Già Lam của các chùa tu Thiền, như đề cập ở trên, đượctổ chức theo thể thức sinh hoạt cộng đồng với mục đíchtu hành. Riêng Thiền Tông, đặc biệt Tào Động Tông, có sựphối trí khác biệt. Chư Tăng ở chùa tu hành, tất cả nhấtđịnh phải phân công công việc để làm, không ai không làmviệc, những công việc từ thời Lưỡng Tổ Đại Sư cho đếnbây giờ vẫn thế. Được gọi là người tu, việc đầu tiênở chùa, phải có khả năng làm việc hiệu quả. Không nhữngchỉ riêng người tu ở chùa Tu Hành Tự, mà cho tất cả nhữngtự viện lấy chùa Tu Hành Tự làm căn bản. Chư Tăng trongchùa phải làm việc được giải thích như sau:

TrụChức nghĩa là viết tắc của Chức Trụ Trì, người có tráchnhiệm lớn lao đối với chùa. Với tư cách là “Tôn GiáoPháp Nhơn” đại biểu cho chùa đó. Nếu chùa lớn, cũng cònxưng là Sơn Chủ thay cho Trụ Trì, đôi khi thay đổi gọi làĐường Đầu Hòa Thượng, mà thông thường gọi là PhươngTrượng, Đường Đầu hoặc Hòa Thượng. Có nơi gọi vịTrụ Trì là Ojutsusan và Hòa Thượng là Ossan.

QuảnThủ là Chức Vụ của hai đại Bổn Sơn, cũng còn gọi làQuản Thủ Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự và Quản Thủ ĐạiBổn Sơn Tổng Trì Tự. Ở hai Đại Bổn Sơn còn có vị PhóQuản Thủ, vị thứ hai sau Quản Thủ nữa.

TâyĐường là nơi ở của những vị Cao Đức do vị Trụ Trìcung thỉnh đến để chỉ đạo các Phật sự, bình thườngvị Tăng nầy đứng sau vị Trụ Chức.

GiámViện nghĩa là người thay thế vị Trụ Trì, làm Tổng Quảnquán sát tất cả những công việc và mọi vấn đề hànhchánh của chùa. Trước đây, vị nầy đứng đầu trong bảngLục Hòa, mà có nơi gọi là Giám Tự. Ngoài ra còn có PhóGiám Viện thay thế việc điều hành mỗi khi vị Giám Việnvắng mặt .

HậuĐường là chỗ hành trì của vị Tăng trực tiếp chỉ đạo.

ĐơnĐầu là ngôi vị thứ hai của vị Tăng ở Hậu Đường đanghành trì và trực tiếp chỉ đạo.

PhóTự là vị Tăng lo việc chi tiêu của chùa, lo trọn một trong6 phép hòa kính.

TriKhố là vị Tăng lo quản lý thức ăn, tiền bạc và giúp đỡcho vị phó Trụ Trì.

DuyNa là người giúp đỡ cho vị Hậu Đường và Đơn Đầu,chỉ đạo và hướng dẫn chư Tăng tu hành, quản lý Tăng Đường,tụng khai Kinh và hồi hướng mỗi thời tụng Kinh, giữ vữngkỷ cương một trong 6 phép hòa kính, tuy nhiên, có chùa xemđây là việc của vị Giám Tự.

DuyệtChúng là vị giúp đỡ cho Duy Na, phần vụ thủ mõ.

ĐườngHành cũng là nhiệm vụ của Duy Na và Duyệt Chúng, phải gõkhánh, tụng khai Kinh và hồi hướng trong mỗi thời công phutụng Kinh.

ĐiểnTọa là vị Tăng lo việc ăn uống vâng giữ một trong 6 phéplục hòa.

PhóĐiển còn gọi là Phạn Đầu, vị Tăng hổ trợ giúp việccho Điển Tọa.

TrựcTế là vị Tăng chuyên lo việc chấp tác, trùng tu sửa chữaGià Lam, chữa đường sá, cũng là người vâng giữ một trong6 phép lục hòa.

TriKhách là vị Tăng lo việc tiếp đón khách.

ThịChơn là vị Tăng chăm sóc chỗ thờ Tổ Khai Sơn.

CúngChơn là vị Tăng giúp đỡ Thị Chơn, cũng gọi là TruyềnCúng.
TriĐiệnlà vị Tăng quản lý Phật Điện và Pháp Đường. Ngườiphụ tá gọi là Diện Hạnh.

ThượngSự là vị Tăng lo việc thư ký, bảo quản văn thơ giấy tờ.

TriDục cũng còn gọi là Dục Chủ, vị Tăng quản lý nhà tắm.

ThịCục Trưởng là vị Tăng thân cận, chăm lo và giúp đỡ vịTrụ Trì. Ở hai Đại Bổn Sơn những vị nầy hổ trợ vịQuản Thủ.

ThịGiả là vị Tăng thân cận hầu hạ vị Trụ Trì và Chư TônĐức đến thăm chùa. Có 5 loại Thị Giả chánh thức như:

ThiêuHương Thị Giả, là người có trách nhiệm lo việc hươngđăng và dâng hương cho vị Trụ Trì, mỗi khi có lễ.

ThưTrạng Thị Giả là vị lo vấn đề thư từ cho vị Trụ Trì.
ThỉnhKháchThị Giả là vị Tăng lo ứng đối tiếp đãi khách củavị Trụ Trì.

Y BátThị Giả là vị Tăng lo Pháp Y cho vị Trụ Trì.

ThangDược Thị Giả là vị Tăng lo thức ăn và thuốc men chovị Trụ Trì.

Thôngthường chỉ hai hay ba vị kiêm nhiệm luôn.

ThịThánh nghĩa là Thị Giả của chư Thánh Tăng thờ tại TăngĐường (như Ngài Văn Thù Bồ Tát), lo việc cúng dường nướchoặc trà nóng lên Bồ Tát.
GiảngSưnghĩa là vị Thầy thường giảng nghĩa và thuyết phápcho Chư Tăng và Tín Đồ.

TạngChủ tức là vị quản lý tạng Kinh và điện thờ có nhiềubảo vật.

TịnhĐầu là vị Tăng quản lý Đông Ty (nhà xí).

TấuGiả là vị Tăng có trách nhiệm thông tin cho khách hoặc nhữngliêu xá, khi có những việc cần thiết.

ThủTọa là địa vị cao nhất của chư Tăng, còn gọi là ThượngTọa.

ThưKý nguyên là chức vụ Thị Giả Thư Trạng, phụ trách nhữngcông việc phụ giúp vị Thủ Tọa liêu, thường ngồi ở vịtrí thứ hai sau Thượng Tọa.

BiệnSự là vị Tăng còn trẻ luôn ở bên vị Thư Ký, Thủ Tọa,nơi liêu Thủ Tọa.

HànhGiả là vị Tăng còn đang tu học, gần gũi thân cận, làmcác công việc.
Ngoàira,ở Điện Đường, Điện Ty, Đường Ty, Phật Điện, PhápĐường khi có lễ, vị thỉnh chuông gọi là Chung Ty, vị locông việc trong Tăng Đường gọi là Trực Đường, vị loviệc dọn dẹp gọi là Thanh Tảo Đương Phiên v.v... nhiềulắm không thể ghi chi tiết ra đây hết. Vả lại, còn cókhá nhiều công việc như xuất bản, bố giáo, và nhiều việckhông cần có chức vụ ở Lưỡng Bổn Sơn nữa, song tùy theotính chất quy mô hay đơn giản của chùa, tùy theo địa phương,tùy theo xã hội mà công việc có thể tùy nghi sửa đổi thêmhay bớt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]