- 1. Bồ tát Quán Âm chọn đạo tràng
- 2. Quán Âm Khiêu
- 3. Long Nữ bái Quán Âm
- 4. Chữ "tâm" trên đá (hay Quán Âm độ Thiện Tài)
- 5. Quán Âm độ Vi Đà
- 6. Quán Âm độ Di Lặc
- 7. Quán Âm và 18 vị La Hán
- 8. Quán Âm thâu tứ đại Kim Cang
- 9. Quán Âm thu phục Già Lam
- 10. Quán Âm không chịu đi (Cư Sĩ Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Cư Sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến hiệu đính, Diễn đọc: Cư Sĩ Tường Dinh)
- 11. Hải Thiên Phật Quốc
- 12. Tháp Đa Bảo
- 13. Hai rùa nghe pháp
- 14. Đài Thiên Đăng
- 15. Đoản Cô Đạo Đầu
- 16. Bát Giác Đình
- 17. Thung lũng cát bay
- 18. Cổ Phật Động
- 19. Kỷ Bảo Lĩnh
- 20. Quán Âm và thổ địa
- 21. Hoa Đạo vẽ trộm tượng La Hán
- 22. Chuông thần
- 23. Hòa thượng Lịch Sơn bắt rùa
- 24. Giếng thần tiên
- 25. Tám bức tranh Quán Âm
- 26. Bạch Y Quán Âm
- 27. Bia Dương Chi Quán Âm
- 28. Đa Bảo Quán Âm
- 29. Tống Tử Quán Âm
- 30. Thủy Nguyệt Quán Âm
- 31. Mã Đầu Quán Âm
- 32. Thánh Quán Âm
- 33. Quán Âm hiến sò
- 34. Ngao Đầu Quán Âm
- 35. Quán Âm, vợ Mã Lang
- 36. Quán Âm ba mặt
- 37. Cá ngao kéo kinh Phật
- 38. Truyền tích am Mai Phúc
- 39. Truyền tích núi Cẩm Bình
- 40. Cõng đá lui quân giặc
- 41. Hòa thượng giả bị phạt
- 42. Lầu Quán Âm
- 43. Quán Âm trì kinh
- 44. Quán Âm trị chuột tinh
- 45. Trói quỷ La Sát
- 46. Quán Âm đi chân đất
- 47. Quán Âm bán dầu
- 48. Hòa thượng Trúc Thiền vẽ Bồ tát Quán Âm
- 49. Chuyện lạ của Hòa thượng Nhất Phong
- 50. Đảo Bồng Lai bị nhận chìm
- 51. Quán Âm ngàn mắt ngàn tay
TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Thời gian qua như thoi đưa, 18 năm sau Thừa Tài trở thành một thanh niên chơi bời phóng đãng, cả ngày ở ngoài đường rượu chè trai gái, chơi hoa bẻ cành, tiêu phí không biết bao nhiêu là tiền bạc. Lão phú hộ cưng con như ngọc, không những không trách mắng lấy nửa câu mà còn đắc ý nói rằng: “Tiền đi rồi tiền trở lại mà!”
Năm ấy lão phú hộ qua đời, gia tài kếch xù kia để lại hết cho Thừa Tài. Từ đấy, Thừa Tài mặc sức tiêu phí, nào cờ bạc, nào lầu xanh, càng chơi bời càng sa lầy, không thể nào quay về con đường thiện được nữa. Không đến ba năm sau, gia tài to lớn của cha để lại đã tiêu tán sạch sành sanh!
Từ một anh công tử con nhà phú hộ từ bé đến lớn chỉ biết ăn thịt uống rượu, trau tria chải chuốt, nay Thừa Tài đã biến thành một kẻ áo quần lam lũ, tóc tai bờm xờm như ăn mày, láng giềng không buồn ngó ngàng đến, bạn bè cũ cũng xoay mặt làm ngơ, ai nhìn cũng thấy phát ghét.
Thừa Tài nghĩ:
– Tiếp tục sống kiểu này thì thật là sống cũng như chết, phải tìm một con đường khác mới được.
Một hôm, hắn thấy một vị xuất gia đến làng của mình hóa duyên, được bất luận người giàu hay nghèo, ai ai cũng kính cẩn cúng dường. Thừa Tài thấy thế tròng mắt láo liên, nghĩ ra một kế:
– Đúng rồi! Giả dạng làm thầy chùa đi xin tiền, đúng là làm ăn không cần vốn!
Thế là hắn cạo đầu nhẵn thín, ăn mặc như thầy tu, đi sang làng khác hóa duyên. Nhưng mấy ngày sau, bụng no thì có no nhưng cặp đùi thì nhức nhối, chân đi khập khiễng, hắn biến thành một “ông thầy cà thọt”.
Hóa duyên thật là khổ, Thừa Tài bèn nghĩ đến chuyện để tóc lại. Hôm ấy đang đi trên đường, bỗng thấy một ni cô trẻ tuổi đi ngang, chắp tay nói với hắn:
– Chưa thoát được tục lụy, đến Nam Hải lễ Phật, trước tiên phải bỏ ác, sau mới trở thành thiện.
Thừa Tài thấy đột nhiên xuất hiện một ni cô xinh đẹp mỹ miều, đến gặp mình nói chuyện có câu có kệ thì lập tức tươi cười hí hởn, tà niệm nảy sinh. Vị ni cô trừng mắt một cái và bỏ đi lập tức, Thừa Tài chưa đi được mấy bước cà thọt mà người đẹp đã biến mất đằng xa.
Thừa Tài nhìn theo bóng dáng của cô, hai con mắt cứ xoay tít:
– A, Nam Hải Phổ Đà Sơn, chính là chốn Cực Lạc của các đệ tử nương thân cửa Phật đây mà!
Càng nghĩ hắn càng thích thú, thế là hắn vượt biển đến đảo Phổ Đà. Tuy nhiên, hắn biết mình là một ông sư giả, không dám đến các chùa lớn xin tá túc mà chỉ dựng một túp lều tranh nhỏ ở ngã rẽ đường Ngọc Đường, bày một bức tượng Bồ Tát Quán Âm, gõ mõ thật to và tụng kinh Phật thì lí nhí trong họng, hóa duyên với khách hành hương qua lại.
Quả nhiên chuyện “làm ăn” của hắn cũng phát đạt, cuộc sống trở nên dư dả, nhưng tâm thì càng ngày càng gian tà. Không lâu sau, hắn bỏ túp lều tranh và chỉ chuyên môn theo đuổi các nữ hương khách trẻ tuổi, làm ô uế cửa Phật bằng những hành động đồi phong bại tục.
Một hôm Thừa Tài đến động Triều Âm, nham nhở nhìn ngắm những cô khách hành hương trẻ, có lúc dùng lời cợt nhã sàm sỡ để trêu ghẹo, có khi tìm cách kề vai sát vế, khiến cho các cô sợ hãi lúng túng, chỉ ráng trốn tránh mà không dám phản đối ra mặt.
Từ rừng Trúc Tím bỗng nhiên có một ni cô trẻ tuổi bước ra, trừng mắt nhìn Thừa Tài một cái rồi quay đi về phía động Quán Âm.
Thừa Tài nhận ra vị ni cô xinh đẹp mà mình đã có lần gặp bèn la lớn:
– Cô ấy đây rồi! Đúng là “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” mà!
Ba hồn chín vía của hắn đê mê, con mắt háo sắc của hắn như bị thôi miên, rồi như thể có một sợi dây vô hình nào kéo đi, hắn đi theo ni cô không rời nửa bước.
Một ni một tăng, người trước người sau, đi từ Quán Âm Động đến tảng đá Bàn Đà ở Tây Thiên, đi ngang Am Mai Phúc, vượt qua tảng đá có khắc chữ Tâm, chùa Phổ Tế, động Triều Dương, rồi ven theo bãi cát ngàn bộ (Thiên bộ sa), xuyên qua đình Vọng Hải, đi ngược về thung lũng cát bay (Phi sa áo), và cuối cùng đến động Phạm Âm.
Đi một vòng như thế khiến Thừa Tài nhức nhối tới long cả xương chân, mũi thở phì phì.
Trời bắt đầu tối, xung quanh không có một bóng người. Thừa Tài thấy ni cô ngồi xuống một cái lan can bằng đá, cúi đầu chăm chú nhìn cảnh chiều trên biển, bèn bổ xông tới như con chó đói. Nào ngờ đầu hắn bị va vào thành đá lan can nghe cái “rầm”, máu chảy dầm dề. Vị ni cô nọ đã ngồi trên hoa sen từ bao giờ, đưa tay về phía Phạm Âm động phất nhẹ, từ trong động chợt vọt ra một ngọn sóng cao cả trăm trượng, cuốn Thừa Tài ra biển Liên Hoa biến thành con cá heo.
Thừa Tài hối hận cũng đã muộn. Từ đó mỗi kỳ nước lũ mùa xuân người ta lại nghe “bõm, bõm”, đó là con cá heo từ ngoài biển khơi hướng về Phổ Đà Sơn mà lễ bái, cầu xin Bồ Tát Quán Âm phát từ bi tâm xá tội cho nó. Nhưng tội nó tà tâm làm chuyện xấu xa, ô uế đất Phật hẳn còn phải chịu hình phạt đó thêm nhiều đời nữa.
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
41. HÒA THƯỢNG GIẢ BỊ PHẠT
Ngày xưa có một nhà phú hộ, lớn tuổi rồi mới sinh được đứa con muộn, đặt tên là Thừa Tài.Thời gian qua như thoi đưa, 18 năm sau Thừa Tài trở thành một thanh niên chơi bời phóng đãng, cả ngày ở ngoài đường rượu chè trai gái, chơi hoa bẻ cành, tiêu phí không biết bao nhiêu là tiền bạc. Lão phú hộ cưng con như ngọc, không những không trách mắng lấy nửa câu mà còn đắc ý nói rằng: “Tiền đi rồi tiền trở lại mà!”
Năm ấy lão phú hộ qua đời, gia tài kếch xù kia để lại hết cho Thừa Tài. Từ đấy, Thừa Tài mặc sức tiêu phí, nào cờ bạc, nào lầu xanh, càng chơi bời càng sa lầy, không thể nào quay về con đường thiện được nữa. Không đến ba năm sau, gia tài to lớn của cha để lại đã tiêu tán sạch sành sanh!
Từ một anh công tử con nhà phú hộ từ bé đến lớn chỉ biết ăn thịt uống rượu, trau tria chải chuốt, nay Thừa Tài đã biến thành một kẻ áo quần lam lũ, tóc tai bờm xờm như ăn mày, láng giềng không buồn ngó ngàng đến, bạn bè cũ cũng xoay mặt làm ngơ, ai nhìn cũng thấy phát ghét.
Thừa Tài nghĩ:
– Tiếp tục sống kiểu này thì thật là sống cũng như chết, phải tìm một con đường khác mới được.
Một hôm, hắn thấy một vị xuất gia đến làng của mình hóa duyên, được bất luận người giàu hay nghèo, ai ai cũng kính cẩn cúng dường. Thừa Tài thấy thế tròng mắt láo liên, nghĩ ra một kế:
– Đúng rồi! Giả dạng làm thầy chùa đi xin tiền, đúng là làm ăn không cần vốn!
Thế là hắn cạo đầu nhẵn thín, ăn mặc như thầy tu, đi sang làng khác hóa duyên. Nhưng mấy ngày sau, bụng no thì có no nhưng cặp đùi thì nhức nhối, chân đi khập khiễng, hắn biến thành một “ông thầy cà thọt”.
Hóa duyên thật là khổ, Thừa Tài bèn nghĩ đến chuyện để tóc lại. Hôm ấy đang đi trên đường, bỗng thấy một ni cô trẻ tuổi đi ngang, chắp tay nói với hắn:
– Chưa thoát được tục lụy, đến Nam Hải lễ Phật, trước tiên phải bỏ ác, sau mới trở thành thiện.
Thừa Tài thấy đột nhiên xuất hiện một ni cô xinh đẹp mỹ miều, đến gặp mình nói chuyện có câu có kệ thì lập tức tươi cười hí hởn, tà niệm nảy sinh. Vị ni cô trừng mắt một cái và bỏ đi lập tức, Thừa Tài chưa đi được mấy bước cà thọt mà người đẹp đã biến mất đằng xa.
Thừa Tài nhìn theo bóng dáng của cô, hai con mắt cứ xoay tít:
– A, Nam Hải Phổ Đà Sơn, chính là chốn Cực Lạc của các đệ tử nương thân cửa Phật đây mà!
Càng nghĩ hắn càng thích thú, thế là hắn vượt biển đến đảo Phổ Đà. Tuy nhiên, hắn biết mình là một ông sư giả, không dám đến các chùa lớn xin tá túc mà chỉ dựng một túp lều tranh nhỏ ở ngã rẽ đường Ngọc Đường, bày một bức tượng Bồ Tát Quán Âm, gõ mõ thật to và tụng kinh Phật thì lí nhí trong họng, hóa duyên với khách hành hương qua lại.
Quả nhiên chuyện “làm ăn” của hắn cũng phát đạt, cuộc sống trở nên dư dả, nhưng tâm thì càng ngày càng gian tà. Không lâu sau, hắn bỏ túp lều tranh và chỉ chuyên môn theo đuổi các nữ hương khách trẻ tuổi, làm ô uế cửa Phật bằng những hành động đồi phong bại tục.
Một hôm Thừa Tài đến động Triều Âm, nham nhở nhìn ngắm những cô khách hành hương trẻ, có lúc dùng lời cợt nhã sàm sỡ để trêu ghẹo, có khi tìm cách kề vai sát vế, khiến cho các cô sợ hãi lúng túng, chỉ ráng trốn tránh mà không dám phản đối ra mặt.
Từ rừng Trúc Tím bỗng nhiên có một ni cô trẻ tuổi bước ra, trừng mắt nhìn Thừa Tài một cái rồi quay đi về phía động Quán Âm.
Thừa Tài nhận ra vị ni cô xinh đẹp mà mình đã có lần gặp bèn la lớn:
– Cô ấy đây rồi! Đúng là “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” mà!
Ba hồn chín vía của hắn đê mê, con mắt háo sắc của hắn như bị thôi miên, rồi như thể có một sợi dây vô hình nào kéo đi, hắn đi theo ni cô không rời nửa bước.
Một ni một tăng, người trước người sau, đi từ Quán Âm Động đến tảng đá Bàn Đà ở Tây Thiên, đi ngang Am Mai Phúc, vượt qua tảng đá có khắc chữ Tâm, chùa Phổ Tế, động Triều Dương, rồi ven theo bãi cát ngàn bộ (Thiên bộ sa), xuyên qua đình Vọng Hải, đi ngược về thung lũng cát bay (Phi sa áo), và cuối cùng đến động Phạm Âm.
Đi một vòng như thế khiến Thừa Tài nhức nhối tới long cả xương chân, mũi thở phì phì.
Trời bắt đầu tối, xung quanh không có một bóng người. Thừa Tài thấy ni cô ngồi xuống một cái lan can bằng đá, cúi đầu chăm chú nhìn cảnh chiều trên biển, bèn bổ xông tới như con chó đói. Nào ngờ đầu hắn bị va vào thành đá lan can nghe cái “rầm”, máu chảy dầm dề. Vị ni cô nọ đã ngồi trên hoa sen từ bao giờ, đưa tay về phía Phạm Âm động phất nhẹ, từ trong động chợt vọt ra một ngọn sóng cao cả trăm trượng, cuốn Thừa Tài ra biển Liên Hoa biến thành con cá heo.
Thừa Tài hối hận cũng đã muộn. Từ đó mỗi kỳ nước lũ mùa xuân người ta lại nghe “bõm, bõm”, đó là con cá heo từ ngoài biển khơi hướng về Phổ Đà Sơn mà lễ bái, cầu xin Bồ Tát Quán Âm phát từ bi tâm xá tội cho nó. Nhưng tội nó tà tâm làm chuyện xấu xa, ô uế đất Phật hẳn còn phải chịu hình phạt đó thêm nhiều đời nữa.
Gửi ý kiến của bạn