- 1. Bồ tát Quán Âm chọn đạo tràng
- 2. Quán Âm Khiêu
- 3. Long Nữ bái Quán Âm
- 4. Chữ "tâm" trên đá (hay Quán Âm độ Thiện Tài)
- 5. Quán Âm độ Vi Đà
- 6. Quán Âm độ Di Lặc
- 7. Quán Âm và 18 vị La Hán
- 8. Quán Âm thâu tứ đại Kim Cang
- 9. Quán Âm thu phục Già Lam
- 10. Quán Âm không chịu đi (Cư Sĩ Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Cư Sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến hiệu đính, Diễn đọc: Cư Sĩ Tường Dinh)
- 11. Hải Thiên Phật Quốc
- 12. Tháp Đa Bảo
- 13. Hai rùa nghe pháp
- 14. Đài Thiên Đăng
- 15. Đoản Cô Đạo Đầu
- 16. Bát Giác Đình
- 17. Thung lũng cát bay
- 18. Cổ Phật Động
- 19. Kỷ Bảo Lĩnh
- 20. Quán Âm và thổ địa
- 21. Hoa Đạo vẽ trộm tượng La Hán
- 22. Chuông thần
- 23. Hòa thượng Lịch Sơn bắt rùa
- 24. Giếng thần tiên
- 25. Tám bức tranh Quán Âm
- 26. Bạch Y Quán Âm
- 27. Bia Dương Chi Quán Âm
- 28. Đa Bảo Quán Âm
- 29. Tống Tử Quán Âm
- 30. Thủy Nguyệt Quán Âm
- 31. Mã Đầu Quán Âm
- 32. Thánh Quán Âm
- 33. Quán Âm hiến sò
- 34. Ngao Đầu Quán Âm
- 35. Quán Âm, vợ Mã Lang
- 36. Quán Âm ba mặt
- 37. Cá ngao kéo kinh Phật
- 38. Truyền tích am Mai Phúc
- 39. Truyền tích núi Cẩm Bình
- 40. Cõng đá lui quân giặc
- 41. Hòa thượng giả bị phạt
- 42. Lầu Quán Âm
- 43. Quán Âm trì kinh
- 44. Quán Âm trị chuột tinh
- 45. Trói quỷ La Sát
- 46. Quán Âm đi chân đất
- 47. Quán Âm bán dầu
- 48. Hòa thượng Trúc Thiền vẽ Bồ tát Quán Âm
- 49. Chuyện lạ của Hòa thượng Nhất Phong
- 50. Đảo Bồng Lai bị nhận chìm
- 51. Quán Âm ngàn mắt ngàn tay
TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Thuở xưa nghe đất Bàn Đà linh,
Muôn loài từng ở đấy nghe Kinh.
Vì sao hai rùa phải hóa đá?
Hay vì trộm Pháp bởi tư tình?
Tương truyền vào thuở xưa thật là xưa, trên núi Phổ Đà chưa có tăng có tục và chùa chiền, Ngài Quán Âm tu hành một mình, cứ đêm đêm đoan tọa trên tảng đá Bàn Đà tụng kinh. Trong những đêm trăng sáng rực rỡ, dưới ánh nguyệt lung linh giọng của Ngài càng thêm truyền cảm, hấp dẫn nên lôi cuốn hết tất cả thú vật chim chóc trên núi cũng như cá tôm rùa ốc dưới biển. Cứ mỗi lần Ngài Quán Âm tụng kinh là chúng túa đến bao vây tảng đá Bàn Đà, Ngài chưa đi thì chúng cũng chưa về.
Tin này truyền đến long cung dưới đáy biển, khiến Long vương lấy làm quái lạ. Một đêm nọ, Long vương lén đến biển Liên Hoa, quả nhiên thấy rất nhiều loài thủy tộc đang say sưa, mê mẩn ngẩng đầu nghe Bồ Tát Quán Âm tụng kinh. Long vương nghĩ rằng:
– Quán Âm Đại sĩ đang tụng kinh gì khiến cho loài thủy tộc động lòng đến dường ấy? Nếu lấy được kinh này đem về Thủy Tinh cung mà đọc, biết đâu các loài thủy tộc sẽ phục tòng ta hơn?
Càng nghĩ Long vương càng đẹp dạ, khoái trá, bèn trở về Thủy Tinh cung và lập tức triệu thừa tướng Rùa đến hầu, truyền cho ông ta làm sao lấy về cho được bộ kinh mà Ngài Quán Âm đang tụng. Thừa tướng Rùa duỗi dài cổ ra, vỗ ngực bẩm Long vương rằng:
– Ý kiến của bệ hạ thật là tuyệt diệu! Thần xin bảo đảm với bệ hạ rằng sau 81 ngày, thần sẽ lấy trộm được bộ kinh ấy đem về đây hiến dâng cho bệ hạ!
Trong đám thuộc hạ của thừa tướng Rùa có hai con rùa biển trí nhớ rất tốt, thừa tướng bèn truyền lệnh cho chúng mỗi chiều phải lén đi nghe Bồ Tát Quán Âm tụng kinh, cho đến khi trời sáng mới được về long cung phục mệnh.
Hai con rùa vâng lệnh đi nghe lén kinh. Ban đầu chúng chỉ đến biển Liên Hoa, lẫn lộn trong đám cá tôm, nhô đầu lên im lặng ghi nhớ thuộc lòng, nhưng về sau càng nghe càng thấm, bèn dần dần xích lại gần Quán Âm động. Đến đêm thứ 81, chúng lại càng bò đến gần tảng đá Bàn Đà hơn khiến cho chim muông thú vật đang đứng trên dốc núi lúc ấy phải hoảng sợ, con thì bay, con thì chạy, náo động hẳn lên.
Trên tảng đá Bàn Đà, Bồ Tát Quán Âm chỉ cần nhìn lướt qua hai con rùa liền biết ngay đấy là mật thám của Long Vương sai đến trộm kinh, bất giác nhè nhẹ mỉm cười, tiếng tụng kinh của Ngài nghe càng êm ái hơn, lôi cuốn hơn. Hai anh chàng rùa nghe mê say đến nỗi tiếng mõ canh tư không nghe thấy, qua đến tiếng mõ canh năm cũng chẳng nhúc nhích, mà trời hừng sáng rồi chúng cũng không động đậy. Chuyện gì đã xảy ra vậy?
Số là Ngài Quán Âm vốn luôn luôn chủ trương “chúng sinh bình đẳng”, bây giờ Long vương muốn hai con rùa đến trộm kinh, chỉ với dụng ý muốn dùng kinh làm khí giới để chế ngự các loài thủy tộc. Điều này hoàn toàn ngược lại với tôn chỉ của nhà Phật, làm sao Bồ Tát Quán Âm lại cho Long vương toại ý được?
Do đó trong lúc tụng kinh, Ngài đã phương tiện dùng chút pháp thuật điểm hai con rùa khiến chúng đứng yên. Vì thế, từ đó trở đi chúng cứ giữ nguyên tư thế của mình, con thì duỗi cổ, con thì ngóc đầu.
Long vương và thừa tướng Rùa ngồi dưới Thủy Tinh cung khoái trá đợi hai con rùa đem kinh về, nhưng đợi hoài đợi mãi mà không thấy chúng về. Họ nào có biết là hai con rùa đã hóa đá rồi!
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
13. HAI RÙA NGHE PHÁP
Trên một dốc núi gần Bàn Đà Thạch ở Tây Thiên có hai hòn đá hình dáng giống hai con rùa biển, được người ta đặt tên là đá “hai rùa nghe Pháp” (Nhị quy thính Pháp thạch). Có người đã viết về hai con rùa đá mấy câu thơ như sau:Thuở xưa nghe đất Bàn Đà linh,
Muôn loài từng ở đấy nghe Kinh.
Vì sao hai rùa phải hóa đá?
Hay vì trộm Pháp bởi tư tình?
Tương truyền vào thuở xưa thật là xưa, trên núi Phổ Đà chưa có tăng có tục và chùa chiền, Ngài Quán Âm tu hành một mình, cứ đêm đêm đoan tọa trên tảng đá Bàn Đà tụng kinh. Trong những đêm trăng sáng rực rỡ, dưới ánh nguyệt lung linh giọng của Ngài càng thêm truyền cảm, hấp dẫn nên lôi cuốn hết tất cả thú vật chim chóc trên núi cũng như cá tôm rùa ốc dưới biển. Cứ mỗi lần Ngài Quán Âm tụng kinh là chúng túa đến bao vây tảng đá Bàn Đà, Ngài chưa đi thì chúng cũng chưa về.
Tin này truyền đến long cung dưới đáy biển, khiến Long vương lấy làm quái lạ. Một đêm nọ, Long vương lén đến biển Liên Hoa, quả nhiên thấy rất nhiều loài thủy tộc đang say sưa, mê mẩn ngẩng đầu nghe Bồ Tát Quán Âm tụng kinh. Long vương nghĩ rằng:
– Quán Âm Đại sĩ đang tụng kinh gì khiến cho loài thủy tộc động lòng đến dường ấy? Nếu lấy được kinh này đem về Thủy Tinh cung mà đọc, biết đâu các loài thủy tộc sẽ phục tòng ta hơn?
Càng nghĩ Long vương càng đẹp dạ, khoái trá, bèn trở về Thủy Tinh cung và lập tức triệu thừa tướng Rùa đến hầu, truyền cho ông ta làm sao lấy về cho được bộ kinh mà Ngài Quán Âm đang tụng. Thừa tướng Rùa duỗi dài cổ ra, vỗ ngực bẩm Long vương rằng:
– Ý kiến của bệ hạ thật là tuyệt diệu! Thần xin bảo đảm với bệ hạ rằng sau 81 ngày, thần sẽ lấy trộm được bộ kinh ấy đem về đây hiến dâng cho bệ hạ!
Trong đám thuộc hạ của thừa tướng Rùa có hai con rùa biển trí nhớ rất tốt, thừa tướng bèn truyền lệnh cho chúng mỗi chiều phải lén đi nghe Bồ Tát Quán Âm tụng kinh, cho đến khi trời sáng mới được về long cung phục mệnh.
Hai con rùa vâng lệnh đi nghe lén kinh. Ban đầu chúng chỉ đến biển Liên Hoa, lẫn lộn trong đám cá tôm, nhô đầu lên im lặng ghi nhớ thuộc lòng, nhưng về sau càng nghe càng thấm, bèn dần dần xích lại gần Quán Âm động. Đến đêm thứ 81, chúng lại càng bò đến gần tảng đá Bàn Đà hơn khiến cho chim muông thú vật đang đứng trên dốc núi lúc ấy phải hoảng sợ, con thì bay, con thì chạy, náo động hẳn lên.
Trên tảng đá Bàn Đà, Bồ Tát Quán Âm chỉ cần nhìn lướt qua hai con rùa liền biết ngay đấy là mật thám của Long Vương sai đến trộm kinh, bất giác nhè nhẹ mỉm cười, tiếng tụng kinh của Ngài nghe càng êm ái hơn, lôi cuốn hơn. Hai anh chàng rùa nghe mê say đến nỗi tiếng mõ canh tư không nghe thấy, qua đến tiếng mõ canh năm cũng chẳng nhúc nhích, mà trời hừng sáng rồi chúng cũng không động đậy. Chuyện gì đã xảy ra vậy?
Số là Ngài Quán Âm vốn luôn luôn chủ trương “chúng sinh bình đẳng”, bây giờ Long vương muốn hai con rùa đến trộm kinh, chỉ với dụng ý muốn dùng kinh làm khí giới để chế ngự các loài thủy tộc. Điều này hoàn toàn ngược lại với tôn chỉ của nhà Phật, làm sao Bồ Tát Quán Âm lại cho Long vương toại ý được?
Do đó trong lúc tụng kinh, Ngài đã phương tiện dùng chút pháp thuật điểm hai con rùa khiến chúng đứng yên. Vì thế, từ đó trở đi chúng cứ giữ nguyên tư thế của mình, con thì duỗi cổ, con thì ngóc đầu.
Long vương và thừa tướng Rùa ngồi dưới Thủy Tinh cung khoái trá đợi hai con rùa đem kinh về, nhưng đợi hoài đợi mãi mà không thấy chúng về. Họ nào có biết là hai con rùa đã hóa đá rồi!
Gửi ý kiến của bạn