KINH TỲ-KHEO NA-TIÊN
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
Na-tiên đáp: “Là danh và thân sanh trở lại ở đời sau.”
Vua hỏi: “Có phải là danh và thân của đời này sanh trở lại chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải! Không phải danh, cũng không phải thân của đời này sanh trở lại. Nhưng do nơi danh và thân của đời này tạo tác các việc thiện ác, nên đời sau mới có danh và thân theo đó sanh ra.”
Vua hỏi: “Như nói rằng danh và thân của đời này làm các việc thiện hoặc ác, đời sau danh thân ấy lại chẳng sanh ra, vậy người có làm những điều cực ác, cuối cùng cũng có thể được thoát khỏi, không phải chịu lấy những điều khổ hay sao?”
Na-tiên đáp: “Như người đời nay làm việc thiện, sau không sanh ra nữa, cũng nói là được thoát khỏi sao? Người tạo tác các việc thiện ác không dừng nghỉ, vậy nên không thể thoát được nghiệp quả.
“Ví như có người hái trộm quả xoài của người khác. Người chủ bắt được, giải đến trước vua khiếu nại rằng: Người này hái trộm xoài của tôi.
“Người hái trộm xoài liền nói: Tôi không có hái trộm xoài của ông này. Ông này ngày trước chỉ có trồng cây xoài con, vốn không có trồng quả xoài. Nay tôi tự tay hái được quả xoài, sao gọi là trộm? Tôi không có hái xoài của ông ta, nên không có tội.”
Na-tiên hỏi vua: “Này đại vương, hai người tranh nhau như thế, ai đúng ai sai?”
Vua đáp: “Người trồng cây xoài con là đúng. Kẻ trộm kia không có lý, tất phải chịu buộc tội.”
Na-tiên hỏi: “Kẻ trộm vì sao có tội?”
Vua đáp: “Sở dĩ nói kẻ ấy có tội, là vì nhân có người trồng cây xoài con ngày xưa, mới thành cây cao lớn, có quả như ngày nay.”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Ví như có người gặt trộm lúa người khác. Chủ ruộng bắt được nói rằng: Ông gặt trộm lúa của tôi.
“Người ấy nói: Tôi không có trộm lúa của ông. Ông gieo mạ xuống ruộng, tôi tự cắt lúa mà lấy, làm sao gọi tôi là trộm?
“Hai bên tranh cãi, cùng đưa nhau đến chỗ vua, trình bày lại sự việc. Như vậy, ai đúng ai sai?”
Vua đáp: “Người đã gieo mạ là đúng, người gặt trộm lúa là không đúng?”
Na-tiên hỏi: “Vì sao biết kẻ gặt trộm lúa là không đúng?”
Vua nói: “Vì việc gieo mạ là nguyên nhân, như không có người gieo mạ, làm sao có được bông lúa?”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Ví như ngày đông giá rét, có người nhóm lửa trong nhà để sưởi ấm. Người ấy lại để lửa như vậy mà bỏ đi, dần dần lửa bén ra vách nhà, làm cháy nhà, lây sang đến các nhà gần đó. Chủ nhà bị hại bắt người ấy đưa đến chỗ vua, tâu rằng: Người này nhóm lửa, làm cháy nhà tôi.
“Người ấy nói: Tôi chỉ nhóm một đống lửa nhỏ để sưởi ấm mà thôi. Tôi không có đốt nhà.”
Na-tiên hỏi vua: “Như vậy ai đúng, ai sai?”
Vua đáp: “Người nhóm lửa ấy sai rồi. Vì chính do lửa ấy mà sanh ra đám cháy.”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Ví như có người đang đêm đốt đuốc cắm trên tường để soi sáng mà ăn cơm. Đuốc cháy rơi tàn, bén lửa ra vách, rồi thiêu cháy cả nhà người ấy, lại lan ra cháy cả thành lớn. Nhân dân trong thành cùng đến hỏi người ấy rằng: Vì sao ông đốt lửa thiêu cháy cả thành này?
“Người ấy đáp: Tôi chỉ đốt lên một cây đuốc nhỏ để chiếu sáng khi ăn cơm. Ngọn lửa lớn thiêu đốt cả thành này không phải lửa của tôi.
“Cứ như vậy, đôi bên tranh cãi với nhau, cùng lôi kéo đến trước vua trình bày mọi việc.”
Đại đức Na-tiên hỏi vua rằng: “Như trong chuyện này, ai đúng ai sai?”
Vua đáp: “Người đốt lửa không đúng.”
Na-tiên hỏi: “Làm sao biết?”
Vua đáp: “Vì chính là do nơi lửa của người ấy sanh ra đám cháy. Người ăn cơm xong không chịu dập tắt lửa, để cho lửa ấy lan ra làm cháy cả thành.”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Người ta vì si mê không biết, tạo tác các việc thiện ác, nên không thể được thoát khỏi sanh tử.
“Ví như có người mang sính lễ đến đính hôn với một cô gái còn nhỏ tuổi. Sau cô gái ấy lớn lên, lại có người khác mang lễ đến cưới về làm vợ. Người đã đính hôn khi trước liền tìm đến nói rằng: Sao ông cưới vợ của tôi?
“Người kia đáp: Ông trước kia đính hôn với một cô gái còn nhỏ tuổi, còn tôi nay cưới một thiếu nữ đã khôn lớn về làm vợ. Vậy sao nói là tôi cưới vợ của ông?
“Hai người tranh nhau, cùng đưa đến chỗ vua xin phán xét.”
Na-tiên hỏi: “Này đại vương, chuyện là như vậy, ai đúng ai sai?”
Vua đáp: “Người mang sính lễ đính hôn trước là đúng.”
Na-tiên hỏi: “Làm sao đại vương biết là đúng?”
Vua đáp: “Chính là cô gái nhỏ tuổi ngày trước, nay lớn lên cũng chỉ là một người ấy mà thôi. Vậy nên biết kẻ mang sính lễ đến trước là đúng, vì cô gái xem như đã là vợ người ấy.”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Ví như có người mang bình đến nhà người nuôi bò để mua sữa. Mua sữa rồi đi về, gởi bình sữa lại mà nói với người chủ rằng: Để tôi trở lại lấy sau.
“Đi về rồi, chẳng bao lâu trở lại. Khi ấy sữa đã chuyển thành sữa chua. Người ấy nói với chủ bò rằng: Tôi đem bình sữa tươi gởi cho ông, sao nay ông lại lấy bình sữa chua đưa cho tôi?
“Người bán sữa nói: Ấy chính là sữa của ông, tự nó chuyển thành sữa chua đó thôi.
“Hai người tranh nhau chẳng ai nhường ai, cùng đưa đến chỗ vua nhờ phân xử.”
Na-tiên hỏi vua: “Trong chuyện này, đại vương xử ai đúng, ai sai?”
Vua đáp: “Người bán sữa là đúng.”
Na-tiên hỏi: “Vì sao đại vương biết như vậy?”
Vua đáp: “Người mua sữa rồi để lại, tự nó hóa thành sữa chua. Người bán sữa đâu có lỗi gì?”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
QUYỂN TRUNG
I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM THỨC
2. SAU KHI CHẾT
Vua hỏi: “Người ta sau khi chết đi rồi, những gì sẽ sanh trở lại ở đời sau?”Na-tiên đáp: “Là danh và thân sanh trở lại ở đời sau.”
Vua hỏi: “Có phải là danh và thân của đời này sanh trở lại chăng?”
Na-tiên đáp: “Không phải! Không phải danh, cũng không phải thân của đời này sanh trở lại. Nhưng do nơi danh và thân của đời này tạo tác các việc thiện ác, nên đời sau mới có danh và thân theo đó sanh ra.”
Vua hỏi: “Như nói rằng danh và thân của đời này làm các việc thiện hoặc ác, đời sau danh thân ấy lại chẳng sanh ra, vậy người có làm những điều cực ác, cuối cùng cũng có thể được thoát khỏi, không phải chịu lấy những điều khổ hay sao?”
Na-tiên đáp: “Như người đời nay làm việc thiện, sau không sanh ra nữa, cũng nói là được thoát khỏi sao? Người tạo tác các việc thiện ác không dừng nghỉ, vậy nên không thể thoát được nghiệp quả.
“Ví như có người hái trộm quả xoài của người khác. Người chủ bắt được, giải đến trước vua khiếu nại rằng: Người này hái trộm xoài của tôi.
“Người hái trộm xoài liền nói: Tôi không có hái trộm xoài của ông này. Ông này ngày trước chỉ có trồng cây xoài con, vốn không có trồng quả xoài. Nay tôi tự tay hái được quả xoài, sao gọi là trộm? Tôi không có hái xoài của ông ta, nên không có tội.”
Na-tiên hỏi vua: “Này đại vương, hai người tranh nhau như thế, ai đúng ai sai?”
Vua đáp: “Người trồng cây xoài con là đúng. Kẻ trộm kia không có lý, tất phải chịu buộc tội.”
Na-tiên hỏi: “Kẻ trộm vì sao có tội?”
Vua đáp: “Sở dĩ nói kẻ ấy có tội, là vì nhân có người trồng cây xoài con ngày xưa, mới thành cây cao lớn, có quả như ngày nay.”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Ví như có người gặt trộm lúa người khác. Chủ ruộng bắt được nói rằng: Ông gặt trộm lúa của tôi.
“Người ấy nói: Tôi không có trộm lúa của ông. Ông gieo mạ xuống ruộng, tôi tự cắt lúa mà lấy, làm sao gọi tôi là trộm?
“Hai bên tranh cãi, cùng đưa nhau đến chỗ vua, trình bày lại sự việc. Như vậy, ai đúng ai sai?”
Vua đáp: “Người đã gieo mạ là đúng, người gặt trộm lúa là không đúng?”
Na-tiên hỏi: “Vì sao biết kẻ gặt trộm lúa là không đúng?”
Vua nói: “Vì việc gieo mạ là nguyên nhân, như không có người gieo mạ, làm sao có được bông lúa?”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Ví như ngày đông giá rét, có người nhóm lửa trong nhà để sưởi ấm. Người ấy lại để lửa như vậy mà bỏ đi, dần dần lửa bén ra vách nhà, làm cháy nhà, lây sang đến các nhà gần đó. Chủ nhà bị hại bắt người ấy đưa đến chỗ vua, tâu rằng: Người này nhóm lửa, làm cháy nhà tôi.
“Người ấy nói: Tôi chỉ nhóm một đống lửa nhỏ để sưởi ấm mà thôi. Tôi không có đốt nhà.”
Na-tiên hỏi vua: “Như vậy ai đúng, ai sai?”
Vua đáp: “Người nhóm lửa ấy sai rồi. Vì chính do lửa ấy mà sanh ra đám cháy.”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Ví như có người đang đêm đốt đuốc cắm trên tường để soi sáng mà ăn cơm. Đuốc cháy rơi tàn, bén lửa ra vách, rồi thiêu cháy cả nhà người ấy, lại lan ra cháy cả thành lớn. Nhân dân trong thành cùng đến hỏi người ấy rằng: Vì sao ông đốt lửa thiêu cháy cả thành này?
“Người ấy đáp: Tôi chỉ đốt lên một cây đuốc nhỏ để chiếu sáng khi ăn cơm. Ngọn lửa lớn thiêu đốt cả thành này không phải lửa của tôi.
“Cứ như vậy, đôi bên tranh cãi với nhau, cùng lôi kéo đến trước vua trình bày mọi việc.”
Đại đức Na-tiên hỏi vua rằng: “Như trong chuyện này, ai đúng ai sai?”
Vua đáp: “Người đốt lửa không đúng.”
Na-tiên hỏi: “Làm sao biết?”
Vua đáp: “Vì chính là do nơi lửa của người ấy sanh ra đám cháy. Người ăn cơm xong không chịu dập tắt lửa, để cho lửa ấy lan ra làm cháy cả thành.”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Người ta vì si mê không biết, tạo tác các việc thiện ác, nên không thể được thoát khỏi sanh tử.
“Ví như có người mang sính lễ đến đính hôn với một cô gái còn nhỏ tuổi. Sau cô gái ấy lớn lên, lại có người khác mang lễ đến cưới về làm vợ. Người đã đính hôn khi trước liền tìm đến nói rằng: Sao ông cưới vợ của tôi?
“Người kia đáp: Ông trước kia đính hôn với một cô gái còn nhỏ tuổi, còn tôi nay cưới một thiếu nữ đã khôn lớn về làm vợ. Vậy sao nói là tôi cưới vợ của ông?
“Hai người tranh nhau, cùng đưa đến chỗ vua xin phán xét.”
Na-tiên hỏi: “Này đại vương, chuyện là như vậy, ai đúng ai sai?”
Vua đáp: “Người mang sính lễ đính hôn trước là đúng.”
Na-tiên hỏi: “Làm sao đại vương biết là đúng?”
Vua đáp: “Chính là cô gái nhỏ tuổi ngày trước, nay lớn lên cũng chỉ là một người ấy mà thôi. Vậy nên biết kẻ mang sính lễ đến trước là đúng, vì cô gái xem như đã là vợ người ấy.”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
“Ví như có người mang bình đến nhà người nuôi bò để mua sữa. Mua sữa rồi đi về, gởi bình sữa lại mà nói với người chủ rằng: Để tôi trở lại lấy sau.
“Đi về rồi, chẳng bao lâu trở lại. Khi ấy sữa đã chuyển thành sữa chua. Người ấy nói với chủ bò rằng: Tôi đem bình sữa tươi gởi cho ông, sao nay ông lại lấy bình sữa chua đưa cho tôi?
“Người bán sữa nói: Ấy chính là sữa của ông, tự nó chuyển thành sữa chua đó thôi.
“Hai người tranh nhau chẳng ai nhường ai, cùng đưa đến chỗ vua nhờ phân xử.”
Na-tiên hỏi vua: “Trong chuyện này, đại vương xử ai đúng, ai sai?”
Vua đáp: “Người bán sữa là đúng.”
Na-tiên hỏi: “Vì sao đại vương biết như vậy?”
Vua đáp: “Người mua sữa rồi để lại, tự nó hóa thành sữa chua. Người bán sữa đâu có lỗi gì?”
Na-tiên nói: “Việc sanh ra của con người cũng giống như vậy. Đời này, với danh và thân này tạo tác các việc thiện ác, tùy theo đó mà thọ sanh ở đời sau. Tạo các việc thiện ác trong đời này là gốc vậy.
Gửi ý kiến của bạn