Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 16

25/04/201311:33(Xem: 3096)
Phần 16

NHÂN SINH YẾU NGHĨA

HT Tuyên Hóa

Thích Minh Định dịch Việt

16

Phật Pháp Không Rời Tâm Của Mỗi Người

Giảng tại Hoa Liên Ðông Tịnh Tự ngày 10/10/89

Phật pháp không tách rời tâm của mỗi người, cho nên Phật pháp tức là tâm pháp, trong tâm của bạn không có tư tâm, vọng tưởng, cuồng tâm, dã tính, tập khí, mao bệnh thì là Phật pháp. Nếu tâm bạn có tập khí, mao bệnh, cuồng tâm, dã tính, vọng tưởng thì là ma pháp. Phật thì thuộc về niệm thiện, thanh tịnh. Ma thì thuộc về ác niệm, nhiễm ô, không thanh tịnh.

Cho nên cổ nhân có nói:

"Thiện ác hai con đường,

Tu thì tu, tạo thì tạo".

Hai con đường này rất dễ khiến người hồ đồ mê hoặc. Cho nên khi làm việc thiện, lại có ác trong thiện. Khi làm việc ác, lại có thiện trong ác, không thể chuyên nhất, không có con mắt chọn pháp, không thể:

"Phải đạo thì tiến,

Trái đạo thì lùi".

Không thể:

"Chọn thiện mà theo,

Không thiện thì đổi".

Vì chúng ta đều ở trong mê tối, có lúc không đúng nhận là đúng, đúng lại cho là không đúng. Hồ đồ trong hồ đồ qua suốt cuộc đời. Có thể nói suốt đời để thời gian không qua, có thể nói sinh hoạt lãng phí.

Cổ nhân lại nói:"Trên thế gian chỉ có hai người. Một là cầu danh, một thì cầu lợi". Trừ hai loại người này ra, còn những người khác rất ít. Cho nên nói:

"Danh lợi là việc nhỏ, ai ai cũng ham".

Kể cả những người xuất gia cũng thích danh ham lợi. Tôi cử một ít ví dụ, các bạn hãy xem: Pháp Sư Hằng Thật tam bộ nhất bái. Tại sao gọi y là Hằng Thật? Vì y không thật tại lắm, pháp danh gọi là Quả Chân, tức là kêu y nơi nơi đều phải làm chân thật. Nhưng y, trước khi đến không chân thật, tóm lại là phải làm giả giả, giống như viết văn chương, một sự kiện đều phải thêm một chút tài liệu, giống như lúc trước phiên dịch cho tôi, tôi nói:"Gió bão thổi càng mạnh càng tốt". Tôi không có nói:"Ðừng lo lắng", nhưng y phiên dịch nói:"Don't Worry". Y muốn xuất lộ tài hoa của mình ra. Có người nghe tôi giảng đến chỗ này thì sinh hoài nghi.

Tam bộ nhất bái là việc rất tốt, hiếm có, toàn thế giới đều nghe danh. Vậy sao còn chưa chân thật tu hành? Tôi lão lão thực thực nói với các bạn, vì tôi không thể dạy y, cho nên y không thể minh bạch. Thế nào? Y từ Los Angeles Chùa Kim Luân lạy đến Vạn Phật Thành, nhưng mục đích tam bộ nhất bái không phải vì muốn thành Phật, mà là cầu cho thế giới hòa bình, thật ra trong tâm của y không có hòa bình. Khi y bắt đầu lạy thì trong tâm khởi vọng tưởng:"Tam bộ nhất bái, khi lạy xong rồi tôi là đệ nhất toàn thế giới, tôi sẽ thành danh".

Các bạn nghĩ xem, thành danh gì? Tức là trên đường tam bộ nhất bái cầu cái danh này, cầu đệ nhất thế giới. Lạy nhiều lạy tới được đệ nhất, tôi một cái lạy cũng không có, vì tôi nhận thấy rằng y dụng tâm sai lầm. Còn nữa, khi y đến mỗi thành thị lớn, thì cầu phóng viên nhà báo đến, biên cho y một bài tin tức mới thì y xuất lộ phóng đầu, ai cũng đều biết y. Vì phóng viên nhà báo biên bài tam bộ nhất bái tuyên truyền. Nếu vì việc nhỏ thì cũng là lạy không. Sau đó y lạy đến Vạn Phật Thành, thì muốn xưng vương xưng bá tại Vạn Phật Thành, làm tiểu hoàng đế. Thế nào? Khi y đến Vạn Phật Thành là lúc làm lễ khai quang. Tôi đến khai quang, trong tâm y chưởi Sư Phụ:"Chao ôi, Ngài là người quê mùa, một chữ tiếng Anh cũng không biết, Ngài làm hỏng việc của tôi rồi".

Y tam bộ nhất bái, lạy hai năm chín tháng, còn muốn tranh với Sư Phụ, đây là lạy cái gì? Cho nên các bạn cho rằng Vạn Phật Thành có tam bộ nhất bái. Tam bộ nhất bái này giống như cầu danh cầu lợi. Cho nên:

"Danh lợi việc nhỏ người người ham,

Sinh tử việc lớn chẳng ai màng".

Sinh tử là việc lớn, nhưng chẳng ai nghĩ đến, còn muốn truy cầu danh lợi. "Thanh tịnh là phước chẳng ai muốn", việc tốt không bằng vô sự, "Phiền não là tội người người tham". Phiền não là tội nghiệp, bạn tu hành, tu được không còn phiền não đó mới là hiểu sự dụng công.

Nếu bạn ngày ngày ăn phiền não, dùng phiền não, ngồi cũng phiền não, đi cũng phiền não, đứng cũng phiền não, ngủ cũng phiền não. Ði đứng nằm ngồi chẳng lúc nào không có phiền não, như vậy tu cái gì? Các bạn thử nghĩ xem.

Vừa mới nói đoạn này, các bạn có chú ý chăng? Phải chăng tôi quái tam bộ nhất bái, cầu danh cầu lợi? Không phải, vậy thì oán ai? Ðây đều quy tội về Sư Phụ của y, lãnh trách nhiệm vì không dạy y minh bạch. Vì Sư Phụ của y là người quê mùa, không dạy đồ đệ cho nên tôi nói quá nhiều lời, điểm quan trọng là tại chỗ này, tôi hy vọng người quê mùa không dạy ra người tiểu quê mùa, hy vọng đệ tử sẽ giỏi hơn thầy. Các bạn xem tôi đây là Sư Phụ, đừng nói không có tam bộ nhất bái, một lạy cũng không lạy, tôi cũng không dám lạy, té nhào xuống dậy không được thì làm sao. Bất quá đây cũng không phải là lỗi lầm của Sư Phụ, đây là lỗi tại quốc gia này, quốc gia này có lỗi gì?

Lúc ban đầu tôi đến nước Mỹ, tôi rất hâm mộ tự do phát triển của nước này, tôi cũng mặc theo mê tín tự do phát triển, hiểu lầm tự do, không có tự do lý trí, cho nên thu đồ đệ, tôi cũng không muốn quản chúng, tôi thường thường nói như thế, bạn muốn lên trời thì lên trời, bạn muốn xuống địa ngục thì xuống địa ngục, bạn muốn làm gì thì làm, do đó dưỡng thành thứ tư tưởng cầu danh cầu lợi. Ðây không phải tự mình biện hộ, bất quá tuy nhiên tôi nói tôi một bước cũng không lạy, phương pháp tôi lạy không giống y.

Y thì tam bộ nhất bái, hy vọng người người biết, tôi thì đứng tại một chỗ lạy, từ mười hai tuổi bắt đầu, mỗi ngày sáng sớm tôi lạy hơn tám trăm ba chục lạy, tối cũng lạy hơn tám trăm ba chục lạy, tôi lạy thì không hoan hỉ cho người biết. Sáng sớm trước khi mọi người dậy, tôi ra ngoài trời lạy, buổi tối lúc mọi người ngủ rồi, cũng lạy hết thảy chúng sinh tận hư không biến pháp giới. Hết thảy chúng sinh bao quát hết thảy mười hai loài chúng sinh: Có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng .v.v., đều hướng về hết thảy chúng sinh đó mà lạy, hy vọng họ đều cải ác hướng thiện phát tâm bồ đề, nhưng tôi không muốn chúng sinh biết. Vì không muốn chúng sinh biết cho nên không có cách chi thành danh, bây giờ tôi già rồi, tôi không ngại đem phương pháp này truyền cho các bạn.

Bạn muốn tam bộ nhất bái thì nên lạy vào buổi tối, không nên lạy ban ngày, nếu không chẳng khác nào mua quảng cáo.

"Thiện muốn người biết không phải là chân thiện,

Ác mà sợ người biết là đại ác".

Những đồ đệ của tôi cũng có thiện trong ác, cũng có ác trong thiện.

Vừa rồi tôi có sự cảm xúc, mới giảng chân kinh chân điển, hoạt kinh hoạt điển cho các vị nghe, đây không phải là tử kinh tử điển.

Pháp Sư Hằng Kỳ bế quan được bốn năm ba tuần, năm nay mới xuất quan, xuất quan còn nói, bốn năm không được học tiếng Tàu, lúc y bế quan không xem thư, cũng không biên thư, người khác biên thư y cũng không xem, y cũng không không biên thư cho người khác, y cũng không xem truyền hình, cũng không nghe đài, cũng không nói chuyện với bất cứ ai, bốn năm đọc Kinh Lăng Nghiêm, cho nên y nói tiếng Tàu không thông thạo. Nhưng y có thể ngồi mười bốn mười lăm tiếng.

Ngoài ra Pháp Sư Hằng Trường nói tiếng Việt, nói tiếng Anh, lại nói tiếng Tàu, y vốn cũng không biết nói tiếng Tàu, sống tại Vạn Phật Thành chín năm, tiếng Tàu học cũng khá, hiện tại ngồi thiền có thể ngồi tám, chín tiếng bất động, đệ tử của tôi đều là rồng rắn hỗn tạp, tu hành tốt thì là long tượng (rồng voi), tu hành không tốt thì là rắn rít. Cho nên tôi làm Sư Phụ đều giảng Kinh điển cho đồ đệ của tôi và các bạn nghe.

Tại sao chúng có long xà thiết trượng (rồng, rắn, bò cạp, voi) vì tôi không thể dạy, cho nên chúng ngày ngày theo tôi, ngày ngày tận khổ não, thời gian không qua.

Hoà thượng giảng xong, có người đưa ra vấn đề, thỉnh hoà thượng giải đáp.

Hỏi: Có sách nói "Ngàn ngày học huệ, không bằng một ngàn ngày học vô văn". Ðây là ý nghĩa gì?

Ðáp: "Phân biệt danh tướng không biết dừng, vào biển đếm các đồ tự khốn". Ai ngàn ngày học huệ, ai một ngàn ngày học vô văn? Ðừng chuyên giặt đồ cho người.

Phải Lạy Phật Trong Nội Tâm .

Giảng tại Hoa Liên Ðông Tịnh Tự ngày 11/10/89

"Tâm chỉ niệm tuyệt chân phú qúy,

Tư dục đoạn tận chân phước điền".

Nghĩa là:

Tâm dừng niệm bặc giàu sang thật

Tư dục đoạn sạch ruộng phước thật.

Chúng ta ngày ngày tu Phật, ngày ngày không biết học chân Phật, đều dụng công phu trên hình tướng bên ngoài, mà không biết tìm cầu Phật trong nguồn gốc tự tính. Nguồn gốc của Phật tức là đoạn sạch hết thảy lòng tư dục, mới hiển lộ trí huệ quang minh vốn có. Có lòng tư dục thì không có trí huệ, có trí huệ thì không có tư dục ; trí huệ không rời khỏi tư dục, tư dục không rời khỏi trí huệ. Phiền não tức là bồ đề, sinh tử tức Niết Bàn. Nếu bạn trên phiền não mà không có phiền não, thì bạn có tâm bồ đề. Bạn muốn dứt sinh tử thì bạn đừng tái tạo sinh tử, đó tức là Niết Bàn. Ai ai cũng có sinh thì có tử. Bạn đoạn sạch tư dục thì sinh tử cũng sẽ chấm dứt. Tư dục không đọan sạch thì sinh tử không thể dứt.

"Tư" là việc mà chính mình biết, chứ người khác không biết. "Tư dục" là đem cái tốt hiện ra để người khác biết, còn cái xấu thì che dấu, hy vọng người khác có hảo cảm đối với họ, đây gọi là tư dục. Tư dục xui khiến bạn nói dối, điêu xảo thị phi, không phân biệt cong thẳng, hỗn loạn trắng đen, vì tư dục chi phối bạn. Nếu bạn không có tư dục thì trí huệ quang minh vốn có của bạn sẽ hiển hiện, bất tất phải tìm kiếm bên ngoài, tự mình cầu nơi chính mình. Chúng ta sinh ra đời, cử chỉ hành động, lời nói việc làm, đều phải phản tỉnh, phải cầu trở lại nơi chính mình.

Bạn phải:"Những gì mình không muốn thì đừng thí cho người". Chính bạn không hoan hỉ thì đừng đổ lên thân người khác. Cổ nhân có nói:"Nhân tuy chí ngu, trách nhân tức minh, thứ kỷ tức hôn", nghĩa là nói: Có người tuy nhiên ngu đến cực điểm, nhưng nhìn tật xấu mao bệnh của người khác thì thấy rõ ràng, có ngăn có nắp, nói dài nói ngắn chuyện thị phi của kẻ khác, thao thao bất tuyệt, biện tài vô ngại, nhưng đối với việc của chính mình thì mê mờ, tùy tùy tiện tiện, không biện rõ ràng, sai cũng chẳng quan hệ gì. Thậm chí "Nghe lỗi" thì che đậy tội lỗi, đây là "tư dục" khiến cho bạn làm đủ thứ việc sai, khiến cho bạn tự mình luôn luôn tha thứ cho chính mình.

"Người thông minh, lấy tâm trách mình để trách người, lấy sự tha thứ chính mình để tha thứ người, sao chẳng đạt được địa vị Thánh Hiền". Nếu như bạn thông minh tài trí "dùng tâm trách người như trách mình" thì phải phản tỉnh, phải cầu nơi chính mình, dùng tâm khoan dung tha thứ người như chính mình, những gì mình không muốn thì đừng thí cho người, thấy nghĩa thì dũng mãnh mà làm, như thế nhất định sẽ đạt được địa vị Thánh Hiền, thậm chí nếu bạn làm việc chân chánh cũng sẽ đạt được quả vị Phật.

Cho nên các bạn lạy Phật bên ngoài, không bằng lạy Phật của chính mình, bạn phải cung kính đối với chính mình, thời thời khắc khắc giống như Phật, giống như Bồ Tát Quán Thế Âm, như thế thì bạn mới là thật lạy Phật, thật bái sám, thật niệm Phật. Nếu bạn không như thế, chỉ học "khẩu đầu thiền" (thiền ngoài miệng), người sao mình cũng vậy, người lạy Phật, tôi cũng lạy Phật, người niệm Phật, tôi cũng niệm Phật, người ăn cơm, tôi cũngăn cơm, nhưng sinh tử của mình thì không thể dứt.

Bạn phải "cước đạp thật địa" nhận chân thực hành. Lúc trước tại Ðài Loan có một vị Tỳ Kheo ni Phước Huệ, vị Tỳ Kheo ni này hai mươi tuổi kết hôn, sinh được hai người con, hai mươi lăm tuổi thì chồng chết, cô ta nhìn thấu hồng trần mà đi xuất gia. Cô ta cũng không mặc đẹp, cũng không ăn ngon, cũng không ở nhà tốt, đến các Chùa làm công quả, tên pháp danh gì cũng không để cho người biết, cô ta bố thí nước "đại bi thủy" cho người trị bệnh, cũng không nói, cũng không nhận tiền, cứ tu hành như thế. Các bạn tu hành như thế thì mới là chân tu hành, bằng không Chùa to, tiền nhiều, nhưng sinh tử chẳng dứt được. Cho nên các bạn phải dụng công phu trên bổn phận, nhìn xem tâm tham của mình trừ khử chưa? Tâm sân trừ khử chưa? Tâm si trừ khử chưa?

Chúng ta người xuất gia phải siêng tu giới định huệ, tức diệt tham sân si, cứu kính bạn làm được chăng? Nếu làm được, mới không phải sống vô ích, không xuất gia vô ích, không phải đệ tử vô ích của đức Phật. Chúng ta phải hồi quang phản chiếu, cầu ngược lại nơi chính mình. Quay ngược lại cầu công phu nơi chính mình thì phải:

"Thật nhận mình sai,

Ðừng nói lỗi người,

Lỗi người tức lỗi mình,

Ðồng thể mới đại bi".

Tại sao tôi nói như thế? Vì tôi thấy rất nhiều người đều có tật bệnh, nhất là những tật bệnh kỳ kỳ quái quái. Khi người bệnh thì oán trời trách người, nói ông trời không công đạo, tại sao chỉ tôi có bệnh, tại sao không kêu người khác có bệnh, cho nên phẫn hận bất bình, mà họ không biết đây là tiền nhân hậu quả.

Trong tiền kiếp sát sinh quá nhiều hoặc là bắt chuột bắt cá, câu cá, giết gà, giết bò, giết dê, giết chó, giết quá nhiều, cho nên loại người này kiếp này có nhiều bệnh tật kỳ kỳ quái quái.

Lúc tôi tại Hương Cảng có gặp qua một bệnh nhân, bà ta là một đệ tử già của tôi hơn sáu mươi tuổi, không biết chữ, tai lại điếc, nhưng rất thích nghe tôi giảng Kinh, bà ta không nghe được mà vẫn muốn nghe, mỗi lần phải bò lên hơn ba trăm bậc thang cấp để nghe giảng Kinh.

Một năm nọ, vào ngày mồng 2 tháng 5, tôi mở pháp hội giảng Kinh A Di Ðà, bà ta đột nhiên nghe được "Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát". Tại sao tai bị điếc? Vì kiếp trước bà ta thích nghe trộm người nói, nên đời nay thọ quả báo, đại khái Bồ Tát cũng thương xót bà ta có tâm thành, tai điếc mà thích nghe Kinh, thì làm cho bà ta nghe được. Nhưng bà ta còn có một thứ nghiệp chướng. Kiếp trước bà ta thấy người khác có quái bệnh bà ta không tin, cho nên đời này chính bà ta phải nếm mùi vị cái bệnh đó. Bệnh đó là bệnh gì? Tức là bà ta một ngày ăn không biết bao nhiêu bữa, cách một giờ thì phải ăn một bữa, không ăn thì đói, bác sĩ đông tây đều trị không hết.

Lúc đó cứ mỗi ngày thứ bảy, tôi từ Tây Lạc Viên mang ba chục kí lô gạo và dầu đến núi Ðại Tự, cung cấp lương thực cho người trên núi, sáng sớm ngày thứ hai phải xuống núi, năm đó nhằm ngày 14 tháng 2, tôi trở lại pháp hội sớm, thì bà ta nhìn thấy tôi bèn nói với tôi: "Sư phụ! Sư phụ! Trong bụng của con có người nói chuyện". Các bạn thấy kỳ quái chăng? Tôi nói: "Con tuổi đã già, bụng làm gì mà có con? Hơn nữa con chưa sinh ra mà biết nói? Nó nói gì?" Bà ta nói: "Sáng sớm con dùng bột mì, bột gạo làm bánh, không thêm dầu cũng không thêm gì, nướng chín rồi ăn. Khi con ăn vào, trong bụng liền nói:"Tôi không muốn ăn thứ này", con liền nói: "Ngươi không muốn ăn thứ nầy, vậy ngươi muốn ăn gì? Ăn no thì tốt, còn đòi gì nữa". Y không nói gì hết.

Tôi nói:"Tốt, con đi về nhà! Tối trước khi ngủ nhìn xem có cảnh giới gì chăng?".

Trước khi ngủ chuyện kỳ quái đã xảy ra, bà ta nhìn thấy Bồ Tát Vi Ðà đến, trong tay cầm một bát mì, đổ mì xuống, bà ta thấy ba đứa con nít đều mập mạp từ trong bụng chạy ra cướp giật bát mì ăn, đương lúc giành giật ăn, thì Bồ Tát Vi Ðà xách tai mấy đứa con nít chạy đi, con nít đi rồi, bụng bà ta trở lại bình thường, cũng không còn đói nữa.

Tại sao bà ta có chứng quái bệnh như vậy? Vì lúc trước khi chưa mắc chứng bệnh này, có một lần nằm mộng, mộng thấy ba đứa nhỏ chạy vào trong bụng bà ta, từ đó sinh ra chứng quái bệnh nầy, đó là bệnh đói. Ba đứa nhỏ này cũng có thể nói là ngạ quỷ, cũng có thể nói là yêu quái, tại sao bà ta mắc chứng này? Ðó là vì quá khứ bà ta thấy có người mắc chứng bệnh này, sau khi hết bà ta nghe kể lại chuyện này bèn nói: "Tôi không tin, không biết ai biên tạo ra chuyện này". Vì bà ta không tin, cho nên đời này bà ta mắc phải chứng bệnh ấy.

Hết

----o0o---

Nguồn: Chùa Kim Quang

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]