Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 10

25/04/201311:29(Xem: 2906)
Phần 10

NHÂN SINH YẾU NGHĨA

HT Tuyên Hóa

Thích Minh Định dịch Việt

10

Chân Linh Dung Hội Giáo Chủ

Ngày 11/08/1987

Bài này giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo hỗ tương vấn đáp. Hoà thượng Tuyên Hoá Vạn Phật Thành và Ðại Vệ Thần Phụ Thiên Chúa giáo.

Giảng tại Gia Châu Bách Gia Lai Tông Giáo và học giả liên nghị hội.

1. Thiên Chúa giáo Ðại Vệ Thần Phụ:

Mục đích hôm nay thảo luận là cầu nguyện. Cầu nguyện là một thứ cảm kích gốc ở trong thân tâm. Tuy tôi đứng về lập trường Cơ Ðốc giáo để thảo luận cầu nguyện, nhưng những lời nói và bản thân kinh nghiệm thể hội, hy vọng với thánh chúng trong hội, bao quát hết thảy các tông giáo đồ đều sản sinh tác dụng. Cầu nguyện là tự nhiên nhất trong tâm con người, là một thứ phản ứng thành thực nhất, thấu qua sự cầu nguyện tiếp cận với thần chân linh. Ta, người cầu nguyện phải dùng hết thần lực, không thể bán tín bán nghi, phô trương bề ngoài, mà phải đạt thẳng nguồn gốc của tâm thì có thể đồng gốc với thiên hạ, đồng thể với vạn vật.

Trong quá trình nhân sinh trong linh tính, hay phát sinh một số thể hội siêu thường, khiến chúng ta tất sinh khó quên. Nhà tâm lý học có nói: "Ðiên phong kinh lịch". Những năm gần đây giới khoa học và nhà tâm lý học tây phương, nỗ lực phát quật lĩnh vực tính linh nhân loại, mới nhảy vào lĩnh vực tôn giáo linh tính. Thứ "Ðiên phong kinh lịch" này có thể đề thẳng tâm linh và hào quang Thượng đế là tâm thái hoạt động rất sùng cao. Trong khoảng sát na khiến chúng ta đối với vấn đề nhân sinh suốt nhiên quán thông! Lúc này không ta, không người, nhìn thấy hết thảy sự tướng bản thể, không điều kiện tiếp nạp chân lý bản lai diện mục, liền có thể tiếp linh quang với Thượng đế. Nếu không cầu nguyện, tôi dám đoạn định, không thể biết Thượng đế. Do đó, cầu nguyện là hướng chân lý giác tính, không đoạn thâm nhập tìm tới một quá trình. Một vị Thiền sư có nói: "Các tôn giáo hỗ tương học tập, mục đích không phải là so sánh chỗ tương đồng của hết thảy tôn giáo, mà là tìm đến một cảnh địa thật cứu kính, nguyện hết thảy tôn giáo bắt tay hợp tác, trở về cội nguồn đạt đến nguồn gốc tự tính chân tâm của chúng ta".

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng: "Các vị thiện tri thức! Vị Thần phụ này vừa mới nói đạo lý cầu nguyện tận thiện tận mỹ, là trên vấn đề tiếp linh với Thượng đế, khiến tôi nghe rồi tâm tính sung mãn hoan hỉ, mà tôi biết các bạn cũng rất vui vẻ, cho nên hiện tại phải giảng vài câu khiến các vị trong tâm không được cao hứng. Vì quá cao hứng mới không hợp với đạo lý cầu nguyện. Cầu nguyện thì phải trang nghiêm yên tĩnh, tất cung tất kính, như vị bạn hữu này nói phải đem ra vạn phần khẩn thiết chí thành, như đối với Phật Trời, như Lâm sư bảo.

Cầu nguyện tức cũng là hối cải, sửa lỗi làm mới. Trước khi chưa cầu nguyện thì trong tâm phải quét cho thật sạch tham sân si. Nếu dùng tâm tham để cầu nguyện thì không thể có cảm ứng đạo giao. Nếu dùng tâm sân để cầu nguyện cũng không có cảm ứng. Nếu dùng tâm si để cầu nguyện thì đừng nói đến cảm ứng. Cho nên trước khi chưa cầu nguyện phải trừ khử tâm kiêu ngạo, tâm đố kỵ .v.v. Giống như lòng bác ái của Gia Tô, "ái địch", quét sạch hết thảy niệm ác, sau đó bạn mới tiếp quang với Gia Tô. Lúc này bạn nói cái gì Thượng đế cũng tiếp nạp (thính chúng vỗ tay). Nếu người dùng tâm đố kỵ chướng ngại và tổn người lợi mình để cầu nguyện thì dù hết hơi mỏi cổ cũng không có thể cảm ứng! Duy chỉ có phương pháp cải ác hướng thiện, mới có thể tiếp cận với chân thần (với Phật). Người nếu muốn thấy chân thần, chân Phật, hoặc chân Thánh nhân, thì trước phải khử trừ nội tâm đen tối, báo ân các vị Thánh Hiền dạy dỗ chúng ta. Cho nên các đệ tử tốt, các môn đồ tốt của các giáo chủ phải cung kính và làm lợi ích cho kẻ khác mà chẳng lợi ích cho chính mình. Quan trọng nhất là "Thôi công lãm tội", không tự mãn, đừng cho rằng mình làm những việc tốt đó mà sinh tâm kiêu ngạo, cho đến luôn luôn đừng có tâm tự mãn hoặc tâm kiêu ngạo.

Không luận là bạn tin Thiên Chúa, Gia Tô, tin Phật hoặc tin Hồi giáo, đều phải hiểu rõ tinh thần phán giáo của đức giáo chủ, nếu hiểu rõ mới là chân chánh cầu nguyện. Nếu bạn có thể "Thôi công lãm tội" tức là hóa thân của giáo chủ, là người đại biểu. Thế nào là "Thôi công lãm tội? Trong lúc cầu nguyện hoặc đối với Phật hoặc đối với Thánh nhân khác thệ rằng:"Tội của hết thảy chúng sinh, tôi nguyện ý lãnh chịu, ngược lại tôi có bao nhiêu lợi ích và công đức, tôi đều hoàn toàn hồi hướng cho hết thảy chúng sinh, khiến cho họ lìa khổ được vui, liễu sinh thoát tử, đắc đại an lạc, đại thọ mạng, đại trí huệ". Phải quên mình mà vì chúng sinh cầu nguyện. Không những chỉ vì chúng sinh ở thế giới này mà cho đến chúng sinh tận hư không biến pháp giới đều bao quát ở trong đó. Nếu cầu nguyện như thế thì tôi tin rằng, không những Gia Tô Thiên Chúa, mà cho đến Phật hoặc Mặc Hãn Mạc Ðức (Hồi giáo) cũng đều hoan hỉ (thính chúng vỗ tay).

Các vị hân hoan mà vỗ tay như thế cũng vì linh quang các giáo chủ phổ chiếu, khiến cho các vị đều đại hoan hỉ, nhưng các vị nên nhớ từ bi của Phật, bác ái của Gia Tô, thanh chân nhân chủ của Mặc Hãn Mạc Ðức, không luận bạn là tôn giáo đồ nào, đều phải làm con cho tốt của giáo chủ ấy, đừng khiến cho giáo chủ vì chúng ta mà tháo tâm, đừng quên sự khốn khổ gian nan của vị giáo chủ đương thời phán giáo, phải nhớ báo ân. Bất luận tin phụng một tôn giáo nào, đều phải làm theo giáo chủ, y giáo phụng hành.

Trước kia Vu-Bân Xu-Cơ, chủ tịch hội Thiên Chúa giáo của Trung Quốc, viếng thăm Chùa Kim Sơn ở San Francisco, lần đầu gặp mặt, tôi nói: "Vu-Bân Xu-Cơ, bạn có thể làm một vị Phật giáo đồ trong Thiên Chúa giáo chăng!" Ông ta nghe rồi rất kinh dị. Sau đó tôi lại nói: "Vu-Bân Xu-Cơ, bạn đừng kinh dị, tôi nguyện ý làm một vị Thiên Chúa giáo đồ trong Phật giáo (thính chúng vỗ tay). Chúng ta hai người hỗ tương liễu giải, minh bạch mục đích phán giáo của giáo chủ chúng ta, không phải vì tranh chấp với tôn giáo khác mới thành lập. Chúng ta hai tôn giáo không tranh, thì nhân loại thế gian sẽ không có chiến tranh, thì thế giới sẽ có hòa bình, bạn nói như vậy tốt hay chăng?".

Vu-Bân Xu-Cơ nghĩ một lát rồi nói: "Tốt! Chúng ta hãy làm như thế ". Vốn ông ta ngước lên chẳng thấy có cửa nẻo, do đó về sau liền mở cửa, đến Vạn Phật Thành ở một tuần.

Tôi nói với Vu-Bân Xu-Cơ! Tương lai Vạn Phật Thành sẽ thành lập một viện nghiên cứu tôn giáo thế giới, chỉ là tính chất nghiên cứu, mà chẳng phải là so sánh các sở trường của tôn giáo, mỗi tôn giáo đều có sở đoạn của nó. Chúng ta phải thủ trường bổ đoạn (giữ cái hay, sửa cái dở), hỗ tương cung kính thương nhau, đó đây khuyên gắng. Lại mời ông ta làm viện trưởng viện nghiên cứu tôn giáo, không biết ông ta là ép nói thật hay là cười chơi, ông ta đáp:"Ở đây vốn là chỗ của bạn, nay lại đem ra làm viện tôn giáo thế giới. Tốt! Những viện khác có thể có như Thiên Chúa, Gia Tô, Do Thái giáo ..., đều có thể thành lập, duy độc không cho bạn làm Phật đường, ngài cảm thấy thế nào?". Tôi nói:"Tôi tuyệt đối y giáo phụng hành! Không có Phật giáo trong đạo tràng Phật giáo, tốt!" Ông ta kình kỳ nói:"Bạn là Phật giáo đồ, tại sao không vì Phật giáo mà tranh địa vị?" Tôi nói:"Ðịa vị tôi không cần tranh, có địa vị hay không đối với tôi mà nói đều giống nhau!" Ðây tức là đương thời tôi và Vu-Bân Xu-Cơ một phen đối thoại, hôm nay mượn cơ hội này, hướng mọi người báo cáo (thính chúng vỗ tay).

Sau đây là hai vị chủ giảng hỗ tương đối đáp.

Ðại Vệ Thần Phụ: Tôi rất cảm kích Hoà Thượng ban cho một thời pháp. Hoà Thượng vì chúng sinh mà thọ khổ, thứ tâm này thật là quảng đại không thể so sánh được! Tôi nhớ một vị Thầy Do Thái nói:"Ai cách ly Thượng đế gần hơn tôi, hy vọng họ mau đến chỗ Thượng đế. Ai cách ly Thượng đế xa hơn tôi, cũng hy vọng họ sớm đến chỗ Thượng đế ". Lời Hòa Thượng nói phải chăng đồng với lý này? Thứ cầu nguyện này so với sự cảm kích thù thắng hơn, tâm lượng rộng lớn hơn!

Hòa Thượng Tuyên Hóa: Ông ta là người Do Thái, tôi là người Trung Quốc, rõ ràng chúng ta đều ở trong hư không, tôi cũng không nhất định phải phúc đáp ông ta phải hoặc không phải.

Thần phụ: Hòa Thượng nói chịu khổ thế cho hết thảy chúng sinh, đem tội khổ của kẻ khác làm tội khổ của chính mình, tức là dùng lực lượng một người đề cao hết thảy mọi người. Ðây mới là vì người mà phục vụ trách nhiệm, khiến tôi thâm cảm bái phục, đây là thái độ thương người như mình, vì thương mình mà thương người khác. Hiện tại tôi muốn biết ngoài việc cầu nguyện của Phật giáo đồ, phải chăng còn làm lợi ích chúng sinh bên ngoài, vì dân phục vụ? Có tư tuởng như thế hay chăng?

Hoà thượng Tuyên Hóa: Không những có tư tưởng này, còn phải chân chánh thực hành! Cho nên tại Vạn Phật Thành, những người xuất gia và đa số các người tại gia cư sĩ đều ăn ngày một bữa, còn lại hai bữa ăn bố thí cho những kẻ đói trên thế gian.

Thần phụ rất cảm kích, Ngài trả lời: Nhưng vì thời gian không đủ, tôi chỉ còn một câu hỏi nữa sẽ hỏi sau.

Hoà Thượng Tuyên Hóa: Tôi hy vọng ông đừng hỏi nữa, vì tôi không hiểu tiếng Anh, giống như kẻ câm. Nếu hỏi một vị hiểu tiếng Anh so với hỏi tôi còn nhiều thời gian.

(Có một người hỏi Hoà Thượng, có vấn đề gì nữa hỏi Thần phụ chăng?).

H.T. Tuyên Hóa: Nếu như tôi muốn làm đồ đệ hoặc giáo đồ của bạn, bạn muốn chăng?

Thần phụ: Tôi đáp rất đơn giản, xin lỗi, tôi tuyệt đối không thể muốn!

H.T. Tuyên Hóa: Vậy tôi là một người dư thừa, không người muốn. (thính chúng cười to và vỗ tay).

(Thính chúng hỏi tự do)

Thính chúng hỏi: Trong một đạo tràng, vì có người xuất gia tu đạo, cho nên linh khí xung mãn. Câu hỏi của tôi tức nhiên là trong việc cầu nguyện đã có linh khí, lợi ích vạn vật, phải chăng còn phải cần làm thiện bên ngoài?

H.T. Tuyên Hóa: Tu đạo phải nội công ngoại quả, không thiên về một bên. Lập công bên ngoài thì không chấp trước công bên ngoài có thể được ; bên trong tu đức phải thanh tâm quả dục ; tự tịnh kỳ ý, bớt dục vọng mới lợi mình. Nếu trừ khử đi tâm tham thì lợi người.

Thính chúng hỏi: Bác ái của Gia Tô và từ bi của Phật giáo có chỗ nào bất đồng?

Thần phụ: Chân chánh cầu nguyện tức là phát từ bi trong nội tâm của mình, cho nên không cần phân biệt là bác ái của Gia Tô hoặc từ bi của Phật giáo. Nếu nói trên lập trường Cơ Ðốc giáo thì vấn đề không ở trên thân giáo chủ Cơ Ðốc, mà là tại bổn thân người cầu nguyện. Là ai đang cầu nguyện? Chúng ta hướng người đó cầu nguyện? Chúng ta và thần có quan hệ gì? Nếu khiến chân tâm và thần hợp làm một thể tức có thể thọ thần giáo hóa, cũng có thể giáo hóa kẻ khác. Ðây tức là từ bi Cơ Ðốc giáo, tinh thần bác ái vậy.

Thính chúng hỏi: Cầu nguyện và tham thiền đả tọa có gì bất đồng?

H. T. Tuyên Hóa: Bạn nghĩ nó đồng thì đồng, nghĩ không đồng thì không đồng.

Thần Phụ: Ðây là câu trả lời rất hay, nhưng tôi cũng muốn nói ra ý kiến của tôi: cầu nguyện và tham thiền giống nhau, cũng đồng thời xu hướng một mục đích.

Câu hỏi cuối cùng: Có người hỏi Phật tham thiền đả tọa như thế nào? Làm một Phật giáo đồ như thế nào? Phật nói:"Muốn lợi mình trước hết phải giúp người ; muốn lợi người tức phải tham thiền ". Như vậy phải tu trì như thế nào?

H. T. Tuyên Hóa: Giữa ta và người phân biệt quá nhiều ; lợi người tức lợi mình, lợi mình tức cũng lợi người, công đức giống nhau. Cuối cùng chúc các vị, không luận bạn là giáo đồ của tôn giáo nào, đừng nên quên tâm ban đầu, phát nguyện làm một giáo đồ tốt. Ðạo thì phải hành, không hành sao có đạo, đức thì phải làm, không làm sao có đức! Hy vọng các vị dũng mãnh tinh tấn khiến cho các tôn giáo thế giới phát dương quang đại, người người thành Phật.

Sáu Con Ðường Vào Cửa Phật

Giảng ngày 23/8/1987 tại Giáo Hội Ðại Học Thánh Hà Tây

Các vị thiện tri thức! Mọi người tụ hội tại giảng đường này, đối với Phật giáo nhất định có hứng thú. Người có hứng thú, đối với Phật pháp nhất định có chỗ thấu hiểu. Nhưng còn có một vài bước đầu vào cửa.

Vì tình hình như vậy, tôi giảng Phật pháp rất nông cạn. Tuy nhiên nông cạn, nếu bạn chân thật hành trì thì rất cao thâm khó dò được. Nhưng tôi trước phải nói thẳng với các vị, vì những gì tôi nói ra sẽ có chỗ người không cao hứng, để các vị có tâm lý chuẩn bị. Chỗ đoản xứ của tôi là gì? Thì khi thuyết giảng, người người không muốn nghe. Tuy nhiên người không muốn nghe, tôi vẫn cứ muốn nói, mọi người nếu không có tâm lý chuẩn bị, sợ đến lúc chịu không được thì phải chạy mất!

Tại sao những lời tôi nói, người không muốn nghe? Vì ai ai cũng thích nghe lời hay ý đẹp. Nhưng tông chỉ của tôi là:"Người bỏ thì tôi giữ, người giữ tôi cũng vậy", không tranh với người. Do đó những lời người không muốn nói, thì tôi kiểm lại nói, những gì người muốn nói thì tôi để họ nói, không biết bạn hoan hỉ hay không? Ðây là tông chỉ của tôi. Tôi nguyện đối trị mao bệnh của con người. Ai có mao bệnh gì tôi đều nói ra, mà phần đông không thích nghe những mao bệnh. Vậy cứu kính thì người người có mao bệnh gì? Ðó là bệnh ích kỷ, bệnh ích kỷ này toàn nhân loại đều phạm. Nếu người không có tâm ích kỷ, thì thế giới không có vấn đề gì hết, người người đều đại công vô tư, chí chánh bất phiên, vì nhân loại mưu phước lợi. Nhưng bạn tìm trên thế gian này, loại người như thế có được bao nhiêu? Lời tôi nói tuyệt đối chính xác, tuyệt đối không phải uốn nắn tạo tác, nhưng không có người thừa nhận.

Không những phạm mao bệnh ích kỷ, người người còn phạm mao bệnh tranh, tham, hướng ngoại truy cầu, tự lợi và nói dối. Có người nói:"Hòa Thượng, Ngài giảng những thứ này tôi sớm đã hiểu rồi, nhưng tôi không tranh, thì người khác tranh ; tôi không tham, thì người khác tham ; cho đến tôi không nói dối, thì người khác cũng nói dối. Sao Ngài kêu tôi và người từ bỏ? Người người tức nhiên làm như thế, tôi cũng làm như thế với họ!" Tôi hỏi bạn:"Nếu như những người này đều đi vào cầu tiêu, bạn cũng đi vào cầu tiêu với họ chăng? Cho đến tương lai họ đều biến thành trùng phẩn (trùng trong phân) bạn cũng muốn theo họ chăng? Trên thế gian đều phạm những mao bệnh không ngoài tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối. Nhất là nói dối, người người đều cảm thấy thiên công địa đạo là tiền vốn của họ. Một ngày mà họ không nói dối, thì cảm thấy ăn không ngon, ngủ không yên, nhất định phải làm cho được họ mới yên vui".

"Hòa Thượng! Những lời Ngài nói hoàn toàn không hợp". Nếu như bạn đem lương tâm bạn ra, tâm công bình chánh trực để suy xét, những lời của ta là hợp với toàn thế giới nhất. Ðề mục của chúng ta hôm nay là "Phật giáo nhập môn" (Vào cửa Phật). Từ chỗ nào mà vào? Tức là từ sáu con đường ở trên. Người có sáu đường luân hồi. Nếu đi trên sáu con đường "Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối" này, thì nhất định sẽ đạt đến sự giác ngộ. Ðây là con đường thành Phật phải đi qua. Mỗi người muốn học Phật, trước hết phải giảm bớt sáu tật bệnh này. Tôi không thể kêu bạn lập tức đừng tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối, nhưng bạn phải làm giảm bớt, ngày càng ít thì càng gần Phật, nếu mỗi ngày càng tăng thì rời Phật càng ngày càng xa!

Tại sao tôi nói với các vị những lời như thế? Vì từ khi tôi sinh ra thì đi trên con đường này. Ðây là con đường dài đăng đẳng, đến nay còn chưa đi hết. Cho nên tôi muốn bày ra, đem kinh nghiệm và tâm đắc của tôi nói với mọi người, tin hay không tin đều do bạn. Nhưng tôi cảm giác rất có nhân duyên với các bạn, tôi xem các bạn từ vô lượng kiếp đến nay đều là cha mẹ tổ tiên, chư Phật vị lai, người nam là cha ta, người nữ là mẹ ta, chúng ta có một phần tinh thần bất khai. Do đó tôi không thể không nói lời thật, không biết các bạn nghe hay không, đây là thiên thức của tôi, trách nhiệm của tôi.

Mọi người nắm vững sáu đại tông chỉ này, thì trên con đường này lái xe cũng tốt, lái thuyền cũng tốt, đi máy bay cũng tốt, thậm chí đi bộ cũng tốt, mọi sự đều thuận lợi, cát tường như ý. Nhưng phải thêm dầu, thêm nhiên liệu. Trên thân của bạn đã có sẵn nguyên khoáng, không cần tìm kiếm bên ngoài. Nhiên liệu là gì? Tức là đừng nóng giận, nếu không nóng giận thì trên sáu con đường này tơ hào không có tai nạn, đều bình an, bạn muốn đi đến đâu đều an toàn đạt được mục đích. Muốn đến thiên đường, liền đến thiên đường tái kiến Chúa Giê Su ; muốn đến Phật quốc, liền đến Phật quốc gặp Phật Di Ðà, Phật Thích Ca, toại tâm sở nguyện mà không vượt ngoài khuôn phép. Tóm lại, bạn muốn đi trên sáu con đường này thì đầu tiên đừng có tâm sân hận.

"Hoà thượng, ngài càng giảng càng không hợp lý!" Ðừng khẩn cấp lắm, bạn nghe không hợp thì học từ từ sẽ hợp. Nếu không biết thế nào là không hợp thì làm sao biết thế nào là hợp? Thử nghĩ xem, trẻ con càng ngày càng lớn, cây cũng càng ngày càng cao lớn. Từ chỗ không hiểu, từ từ học rồi sẽ hiểu.

Cho nên tuy nhiên nói sự hiểu biết của tôi không nhiều, nhưng cũng không ít! Cái hiểu biết mà tôi hiểu là gì? Tức là nhiều thiệt thòi, không lợi dụng người ta. Nếu bạn thật minh bạch rồi thì biết thiệt thòi tức là được lợi, được lợi tức là thiệt thòi. Có người hỏi một vị thiện tri thức rằng: "Ăn chay đáo để thì có lợi ích gì? Không ăn chay đáo để thì bất lợi chỗ nào?" Vị thiện tri thức đáp: "Bạn ăn chay là người sống thiệt thòi, không ăn chay thì chết rồi thiệt thòi." Ý nghĩa như thế nào? Ăn chay thì người sống thiệt thòi, vì chưa thể tràn đầy sự thèm muốn đồ ngon, không thể hưởng phước khẩu vị. Nhưng nếu không ăn chay, ăn rất nhiều thịt, chết rồi thì phải đến âm phủ tính sổ. Ðến thời thì tính xem bạn một đời ăn bao nhiêu thịt heo? Bao nhiêu thịt bò? Nếu trong thân thể rỉ ra nhiều thành phần thịt heo thì đầu thai làm heo ; nếu rỉ ra nhiều thành phần thịt bò thì đầu thai làm bò. Phải xem hãng xưởng của bạn là lỗ vốn? Hay là lời? Nếu lỗ vốn thì đầu thai làm heo, làm dê, làm bò để trả nợ. Nếu lời, vì lúc còn sống thì bạn không ăn thịt chúng sinh, nên không mắc nợ chúng, chết rồi thì không có liên quan gì với chúng.

"Hoà thượng, những lời ngài nói khiến tôi không vui vẻ!" Tôi nói những lời thật, cho nên bạn không vui, vậy thì bạn có thể đi nghe những lời giả dối. Bây giờ bạn không muốn nghe. Ðợi tương lai chết rồi mới ăn năn sao sớm không nghe tôi khuyên, nhưng đã quá muộn màng!

Bằng lương tâm của tôi nói lời thật với các bạn, mọi người đừng nên tham ngon miệng, tham hưởng thụ, chết rồi thì sẽ không bị lừa.

"Bất cứ Ngài nói gì, tôi cũng không thể làm được!" Vậy thì tốt, bạn tự lo liệu, cũng không sai! Chân lý thì ai ai cũng không dễ gì tin. Vì con người u mê quá sâu nặng. Không ai muốn tin, cũng không muốn nghe. Bất quá thì pháp như thế. Nếu ai ai cũng tin chân lý thì mọi người sớm đã thành Phật, không thể có nhiều chúng sinh như thế.

Bây giờ thì nói về ý nghĩa chữ nhục (thịt). Có bài kệ rằng:

"Trong chữ thịt có hai người,

Người bên trong chiếu người bên ngoài,

Chúng sinh lại ăn thịt chúng sinh,

Nghĩ kỹ thì người ăn người".

"Trong chữ thịt có hai người". Một người ở trong bụng (người bị ăn, đời nay làm súc sinh, thịt bị người nuốt vào bụng) ; một người ở bên ngoài, thực ra chữ thịt vốn là từ chữ khẩu mà ra, nhìn xem người này ra hay là vào? Có người nghe tôi nói như thế, cho rằng kỳ diệu. Ðương nhiên! Nếu như hiểu rõ kỳ diệu thì không thể trôi nổi trong biển nghiệp.

"Người bên trong chiếu người bên ngoài". Một người đang ăn thịt thì cảm giác quá ngon, còn người bị ăn thì cảm giác quá khổ. Người ăn thịt và người bị ăn chẳng ai biết ai. Cho nên người ăn thịt cảm giác thịt rất thơm ngon. Người bị ăn thì cảm giác khổ vô cùng. Ðây là đạo lý mạnh hiếp yếu. Miếng thịt bị bạn nuốt vào bụng, chỉ tiếc rằng linh hồn không còn nữa, không thể chạy được, nếu không, nó nhất định sẽ chạy ra khỏi miệng của bạn.

"Chúng sinh lại ăn thịt chúng sinh". Kẻ mạnh thì ăn kẻ yếu. Tạm thời không nói đến vấn đề thiệt thòi hay không thiệt thòi. Mọi người nghĩ xem, chúng ta đều thương mạng sống, tại sao lại muốn đoạt mạng sống kẻ khác, để duy trì mạng sống của mình? Có người nói "Vật dưỡng nhơn, con vật sinh ra để cho chúng ta ăn". Vậy cũng có thể nói ngược lại "Nhơn dưỡng vật". Con người cũng có thể làm mồi cho loài thú, ví như sài lang, hổ báo gặp gỡ và cũng muốn ăn thịt chúng ta? Thì các bạn nghĩ sao?

"Suy nghĩ kỹ thì người ăn người". Tôi cho các bạn ăn thịt tôi, mọi người có thể ăn, nhưng bạn không dám ăn. Vì sao? Vì tôi không phải heo, mà là người. Nếu mọi người cho tôi ăn thịt các vị tôi cũng không muốn ăn, vì mọi người cũng là người, cho nên không thể hỗ tương cắn nuốt. Khi nào thay đầu đổi mặt, không nhận ra thì mới ăn. Tục ngữ có câu: "Những gì mình không muốn thì đừng cho người khác". Hiện nay, người lại nói rằng: "Những gì mình không muốn hãy thí cho người khác". Cho nên họ đi ăn thịt mà lương tâm không hổ thẹn. Tôi hỏi mọi người: Bạn ăn hay không ăn tôi? Mọi người không muốn ăn, vì tôi là người. Nếu không phải người, thì hỗ tương ăn với nhau cũng không biết chừng. Vì tôi không muốn người ta ăn tôi nên tôi nhất định không ăn người. Tôi không muốn người ta ăn tôi nhưng tôi ăn người, bạn nói như vậy có đạo lý chăng?

Mọi người nghe rồi hãy phân tích xem, phải đạo thì tiến, trái đạo thì lùi ; thiện thì theo, không thiện thì sửa, nếu cảm thấy vô dụng thì hãy quên đi ; nếu cảm thấy hữu dụng thì vĩnh viễn đừng quên những lời nói trên.

Nghiệp Và Tình

Giảng tại Vạn Phật Thành ngày 24/10/87

"Nghiệp nặng tịnh mê là phàm phu,

Nghiệp sạch tình không tức là Phật".

Phật thì nghiệp đã hết sạch, tình thì cũng chẳng còn nữa. Thế nào là nghiệp sạch tình không? Thật ra khó mà nói hết được, chỉ nói những ý chính là thanh tâm quả dục, không nổi nóng, cảnh giới nghịch đến thì thuận theo mà thọ. Nghiệp thì dần dần tiêu mất, tình cũng dần dần không còn tơ hào nữa. Chúng ta phần đông nghiệp lực rất nặng, tình cũng quá mê, ngày ngày bận bận rộn rộn, từ sáng đến tối cũng vì sinh hoạt mà bôn ba bận rộn.

Chúng ta nghĩ kỹ xem, từ xưa đến nay mọi người cũng đều vì đời sống sinh hoạt mà bận rộn. Từ nhỏ rồi lớn lên, lớn lên rồi già, già rồi thì chết. Ðều ở trong khổ sinh, già, bệnh, chết làm lay chuyển. Tại sao? Vì tình mê hoặc mà không có trí huệ chân chánh. Có trí huệ chân thật thì không thể vì tình làm mê. Bạn nhìn xem tại sao trên thế gian quá nhiều khổ não? Cũng vì chữ tình. Vì có tình cho nên có nghiệp chướng, nghiệp thì làm cho tăng thêm tình.

Nghiệp gọi là gì? Nghiệp tức là y tựa vào trách nhiệm của con người, y tựa trách nhiệm trên sinh mạng, y tựa trách nhiệm trên tinh thần. Nghiệp thì không có hình tướng, cho nên nhìn không thấy, nghe không đặng, ngửi không mùi. Nếu như nghiệp có hình tướng thì sớm đã đầy khắp hư không. Vì không có hình tướng cho nên nghiệp chướng của bạn nhiều, thì tự bạn lại y tựa gánh lấy trách nhiệm ; nghiệp chướng của ai nhiều thì người đó tự gánh lấy ; nghiệp chướng của tôi nhiều thì tôi tự gánh lấy. Mỗi người tạo nghiệp khác nhau, thu vào trong kho tàng của mỗi người, tức là thu vào trong ruộng thức thứ tám. Kho tàng này có thần thông, nghiệp nặng cũng buông xả đặng, nghiệp nhẹ cũng buông xả đặng. Ðó là không lớn, không nhỏ cũng không có gì phân biệt, đó là của chính bạn chứ không phải kẻ khác, ai lấy cũng chẳng được, cướp đi cũng chẳng được.

Nghiệp có nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp thiện viên mãn thì thành Phật, nghiệp ác viên mãn thì đọa địa ngục, chuyển ngạ quỷ, làm súc sinh. Do đó, bạn có nghiệp thì thọ quả báo. Thọ quả báo thì oán trời trách đất nói: "Ông trời không công bằng", mà không nhận rằng mình làm không tốt, cứ oán trách bên ngoài. Bạn phải minh bạch những gì mà mình thấy gặp, những gì mà mình có được, đều là do nhân đã tạo từ quá khứ. Hiện tại đã kết quả. Cho nên:"Trồng nhân gì thì được quả đó", trồng nhân lành thì kết quả lành, trồng nhân ác thì kết quả ác. Không thể trồng cam mà kết quả ớt, không thể trồng ớt mà kết quả dưa. Hiểu rõ:"Nhân nào quả đó ", thì không thể oán trời trách đất, cũng không thể trách người. Cũng như bạn mượn tiền thì trả tiền, nếu không trả thì cuối cùng nhân đó vẫn tồn tại. Tuy nhiên tạm thời chưa trả xong, tương lai cũng phải trả. Cho nên:"Giết người thì đền mạng, thiếu nợ thì trả tiền". Không những quốc pháp như thế mà Phật pháp cũng như thế. Do đó, mỗi người phải tùy duyên mà tiêu nghiệp cũ, đừng tạo nghiệp mới.

Thế nào là tình không? "Người chẳng phải là gỗ đá, ai mà chẳng có tình". Tình này có hình tướng thì bị tình mê hoặc. Một khi mê hoặc thì ai ai cũng bị nhiễm khổ cho là vui, không có phiền não thì tìm phiền não để thọ. Không phiền não thì tăng thêm một chút phiền não để thọ. Không khổ thì nghĩ tưởng một chút khổ để thọ. Tình không thì chính mình phải giảm bớt tham, sân, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối. Bạn nhận chân "cước đạp thập địa", hiểu rõ sáu đại tông chỉ thì bạn sẽ

dần dần tình không.

Phật Thích Ca "Ba A Tăng Kỳ tu phước tu huệ, trăm kiếp trồng tướng tốt", không phải dễ dàng mà nghiệp sạch tình không được. Không phải một lần liền không được, mà là phải thực hành. Chúng ta đều bỏ giác hợp trần, quên mất trí huệ, chấp trước để cho cảnh giới sáu trần làm lay chuyển. Muốn nghiệp sạch tình không thì đừng bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, sáu trần làm giao động, được như thế thì có giới lực, có giới lực thì sinh định lực, có định lực thì có huệ lực. Có trí huệ thì không thể bị tình làm mê, không bị tình làm mê thì không thể bị nghiệp dắt đi. Nghiệp nhẹ thì sạch từng chút từng chút, nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Tuy là khó, chúng ta cũng đừng cho là khó, hãy nỗ lực thực hành.

Trở Về Cội Nguồndứt sinh tử

Giảng tại Vạn Phật Thành ngày 25/10/87

Hết thảy chúng sinh đều muốn sống mà không muốn chết. Nhưng không có một chúng sinh nào sống mà không chết. Trừ khi bạn trở về cội nguồn, nhận thức được bản lai diện mục của bạn sinh thế nào và chết thế nào. Sinh thì cũng biết mà chết cũng biết. Biết không phải chỉ biết lý luận mà là phải biết chân chánh tôi sinh như thế nào, phải chăng do tôi làm chủ? Tôi lại chết như thế nào? Nếu bị tạo hóa khống chế, bị vật dục che lấp, không làm chủ được sinh tử, như vậy sinh thì hồ đồ sinh ra; chết thì hồ đồ chết đi, không quản lý được chính mình.

Mỗi người đều thương tiếc thân thể của mình, lạnh không chịu được, đói cũng không chịu được, ngủ không đủ cũng không chịu được, đủ thứ không chịu được. Chúng ta học Phật là vì cái gì? Vì dứt sinh tử. Chúng ta phải đề cao vấn đề sinh tử. Phải biết bạn từ đâu đến? Bạn phải làm cho được không đến cũng không đi, như thế gọi là Như Lai.

Nay tôi nói về những năm về trước, lúc tôi khoảng mười mấy tuổi thì nghe qua môn lão cư sĩ (trước kia là chủ nhiệm ban giảng tập hội đạo đức) giảng, lúc đó tôi cảm thấy rất thọ dụng. Lúc tôi thiếu thời thì, thích đến các nơi để nghe người ta giảng, có người giảng tôi rất hoan hỉ nghe, nghe người giảng cổ từ (từ ngữ xưa) ; chuyện kể, tôi nghe rồi đều nhớ hết. Nghe bao nhiêu thì nhớ bấy nhiêu. Tôi đọc sách thì cũng thế, như đọc thứ tự, đọc một câu, tôi bèn tự hỏi một câu:"Tương lai đối với câu đạo lý này, có thể làm được chăng? Phải chăng tôi thực hành đạo lý này?" Cho nên người tôi không tự lượng sức mình.

Tôi từ đông bắc ngồi thuyền đến Thượng Hải, trôi nổi trên biển, chút xíu nữa cũng làm mồi cho cá. Vốn từ Thiên Tân đi ba bốn ngày thì đến Thượng Hải. Nhưng lần đó thuyền từ Thiên Tân khởi hành một trăm hai mươi dặm, thuyền chuyển động trên biển, làm cách nào cũng không đi, chuyển tới chuyển lui, có hơn mười ngày, giống như bị gió lốc, đồ ăn uống trên thuyền không còn nữa, cơ hồ phải người ăn người. Lúc đó, tôi cũng không niệm Chú, nằm ở trên thuyền mửa ra mật, bạn nói tôi có hồ đồ chăng? Mười mấy ngày qua tôi còn rất cang cường, nhưng cuối cùng đã không thể đứng dậy được. Tôi bèn cầu cứu Quán Thế Âm Bồ Tát:"Hôm nay tôi gặp ma chướng muốn lật thuyền trên biển, làm chết tôi nhưng trên thuyền này có mấy trăm người. Nếu chỉ vì mình tôi mà làm chết nhiều người như thế, thì tôi cảm thấy trong tâm bất nhẫn. Tôi từ khi sinh ra, thì nghĩ muốn vì Phật giáo làm chút việc, nếu Phật giáo không dùng tôi, thì tôi nhảy xuống biển, đừng khiến cho mấy trăm người vì tôi mà thọ tội. Tôi hy vọng Quán Âm Bồ Tát từ bi, khiến cho thuyền được bình an đến Thượng Hải". Tín hiệu cầu cứu này rất linh, khiến cho sóng yên gió lặng đến Hán Khẩu. Cho nên tôi biết tôi còn phải vì Phật giáo làm chút việc. Lúc trên biển gặp tai nạn quỷ, cá, rồng nhưng không kết thúc mạng của tôi. Cho nên nhất cử nhất động tôi phải vì Phật giáo mà gánh vác trách nhiệm. Do đó, tôi luôn luôn phải vì Phật giáo mà làm chút việc, còn ngoài ra việc khác tôi không nghĩ đến.

Hiện tại tôi mời vị ông thầy giáo cư sĩ của tôi lúc thiếu thời đến để giảng dạy quý vị, tôi cũng đã đi qua con đường này. Vương Lão Thiện nhân là người không biết chữ, nhưng "Thành mà minh, chí thành minh gọi là tín, chí minh thành gọi là giáo". Bạn nhất cử nhất động vì lợi ích của mọi người, không lợi ích chính mình, thì với tâm Thánh nhân hợp mà làm một. Cho nên dùng một người không biết chữ mà có thể thông đạt tâm pháp cổ nhân Thánh hiền. Cho nên cổ nhân có nói:"Ai ai cũng đều có thể thành Nghiêu Thuấn". Chí tại Thánh Hiền thì làm Thánh Hiền, chí tại anh hùng hào kiệt thì làm anh hùng hào kiệt, chí tại Thần Thánh Tiên Phật thì làm Thần Thánh Tiên Phật. Chúng ta đừng để thời gian trôi qua lãng phí, một tất thời gian là một tất mạng sống, chúng ta phải trân tiết mạng sống.

Lược Nói Phẩm Tịnh Hạnh của Kinh Hoa Nghiêm

Giảng tại Kim Phong Tự ngày 01/11/87

Phẩm Tịnh Hạnh trong Kinh Hoa Nghiêm Ðại Phương Quảng Phật có nói rằng:

"Bồ Tát tại gia,

Xin nguyện chúng sinh,

Biết nhà tính không,

Không có bức bách".

Ðây là nói phương pháp Bồ Tát tại gia tu hành. Bồ Tát ứng vô lượng thân, có thời thị hiện làm ông vua, trưởng giả, hoặc thân tể quan, có thời hiện thân Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ. Có thể hiện đủ loại thân, quán sát căn cơ, vì người thuyết pháp. Hiện thân xuất gia thì độ người xuất gia ; hiện thân tại gia thì độ người tại gia.

"Nhà" vốn không có thực thể, là một giả danh, nhưng phần đông chấp vào cái nhà này. Không biết bổn tính của nhà là không, chỉ là một danh từ mà thôi. Nếu giảng theo chữ Trung Hoa, phân khai chữ "nhà" thì rất khó nghe. Phía trên chữ "nhà" là bảo cái, phía dưới là chữ "thỉ", tức con heo. Có gia đình thì là chỗ đọa lạc, bên trong có thể là súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục hợp mà làm một. "Không có bức bách". Các vị nghĩ xem trong nhà thì phiền não tranh giành ồn náo. Tục ngữ có nói:"Nhà nhà có tám màn kịch, có hội ca xướng, hội không ca xướng". Hội ca xướng thì không tạo tội nghiệp, không ca xướng thì tạo tội không ít. Hay làm kịch trường thì biết hết thảy đều là hư vọng không thật, không có chấp trước, bất quá gặp trường làm kịch. Cho nên không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối, như vậy thì sẽ được sinh về ba đường lành là cõi trời, cõi người, cõi A Tu la.

Cõi trời, cõi người có thể nói là đường lành, A Tu La có lúc hợp với cõi trời, cõi người gọi là ba đường lành ; có lúc hợp với súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục gọi là bốn đường ác. Tại sao nói A Tu la là một trong bốn đường ác? Vì bản tính thích đấu tranh, tức là đấu tranh kiên cố. Trong nhân đạo, súc sinh, ngạ quỷ đều có A Tu la, như ngựa hại cả bầy, hoành hành xung đột, không giữ quy cụ của ngựa tức là A Tu la trong loài ngựa. Tóm lại phàm là thích đấu tranh, một ngày không tranh với cái này thì cũng náo cái nọ, tức là tính bức bách.

Có tiền, thì có tính bức bách có tiền, không tiền thì có tính bức bách không tiền. Người không có tiền thì có vấn đề về ẩm thực, y phục, chỗ ở .v.v., đây là tính bức bách. Người có tiền cũng có vấn đề, luôn thấy không công bình, hoặc nói "Phần của bạn to, phần tôi nhỏ" hoặc "Bạn dùng nhiều, tôi dùng ít". Ðây cũng là tính bức bách. Cho nên đoạn trên có nói "Biết nhà tính không, không có bức bách". Vì người đối với hết thảy đều quá nhận chân, đối với tiền cũng nhận chân, một khi nhận chân thì phiền não đến. Thực ra chỉ muốn duy trì đời sống thì đủ rồi, nhưng tâm con người như hố không đáy. Cổ nhân nói rất chí lý rằng:

"Suốt ngày bận rộn chỉ vì đói,

Ðược ăn no rồi lại nghĩ đến y phục".

Con người từ sáng đến tối bôn ba chỉ vì tìm ba bữa ăn, sợ đói, ăn no rồi thì lại nghĩ đến y phục. Nếu y phục không đẹp thì kiếm thêm tiền mua đồ đẹp. Y thực đủ rồi thì lại tìm ý trung nhân, ngày đêm luôn chuyên tâm nhất chí đi nghĩ tưởng. Phải chi chúng ta lạy Phật được thành tâm như thế thì Phật nhất định gia bị cho chúng ta, tiếc thay không có ai lạy Phật thành tâm như thế!

"Trong phòng còn thiếu người vợ đẹp"

(hoặc chồng tốt).

Lúc này trăm phương ngàn kế đi tìm đối tượng. Làm sao dò xét sự vui thích của đối phương.

"Cưới xong vợ đẹp và thiếp xinh,

Lại không quan chức bị người khinh,

Năm phẩm, bốn phẩm hiềm quan nhỏ,

Ba phẩm hai phẩm cũng hiềm thấp".

Làm dân thì bị người khinh khi, nhưng quan nhỏ lại không muốn làm, vì không đủ quyền thế.

"Nhất phẩm đương triều làm tể tướng,

Làm được tể tướng chê chưa đủ,

Khi được làm vua, lại nghĩ muốn đánh cờ với Thần Tiên".

Khi làm được tể tướng thì còn cảm thấy không đủ, còn muốn làm hoàng đế, tổng thống. Khi được làm hoàng đế rồi lại nghĩ:"Ôi! Nếu được đánh cờ với thần tiên thì vui biết mấy". Cho nên nói:

"Nhân tâm bất túc xà thôn tượng",

Nghĩa rằng:

"Tâm con người không biết đủ, như rắn nuốt voi".

Chúng ta nếu biết nhà tính vốn là không, vinh hoa phú quý đều như giấc mộng, thì hà tất ưu sầu phiền não như thế, ăn không ngon, ngủ không yên. Như vậy thì buồn lo không sao tả hết được. Ðó là đạo lý rất bình thường, ai ai cũng biết, nhưng ai ai cũng sinh chấp trước, phá mê không được. Nếu phá được thì bỏ mê về với giác ngộ. Ngàn xưa đến nay gia đình vẫn trường cửu, tồn tại không có biến hóa? Nếu hiểu được, còn có gì để chấp trước? Cho nên nói:"Xin nguyện chúng sinh, biết nhà tính không, không có bức bách". Nếu không hiểu thì thành ra tinh thần cô phụ trách nhiệm. Cho nên chúng ta phải biết vấn đề gia đình.

Nói như thế, không phải là không cần gia đình! Không phải. Chỉ là đừng sinh tâm chấp trước, phàm việc gì qua được thì tốt. Tục ngữ có câu:

"Lông kê hữu thực thang oa cận,

Dã hạc vô lương thiên địa khoan".

Nghĩa rằng:"Gà ở trong chuồng tuy có thức ăn nhưng gần nồi nước sôi (không biết chết lúc nào), con hạc ngoài đồng hoang tuy không có thức ăn nhưng trời đất rộng bao la (sống tự tại).

Phẩm Tịnh Hạnh lại nói:

"Bồ Tát tại gia,

Xin nguyện chúng sinh,

Việc lành nơi Phật,

Hộ dưỡng hết thảy".

Ðây là nói về việc hiếu thuận cha mẹ. Bồ Tát tại gia biết hiếu thuận cha mẹ, do đó phát nguyện hết thảy chúng sinh cũng hiếu thuận với Phật, nhưng chúng sinh chưa thấy Phật, cho nên xem cha mẹ như Phật. Như vậy mới là hiếu thuận. Người xưa có nói "Cha mẹ như Phật sống", không hiếu thảo với cha mẹ mà muốn học Phật có sở thành tựu thì không có lý.

Cho nên hiếu thuận cha mẹ tức là tin Phật. Tin Phật thì phải từ căn bản mà dụng công. Hiếu thảo với cha mẹ tức là cho thêm phân, thêm xăng dầu cho con cháu đời sau. Nếu người không hiếu thảo thì đời sau sẽ khô héo. Cho nên có câu:

"Trong trời đất,

chúng sinh lấy hiếu làm đầu,

Một chữ hiếu cả nhà yên,

Hiếu thuận thì sinh con hiếu thuận,

Người biết hiếu thuận tất người hiền".

Ðiều quan trọng nhất là hiếu thuận với cha mẹ, đó mới là chân chánh thương yêu giúp đỡ gia đình. Có bài thơ rằng:

"Thấy người sớm vào chợ,

Mua bánh lại mua kẹo,

Không nghe dâng cha mẹ,

Ðều nói dụ bầy con".

Người già nghe rồi đều ghen tương nói:"Con của tôi quyết thực là như thế, đều mua đồ vật cho con của nó mà không mua cho cha mẹ". Bạn muốn con cái mua đồ vật cho bạn chăng? Vậy thì bạn biến thành con nít! Nếu bạn biến thành con nít thì con của bạn cũng sẽ mua đồ vật lại dụ bạn. Bạn tối ngày không vui thừ mặt ra, thì con cái thấy bạn sẽ phát sợ, cũng không mua đồ vật cho bạn ăn. Có những người làm con nói với tôi:"Không phải con không muốn hiếu thuận với cha mẹ, nhưng thật ra cha mẹ đều nặng mặt ra, con có nhìn cũng chẳng dám nhìn". Ðây thật là ông nói ông có lý, bà nói bà có lý. Nếu không có ông, không có bà thì ai cũng chẳng có lý.

Trong Phẩm Tịnh Hạnh lại nói:

"Bồ Tát tại gia,

Vợ con xum họp,

Nên nguyện chúng sinh,

Oán thân bình đẳng,

Vĩnh lìa tham trước".

Người không thái quá thì là bất cập, đều không thể oán thân bình đẳng. Ða số đều dùng tình cảm để xử sự, thì chưa được kẻ oán người thân bình đẳng. Nếu như oán thân bình đẳng thì không thương không ghét, xem như đồng nhau, cho nên đại công vô tư. Tại sao phải vĩnh lìa tham trước? Vì có tham dục cho nên sinh chấp trước. Nếu như oán thân bình đẳng tức không chấp trước, không chấp trước thì không phiền não. Phiền não do chấp trước mà đến. Cho nên Phật nói:"Tất cả chúng sinh đều có phật tính, đều có thể thành Phật". Ðiểm này là chỗ khác nhau giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, là dân chủ nhất. Bạn tu hành thì bạn thành Phật, tôi tu thì tôi thành Phật, ai tu thì người đó thành Phật, ai không tu thì người đó sẽ đọa lạc súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục ba đường ác.

Phật lại nói:"Ðều vì vọng tưởng chấp trước cho nên không thể chứng đắc". Có chấp trước thì không thể thành Phật. Người đều bôn ba mệt nhọc, khổ tâm kinh doanh, chấp quốc gia, chấp nhà cửa, chấp thân thể, thiệt thòi một chút cũng không chịu, cảm thấy chịu không đặng, do đó mà nhiều phiền não sinh ra.

Tôi thường nói, mình không nên cứ nói đạo lý của mình mà không nghĩ tưởng đến người khác. Mình nên nhận lỗi của mình, cho nên:

"Nhận thật lỗi của mình,

Ðừng nói lỗi của người".

Ðừng nói người đúng hay không đúng, phải hỏi chính mình đúng hay không đúng? Phóng tư tưởng rộng lớn, thấy lỗi của người tức lỗi của mình. Lỗi sai của người là vì tôi chưa làm đúng.

"Lỗi người tức lỗi ta,

Ðồng thể gọi đại bi".

Chúng ta nên thương người như thương mình, thậm chí thương người hơn so với mình, đó mới là đại bi tâm, không có tâm phân biệt. Làm được như thế thì chiến tranh cũng chẳng có.

Người và người không tranh thì liên hiệp quốc cũng sẽ tự tiêu mất, vì sợ người có tranh nên mới có liên hiệp quốc, cũng không thể nói làm thì thối hưu, vì căn bản không có cơ hội, các nước cũng không dùng buộc giao hội phí.

----o0o---

Nguồn: Chùa Kim Quang

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567