Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội Họa và Thiền Tập

28/04/201505:49(Xem: 6072)
Hội Họa và Thiền Tập

Duc Dat Lai Lat Ma2

 Có những lúc gần như kiệt sức, tôi lại lấy giấy mực ra vẽ. Công việc hàng ngày phải đọc nhiều, viết nhiều, và tra cứu nhiều – có những lúc chữ tràn ngập người tôi. Tiếng Việt, tiếng Anh. Mỗi ngày phải quan sát chuyện thế giới, từ Iraq tới Afghanistan, từ Dharamsala tới Rome, từ chuyện tình Hollywood tới thị trường tài chánh Wall Street... tôi ngồi giữa những trận mưa thông tin, phải đọc thật nhanh, chọn tin thật nhanh, sắp xếp ưu tiên tin tức thât nhanh, và dịch thật nhanh. Đêm về, hạnh phúc là khi đọc Kinh Phật, và đôi khi, là viết về Đạo Phật.

 

Nhưng có những khi chữ không còn là chữ nữa. Lúc đó, bao nhiêu công phu thiền tập như dường tan rã, vì những trận mưa chữ ban ngày đã ngập tràn trong đầu mình. Tôi lại lấy giấy mực ra vẽ, khi vẫn còn ngồi được, chưa phải lăn ra ngủ vì kiệt sức.

 

Tôi tránh giấc ngủ, khi có thể. Vì sợ ngày trôi qua nhanh, vì thấy đời người còn nhiều việc để làm. Thêm nữa, tôi ngủ rất dễ; hễ nằm xuống, nghĩ rằng cần ngủ là ngủ gần như tức khắc. Thói quen ngủ dễ cũng có từ một thời gian, sau khi tôi tập Niệm Tử, nghĩa là, niệm về chết. Nằm xuống và nghĩ là cái chết đến với mình, từ từ chết từ chân lên đầu, và thân mình nằm như xác chết, chỉ còn hơi thở phập phồng như em bé. Và rồi tôi tập Niệm Tử ngay cả khi đang đi đứng nằm ngồi. Có lẽ, đó là một cách như Buông Xả, hay Phóng Hạ, hay những cách nói tương tự.

 

Tôi thích cách Niệm Tử. Có lẽ, là một cách đơn giản hóa từ pháp Phowa của Phật Giáo Tây Tạng. Tôi từng dịch một cuốn sách về Phowa, và rồi quên hết. Rồi một thời gian sau, đọc được trong các sách chú giải Kinh Pháp Cú về một cô bé 16 tuổi được Đức Phật dạy về niệm sự chết. Trong kinh không nói chi tiết, nhưng tôi ưa thích phương pháp gọn gàng, vì khi nằm xuống nghĩ rằng cái chết đi từ dưới chân lên đầu, cảm nhận hơi lạnh cơ thể và rồi đủ thứ mọi chuyện tan biến trong tâm, tan biến mọi chuyện Sắc chuyện Không, tan biến mọi chuyện Được chuyện Mất, tan biến mọi chuyện Cái Ta và Cái Của Ta, vân vân... Rồi sáng hôm sau thức dậy, Niệm Tử này vẫn theo khi đi đứng nằm ngồi trong ngày mưu sinh mệt nhọc đang tới.

 

Câu hỏi tới đây là,  bây giờ vẽ cái gì. Người xưa, như Thiền Sư Chân Nguyên thế kỷ 17, xem nét vẽ như bày tỏ chân lý, khi lời nói không dùng đủ:

 

Nói ra là bị kẹt

Không nói cũng chẳng xong

Vì anh đưa một nét

Đầu núi ánh dương hồng.

 

Tôi không cao siêu như thế, bởi vì vẽ với tôi chỉ là khi chữ đầy trong người, và vẽ chỉ là một cách đơn giản như  hít thở, như đứng ngồi, và cũng là một cách thiền tập sau khi tả tới trước những trận mưa chữ ban ngày. Bởi vì, ngồi trước giấy mực, tôi vẫn thấy mình chỉ là một khối tham sân si đang mượn tới nét vẽ, tới màu sắc để thiền tập. Và qua nhiều năm tập vẽ, tham sân si cũng nhạt dần đi. Thời gian đầu còn là Cái Tôi đang vẽ và Cái Được Tôi Vẽ, với thời gian dần dần chỉ còn là hành động vẽ, nơi không có đúng sai, không có được mất – và trước mắt chỉ còn là giấy và mực, là màu loang theo nét cọ...

 

Tôi từng chứng kiến nhiều buổi thực hiện tranh cát mandala  của quý sư Tây Tạng. Các sư cầm các ống nhỏ, gõ nhẹ nhẹ để cát màu rơi xuống, làm thành một đồ hình phức tạp, trông như một thành trì hình vuông với 4 cửa, và bên trong là nhiều hình tròn nhỏ với hình nhiều vị Phật ngồi giữa các vòng tròn. Vẽ công phu mất mấy ngày, rồi làm nghi lễ xóa đồ hình mandala, tượng trưng cho Vô Thường.

 

Có một lúc, tôi vẽ 42 tấm tranh Đức Đạt Lai Lạt Ma, mừng sinh nhật thứ 75 của ngài. Lúc đó là năm 2010. Khi vào mạng www.YouTube.com gõ nhóm chữ “nguyen giac dalai lama 75 birthday” sẽ thấy các tranh này. Vẽ là để cúng Phật, tôi vẫn xem ngài là một vị Phật.

 

Nhưng tôi nghiệm ra rằng, hội họa cũng như mọi hành vi nghệ thuật khác – như viết truyện, làm thơ, sáng tác nhạc, hát ca, và vân vân --  tự thân không có tác dụng thiền tập. Vì rất nhiều nghệ sĩ mà tôi quen biết, thân cận... đều không quan tâm chuyện tu học, và sáng tác nghệ thuật tuy là một hành vi văn hóa, nhưng thường làm cho cái ngã sâu dày hơn. Nghĩa là, người ta có thể thiền hóa nghệ thuật, nhưng không thể nghệ thuật hóa thiền.  Với tâm thiền, mọi nghệ thuật đều là phương tiện.

 

Tôi thường gặp khó nhọc khi viết bài nhận định về các tác phẩm mới -- về những sách mới in, về những buổi triển lãm tranh hàng năm, về các ca khúc mới sáng tác, và vân vân. Nếu chỉ khen, nếu thuần tuý khen, tất sẽ làm vui lòng các bạn (và tôi thấy, nhưng không bao giờ nói thẳng, rằng thường khi tôi đang làm cho họ sâu dày thêm bản ngã và khó gỡ thêm với các tham sân si đời thường). Nhưng nếu chê, sách và tranh có thể không bán như ý được, và cũng là điều tội nghiệp. Thực tế nữa, có khi chê một bài thơ, chê một tấm tranh... là có thể bị xem như kẻ thù cả đời.

 

Thế là phải đi dây. Làm thế nào đi dây? Khó vậy. Nhất là, trong khi mình đang giữ cái tâm lặng lẽ, đang giữ cái tâm nơi các niệm Có và Không đều đã chết... Những lúc đó, tôi lại nhớ tới câu thơ dẫn trên, “Nóí ra là bị kẹt, không nói cũng chẳng xong...” Nhưng nhà sư Chân Nguyên là bậc đại giác ngộ, và ở hoàn cảnh khác; còn tôi chỉ là một thiền sinh đời sau, một khối tham sân si đang ngồi viết, ngồi vẽ... Và bị bắt buộc phải viết, vì kiếp này phải sống bằng chữ.

 

Thêm nữa, tự mình, mình có thể tu học, nhưng đâu có quyền gì đòi các nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ... những người sống bằng tên tuổi đời thường phải gìn tâm thế này, giữ tâm thế kia.

 

Do vậy, khi tôi vẽ, cũng là một cách luyện tâm trong khi tránh xa cõi chữ nghĩa. Vẽ là vẽ, là vô tâm vẽ. Là thấy tâm mình loang theo nét mực trên giấy. Có khi vẽ ra hình thể, có khi vẽ thuần trừu tượng. Có khi vẽ xong, là quăng tờ giấy; có khi cất vào một góc phòng, và thường là quên luôn. Dù vậy, trong mọi thời vẫn luôn luôn thấy không có ai vẽ.

 

Và vẫn tập nhìn như Đức Phật dạy, rằng trong cái nhìn, chỉ có cái được nhìn. Với tôi là, trong cái vẽ, chỉ có cái được vẽ; nghĩa là, mọi cái “tôi” và “của tôi” đều chảy theo mực loang trên giấy, nơi không còn đúng sai, không còn xấu tốt, không còn phiền não với niết bàn.  Để rồi ban ngày, lại đi dây giữa rừng chữ nghĩa, vừa giữ tâm mình, vừa tránh làm động tới chúng sinh...


Nguyên Giác

GHI CHÚ: Bài này viết năm 2014, theo yêu cầu của nhà thơ Kinh Bắc, một bạn học từ thời thơ ấu, cho báo giấy Tạp Chí Suối Nguồn. Hiệu đính tháng 4-2015 cho ấn bản điện tử để mừng sinh nhật 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

 

Một số hình Đức Đạt Lai Lạt Ma vẽ năm sinh nhật thứ 75 của Ngài, do Nguyên Giác vẽ.

Duc Dat Lai Lat Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 3618)
1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát? Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy. 2. Vipassana nghĩa là gì? Chữ "Vipassana" được chia làm hai phần "Vi" có nghĩa là "bằng nhiều cách" và "Passana" có nghĩa là "nhìn thấy". Vậy "Vipassana" có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).
08/10/2010(Xem: 3609)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
06/10/2010(Xem: 3368)
Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v… Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi ngư
28/09/2010(Xem: 6502)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
28/09/2010(Xem: 6443)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
21/09/2010(Xem: 7178)
Đây là bản dịch mới của bài KinhĀnāpānasatisuttamthuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theovăn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với cácbản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
16/09/2010(Xem: 6340)
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh – năm nay đã 86 tuổi – được giới thiệu trước công chúng tại quảng trường Copley vào chiều Chủ nhật, Thầy bắt đầu bằng hành động ngồi yên và không nói gì trong suốt 25 phút.
16/09/2010(Xem: 9283)
Chúng ta tiếp nhận huyết thống, gốc rễ từ Tổ tiên, nhưng nếu không có Ông Bà, Cha Mẹ sinh đẻ, nuôi nấng thì không có chúng ta hôm nay, nên phận làm con cần phải biết về danh tánh, gia phả, giòng họ và nơi sinh cơ lập nghiệp của Tổ tiên mình. Đối với người Phật Tử cũng vậy. Đức Phật thị hiện tại thế gian để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nhưng nếu không có Thầy, Tổ truyền đăng tục diệm, truyền giới, truyền pháp thì mạng mạch Phật pháp không thể tồn tại cho đến hôm nay.
04/09/2010(Xem: 5424)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
28/08/2010(Xem: 4700)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa. Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói: - Đây là Tổ Bát-Nhã-Đa-La mà cha cung thỉnh tới để được cúng dường ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567