Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô niệm trong Pháp Bảo Đàn Kinh

11/02/201417:57(Xem: 7381)
Vô niệm trong Pháp Bảo Đàn Kinh

99.luctohuenang

VÔ NIỆM TRONG PHÁP BẢO ĐÀN KINH


Pháp là Pháp môn, Chánh pháp của Phật.

Bảo nói sơ lược có sáu nghĩa: Hiếm có, Thanh tịnh, Quý giá, Đẹp đẽ rực rỡ, Rất tốt, Thường chẳng đổi.

Đàn trong chữ Tất Đàn nghĩa là bố thí rộng khắp.

Pháp Bảo Đàn Kinh là đem kinh pháp hiếm có, quý báu, thanh tịnh, thường hằng chẳng biến đổi mà bố thí rộng khắp thế gian, giống như cơn mưa đúng lúc đúng thời thấm nhuần lợi ích khắp muôn loài, không đâu chẳng được mưa pháp rưới mát.

Sơ tổ Thiền tông là Ngài Maha Ca Diếp tại hội Linh Sơn, nhân khi đức Phật cầm đóa sen giơ lên và mỉm cười thành giai thoại “Niêm hoa vi tiếu” nổi tiếng thanh tao và ý vị. Đức Thế Tôn bảo: “Nầy Ca Diếp, Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, vậy ngươi cẩn thận gìn giữ chánh pháp này”.

Từ đó, Thiền tông được thành lập, truyền tại đất Ấn Độ qua 28 đời Tổ. Tổ thứ 28 là Đạt Ma Sư tổ tuân theo giáo hóa của Thầy sang Trung Hoa tuyên dương chánh pháp, được coi là Sơ tổ Thiền tông Trung hoa.

Ngài truyền y bát cho Tổ Huệ Khả và nói kệ:

Ta đến đây với nguyện

Truyền pháp cứu mê tình

Một hoa nở năm cánh

Kết quả tự nhiên thành.

Đó là lời huyền ký, đến vị Tổ thứ sáu là Tổ Huệ Năng sẽ làm rạng rỡ Thiền tông, đem chánh pháp chiếu sáng khắp nơi nơi.

Trong phẩm Định Huệ, Tổ dạy chúng rằng: Thiện tri thức, CHÁNH GIÁO vốn chẳng đốn tiệm, tánh người tự có lợi độn, kẻ mê tiệm tu, người ngộ đốn khế. Ðốn tiệm chỉ là giả danh kiến lập mà thôi, nếu tự nhận được bổn tâm, tự thấy được bổn tánh thì chẳng sai biệt vậy. Thiện tri thức, pháp môn này xưa nay lập VÔ Niệm làm tông, VÔ TƯỚNG làm thể, VÔ Trụ làm gốc.

Thế nào là Tông? Chỗ trọng lời nói gọi là Tông. Vì Phật Tổ lập giáo, lời lẽ trong một bộ kinh, thiên trọng về chỗ nào thì chỗ đó gọi là Tông. Như vậy thì bộ Pháp Bảo Đàn Kinh trọng về Vô Niệm. Muốn hiểu được ý sâu xa của Tổ ắt phải hiểu Vô niệm là gì?

Vô niệm vốn có 3 tầng huyền nghĩa, đó là tùy theo căn cơ của chúng sinh vậy.

Tầng nghĩa thứ 1: Vô niệm là chẳng sinh một niệm nào.

Trạng thái này còn gọi là đoạn kiệt. Đó là pháp vô niệm của Tiểu thừa.

Vì Tiểu thừa chẳng thấu nguồn Tâm, chẳng rõ Phật tánh, còn thấy hai bờ Hữu và Vô.

Phàm phu vốn đủ hai cố chấp là Chấp Ngã và Chấp Pháp.

Thánh quả Tiểu thừa mới chỉ phá được Ngã Chấp, được Ngã Không mà Chấp Pháp còn nguyên.

Vậy nên Tiểu thừa là Chấp Pháp. Chấp là lỗi ở người chẳng phải ở Pháp. Vạn pháp vốn tự thông suốt, chỉ vì tâm cố chấp mà phân Đại, Tiểu chứ thật ra Đại Tiểu vốn không có Tánh.

Lại có câu "Pháp vốn thông đạt, mà sao tâm chẳng thông vậy".

Đức Lục Tổ có nói: Thiện tri thức, chớ nên nghe ta nói KHÔNG mà liền chấp KHÔNG. Trước nhất chớ chấp KHÔNG, nếu để tâm KHÔNG tĩnh tọa là lọt vào VÔ KÝ KHÔNG.

Tầng nghĩa thứ 2: Là tầng nghĩa pháp Đại thừa: Vô niệm là niệm mà chẳng chấp có niệm. Cũng có nghĩa là niệm và vô niệm chẳng hai chẳng khác. Vì Hữu dựa vào Không mà thành lập, Không dựa vào Hữu mà được thành lập. Nếu không có Hữu thì cái Không chẳng do đâu mà thành lập được, nên nói niệm và vô niệm chẳng hai chẳng khác; lìa được cái Thức phân biệt giả dối ở giữa thì được gọi là Vô niệm.

Vì vốn chẳng hai bờ Hữu niệm và Không niệm nên gọi là Vô niệm.

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, đức Lục Tổ cũng dạy:

"Thiện tri thức, đối với mọi cảnh tâm chẳng nhiễm, trong niệm thường tự lìa mọi cảnh, chẳng ở trên cảnh sanh tâm gọi là VÔ Niệm Nếu là trăm điều chẳng nghĩ, làm cho niệm tuyệt, một niệm tuyệt liền chết, thọ sanh nơi khác, ấy là cái lỗi lầm lớn, người học đạo nên xét kỹ! Nếu chẳng hiểu ý Chánh Pháp, tự lầm còn đỡ, lại khuyên người khác học theo, tự mê chẳng thấy, lại thêm tội phỉ báng Kinh Phật, vì vậy nên lập VÔ Niệm làm tông.

Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp tâm không nhiễm trước gọi là VÔ NIỆM, dùng thì khắp nơi, cũng chẳng dính mắc ở khắp nơi, hễ sạch được bổn tâm, khiến lục thức ra cửa lục căn, đối với lục trần mà chẳng nhiễm chẳng trước, đi lại tự do, ứng dụng vô ngại tức là BÁT NHÃ TAM MUỘI, tự tại giải thoát, gọi là hạnh VÔ NIỆM. Chứ chẳng phải như người lầm tưởng cho là trăm điều chẳng nghĩ, chỉ cho niệm tuyệt, ấy là pháp trói buộc, tức là biên kiến."

Trong Tịnh tông cũng có câu:

Nắm lấy chuỗi tràng, trần niệm dứt

Nghiễm nhiên thành Phật đã từ lâu.

Như vậy, niệm ở đây là niệm trần ai, niệm hữu lậu. Vô niệm là dứt niệm hữu lậu, lìa phân biệt giả dối.

Tầng nghĩa thứ 3:Đây là tầng nghĩa của pháp Tối thượng thừa, cũng là pháp Thiền đốn ngộ trực chỉ Chân tâm, kiến tánh thành Phật.

Nghĩa đó là: Nếu ngộ được nguồn tâm, thấy được Tâm này là Phật, Tâm này làm Phật, thì Vô niệm là Thể Chân như, tức là Tự tánh.

Đức Lục Tổ dạy rằng: Thiện tri thức, VÔ là Vô việc gì? Niệm là Niệm vật gì? VÔ là VÔ NHỊ TƯỚNG (Pháp đối đãi), VÔ tất cả tâm trần lao. Niệm là Niệm CHÂN NHƯ BẢN TÁNH. CHÂN NHƯ là thể của Niệm, Niệm là dụng của CHÂN NHƯ. Chân như tự tánh khởi niệm, chẳng do nhãn nhĩ tỷ thiệt năng niệm, chân như có tánh cho nên khởi niệm, nếu chân như không tánh thì nhãn nhĩ sắc thanh ngay đó liền hoại. Thiện tri thức, chân như tự tánh khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chân tánh thường tự tại. Nên Kinh nói: Khéo phân biệt được các pháp tướng mà nơi đệ nhất nghĩa thường chẳng động là vậy.

Có thể hiểu điều này như sau:

Khi nhìn nhận một cách tổng quát thì mọi vật đều có Thể và Dụng. Như khi ta dùng Vàng chế ra đồ vật như Nhẫn Vàng, Vòng Vàng,... thì Nhẫn, Vòng,... là Dụng hay gọi là công năng, còn Thể của chúng luôn là Vàng. Dụng (công năng) có thể biến đổi chứ Vàng chẳng bị biến đổi. Tự tánh vốn bất biến mà tùy duyên, tùy duyên mà bất biến.

Cũng vậy Vô niệm là thể còn Hữu niệm là dụng. Vô niệm là thể nên phải dựa vào niệm để phát huy tác dụng, ví như có quặng vàng mà chẳng chế ra đồ thì cũng chẳng sử dụng vào việc gì; nên thể và dụng chẳng tách rời như sóng và nước vậy. Chư Phật cũng thường ở nơi Thường Tịch Quang mà hóa thân muôn ức cứu độ chúng sinh là thế.

Nếu ngộ được như vậy thì Hữu niệm sẽ là Chánh niệm từ Chân như tự tánh khởi ra.

Nên đức Lục Tổ nói: Nếu khai ngộ đốn giáo, chẳng chấp lấy hình tướng bên ngoài, chỉ ở trong tự tâm thường khởi chánh kiến, phiền não trần lao thường chẳng ô nhiễm, tức là KIẾN TÁNH.

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cũng từng dạy: Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật.

Cần phải biết rằng trong một vật thì Dụng chẳng lìa Thể, như sóng chẳng lìa khỏi thể nước; cũng lại như vạn pháp chẳng lìa Tự tánh.

Nên khi Ngũ Tổ thuyết Kinh Kim Cang cho Lục Tổ, đến câu: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thì Tổ Huệ Năng ngay đó đại ngộ tất cả vạn pháp chẳng lìa tự tánh, bèn bạch Tổ rằng:

Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Ðâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!

Giống như mặt biển muôn trùng con sóng nối tiếp, mà nước biển đồng nhất là một. Cũng vậy, Hóa Phật và chúng sinh như những con sóng, nhưng đều chung Phật tánh, như nước nơi đại dương. Như mặt trăng trên cao chiếu soi khắp thế gian, vô lượng bóng trăng nhưng chẳng phải thế mà có hai mặt trăng. Chấp riêng lấy cái bóng mà quên mất mặt trăng là chúng sinh, nhìn nhận được bóng trăng chẳng lìa mặt trăng là Phật.

Lại cần biết cái thân chỉ là Dụng, nên cũng gọi là vọng, là huyễn nên mới nói năng, suy lường, phân biệt khởi từ cái thân đều là vọng chẳng thể đến được Tri kiến Phật. Vì vậy, muốn nhìn nhận được Thể tánh chỉ có cách tự mình xoay lại bên trong trực nhận Tự tánh mà thôi.

Phàm người học Phật mà chẳng rõ Tự tâm, Bản lai diện mục của mình cũng coi là chưa học Phật. Ví như đứa trẻ lạc mẹ muốn tìm về nhà cũng cần biết nơi mà về. Cũng vậy, điều cốt yếu của Pháp Bảo Đàn Kinh chỉ là chỉ rõ cho chúng ta ngay từ nơi cái tâm phan duyên này mà trực nhận Diệu tâm, Chân tâm chính mình. Nhận được như vậy, cũng như người lạc đường nay có người chỉ cho đường về nhà, cứ thế mà đi thẳng ắt sẽ có ngày về được đến nhà.

Ngưỡng mong Tam Bảo gia hộ cho đại ý lời văn của con hợp với lời kinh, chẳng đến nỗi biến diệu dược thành độc được.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô A Di Đà Phật.

Viết xong Xuân Giáp Ngọ 2014

Đệ tử Pháp Đức 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 3604)
1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát? Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy. 2. Vipassana nghĩa là gì? Chữ "Vipassana" được chia làm hai phần "Vi" có nghĩa là "bằng nhiều cách" và "Passana" có nghĩa là "nhìn thấy". Vậy "Vipassana" có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).
08/10/2010(Xem: 3602)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
06/10/2010(Xem: 3360)
Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v… Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi ngư
28/09/2010(Xem: 6469)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
28/09/2010(Xem: 6437)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
21/09/2010(Xem: 7164)
Đây là bản dịch mới của bài KinhĀnāpānasatisuttamthuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theovăn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với cácbản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
16/09/2010(Xem: 6300)
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh – năm nay đã 86 tuổi – được giới thiệu trước công chúng tại quảng trường Copley vào chiều Chủ nhật, Thầy bắt đầu bằng hành động ngồi yên và không nói gì trong suốt 25 phút.
16/09/2010(Xem: 9270)
Chúng ta tiếp nhận huyết thống, gốc rễ từ Tổ tiên, nhưng nếu không có Ông Bà, Cha Mẹ sinh đẻ, nuôi nấng thì không có chúng ta hôm nay, nên phận làm con cần phải biết về danh tánh, gia phả, giòng họ và nơi sinh cơ lập nghiệp của Tổ tiên mình. Đối với người Phật Tử cũng vậy. Đức Phật thị hiện tại thế gian để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nhưng nếu không có Thầy, Tổ truyền đăng tục diệm, truyền giới, truyền pháp thì mạng mạch Phật pháp không thể tồn tại cho đến hôm nay.
04/09/2010(Xem: 5410)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
28/08/2010(Xem: 4673)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa. Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói: - Đây là Tổ Bát-Nhã-Đa-La mà cha cung thỉnh tới để được cúng dường ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567