Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mặt Trời Nữa Đêm

28/03/201320:48(Xem: 592)
Mặt Trời Nữa Đêm

PL 2544 – DL 2000

MẶT TRỜI NỬA ĐÊM

Kim Đài

Thơ thiền

A DI ĐÀ

A Di Đà tất cả pháp

Tất cả pháp A Di Đà

Chẳng quản trời cao đất thấp

Búng tay, cõi nước bày ra

CHÚA XUÂN

Tặng Trần Nhân Tông hoàng đế

Thuở nhỏ đâu từng biết chúa Xuân

Cứ theo xác pháo chạy tung tăng

Chúa Xuân nay đã về ngự trị

Pháo cuối làng xa nổ đì đùng

THU HÚ

Thu hú! Thu hú

Chẳng khách chẳng chư

Vỡ nát càn khôn

Thu hú! Thu hú!

TIỄN BIỆT

Tiễn sư ra phi trường

Hương nào hương cố hương?

Sắc nào sắc ly sắc?

Chương nào chương phi chương?

HOÀNG HÔN

Giòng sông xanh

Một con thuyền

Neo ở đầu bờ

CHIỀU TÀN

Con chồn hoang

Nhảy vào bụi rậm

“Soạt!”

THU HÚ

Thu hú! Thu hú!

Trên đảnh chẳng trú

Dưới đáy không trầm

Thu hú! Thu hú!

BÌNH MINH

Sóng bủa vào bãi đá

Hàng dương reo rì rào

Một con chim bổ cá

Đâm mình xuống biển sâu

THU SANG

Lá ngô đồng

Rụng xuống mặt hồ

Chiều thu sang!

THU HÚ

Thu hú! Thu hú!

Ngàn câu muôn cú

Là lời vô ngôn

Thu hú! Thu hú!

NGHÉ

Đồi cỏ non

Con nghé gọi mẹ

“Nghé! Nghé!”

MÂY TRẮNG NÚI XANH

Nơi trắng không trắng

Nơi xanh không xanh

Trắng xanh như huyễn

Mây trắng núi xanh

THU HÚ

Thu hú! Thu hú!

Là mới là cũ?

Là có là không?

Thu hú! Thu hú!

NƯỚC DỐC

Dòng thác đổ xuống vực sâu

Một con cò

Đậu trên mõm đá

THU HÚ

Thu hú! Thu hú!

Là thu là hú?

Là hú là thu?

Thu hú! Thu hú!

HỪNG SÁNG

Mặt trời vừa mới ló

Biển xanh nghìn sóng vỗ

Con vạc bay lững lờ

“Vạc! Vạc!”

SẮC THINH

Sắc kia đâu tự sắc

Thinh kia đâu tự thinh

Một niệm phi thinh sắc

Thân đáo pháp vương thành

THU HÚ

Thu hú! Thu hú!

Thánh phàm chẳng trụ

Thoát thể vô y

Thu hú! Thu hú!

CHIỀU QUÊ

Cô gái quê

Quảy đôi thùng nước trên vai

Bên hàng dậu

THU HÚ

Thu hú! Thu hú!

Đêm ôm Phật ngủ

Ngày cùng Phật đi

Thu hú! Thu hú!

TRĂNG NƯỚC

Trăng ấy là trăng nước

Nước ấy là nước trăng

Nước trăng như hoa đốm

Trăng chiếu khắp mười phương

THU HÚ

Thu hú! Thu hú!

Hữu cú vô cú

Cây ngã bìm khô

Thu hú! Thu hú!

SUỐI THIỀN

Chuông xa thoáng động mặt hồ

Vừng trăng lơ lững lững lơ đầu ghềnh

Cội già trơ gốc chênh vênh

Sư ông ngồi giữa suối thiền cô đơn

THU HÚ

Thu hú! Thu hú!

Vi diệu thần chú

Linh dược nhiệm mầu

Thu hú! Thu hú!

VÔ VÔ VÔ

Con chó có Phật tánh không?

Nếu mà nói có nói không cũng thừa

Sáng nay đi dạo vườn dưa

Chó đâu chạy đến sủa bừa một hơi

THU HÚ

Thu hú! Thu hú!

Đói ăn mệt ngủ

Tu cùng chẳng tu

Thu hú! Thu hú!

TRĂNG THẬT

Ngón tay chỉ mặt trăng

Ngón tay không phải trăng

Vậy đâu là trăng thật?

Hét!

MƯA ĐÊM

Đầu thềm tí tách

Phi chủ phi khách

Ngói bể băng tan

Tí tách! Tí tách!

BỊP

Đầm sen nở rộ

Thỏ rừng gặm cỏ

Bìm bịp kêu vang

“Bịp! Bịp! Bịp! Bịp!”

MÂY NƯỚC

Kim Đài mở nước mây

Mới hay mây nước leo cây thuở nào

HOA LAN

Ô kìa!

Một đóa phong lan hé nụ

Trên cội thông già

THU ĐẾN

Nhạn kêu

từ đâu vẳng lại

Thu đến rồi!

ĐỐM LỬA

Một đốm lửa phát ra

bên sườn núi

Đêm tối mịt mùng

GIUN DẾ

Cái nghe cái thấy không còn

Con giun con dế cũng đồng ông tiên

RỬA BÁT

Ăn bánh

Uống trà

Rửa bát

Quét nhà

bửa củi

gánh nước

thì chẳng hỏi.

Chỉ hỏi:

“Thế nào là rửa bát?”

TÂM PHÁP

Tâm pháp như nhiên

Vạn cổ huy huyền

Thủy lưu sơn đảnh

Hoa vũ mãn thiên

THIỀN ẤN

Thiền ấn tịnh quang

Phổ chu sa giới

Liên Trì tuyên hội

Bát nhã diễn âm

XUÂN DI LẶC

Mỗi người có một xuân

Ấy là Xuân Di Lặc

Không tước cũng không huân

Vô thinh cũng vô sắc

Không trẻ cũng không già

Chẳng được cũng chẳng mất

Chẳng đến cũng chẳng đi

Không thêm cũng không bớt

Chẳng lý cũng chẳng đào

Phi chủ lẫn phi khách

Bày đặt liền mất xuân

Vì xuân đâu bày đặt?

Thể tánh vốn như nhiên

Xưa nay trong vằng vặc

Đâu chỉ là một xuân

Mà Xuân vô cùng cực

ĐỘC THOÁT

Bổn lai thường minh liễu

Không trung điểu xuyên du

Đàm thanh thầm ảnh chiếu

Hà tung tích xuân thu?

Động tĩnh hàm chu

Tướng tâm câu triệt

Thư chi ngọa chẩm Lăng Già Nguyệt

Sạ văn hinh hướng dã lan phu

LỘ

Thu hồ tịch mặc

Độc mộc cô tôn

Tâm nguyệt quang thôn

Tỳ bà huýnh thoát

MƯỜNG LĂNG

Người buổi ấy ra đi từ lịch kiếp

Sao không về một ngụm hớp Tây Giang?

Loài chim nhỏ theo hừng đông lảnh lót

Mường Lăng ôi! Hoa lá rụng bao lần …

Cây có cội từ hàn nham thiết cốt

Sông có nguồn từ sa mạc cô liêu

Nhựa đã chảy trên tàng cây khô chết

Máu đã lưu từ xác vữa thiên triều

Ta đã hái ngàn hoa từ thạch thảo

Xin nhớ cho dù bao kiếp thăng trầm

Loài chim ấy một lần qua hải đảo

Mường Lăng ôi! Hoa lá rụng âm thầm …

NẾU AI HỎI

Nếu ai hỏi: “Tên em là gì nhỉ?”

Xin thưa rằng: “Mây trắng và trời xanh”

Xin đạp nát thiên đường cùng ngạ quỷ

Để tên em sáng chói vạn kinh thành

Nếu ai hỏi: “Em tròn bao nhiêu tuổi?”

Xin thưa rằng: “Ba ba tắm trăng rằm”

Xin đếm bước đầu tiên là cùng cuối

Để tuổi em tròn nụ với môi hồng

Nếu ai hỏi: “Nơi nào em đang ở?”

Xin thưa rằng: “Em đang ở trong anh”

Xin xóa hết những ngày xưa lầm lỡ

Để về đây trùm chăn ngủ ngon lành.

KINH KIM CƯƠNG

Nhược kiến chư tướng phi

Tướng tức kiến Như Lai

(Nếu thấy các tướng không

Ngay tướng tức Như Lai)

GHI CHÚ:

Một hôm Kim Đài tụng kinh Kim Cương đến câu: “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”, liền phá cú đọc như trên, hội Bát Nhã vẫn nghiễm nhiên như xưa!

AI NIỆM A DI ĐÀ

Niệm Phật là ai?

Gà gáy ò o

Chân duỗi chân co

Mây Nam, núi Bắc

TÂM

- Mở lối:

Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác

Rất bình thường, không tạo tác

Suối reo, lá rụng toàn chơn

Chớ còn nghi ngờ gì khác

- Khảo xét:

Đưa gậy lên hỏi: - Thấy chăng?

Đập vào bàn hỏi: - Nghe chăng?

Có thấy có nghe, ngoài tâm có vật.

Không thấy không nghe, trong nước chết chìm.

- Thấu thoát:

Nói được, ăn 30 gậy.

Nói không được, ăn 30 gậy.

SAU RẰM

Sau rằm là ngày mấy?

Đồi Lâm Viên cỏ cháy

Vượn đầu non hú dài

Trong chăn, bọ chét quậy

VÔ SỰ

Các pháp đều không liên hệ

Chỉ do sanh tâm tồi tệ

Nay nếu một niệm chẳng sanh

Ấy là “Bà già bà đế”.

SARA ERIKSSON

Sweden, a country of peace

A nice girl went to Vietnam

Read loudly herself a question of heat

Ah! Who am I before concept?

KHO BÁU

Nhà mình xưa nay sẵn đủ

Đâu cần những thứ nào thêm

Buông hết những gì đang có

Núi Sam riêng đứng một mình

THẤY LÌA THẤY

Thấy chẳng do mắt

Nghe chẳng do tai

Thấy nếu lìa thấy

Liền thấy Kim Đài

CHẲNG NHẬN

Phiền não cũng chẳng nhận

Thiền định cũng chẳng nhận

Xưa nay vốn là ông

Còn tin tức nào nữa?

TRĂNG TRÒN

Xưa vốn không sanh

Nay cũng chẳng diệt

Như trăng tròn vành

Chưa từng khiếm khuyết

ĐÊM ĐẬU BẾN PHONG KIỀU

Tặng Trương Kế

Quạ kêu, trăng lặn, sương dày

Giấc sầu len lói đèn chài bờ phong

Cô Tô thuyền đậu bên dòng

Nửa đêm vọng tiếng Hàn San chuông rền

KỆ PHÁP

Gánh nước là bồ đề

Bửa củi là gương sáng

Các pháp vốn chẳng diệt

Bụi trần cũng chẳng sanh

TRỨNG VÀ GÀ

Tăng hỏi”

- Gà và trứng, cái nào có trước?

Kim Đài đáp:

- Khi có trứng thì có gà

Khi không trứng thì không gà.

Kệ: Khi có đồng thời có

Khi không đồng thời không

Trước sau đều chẳng lập

Hiển lộ chủ nhân ông.

TÂM VŨ TRỤ

Tăng hỏi:

- Đâu là tâm của vũ trụ?

Kim Đài đáp:

- Vũ trụ vô tâm

THE POEM OF SATORI

The road at the bottom of Won Gak mountain is not the present road

The man climbing with his backpack is not a man of the past

tok, tok, tok – his footsteps

transfix past and present

Crows out of a tree caw, caw, caw

Seung Sahn

The whole world is a single flower

page 229

Viên Giác sơn hạ phi Kim lộ

Bối khỏa hành khách, phi cổ nhơn

Trạc, trạc! Lý thanh quán cổ kim

Khả, khả! Ô thanh phi thượng thụ

Sùng Sơn

Đường dưói núi Viên Giác – không NAY

Khách vác đồ lên non – không XƯA

Chân bước suốt xưa nay: “Tốc! Tốc!”

Quạ bay lên cây kêu: “Quạ! Quạ!”

Kim Đài

MỘNG MỊ

Từ sanh đến tử chỉ là

Một tràng mộng mị dối ta dối người

“Mặt trời nửa đêm”, bút pháp của chính tác giả, viết xong ngày ba mươi tháng chạp, hòa âm cùng núi biếc mây ngàn …


---o0o---

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2019(Xem: 6588)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.Narayan Helen Liebenson là nữ giáo sư hướng dẫn tại Trung Tâm Thiền Cambridge Insight Meditation Center. Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche là người nắm giữ truyền thừa của truyền thống Bön Dzogchen tradition của Tây Tạng. Ông là tác giả của cuốn sách “Spontaneous Creativity: Meditations for Manifesting Your Positive Qualities” [Sự Sáng Tạo Tự Phát: Thiền Để Thể Hiện Phẩm Chất Tích Cực Của Bạn] (xuất bản năm 2018).Zenkei Blanche Hartman (1926-2016) là Pháp Sư Cao Cấp và là phụ nữ đầu tiên Trú Trì Trung Tâm Thiền San Francisco.
24/08/2019(Xem: 10809)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
21/08/2019(Xem: 5892)
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem độc tố này là gì. Xao lãng là xu hướng của tâm thức nhảy hết chuyện này sang chuyện khác. Đó là trường hợp của những người có một tâm thức tương tự như con cào cào hay con bướm, không sao có thể dừng lại với bất cứ một thứ gì, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Câu thơ nổi tiếng của T.S. Eliot (Thomas Stearns Eliot, 1888-1965, thi hào người Anh gốc Mỹ, đoạt giải Nobel văn chương năm 1948) : « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng » có thể nói lên điều đó. Câu thơ này nêu lên một cách ngắn gọn cuộc sống ngày nay trong xã hội : đó là một quá trình liên tục – hết ngày này đến tuần khác – của sự « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng ». Liều thuốc hóa giải sự xao lãng trong hoàn cảnh đó – ít nhất là đối với lãnh vực tâm thần – là sự chú tâm vào hơi thở. Một sự tập trung thật mạnh hướng vào quá trình hô hấp của mình là một phương pháp rất hiệu nghiệm, có thể hóa giải được tất cả mọi hình thức xao lãng.
09/08/2019(Xem: 5406)
‘Khổ và sự diệt khổ’ là trọng tâm của lời đức Phật dạy, được diễn đạt qua Kinh Chuyển Pháp Luân.[2] ‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti ‘Chính sự thật về khổ’, cần được con người am hiểu, rõ biết tường tận.[3] Nhận định này có thể tư duythông qua bài kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’[4] như sau: Ví như tấm vải bị hoen ố, vấy bẩn và người thợ nhuộm đã cố gắng làm đẹptấm vải bằng cách nhúng nó vào thuốc nhuộm loại tốt này hay loại tốt khác, nhưng kết quả cho ra không được như ý. Bởi vì thực chất của tấm vải là dơ bẩn, không sạch, uế nhiễm.
06/08/2019(Xem: 4260)
Trong toán học, muốn giải một bài toán cơ bản luôn cần có một mẫu số chung, đó là con số quan trọng cần thiết để đưa đến kết quả chính xác cho bài toán. Ngoài ra vì tính khoa học, những con số còn giúp cho mọi việc được mạch lạc, rõ ràng thứ lớp hơn mà chính Đức Thế Tôn của chúng ta cách đây 2600 năm cũng đã sử dụng nó để nói đến trong toàn bộ những bài giảng của Ngài. Khi giảng nói về các loại tâm vô hình, trừu tượng khó nhớ Đức Phật đã dùng những con số cụ thể trong Vi diệu pháp (Duy thức học). Chính nhờ vậy việc tìm hiểu về các loại Tâm vương, Tâm sở đầy phức tạp đã được Ngài hướng dẫn, phân loại rõ ràng cho từng loại tâm khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là những học thuyết sâu rộng của triết lý Phật giáo dành cho lãnh vực nghiên cứu.
02/08/2019(Xem: 4661)
Vào sáng Chủ Nhật 14 tháng 7 2019, tại hội trường báo Người Việt (Westminster, Little Saigon) đã có một cuộc hội thảo với chủ đề tìm cách đem sự thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với giới thanh thiếu niên gốc Việt tại Quận Cam.
02/08/2019(Xem: 4641)
"Lý tưởng nhất là các lớp học không có cảm giác sợ hãi và căng thẳng làm việc dạy và học trở nên nặng nề. Lý tưởng nhất là giáo viên tạo dựng được nề nếp học trong không khí êm ả và chú tâm của lớp học. Tuy nhiên, không khí trong các lớp học công lập của Hoa Kỳ thường xuyên không được như vậy,…" Đó là lời phát biểu của Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ khi anh thuyết trình về lợi ích của việc thực tập hơi thở trong tỉnh thức ở học đường. Phương pháp này giúp con người trị được nhiều căn bệnh về tâm lý và đối đầu được những cảm giác hồi hộp, căng thẳng, sợ sệt, bất an, trầm cảm, thường xảy ra cho các học sinh và cả trong giới giáo chức.
20/07/2019(Xem: 7087)
Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu:
03/07/2019(Xem: 4396)
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Chủ yếu nơi đây dựa vào kinh điển, và người viết không phải là tiếng nói thẩm quyền nào. Tất cả những gì viết nơi đây đều rất dễ hiểu; độc giả có thể ngưng ở bất kỳ dòng nào để thử nghiệm tự nhìn lại tâm. Với các bất toàn tất nhiên sẽ có, xin thành kính sám hối trước Tam Bảo.
01/07/2019(Xem: 4472)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]