Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giữ tâm không biết

18/06/201212:00(Xem: 8603)
Giữ tâm không biết
buddha face_2
GIỮ TÂM KHÔNG BIẾT

Cư Sĩ Nguyên Giác

Thế nào là “tâm không biết”? Chữ này thường được hiểu là “sơ tâm,” hay “tâm ban đầu,” hay là một tâm hồn nhiên khi niệm chưa khởi. Và có khi còn gọi là “vô tâm.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không” để đạt tới giác ngộ. Các vị thầy Tổ Sư Thiền, trong truyền thống Bắc Tông, phần nhiều khuyến khích sử dụng tâm này để làm viên gạch gõ cửa vào Thiền.

Trong truyền thống Nam Tông, có vẻ như ngược lại, thường hiểu rằng Thiền nghĩa là lấy cái biết để đối trị với tất cả phiền não, lấy cái “tâm biết” để khỏi lạc lầm -- cụ thể, Thiền là chánh niệm, là tứ niệm xứ, là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp...

Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp. Vì Tổ Sư Thiền nói rằng, cái biết là vô lượng cái biết, lấy cái biết để tu thiền có khi không thích hợp với rất nhiều người. Vì “cái tâm không biết” không thể là nhiều hay là một, nên mới thật là “tâm không biết.” Đó là sự đơn giản tuyệt vời của tâm: lấy “tâm không biết” mà tu.

Nếu bạn tìm đọc Thiền Tông bằng tiếng Anh, gần đây bạn sẽ thấy nhiều bậc Thiền Sư, cả Bắc Tông và Nam Tông, từng nói về “tâm không biết.” Hoặc trong một ngôn ngữ tương tự, gần như thế.

Bạn có thể vào trang www.google.com và thử tìm cùng lúc 2 nhóm chữ “don’t know” và “mind,” bạn sẽ thấy “tâm không biết” đang là một pháp đối trị chủ yếu. Các bậc thầy có thể hiểu khác nhau, có thể áp dụng tâm này khác nhau, nhưng đôi khi được diễn giải rằng, pháp “tâm không biết” không trật gì với “tâm biết” của Tứ Niệm Xứ.

Cũng y hệt như tấm gương trong, “có hình hiện lên” với “không hình hiện lên” hoàn toàn không liên hệ gì với tánh phản chiếu của tâm.

Thí dụ, tại một trung tâm Thiền Nam Tông (Insight Meditation Center), Thiền sư Hoa Kỳ Gil Fronsdal nói chuyện trong bài có tựa đề “Not-Knowing” vào ngày 10-2-2004. Trích:

In Vipassana we often emphasize knowing and seeing deeply into our lived experience. However, just as our capacity to know can be developed, so can we cultivate a wise practice of not-knowing... As a Buddhist practice, not-knowing leads to more than an intimacy and open mind. It can be used as a sword to cut through all the ways that the mind clings. If we can wield this sword until the mind lets go of itself and finally knows ultimate freedom, then-not knowing has served its ultimate purpose.” (Link: http://www.insightmeditationcenter.org/books-articles/articles/not-knowing/)

Dịch như sau:

Trong Vipassana, chúng ta thường nhấn mạnh sự biết và nhìn sâu thẳm vào kinh nghiệm sống của chúng ta. Tuy nhiên, vừa khi khả năng biết của chúng ta có thể phát triển, chúng ta có thể vun bồi một phương pháp khôn ngoan của tâm-không-biết... Như một pháp tu Phật Giáo, tâm-không-biết dẫn tới nhiều hơn một tâm cởi mở và sâu thẳm. Nó có thể được dùng như một lưỡi gươm cắt đứt mọi lối ngõ mà tâm dính mắc. Nếu chúng ta có thể vung thanh kiếm này tới khi tâm tự xa lìa nó và rồi thấu đạt tự do tận cùng, thì tâm-không-biết lúc đó đã làm xong mục tiêu tận cùng.” (Hết dịch)

Như vậy, câu hỏi nơi đây là, cái “tâm không biết” có phải là một cách để tiếp cận “Tánh Không” hay không? Hay thực sự, nó không phải là một phương pháp, mà chính là một nơi đã có sẵn trong tâm mỗi người? Bởi vì, có phải tự thân bản tâm đã là trong sáng, đã là xa lìa phiền não?

Trong tác phẩm “A Taste of Freedom” (Hương Vị Giải Thoát) của Thiền Sư Thái Lan Ajahn Chah, có một số lời dạy của ngài, một vị thầy Nam Tông, trích như sau:

About this mind... In truth there is nothing really wrong with it. It is intrinsically pure. Within itself it's already peaceful. That the mind is not peaceful these days is because it follows moods. The real mind doesn't have anything to it, it is simply (an aspect of) Nature. It becomes peaceful or agitated because moods deceive it...

But really this mind of ours is already unmoving and peaceful... really peaceful! Just like a leaf which is still as long as no wind blows...

Our practice is simply to see the Original Mind. So we must train the mind to know those sense impressions, and not get lost in them. To make it peaceful. Just this is the aim of all this difficult practice we put ourselves through...

Just this is called "making the mind empty." It's empty but there is still doing. This emptiness is something people don't usually understand, but those who reach it see the value of knowing it. It's not the emptiness of not having anything, it's emptiness within the things that are here.” (Bản Anh dịch của sư Ajahn Puriso. Link: http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/chah/atasteof.html)

Dịch như sau:

Về tâm này... Sự thật, không có gì là sai với nó. Nó tự thân trong sạch. Trong nó, nó đã an định rồi. Rằng tâm này bây giờ không an định chỉ vì nó chạy theo cảm xúc. Chân tâm không có bất cứ thứ gì với nó, nó chỉ đơn giản là (một phương diện của) Vạn Pháp. Nó trở thành an định hay dao động bởi vì cảm xúc lừa gạt nó...

Nhưng thực sự tâm này của chúng ta đã là bất động và an định... thực sự an định! Y hệt như chiếc lá, nó an định cho tới khi nào gió thổi...

Pháp tu của chúng ta chỉ đơn giản là thấy Bản Tâm. Do vậy chúng ta phải tập cho tâm những ấn tượng cảm thọ đó, và đừng để lạc trong nó. Để làm cho nó an định. Đó chính là mục tiêu của tất cả sự thực tập khó khăn này mà chúng ta gắng vượt qua...

Thế nên, cái này được gọi là “quét cho tâm trống rỗng.” Nó “trống rỗng” nhưng vẫn có sự lưu chuyển [trong tâm]. Trạng thái vô tâm này là cái mà người ta không thường hiểu được, nhưng những ai đạt tới [vô tâm đó] sẽ thấy giá trị của việc biết tới nó. Nó không phải là cái rỗng không của sự không có gì hết, nhưng nó là ‘tánh không’ mà trong mọi pháp nơi đây đã có sẵn.” (Hết dịch)

Ngôn ngữ “tâm không biết” thường được gặp trong pháp dạy của Thiền Sư Duy Lực.

Thí dụ, trong bài “Phật pháp với Thiền tông” do Hòa thượng Thích Duy Lực giảng, trích:

Nói một cách khác tức là mượn cái không biết của bộ óc để chấm dứt tất cả cái biết của bộ óc. Dù nói chấm dứt, thật ra chẳng cần tác ý để chấm dứt, có nghi tình thì nó sẽ tự động chấm dứt tất cả biết.

Tại sao muốn chấm dứt cái sở biết của bộ óc? Bởi vì cái sở biết của bộ óc là tướng bệnh, cũng thuộc về cái biết của người mù. Ví như người mù chẳng thấy mặt trời mà đi hỏi người mắt sáng (người mắt sáng dụ cho người đã ngộ), người mắt sáng nói : “Mặt trời tròn và nóng”, lời của người mắt sáng nói tròn và nóng là đúng, nhưng người mù chấp cái vật thể tròn và nóng là mặt trời thì sai rồi (nghĩa là Phật tánh cần phải tự tánh tự thấy mới được).” (Link: http://duylucthien.wordpress.com/2011/11/12/ph%E1%BA%ADt-phap-v%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%81n-tong/)

Dù vậy, trên đường tu học luôn luôn cần phải cảnh giác, vì ngôn ngữ không mô tả hoàn toàn đúng cảnh giới tinh tế của tâm. Bởi vì nói "tâm không biết," hay nói "vô tâm," hay nói "quét sạch cho tâm rỗng không" rồi cũng dễ bị ngộ nhận. Vì ngôn ngữ chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, nếu chấp từng chữ là sẽ lầm lạc.

Trong Tác phẩm "Cội Nguồn Truyền Thừa & Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông" của Nguyệt Khê Thiền Sư, bản Việt dịch của HT Thích Duy Lực, có đoạn vấn đáp sau. Trích:

"...Tăng hỏi: Con ở núi Chung Nam bốn mươi mấy năm, dụng công như thế này: Niệm đã sanh là vọng niệm, niệm chưa sanh là Phật tánh chơn tâm, mỗi ngày khởi niệm động niệm mỗi mỗi rõ ràng, lúc niệm chẳng khởi thì tịch mà chiếu, lúc động niệm thì chiếu mà thường tịch, cũng đều mỗi mỗi rõ ràng, dụng công như thế hợp với cách tu của Thiền tông chăng?

Sư nói: Ông tu nhiều năm là bậc lão Tôn túc, nhưng dụng công như thế thật là sai lầm lớn. Ông cho nghiệp thức của kiến, văn, giác, tri là Phật tánh, Phật tánh như như bất động, đâu thể khởi vọng niệm! Cái tịch mà thường chiếu với cái chiếu mà thường tịch mỗi mỗi rõ ràng của ông nói, đều là tác dụng của bộ não, với Phật tánh trọn chẳng dính dáng, nay ông nhận giặc làm con, Phật nói bọn này thật đáng thương xót! Ông nên đem cái niệm mỗi mỗi rõ ràng đó nhìn thẳng chỗ hầm sâu vô minh, khi nhân duyên đến, hầm sâu vô minh tan rã, liền thấy bổn lai Phật tánh. Khi kiến tánh rồi, khởi niệm động niệm, tịch mà thường chiếu, chiếu mà thường tịch thảy đều là Phật tánh, chẳng cần phân biệt nữa.

*

Tăng hỏi: Người xưa nói “Nhận lấy tự tánh, bổn lai thành Phật, chẳng nhờ tu trì, chẳng thuộc đốn, tiệm, vạn đức viên mãn, thể tự như như”. Con từng theo ý này dụng công, một niệm chẳng khởi tức là Phật tánh, chẳng nhờ tu trì, như thế có phải minh tâm kiến tánh chăng?

Sư nói: “Lời của người xưa nói ấy là lời đã kiến tánh, người chưa ngộ chẳng thể dùng suy nghĩ để đoán mò. Ông cho một niệm chẳng khởi tức là như Phật tánh, nhưng một niệm chẳng khởi chỉ là tạm thời, chẳng phải Phật tánh, ông nên khởi một niệm này hướng vào chỗ chẳng khởi niệm nhìn thẳng, đến khi công phu thuần thục, “ồ” lên một tiếng, vô thỉ vô minh phá tan, liền thấy Phật tánh, mới biết tự tâm vốn là Phật, chẳng nhờ tu trì, chẳng thuộc đốn tiệm, cảnh giới này mới thật là vạn đức viên mãn”. (Hết trích. Link: http://old.thuvienhoasen.org/duyluc-coinguontruyenthua3.htm)

Do vậy, dù nói là lấy “tâm không biết” để tu nhưng cũng là chuyện cực kỳ gian nan, không dễ tí nào. Y hệt như người hát xiệc đi dây băng qua thung lũng, sơ suất bước chân là rớt khỏi dây liền.

Cõi sinh tử này là như thế: không bước đi là sẽ té, và bước đi là phải cảnh giác từng bước mới vượt qua được. Và đó cũng là nhu cầu cần có các Thiền thất để giúp nhau cảnh giác và tu tập.

Cư Sĩ Nguyên Giác

GHI CHÚ: Một khóa Thiền thất 7 ngày tu tập theo Pháp môn Tổ Sư Thiền, từ ngày 10/06/2012 đến ngày 16/06/2012 sẽ tổ chức ở Quận Cam. Thời khóa biểu tu tập của 7 ngày thiền thất là từ 5:00 giờ sáng cho đến 8:00 giờ tối mỗi ngày. Tiếp theo là Lễ Tưởng Niệm năm thứ mười một ngày viên tịch của Cố Đại Đức Trụ Trì Thích Truyền Mẫn vào lúc 11 giờ trưa ngày 17/06/2012, TỪ 8:00am. Kính mời đồng hương tham dự. Từ Ân Thiền Đường, 4310 W. 5th Street, Santa Ana, CA 92703. Tel: 714-265-2357. website: http://www.tosuthien.org hoặc http://www.tuanthienduong.org. email: contact@tosuthien.org


Độc gỉa Quế Phạm gửi thư cho TVHS góp ý:

Cư sĩ Nguyên Giác viết:

“Thế nào là “tâm không biết”?

Chữ này thường được hiểu là “sơ tâm,” hay “tâm ban đầu,” hay là một tâm hồn nhiên khi niệm chưa khởi. Và có khi còn gọi là “vô tâm.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không” để đạt tới giác ngộ. Các vị thầy Tổ Sư Thiền, trong truyền thống Bắc Tông, phần nhiều khuyến khích sử dụng tâm này để làm viên gạch gõ cửa vào Thiền.”

***

Thưa quý đạo hữu,

Tâm anh nhi”, “sơ tâm”, là nói về cái tâm hồn nhiên như đứa trẻ chưa phân biệt thiện ác, chưa khởi niệm tạo nghiệp, như tờ giấy trắng.

Tâm không biết” và “tâm ban đầu”, “sơ tâm” không giống nhau. Cơ thể con người cần phải “biết”. “Tâm anh nhi” của đứa trẻ vẫn “biết” đủ thứ, chỉ là chưa thể tác ý tạo nghiệp thiện ác, bộ óc chỉ mới biết sai khiến các cơ quan của thân thể họat động để sinh tồn theo bản năng, “biết” đói thì đòi bú, “biết” đã được ăn no thì vui cười, “biết” ngứa ngáy vì dơ dáy thì khóc để được thay đồ, gặp người lạ thì “biết” sợ bám chặt lấy mẹ, tất cả những động tác đó đều do bộ óc “có biết” nhận ra được, rồi bộ óc “có biết” qua hệ thống thần kinh chỉ huy các hành vi tạo tác sơ đẳng, không thể là “tâm không biết”.

Quế Phạm

nguyetquepham@yahoo.com

_____________________________________

Độc gỉaLương Pham gửi email cho TVHS:

Cư Sĩ Nguyên Giácviết:

"GIỮ TÂM KHÔNG BIẾT.
Thế nào là “tâm không biết”?"

*

Lương Phạm xin góp ý:

Có biết” và “không biết” là tương đối. Giữ “tâm không biết” là “chấp không”.
Lại nữa, nếu tâm đã “không biết” thì cái gì hoặc tâm nào tác ý sự “giữ tâm không biết”.

Nếu con người chỉ còn “tâm không biết” thì cũng giống người thực vật, cơ thể không còn tự họat động được nữa mà phải có người giúp mọi sinh họat hằng ngày chăng?

Luong Pham

email address : luongqpham@yahoo.com

_____________________________________


Độc gỉa Bình Hoàng gửi email cho TVHS góp ý:


Sư Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền:

- Thế nào là Đạo?

Nam Tuyền nói:

- Tâm bình thường là Đạo.

- Còn có thể hướng đến chăng?

- Nghĩ hướng đến liền trái.

- Khi chẳng nghĩ làm sao là biết Đạo?

- Đạo chẳng thuộc biết cùng chẳng biết, biết là vọng giác, chẳng biết là vô ký. Nếu thật đạt Đạo thì chẳng nghi, ví như thái hư thênh thang rỗng rang, đâu thể gắng gượng nói phải quấy!

Sư nhân nghe lời này lập tức ngộ được huyền chỉ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2019(Xem: 8860)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
21/08/2019(Xem: 4926)
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem độc tố này là gì. Xao lãng là xu hướng của tâm thức nhảy hết chuyện này sang chuyện khác. Đó là trường hợp của những người có một tâm thức tương tự như con cào cào hay con bướm, không sao có thể dừng lại với bất cứ một thứ gì, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Câu thơ nổi tiếng của T.S. Eliot (Thomas Stearns Eliot, 1888-1965, thi hào người Anh gốc Mỹ, đoạt giải Nobel văn chương năm 1948) : « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng » có thể nói lên điều đó. Câu thơ này nêu lên một cách ngắn gọn cuộc sống ngày nay trong xã hội : đó là một quá trình liên tục – hết ngày này đến tuần khác – của sự « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng ». Liều thuốc hóa giải sự xao lãng trong hoàn cảnh đó – ít nhất là đối với lãnh vực tâm thần – là sự chú tâm vào hơi thở. Một sự tập trung thật mạnh hướng vào quá trình hô hấp của mình là một phương pháp rất hiệu nghiệm, có thể hóa giải được tất cả mọi hình thức xao lãng.
09/08/2019(Xem: 4468)
‘Khổ và sự diệt khổ’ là trọng tâm của lời đức Phật dạy, được diễn đạt qua Kinh Chuyển Pháp Luân.[2] ‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti ‘Chính sự thật về khổ’, cần được con người am hiểu, rõ biết tường tận.[3] Nhận định này có thể tư duythông qua bài kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’[4] như sau: Ví như tấm vải bị hoen ố, vấy bẩn và người thợ nhuộm đã cố gắng làm đẹptấm vải bằng cách nhúng nó vào thuốc nhuộm loại tốt này hay loại tốt khác, nhưng kết quả cho ra không được như ý. Bởi vì thực chất của tấm vải là dơ bẩn, không sạch, uế nhiễm.
06/08/2019(Xem: 3635)
Trong toán học, muốn giải một bài toán cơ bản luôn cần có một mẫu số chung, đó là con số quan trọng cần thiết để đưa đến kết quả chính xác cho bài toán. Ngoài ra vì tính khoa học, những con số còn giúp cho mọi việc được mạch lạc, rõ ràng thứ lớp hơn mà chính Đức Thế Tôn của chúng ta cách đây 2600 năm cũng đã sử dụng nó để nói đến trong toàn bộ những bài giảng của Ngài. Khi giảng nói về các loại tâm vô hình, trừu tượng khó nhớ Đức Phật đã dùng những con số cụ thể trong Vi diệu pháp (Duy thức học). Chính nhờ vậy việc tìm hiểu về các loại Tâm vương, Tâm sở đầy phức tạp đã được Ngài hướng dẫn, phân loại rõ ràng cho từng loại tâm khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là những học thuyết sâu rộng của triết lý Phật giáo dành cho lãnh vực nghiên cứu.
02/08/2019(Xem: 4005)
Vào sáng Chủ Nhật 14 tháng 7 2019, tại hội trường báo Người Việt (Westminster, Little Saigon) đã có một cuộc hội thảo với chủ đề tìm cách đem sự thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với giới thanh thiếu niên gốc Việt tại Quận Cam.
02/08/2019(Xem: 3889)
"Lý tưởng nhất là các lớp học không có cảm giác sợ hãi và căng thẳng làm việc dạy và học trở nên nặng nề. Lý tưởng nhất là giáo viên tạo dựng được nề nếp học trong không khí êm ả và chú tâm của lớp học. Tuy nhiên, không khí trong các lớp học công lập của Hoa Kỳ thường xuyên không được như vậy,…" Đó là lời phát biểu của Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ khi anh thuyết trình về lợi ích của việc thực tập hơi thở trong tỉnh thức ở học đường. Phương pháp này giúp con người trị được nhiều căn bệnh về tâm lý và đối đầu được những cảm giác hồi hộp, căng thẳng, sợ sệt, bất an, trầm cảm, thường xảy ra cho các học sinh và cả trong giới giáo chức.
20/07/2019(Xem: 6082)
Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu:
03/07/2019(Xem: 3693)
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Chủ yếu nơi đây dựa vào kinh điển, và người viết không phải là tiếng nói thẩm quyền nào. Tất cả những gì viết nơi đây đều rất dễ hiểu; độc giả có thể ngưng ở bất kỳ dòng nào để thử nghiệm tự nhìn lại tâm. Với các bất toàn tất nhiên sẽ có, xin thành kính sám hối trước Tam Bảo.
01/07/2019(Xem: 3826)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.
03/06/2019(Xem: 4482)
Ta nghe con sóng bạc vỗ vào bờ cát trắng bên hàng dương êm ả làm dịu mát lại bầu không khí oi bức. Trời nóng đến tận cùng không gian khiến ta hết chỗ ẩn náu nên ta nghe được giọt mưa rơi tí tách mỗi khi bầu trời đổ mưa khiến không khíêm dịu lại, tâm hồn thanh bình, nhẹ hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567