Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thách thức của nhân loại: Phát Biểu về Liên Tôn

07/10/201114:21(Xem: 8266)
Thách thức của nhân loại: Phát Biểu về Liên Tôn

THÁCH THỨC CỦA NHÂN LOẠI: PHÁT BIỂU VỀ LIÊN TÔN

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 22/09/2011
artofliving_dalailama

Chúng ta đã và đang thấy trong kỷ nguyên hiện đại những sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phát triển vật chất. Như một kết quả, có một sự cải thiện đáng kể trong đời sống của con người. Tuy thế, cùng lúc ấy, chúng ta cũng cảnh giác rằng sự phát triển vật chất đơn thuầnkhông thể trả lời cho tất cả những ước mơ của nhân loại. Hơn thế nữa, khi sự phát triển vật chất đạt đếnmột giai đoạn cao và cao hơn nữa, đôi khi chúng ta thấy rằng nó mang theo một sựphức tạp nào đấy, kể cả gia tăng những rắc rối và thử thách cho chúng ta. Do bởi sự kiện này, tôi nghĩ rằng tất cả nhữngtruyền thống tôn giáo trên thế giới có khả năng để cống hiến đến lợi ích và cát tường của nhân loại, và các tôn giáo cũng duy trì sự liên hệ của họ trong thế giới hiện đại.

Tuy nhiên, vì nhiều tôn giáo quan trọng của thế giới tiến triển theo lịch sử của loài người một thời gian dài, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nhiều phương diện giáo huấn của tôn giáo và các truyền thống phản chiếu những nhu cầu và quan tâmtrong những thời gian và các nền văn hóa khác nhau. Do vậy, tôi nghĩ thật quan trọng để có thể thực hiện một sự phân biệt giữa những gì tôi gọi là "cốt tủy" hay"căn bản" của giáo huấn các tôn giáo và những phương diện văn hóa của một truyền thống đặc thù. Những gì tôimuốn gọi là "căn bản" hay "cốt tủy" của các truyền thốngtôn giáo là những thông điệp tôn giáo nền tảng, chẳng hạn nguyên tắc từ ái, bimẫn, v.v..., là những điều luôn luôn duy trì sự liên hệ và tầm quan trọng củachúng, bất chấp thời gian hay hoàn cảnh. Nhưng khi thời gian thay đổi, phạm vi văn hóa thay đổi, và tôi nghĩ rằng thật quan trọng cho những tín đồ của các tôn giáo có thể thực hiện những sựthay đổi cần thiết có thể phản chiếu những quan tâm đặc thù về thời đại và vănhóa của họ.

Tôinghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể,lời nói, và suy tư của họ và hành động phù hợp với giáo huấn và những nguyên tắc của truyền thống tôn giáo mà họ đang tôn thờ.Điều này rất quan trọng. Trái lại,nếu niểm tin hay sự thực hành tôn giáo của mỗi cá nhân chỉ duy trì trong cấp độvận dụng về tri thức, chẳng hạn như quen thuộc với những giáo thuyết nào đấy màkhông chuyển dịch chúng vào trong thái độ hay hạnh kiểm đạo đức của chúng ta,thế thì tôi nghĩ đấy là một lỗi lầm nghiêm trọng. Trong thực tế, nếu ai đấy sở hữu một kiến thứctrí óc giáo điều của những truyền thống hay giáo lý tôn giáo, tuy thế tâm thứchay sự tương tục tinh thần của người ấy vẫn hoàn toàn không có ảnh hưởng gì vớigiáo lý, thế thì điều này có thể hầu như là phá hoại. Nó có thể đưa đến một hoàn cảnh trong ấy con người, do bởi có kiến thức về niềm tin tôn giáo, có thể sử dụng tôn giáo cho những mục tiêu khai thác hay lợi dụng. Thế nên, tôi nghĩ, như một hành giả, trách nhiệm trước nhất của chúng ta là quán xét chính chúng ta.

Hoàn cảnh thế giới ngày nay là hoàn toàn khác biệt với quá khứ. Vào thời xưa, những cộng đồng và xã hội loài người hiện hữu ít nhiều độc lập hơn với nhau. Dưới những hoàn cảnh như vậy, những ý tưởng của một tôn giáo duy nhất, mộtnền văn hóa đơn điệu khổng lồ, v.v... hợp lý và có một vị trí trong phạm vi văn hóa. Nhưng tình thế này bây giờ đã hoàn toàn thay đổi như một kết quả của những nhân tố đa dạng: dễ dàng thâm nhập giữanhững quốc gia khác nhau, một cuộc cách mạng thông tin, đễ dàng chuyền vận,v.v... Thế nên, xã hội loài người có thể không còn hoạt động trong kiểu thức ấy nữa.

Chúngta hãy lấy một thí dụ về thủ đô Anh Quốc. Luân Đôn là một thành phố đa văn hóa và đa tôn giáo. Do vậy, nếu chúng ta không hành xử một cách cẩntrọng và sử dụng trí thông minh của chúng ta, thì sẽ có thể có nguy cơ xung độtcăn cứ trên sự khác biệt niềm tin tôn giáo và văn hóa. Vì thế, rất quan trọng để có một quan điểmsuy nghĩ đến sự hiện hữu của những tôn giáo phức tạp, sự đa nguyên tôngiáo. Phương cách tốt nhất để đối diện vớithử thách này là không chỉ nghiên cứu các truyền thống tôn giáo khác qua sách vở,mà quan trọng hơn là việc gặp gỡ với những người thuộc những truyền thống tôngiáo khác vì thế chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình với họ và họchỏi từ những kinh nghiệm của họ. Qua những cuộc gặp gỡ cá nhân, chúng ta sẽ có thể thật sự đánh giá đúng giá trị của những truyền thống tôn giáo khác.

Từ một viễn kiến rộng rãi hơn, có những nền tảng mạnh mẽ rõ ràng cho việc đánh giá đúng đa nguyên trong tôn giáo và văn hóa, đặc biệt trong tôn giáo. Một sự thật trong loài người là có nhiều loạithiên hướng tinh thần, những sự hấp dẫn, các nhu cầu, v.v... Thế nên, càng có nhiều tôn giáo khác nhau hiện diện, khả năng của tôn giáo gặp gỡ các nhu cầu của những con người khác nhau càng lớn hơn.

Trong lịch sử của nhân loại, đã từng có những sự kiện rất thảm thương đã xảy ra do bởitôn giáo. Ngay cả ngày nay, chúng ta thấyrằng những vụ xung đột sinh khởi nhân danh tôn giáo và cộng đồng loài người càng bị phân chia sâu xa hơn. Nếu chúng ta đáp ứng được thử thách này, thếthì tôi bảo đảm rằng chúng ta sẽ thấy rằng có đầy đủ những nền tảng mà trên ấychúng ta có thể xây dựng sự hòa hiệp giữa những tôn giáo khác nhau và phát triểnmột sự tôn trọng chân thành đối với nhau.

Mộtthử thách quan trọng khác đối diện với loài người bây giờ là vấn đề bảo vệ môitrường. Trong thực tế, nhiều nhà môi trường nổi tiếng đã tuyên bố mong ước của họ được thấy những sáng kiến năng động từ những truyền thống tôn giáo khác nhau và đặc biệt là bởi những lĩnh tụ của cáctôn giáo. Tôi nghĩ đây là một ước vọng rất có giá trị. Một cách cá nhân, tôi cảm thấy rằng nhiều vấn nạn môi trường thật sự xuất phát từnhững khát vọng vô độ không thể ngăn cản của chúng ta, thiếu sự toại nguyện, vàtham lam. Chính trong giáo huấn tín ngưỡng,chúng ta tìm thấy những chỉ dẫn phong phú có thể cho chúng ta khả năng kiểmsoát sự thèm muốn và tham lam của chúng ta và chuyển hóa hữu hiệu thái độ và hạnh kiểm của chúng ta. Do vậy, tôi nghĩ cáctruyền thống tôn giáo không chỉ có năng lực mà cũng có trách nhiệm để thực hiện một sự đóng góp trong chiểu hướng này.

Mộtvấn đề khác mà tôi xem là rất quan trọng, và đấy là một trách nhiệm mà các truyềnthống tôn giáo phải tự lãnh lấy, là đưa ra một mặt trận thống nhất chống lạichiến tranh và xung đột. Tôi biết rằngtrong lịch sử loài người đã từng có một ít trường hợp, qua chiến tranh, tự dochiến thắng và những mục tiêu nào đấy đã được đạt đến. Nhưng cá nhân tôi tin rằng chiến tranh khôngbao giờ đưa đến một giải pháp tối hậu cho một vấn đề. Thế nên, tôi nghĩ điều quan trọng cho tất cả mọi truyền thống tôn giáo hãy nhất tề đứng lên và bày tỏ ý kiến đối kháng của họ đến chính ý tưởng về chiến tranh. Nhưngviệc bày tỏ ý kiến đối kháng chiến tranh mà thôi thì chưa đủ. Chúng ta phải làm việc gì đó để đem đến việcchấm dứt chiến tranh và xung đột, và một trong những vấn đề ấy là chúng ta phảinghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề giải trừ quân bị. Tôi biết rằng nhân tố động cơ tạo ra nhu cầucho vũ khí là cảm xúc con người - thùoán và sân hận. Nhưng không có cách nàomà chúng ta có thể hoàn toàn loại trừ sân hận và thù oán khỏi tâm thức của loàingười. Chúng ta có thể giảm thiểu sứccông phá của chúng một cách rõ rệt và làm dịu chúng đi, nhưng không thể loại trừchúng một cách hoàn toàn. Điều ấy cónghĩa là chúng ta phải thực hiện những nỗ lực để đạt đến sự giải trử vũ khí.

Một thử thách khác mà chúng ta đối diện là vấn đề dân số. Tôi biết rằng từ quan điểm của tất cả mọitruyền thống tôn giáo, đời sống, sự sống của con người nói riêng là quan trọngmột cách đặc biệt. Theo nhận thức củaloài người cá thể, càng nhiều người càng tốt, bởi vì sau đó chúng ta có cơ hộicho nhiều đời sống con người được hình thành.Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào vấn đề này từ viễn tượng toàn cầu, thếthì tôi nghĩ rằng có một nhu cầu rõ ràng cho tất cả mọi truyền thống tôn giáo đặtvấn đề dân số một suy tư vô cùng nghiêm trọng, bởi vì tài nguyên thế giới thìgiới hạn. Chỉ có một mức độ nào đấy màtài nguyên thế giới có thể cung ứng cho nhân loại trên hành tinh này.

Nguyêntác: The Challenge for Humanity: AnInterfaith Addresstrích từ quyển TheArt of Living

Ẩn Tâm Lộ ngày23/09/2011

Bài liên hệ

1- Sống Vui, SốngKhỏe và Toại Nguyện

2- Đối Diện vớiCái Chết và Chết An Lành

3- Đối Phó vớiSân Hận và Cảm Xúc

4-Cho và Nhận

5-Tương Thuộc,Tương Liên, và Bản Chất của Thực Tại

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 3829)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy. Vậy sự gặp gỡ nhau như thế nào? Đây là mục tiêu chúng ta phải nghiên cứu. Theo thiển kiến chúng tôi thấy có những điểm gặp nhau, như dưới đây:
08/01/2011(Xem: 3921)
Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.
04/01/2011(Xem: 8557)
Trí toàn giác không thể không nhân mà có, vì nếu là như vậy, bất cứ điều gì cũng có thể là toàn giác. Nếu sự việc sinh ra không tùy thuộc vào điều gì khác, như vậy mọi sự đều có thể hiện hữu không câu thúc, sẽ chẳng lý do gì lại không thể là toàn giác. Chính vì sự vật chỉ phát sinh tùy lúc, nên bắt buộc phải tùy thuộc nhân duyên. Trí toàn giác cũng vậy, rất hiếm hoi, không phải bất cứ lúc nào, chỗ nào, cũng có thể sinh ra. Cho nên trí toàn giác nhất định phải tùy thuộc nhân duyên.
31/12/2010(Xem: 11770)
Quyển TRUNGPHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ củaThiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, introng Tục Tạng Kinh, tập số 122. Nội dung sách tấn người học lập chí lâubền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghibùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử.
26/12/2010(Xem: 12769)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
07/12/2010(Xem: 12802)
Ngày hôm qua Steve tới thăm với chú bé Mickey 7 tuổi. Gớm, thằng bé lớn mau quá đi thôi và nghịch ghê. Nó nói giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Nó còn nói được tiếng lóng học ở ngoài đường nữa. Trẻ con bên này được nuôi dạy khác với lối nuôi dạy trẻ con bên mình. Cha mẹ chúng để chúng “tự do phát triển”. Suốt hai giờ ngồi nói chuyện, Steve phải để ý tới thằng bé. Nó chơi, nó nghịch, nó xan vào cả câu chuyệncủa người lớn. Nó làm cho người lớn không nói chuyện với nhau được. Tôi đưa cho nó mấy quyển sách hình của trẻ con, nhưng nó chỉ lật xem sơ sơ rồi lại bỏ sách, xen vào giữa tôi và ba nó. Nó đòi sự chú ý của thế giới người lớn.
30/11/2010(Xem: 4730)
Tứ thiền (catvāri dhyānāni) là bốn phương pháp thiền định dùng cho cả nội giáo và ngoại giáo cùng tu tập thực hành, nhằm đối trị các lậu hoặc, là nhân siêu việt mọi lưới hoặc nghiệp của dục giới, là quả sinh lên cõi sắc giới, là y địa căn bản nơi sinh ra các công đức, cũng có nghĩa là bốn loại thiền định căn bản sinh ra các thứ công đức; đó chính là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc Sắc giới
06/11/2010(Xem: 4849)
Sức khỏe đựơc định nghĩa “ là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being, bien-être) về thể chất, tâm thầnvà xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật “ (WHO, Tổ chức sức khỏe thế giới, 1946) . Một định nghĩa như thế cho thấy cái gọi là “sức khỏe” của một con người không thể chỉ khu trú vào chuyện có hay không có bệnh, tật; cũng như không thể đánh giá sức khỏe của một cộng đồng mà chỉ dựa vào tỷ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ…!
06/11/2010(Xem: 5050)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567