Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển Hóa Khổ Đau Thành Hạnh Phúc

20/10/201103:14(Xem: 4298)
Chuyển Hóa Khổ Đau Thành Hạnh Phúc
lotus_57
CHUYỂN HÓA KHỔ ĐAU THÀNH HẠNH PHÚC
by Ven. Thubten Gyatso
Cư sĩ Liên Hoa dịch

Trong cuộc sống, bạn có thể nhận thấy rằng nhiều việc có xu hướng xẩy ra rất sai lạc, hoặc ít nhất, thì những điều đó không đúng như ý bạn mong đợi. Nên, mặc dù nhiều lần gây tổn thương, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục đối diện và cố gắng vượt qua, để tìm kiếm hạnh phúc mỏng manh tiềm ẩn trong tâm, mà bạn theo đuổi. Nhưng, nhìn lại, nó khó khăn như là phải đánh vật với vỏ sĩ Mike Tyson. Không ai có thể đạt được mơ ước như là tránh không bị các vấn đề của bệnh tật, tuổi già, cái chết, có kẻ thù v.v… Tuy nhiên, có một phương pháp có thể loại bỏ các vấn nạn khổ đau có trong ngữ vựng.

Thay vì đó là những trở ngại cho hạnh phúc, những điều sai lầm trong cuộc sống, được gọi là các vấn nạn và có phản ứng gây buồn phiền, lo lắng và tức giận, thì cần được chuyển hoá thành một nguồn hạnh phúc. Chìa khóa của sự chuyển đổi kỳ diệu này là nhận thức bằng kinh nghiệm riêng mình để xác định xem sự việc đó có phải là một vấn nạn hay không. Nếu bạn thường xuyên đổ lỗi cho thế giới bên ngoài thường đem lại những phiền nhiễu, thì mọi vấn đề vẫn luôn luôn xuất hiện với bạn như là tác nhân gây hại và bạn sẽ không bao giờ giải thoát khỏi đau khổ và sân hận.

Để chuyển hoá khổ đau thành hạnh phúc, trước tiên, bạn phải từ bỏ thái độ không muốn mọi thứ đi sai l ạc, vì vốn nó là như vậy, nên thật là vô ích khi muốn sửa đổi chúng, bởi vì, nếu vấn đề có thể sửa đổi, bạn đâu có phải lo âu. Cho nên, nếu không thể sửa đổi, thì ưu phiền cũng không thể giải quyết được, mà chỉ như lấy muối để chà x át vết thương. Tâm lý học hiện đại cho rằng đau khổ là điều tự nhi ên và do đó, bình thường - nếu bạn không phản ứng với khổ đau vì cái gì sai trái với mình. Đức Phật không nói rằng điều đó là tốt, mà đề cập đến đức hạnh, suối nguồn của hạnh phúc là tốt, và vô đạo đức là gốc của buồn đau, là xấu.. Đức hạnh đến từ trí tuệ và lòng từ ái, còn vô đạo đức đến từ vô minh, ái ngã, tham chấp và sân hận. Thật sự, nếu bạn càng ngăn chặn khổ đau, có thể sẽ làm phát sinh các vấn nạn khác, nhưng nếu tâm bạn không có gốc phiền não, thì bạn không thể có vấn đề gì để mà ngăn chặn, cũng như được an lạc..

Ngoài ra, bạn phải từ bỏ ác cảm đối với các vấn đề, bởi vì sợ hãi, âu lo chỉ làm tăng thêm sự tổn hại ảnh hưởng đến lòng dũng cảm, ví dụ như có sự khác biệt trong tâm hồn giữa đứa trẻ hoãng sợ khi bị kim chích, so với những trẻ khác không sợ. Cho nên, sự âu lo làm cho bạn không thể chịu đựng được dù sự việc rất nhỏ.

Hơn nữa, để chuyển đổi các vấn nạn thành hạnh phúc, bạn cần phải thực tập cho tâm bình thản khi có những vấn đề phát sinh, bởi vì điều đó giúp bạn phát triển đức hạnh, tránh xa điều xấu. Như vậy, không có nghĩa là bạn phải đi tìm kiếm những bất hạnh khi chưa đủ năng lực, vì các vấn đề luôn có mặt, nên khi đối diện đến, bạn có thể đối phó bằng nhiều cách.

Để tránh nghiền rượu, người nghiện cần phải loại bỏ ảo tưởng rằng say rượu sẽ đem lại hạnh phúc, mà ngược lại, chỉ gây tai hại cho chính họ và các người khác. Để tránh mang các ảo tưởng là nguồn hạnh phúc thực nằm ở bên ngoài, bạn nên quán chiếu đến sự vô thường của các pháp, các chết của người thân, để qua đó, như là cơ hội để nhìn rõ thực tại và phá vỡ sự chấp trước vào sự phù du của thế giới hiện tượng.

Kế đến, khi trải qua sự bất hạnh, sẽ là năng lực làm phát triển từ tâm đến người có cùng hoàn cảnh như bạn. Cách điều trị hữu hiệu, rõ ràng nhất là tìm đến vị bác sĩ có cùng căn bệnh như bạn, sẽ được cảm thông để chỉ dẫn.

Lòng ngã mạn là trở ngại lớn nhất, nên nếu bạn có thể tự nói các khuyết điểm, tự chế diểu … để cho người khác biết sự sai lầm của mình, sẽ ngăn ngừa lòng kiêu căng và tránh được sự che dấu các sai lầm của mình. Thay vì, chế diễu bạn, mọi người sẽ thương yêu và tin tưởng bạn hơn.

Cuối cùng, để khắc phục kẻ thù nguy hiểm nhất là sự sân hận, bạn cần phải thực hiện hạnh nhẫn nhục, đó là liều thuốc hoá giải kiến hiệu nhất. Những người làm hại mình thực sự là người bạn tốt nhất để cho bạn có cơ hội để vượt qua những điều gây tổn thương cho bạn hơn hơn bất cứ điều gì khác- đó là lòng sân hận.

Bằng cách thực hành những điều nầy và có thái độ tích cực đối với các vấn nạn, bạn sẽ cảm thấy tâm mình nhẹ nhàng hơn và sự an lạc và hạnh phúc sẽ không còn bị ảnh hưỡng bởi các vấn đề trầm trọng, nên thay vì chúng gây nên nổi bất an, thì lại trở thành nguồn của hạnh phúc.

Khi lâm vào hoàn cảnh bất hạnh, bạn cần nuôi dưỡng tâm an lạc, vì nếu bạn luôn mang tâm trạng bất mãn và âu lo, thì tâm sinh lý sẽ bị rắc rối, làm bạn khó mà có hạnh phúc. Nhưng, nếu cuộc đời bạn rơi vào khúc quanh trắc trở, mà tìm thấy được an lạc qua đó, thì thân tâm của bạn sẽ hạnh phúc hơn.

Bạn không thể bị tổn thương bởi những dữ kiện bên ngoài, vì nhận thức rằng tất cả hạnh phúc và khổ đau đều đến từ tâm. Cho nên, nếu tìm kiếm hạnh phúc trong các đối tượng bên ngoài, bạn sẽ bị bên ngoài tác động đến, ngay cả lời bình phẩm nhỏ cũng làm cho chán nản. Tốt hơn hết và thật dễ dàng, nếu bạn kiểm soát được tâm mình.

12.10.2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2011(Xem: 6516)
Suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1) Khổ và (2) con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà thiền Phật giáo gọi là samatha (thiền chỉ).
11/08/2011(Xem: 4128)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/08/2011(Xem: 3633)
Phật Tử vẫn thường nằm lòng với câu 183 trong Kinh Pháp Cú, “Đừng làm ác, hãy làm thiện, giữ tâm trong sạch. Đó là lời chư Phật.” Nơi đây, hãy suy nghĩ về một câu hỏi xa hơn: có phải rằng Niết Bàn, cảnh giới mà Phật gọi là không tham sân si, không sanh diệt, không trở thành, không tạo tác... cũng là cảnh giới xa rời thiện ác? Từ đây, câu hỏi sẽ khảo sát trong bài này sẽ là, có phải Đức Phật cũng dạy pháp vượt qua thiện ác?
07/08/2011(Xem: 5436)
Chúng ta ở đây; chúng ta hiện hữu và chúng ta có quyền để tồn tại. Ngay cả những thứ không phải hữu tình chúng sinh như bông hoa cũng có quyền để tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực được sử dụng để chống lại chúng, thế thì, trên một trình độ hóa học, bông hoa tự chuẩn bị để sống còn. Nhưng [hơn thế nữa], chúng ta những con người kể cả bao gồm những côn trùng, thậm chí những con ký sinh trùng amip, những động sinh vật nhỏ nhất cũng được xem là những chúng sinh... Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọng và hạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
12/06/2011(Xem: 4400)
Đêm qua, trăng đến muộn vạn vì sao lao xao đời người, tâm nở muộn cơn gió làm lao đao ai người vào huyễn mộng hãy ôm lấy mảnh tâm dù qua bao sóng gió phong sương chẳng bạc màu
08/06/2011(Xem: 5814)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoát và hạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
07/05/2011(Xem: 4515)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
29/04/2011(Xem: 7498)
Quyển CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT là một quyển Luận sắp vào chương trìnhhọc tại Tu Viện CHƠN KHÔNG. Quyển Luận này về hình lượngrất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Mộthành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
07/04/2011(Xem: 4081)
Trong bài viết này, người viết sẽ trình bày tóm tắt nội dung của bài kinh Ganaka Moggallana và trình bày con đường tu tập tuần tự của một vị xuất gia để làm nỗi bậc lên quan điểm của Đức Phật đối với sự chứng ngộ.
02/02/2011(Xem: 8786)
1) Đối với các Thiền Sư thời Lý-Trần, sự ứng dụng tâm thức tu hành với những giáo lý Đức Phật truyền dạy là một. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Đức Phật khai thị về không gian: "Mười phương thế giới đồng nhất thể." Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật mở bày ý niệm về thời gian: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vi lai tâm bất khả đắc."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]