Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Quán Niệm Hơi Thở Theo Bài Kinh Tứ Niệm Xứ

19/10/201002:49(Xem: 3729)
Pháp Quán Niệm Hơi Thở Theo Bài Kinh Tứ Niệm Xứ


Phat Thanh Dao_10

Pháp Quán Niệm Hơi Thở Theo Bài Kinh Tứ Niệm Xứ

Thích Giác Chinh



Giới thiệu: Bài Pháp thực hành Thiền Quán Niệm hơi Thở theo 16 Pháp quán niệm hơi thở của Đức Phật được hướng dẫn và thực tập tại Thiền Viện Pháp Thuận – Dharma Meditation Temple 2014-2015; xin trân trọng giới thiệu đến đọc giả và thân hữu gần xa.

1. Pháp Quán niệm hơi thở

Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát.

Các bước thực tập thiền quán niệm hơi thở có thể được ứng dụng vào đời sống hàng ngày trong mọi lúc, mọi nơi như đi, đứng, nằm, ngồi. Là nền tảng của chánh niệm, tự do và hạnh phúc.

Trong đời sống hằng ngày, Đức Phật thường tu tập phương pháp quán niệm hơi thở này trong hầu hết thời giờ của ngày và đêm.

Nhờ sống trong tu tập phương pháp này mà thân thể và đôi mắt không hề mệt nhọc; nhờ kết quả ấy mà tâm giải thoát các khổ, phiền não và đạt được hạnh phúc.

Khi thực tập, định sẽ có mặt do quán hơi thở, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, là an tịnh và cao thượng, là trú xứ an lạc vô nhiễm, loại trừ và làm cho an tịnh các tư duy bất thiện ngay khi chúng khởi lên.

Làm thế nào để phát triển và thực tập liên tục phép quán niệm hơi thở, để phép này mang lại những thành quả và lợi lạc lớn?

Nếu thiền sinh không thể định tâm bằng cách theo dõi hơi thở vô ra, thì có thể tập cách đếm hơi thở như sau: Hít vô-thở ra đếm một, hít vô-thở ra đếm hai…, cứ như thế đếm cho tới mười rồi trở lại một. Thực tập như vậy một hồi lâu, tâm sẽ an định. Khi tâm đã an định, thiền sinh trở lại theo dõi bốn biểu hiện của hơi thở: vô, ra, dài, ngắn, hoặc toàn luồng hơi thở.

Không chuyển sự chú tâm theo dõi từ hơi thở sang các đề mục khác, ở đây, mục đích chính của niệm hơi thở là để an trú tâm và để đạt đến sự an định.

Đừng lo lắng, thiền sinh chỉ cần làm một việc duy nhất đó là tác ý (khởi niệm) cảm nhận toàn thân và hơi thở, hoặc là tác ý có sự quyết tâm đạt đến sự an tịnh của hơi thở và thân tâm. Trong lúc tác ý vẫn duy trì sự chú tâm theo dõi hơi thở. Nên nhớ, Thiền sinh phải giữ chánh niệm liên tục trên đối tượng chính là hơi thở.

Một khi từ bỏ năm triền cái [(1. Tham dục (kamachanda), 2. Sân hận (vyapada), 3. Hôn trầm (thiramiddha), 4. Trạo cữ (udhaccakukucca), 5. Nghi ngờ (vicikiccha)] và duy trì được sự an định này trong khoảng thời gian đủ dài thì thiền sinh sẽ vào Cận định (upacāra); và sẽ vào An chỉ định (appanā) khi đã làm cho sung mãn (phát triển dồi dào) năm thiền chi: tầm (duy trì tỉnh thức nơi đối tượng), tứ (an trú vững chắc nơi đối tượng), hỷ (hân hoan, vui mừng), lạc (an lạc), và nhất tâm (an định).





ngoi-thien3

2. Thực hành

Chuẩn Bị Tư Thế Ngồi Thiền

Điều chỉnh Thân thể:

Khi thực hành, thiền sinh có thể ngồi xếp bằng kiết già, bán già, hoặc ngồi trên ghế thả hai chân xuống đất nhưng phải ngồi thẳng lưng để cho cột sống thẳng hàng. Hai bàn tay xếp bằng, gác trên chân ngay dưới bụng hoặc để trên hai đầu gối. Tư thế ngồi phải vững chãi, thảnh thơi, và an lạc.

Điều chỉnh hướng Tâm:

Tập trung sự chú ý (chú tâm) của bạn vào điểm xúc chạm của hơi thở tại vùng cửa mũi hay môi trên. chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Nếu cảm thấy khó chịu hay căng thẳng, có thể chuyển sự chú tâm vào vùng dưới rốn hoặc để tâm ngay trước mặt. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệm vững mạnh và có tuệ giác.

Sự chú tâm trong lúc ngồi thiền phải đầy đủ ba yếu tố của chánh niệm đó là: tỉnh thức (awareness), chú ý (attention), và tỉnh giác (alertness).

Thiền sinh cần phải cương quyết không để phóng tâm, tâm lang thang chỗ nầy chỗ kia, trong khi đếm hơi thở. Chỉ chú tâm theo dõi hơi thở.

Bây giờ ta đem tâm vào hơi thở: hơi thở vào và hơi thở ra.

Thực tập và chế tác Hơi thở:

Khi thở có sự chú tâm, thiền sinh để hơi thở vô, ra tự nhiên; không cố làm cho hơi thở dài thêm hai ngắn lại. cần phải Thở một cách đều đặn, nhẹ nhàng và để cho hơi thở tự nhiên. Ghi nhớ và chú tâm vào hơi thở là đối tượng duy nhất trong suốt thời gian hành thiền. Nếu bị phóng tâm, Thiền sinh phải cố gắng tỉnh thức và đem tâm trở về an trú trên đối tượng thiền bằng cách theo dõi luồng hơi thở vô ra và dán chặt tâm nơi điểm xúc chạm ở cửa mũi hay ngay điểm dưới rốn ở bụng.

Không nên đem tâm đi theo luồng hơi vào trong thân thể hay chạy ra ngoài thân thể. Nếu thiền sinh để tâm theo dõi luồng vào trong thân hay ra ngoài thân thì sẽ không thể làm hoàn hão sự định tâm. Cần phải chú tâm ghi nhận hơi thở.

Nếu thiền sinh hành trì như thế trong một hay hai giờ thì định tướng có thể sẽ phát sinh. Từ từ hơi thở sẽ tự nó trở nên dịu dàng, nhẹ nhàng, nhu nhuyễn. Hơi thở là cội gốc của chánh niệm và hạnh phúc, vì vậy thiền sinh không nên cố tình ép hơi thở để nó nhẹ nhàng. Bởi vì nếu làm như thế thì chẳng bao lâu, bạn sẽ bị hụt hơi và tạo mệt nhọc, để sinh ra thất niệm (không có chánh niệm). Khi hơi thở tự nó trở nên nhẹ nhàng và tâm an định đi theo sau nó, qua thiền lực này, hầu hết các thiền sinh sẽ cảm thấy lâng lâng, thư thái như thể là họ không có mặt mũi, không có thân nữa, mà cảm thấy chỉ có hơi thở vào ra nhẹ nhàng và một cái tâm đang theo dõi nó.

Dần dần, nếu giữ tâm được an định vào hơi thở thì việc luyện tâm thiền định chỉ hoàn tất khi nào tâm quán niệm được giữ tại nơi mà hơi thở chạm xúc với cơ thể. Khi thiền sinh chú định vào bên ngoài, xa lìa nơi chạm xúc, thì rất khó mà đạt vào tầng thiền định.

Nếu tâm vẫn giữ an định và chỉ chú mục vào định tướng của hơi thở khoảng 1 đến 2 giờ, hầu hết các thiền sinh đều có thể nhận rõ 5 thiền chi (jhananga) rất dễ dàng nếu họ phân tích chúng lúc đó. Năm thiền chi đó là:

  1. Tầm (vitakka): đem tâm hướng về định tướng,
  2. Tứ (vicara): bám sát vào định tướng,
  3. Hỷ (pity): ưa thích định tướng,
  4. Lạc (sukha): cảm giác an lạc, hạnh phúc khi tiếp xúc với định tướng,
  5. Nhất tâm (ekaggata): tập trung tâm về một điểm (đó là định tướng)

Cũng cần biết thêm ở đây là có khi thiền sinh không thể nhận rõ được năm thiền chi trên, là vì lúc đó thiền sinh vẫn còn bị các triền cái (nivarana) ngăn che. Các Triền cái đó là:

  1. Tham dục (kamachanda)
  2. Sân hận (vyapada)
  3. Hôn trầm (thiramiddha)
  4. Trạo cữ (udhaccakukucca)
  5. Nghi ngờ (vicikiccha)

Thiền sinh phải xét duyệt từng triền cái một, để xem chúng còn vương vấn trong tâm trong lúc hành thiền hay không. Chúng cần phải được loại bỏ thì việc đắc thiền mới thành tựu.

3. Các Bước Thực Tập Thiền Căn Bản

3.1.      Bước một:

Biết rõ: Hơi thở vô, ra, dài, ngắn.

Thiền sinh chỉ đơn thuần theo dõi và nhận biết rõ ràng hơi thở:

  • Hơi thở vô dài hoặc Hơi thở ra dài, nhận biết chúng.
  • Hơi thở vô ngắn hoặc hơi thở ra ngắn nhận biết chúng.

Ở đây, Thiền sinh chỉ cố gắng biết rõ bốn biểu hiện của hơi thở: vô, ra; dài, ngắn. Phải biết rõ các biểu hiện của từng hơi thở một cách cụ thể để giữ tâm tỉnh thức, không tán loạn (suy nghĩ lung tung) và đạt đến sự định tâm.

Khi tâm trở nên yên tịnh, không còn phóng tâm nữa và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, bạn có thể chuyển qua bước hai kế tiếp.

3.2.      Bước hai:

Cảm giác toàn thân hơi thở vô; Cảm giác toàn thân hơi thở ra.

Cố gắng chú tâm nhận biết rõ toàn thể hơi thở, bao gồm: điểm đầu, giữa, cuối của hơi thở vô. Ghi nhận toàn thể luồng hơi thở một cách rõ ràng. Nhận biết luồng hơi thở vô ra một cách trọn vẹn.

3.3.      Bước Ba:

An tịnh thân hành, tôi thở vô; An tịnh thân hành, tôi thở ra.

Tiếp tục chú tâm và duy trì chánh niệm, tỉnh giác về hơi thở một cách liên tục với quyết tâm làm cho hơi thở, thân, và tâm trở nên an tịnh, có mặt trong lúc thực tập.

Nếu hơi thở vẫn chưa nhuần nhuyễn, an tịnh, thiền sinh nên thầm khởi niệm tác ý đến hơi thở an tịnh. Khi phát khởi quyết tâm như thế, hơi thở sẽ dần trở nên an tịnh. Hơi thở an tịnh thì thân và tâm sẽ an tịnh và hợp nhất. Ở bước này, hơi thở thường trở nên rất vi tế khó nhận diện; có lúc nó dường như không hiện hữu, nhưng đó chỉ là cảm giác an tịnh của hơi thở. Thiền sinh đơn thuần chỉ cứ giữ tâm tại điểm xúc chạm, hơi thở sẽ xuất hiện rõ ràng trở lại và thân tâm trở nên an tịnh lạ thường. Sau đó thiền sinh thực hạnh và ứng dụng 16 Đề Mục Thiền Quán niệm hơi thở.

4.  16 Đề Mục Thiền Quán niệm hơi thở (Theo Kinh Satipaṭṭhāna-sutta)

4.1.      Thân niệm xứ:

  1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.
  2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.
  3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.
  4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

4.2.      Thọ niệm xứ:

  1. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.
  2. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.
  3. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.
  4. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

4.3.      Tâm niệm xứ:

  1. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.
  2. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.
  3. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.
  4. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

4.4.      Pháp niệm xứ:

  1. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.
  2. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.
  3. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.
  4. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.
  5. Kết quả và lợi ích


Thực tập thiền định bằng phương pháp Quán niệm hơi thở là phương pháp đi thẳng vào tâm thức bằng nghị lực và ý chí của chính mình. Ta chỉ việc ngồi xuống, và cứ ngồi yên đấy, có nghĩa là ta bỏ ra ngoài tất cả những gì trong đầu, chỉ trừ cái ý thức tỉnh giác về sự ngồi thiền của mình mà thôi.

Nghe thì có vẻ rất là giản dị, đơn giản nhưng thật ra là rất khó. Nếu bạn không tin cứ thử ngồi xuống thực hành trong giây lát đi, bạn sẽ hiểu những gì tôi và chính tâm ý của các bạn nói.

Những tư tưởng tạp nhạp, ồn ào trong đầu đều bị hạn chế, hành giả đem tâm ý mình tập trung vào một đề mục duy nhất đó là hơi thở. Thiền định có một giá trị rất cao trị liệu và chế tác hạnh phúc rất cao. Thiền định ở mức độ cao nó còn có cộng thêm một yếu tố mới, và được nhấn mạnh hơn, đó là yếu tố tỉnh giác. Kết quả là một sự tĩnh lặng sâu sắc, những hoạt động tâm sinh lý chậm lại, với một cảm giác rất an vui và khỏe khoắn, dồi dào sự tỉnh giác và đầy trí tuệ quang minh.

Theo như Kinh Tứ Niệm Xứ được Đức Thế Tôn tuyên thuyết, Thì Bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn. Bảy yếu tố giác ngộ, nếu được phát triển và thực tập liên tục, đưa đến sự thành tựu viên mãn của trí tuệ và giải thoát. Nếu hành giả tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ, một mình tĩnh cư, chuyên quán chiếu về tính cách không sinh diệt của vạn pháp,  quán chiếu về sự tự do,  thì sẽ đạt tới khả năng buông bỏ. Đó là do tu tập bảy yếu tố giác ngộ mà thành tựu viên mãn được trí tuệ và giải thoát. Đó là những điều Đức Thế Tôn nói.

Trên thực tế, khi thực tập theo phương pháp Quán niệm hơi thở thì hành giả cần phải hết sức tỉnh giác và sức niệm và định lực vững vàng thì  khi năm thiền chi đều cùng hiện diện đầy đủ, một các rõ ràng, không vọng động thì thiền sinh sẽ thấy ngay là mình đang vào tầng thiền thứ nhất (Đệ nhất thiền), với tợ tướng là đề mục trong tâm, có tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.

Tiếp tục hành trì trong Thiền thứ nhất như thế cho đến khi xuất thiền và duyệt lại năm thiền chi cho tường tận thì thiền sinh có 5 sự thuần thục trong tầng thiền thứ nhất. Đó là:

  1. Thuần thục phân biệt: phải thuần thục trong việc phân biệt các thiền chi sau khi xuất thiền
  2. Thuần thục nhập định: phải thuần thục nhập thiền bất cứ lúc nào mà mình muốn
  3. Thuần thục quyết tâm: phải thuần thục giữ mức thiền trong suốt thời gian mà mình đã định trước
  4. Thuần thục xuất định: phải thuần thục xuất ra khỏi tầng thiền mỗi khi mình muốn
  5. Thuần thục xét duyệt: phải thuần thục xét duyệt các thiền chi một cách rõ rang.

Trong Thiền thứ nhất, các thiền chi Tầm và Tứ không an định và vững Niệm (sự chú tâm) bằng tầng thiền thứ nhì. Vì thế, theo như phương pháp Quán niệm của Kinh Tứ Niệm Xứ thì hành giả từ ước muốn rời bỏ hai thiền chi nầy và chỉ còn giữ thiền chi Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, rồi thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng Thiền thứ nhì, trong Thiền thừ nhì vốn chỉ còn ba thiền chi: Hỷ, Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Nhị Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Trong một quá trình của thiền có sức định và thực tập trong một thời gian dài, sau đó thiền sinh nhận thức rằng Hỷ cũng không đem lại an định, nên có ước muốn bỏ Hỷ, chỉ còn giữ lại Lạc và Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng Thiền thứ ba như bài Kinh Tứ Niệm Xứ Đức Thế Tôn đã chỉ bày. Trong mức Thiền thứ ba vốn chỉ còn lại hai thiền chi: Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Tam Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Cũng theo Kinh nghiệm của Đức Thế Tôn dựa trên bài Kinh Tứ Niệm Xứ, thì hành giả cần nhận thức rằng nếu cứ duy trì Lạc thì lại là một hình thức tham thủ, cố chấp vào cảm giác vui sướng do thiền sinh ra. Cho nên, với ý định bỏ Lạc, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng Thiền thứ tư. Theo như kinh nghiệm này, thì lúc đó hai thiền chi mới sẽ sinh ra đó là: Xả và Niệm, thay thế cho Nhất Tâm. Đức Thế Tôn khéo léo dạy chúng ta rằng: Lúc bấy giờ, thiền giả ở trong trạng thái “xả niệm thanh tịnh” (Theo như Kinh Tứ Niệm Xứ), không còn câu chấp vào các cảm giác, dù là cảm giác lạc thọ hoặc là khổ thọ hoặc là không lạc không khổ; và lúc này hơi thở trở nên nhẹ nhàng, các cảm giác hầu như tan biến. Tợ tướng trở nên rõ ràng, tròn sáng, quen thuộc, gần gũi, không xa lạ, và thiền sinh chú mục vào đó một cách nhẹ nhàng, bình thản, an tịnh. Sau khi vào được Tứ Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên thành tựu được chánh tuệ tri và an tịnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2019(Xem: 4243)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (Satipatthana Sutta), còn gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại những lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú ở Kammasadamma, một thủ phủ của xứ Kuru.
13/05/2019(Xem: 4785)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ. Trong Kinh nói Đức Phật lúc nào cũng ở trong đại định, như vậy thì lúc đi bộ Đức Phật cũng thiền. Cho nên, ngày nay khi chúng ta nói đến thiền đi bộ thì không là vấn đề mới mẻ gì cả. Nhưng đôi khi chúng ta lại ít để tâm thực tập đúng theo phương thức để mang lại sự an tịnh cho thân tâm trong cuộc sống hàng ngày. Hai tác giả Arinna Weisman và Jean Smith sẽ làm sáng tỏ cách thực tập thiền đi bộ rất phổ thông này, qua sự hướng dẫn chi tiết dưới đây. Việc đi bộ có thể là cơ hội kỳ diệu khác để thực hành chánh niệm. Từng giây phút có thể tăng cường sự tỉnh thức và đôi khi là đối tượng dễ tiếp cận thiền hơn hít thở.
14/04/2019(Xem: 4097)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó.
09/04/2019(Xem: 4288)
Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali Nguyên Giác Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao? Bản thân người viết trước giờ chỉ quen dựa cột để nghe pháp, nơi đây không dám có ý kiến riêng, chỉ muốn tìm một số Kinh liên hệ để ghi chú. Câu chuyện này được ngài Trần Thái Tông (1218-1277) đưa vào nhóm 43 công án trong Niêm Tụng Kệ, một trong các sách giáo khoa của Thiền phái Trúc Lâm để khảo sát, nghiên cứu. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, người có công hồi phục Thiền phái Trúc Lâm, đã dịch toàn bộ các tác phẩm của Trần Thái Tông, trong đó câu chuyện ngài Huệ Khả tức khắc đốn ngộ, viết như sau: “8.- Cử: Nhị Tổ xin Sơ Tổ pháp an tâm. Sơ Tổ bảo: Đem tâm ra ta an cho ông. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không thể được. Sơ Tổ bảo: Ta an tâm cho ông rồi. Niêm: Em bé lên ba ôm trống giấy, Ông già tám chục mặc áo cầu. Tụng: Tâm đã không tâm nói với ai, Người câm thức mộng mắt tròn xoe. Lão
06/01/2019(Xem: 7112)
Chúng ta thường nghe các nhà khoa học đề cập đến những hành động ý thức và vô ý thức khi họ nói về não bộ của con người. Do đó chúng ta biết được hoạt động của con người không phải lúc nào cũng hợp lý như chúng ta tưởng.
27/11/2018(Xem: 3918)
"Chân Lý" nghĩa là sự thật, cũng gọi là "Đế" như trong "Tứ Diệu Đế" của Đạo Phật. Có hai loại chân lý: Tương đối và Tuyệt đối:
24/10/2018(Xem: 3637)
Đông và Tây có lẽ gặp nhau nhiều nhất trong việc chọn lựa tên cho con cái, nhất là đứa trẻ được chào đời ấy sẽ là trai hay gái, nếu là trai thì chọn những đức tính tốt hoặc lương thiện: Dũng, Đức, Nhân, Hùng, Ái , Nghĩa, Toàn ...riêng với bé gái tượng trưng cho sự mảnh mai, yếu ớt thì lại chọn tên các loài hoa như: Lan, Huệ, Mai, Cúc, Hồng v.v...và vì thế tôi cũng được nằm trong số những bé gái mang tên một loài hoa ...
18/10/2018(Xem: 5262)
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông
05/10/2018(Xem: 4736)
Trong Kinh Kim Cang, có một đoạn vấn hỏi và đối đáp giữa Đức Phật và Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt trần không? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt trần.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Trời không? ? Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có mắt Trời.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt huệ không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt huệ.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt pháp không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt pháp.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Phật không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt Phật.”
01/10/2018(Xem: 5140)
Ngày nay chủ đề Thiền không còn xa lạ đối với những ai muốn tìm hiểu và muốn định nghĩa một cách minh bạch, nhưng mấy ai hiểu và cảm nhận một cách chính xác và minh bạch về những hoạt dụng của Thiền.Tùy mỗi trường phái, mỗi góc độ để nhìn và hiểu về Thiền khác nhau, từ đó, việc hành hoạt cũng khác biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567