- Tiểu dẫn
- Thi ca 1 : Cái thấy của người chứng đạo
- Thi ca 2 : Cái thấy của người chứng đạo về Nhơn Pháp
- Thi ca 3 : Cái thấy của người chứng đạo Sự mầu nhiệm của Như Lai Thiền
- Thi ca 4 : Cái thấy của người chứng đạo về Tội phước và Thiện ác
- Thi ca 5 : Cái thấy của người chứng đạo về Tĩnh Tâm vô niệm
- Thi ca 6 : Cái thấy của người chứng đạo xả Ngã xả Pháp là thành Phật
- Thi ca 7 : Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình
- Thi ca 8 : Cái thấy của người chứng đạo Tâm tánh là ngọc ma ni
- Thi ca 9 : Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực
- Thi ca 10 : Cái thấy của người chứng đạo Những phút giây tự nhủ
- Thi ca 11 : Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
- Thi ca 12 : Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ
- Thi ca 13 : Cái thấy của người chứng đạo vấn đề thị phi
- Thi ca 14 : Cái thấy của người chứng đạo về sự hủy báng
- Thi ca 15 : Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn
- Thi ca 16 : Cái thấy của người chứng đạo về chánh pháp của Như Lai
- Thi ca 17 : Cái thấy của người chứng đạo sanh tử bất tương can
- Thi ca 18 : Cái thấy của người chứng đạo về Đại Thừa Thiền
- Thi ca 19 : Cái thấy của người chứng đạo về sinh tử
- Thi ca 20 : Cái thấy của người chứng đạo về thú vui của thiền giả
- Thi ca 21 : Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện
- Thi ca 22 : Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm
- Thi ca 23 : Cái thấy của người chứng đạo vững chánh niệm trong mọi thời
- Thi ca 24 : Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho
- Thi ca 25 : Cái thấy của người chứng đạo vọng, chân đều vọng
- Thi ca 26 : Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…
- Thi ca 27 : Cái thấy của người chứng đạo cảnh giác về ý niệm chấp của chính mình
- Thi ca 28 : Cái thấy của người chứng đạo vấn đề xả bỏ và tìm lấy
- Thi ca 29 : Cái thấy của người chứng đạo chế tâm nhất xứ vô xự bất biện
- Thi ca 30 : Cái thấy của người chứng đạo Bát nhã phong hề…
- Thi ca 31 : Cái thấy của người chứng đạo truyền bá chánh pháp là một nhiệm vụ cao cả
- Thi ca 32 : Cái thấy của người chứng đạo về một là tất cả, tất cả là một
- Thi ca 33 : Cái thấy của người chứng đạo pháp giới nhất chân
- Thi ca 34 : Cái thấy của người chứng đạo Như như bất động
- Thi ca 35 : Cái thấy của người chứng đạo về không được mới là được tất cả
- Thi ca 36 : Cái thấy của người chứng đạo về tự tại bất tư nghì
- Thi ca 37 : Cái thấy của người chứng đạo Tây thiên tứ thất, Đông độ nhị tam
- Thi ca 38 : Cái thấy của người chứng đạo qua vấn đề Chân Vọng hữu vô
- Thi ca 39 : Cái thấy của người chứng đạo Tâm pháp căn trần
- Thi ca 40 : Cái thấy của người chứng đạo nỗi ưu tư về pháp nhược ma cường
- Thi ca 41 : Cái thấy của người chứng đạo Tâm là động cơ tạo nghiệp
- Thi ca 42 : Cái thấy của người chứng đạo vui bằng cái vui của chính mình
- Thi ca 43 : Cái thấy của người chứng đạo Chánh giáo, tà giáo có giá trị riêng của nó
- Thi ca 44 : Cái thấy của người chứng đạo không đem pháp cứu cánh diễn ra phương tiện
- Thi ca 45 : Cái thấy của người chứng đạo đúng và sai của tục đế không có giá trị chân thật
- Thi ca 46 : Cái thấy của người chứng đạo giá trị của một tu sĩ là hành giả không là học giả
- Thi ca 47 : Cái thấy của người chứng đạo chủng tánh tà, căn tánh hạ liệt, khó học, hành và chứng đạo
- Thi ca 48 :Cái thấy của người chứng đạo căn cảnh song vong là Phật
- Thi ca 49 : Cái thấy của người chứng đạo tội tánh bổn không. Thiền ngay cõi dục
- Thi ca 50 : Cái thấy của người chứng đạo thật tánh của tội là không có tánh gì
- Thi ca 51 : Cái thấy của người chứng đạo tội từ tâm khởi từ tâm diệt
- Thi ca 52 : Cái thấy của người chứng đạo công đức bố thí pháp vô giá
- Thi ca 53 : Cái thấy của người chứng đạo địa vị Phật là địa vị một Pháp vương không là đấng siêu nhiên, siêu nhân, toàn năng
- Thi ca 54 : Cái thấy của người chứng đạo bản nguyên vạn pháp một thể nhất chân
- Thi ca 55 : Cái thấy của người chứng đạo chân lý thì không bao giờ thay đổi
- Thi ca 56 : Cái thấy của người chứng đạo Giáo lý đại thừa dành cho căn cơ và chủng tánh đại thừa
- Phụ lục : Phụ lục 56 Thi Ca
Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư
Sài Gòn 1998 - 2543
THI CA 44
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO KHÔNG ĐEM PHÁP CỨU CÁNH DIỄN RA PHƯƠNG TIỆN
---o0o---
Phiên âm:
Viên đốn giáo vật nhân tình
Hữu nghi bất quyết trực tu tranh
Bất thị sơn tăng sính nhân ngã
Tu hành khủng lạc đoạn thường khanh
Dịch nghĩa:
Pháp Viên Đốn, thuyết phải là trực thuyết
Ai hoài nghi, mời tranh luận phân minh
Không tự tôn "thầy núi" để lòe đời
Chấp Nhân Ngã dễ rơi vào hố sâu THƯỜNG ĐOẠN.
TRỰC CHỈ
Giáo lý của đạo Phật có nhiều tư tưởng hệ: Thông giáo, biệt giáo, đốn giáo, viên giáo… Có hệ giáo lý khế cơ không khế lý. Có hệ giáo lý; khế lý không khế cơ. Người thuyết pháp phải biết vận dụng "tứ tất đàn". Lúc nào vận dụng "thế giới tất đàn". Lúc nào chỉ phải nói "đệ nhất nghĩa tất đàn" mà không được vận dụng…
Người nói pháp "đủ bản lĩnh" ứng cơ tiếp vật. Người nghe pháp cũng phải thành thật mà nghe và phản quán, tự đặt mình thuộc đối tượng nào? Thừa nào trong ngũ thừa? Giáo nào trong ngũ giáo? Chủng tánh nào trong ngũ chủng tánh?
Khi thuyết về Đốn Giáo, pháp sư không nên vận dụng, hạ thấp thành giáo lý "khế cơ" để đáp ứng cho sống đông người. Giáo lý Đốn Giáo dành cho người "Đại thừa", có chủng tánh Đại thừa nghe và tu học lợi ích rất lớn. Tuy nhiên, pháp sư có thể bị công kích, phán đối, thậm chí hủy báng… Nếu gặp trường hợp như thế, thì pháp sư hãy "mời để thảo luận, trao đổi" hy vọng, cởi mở mối nghi của riêng ai đó. Phần Pháp sư phải giữ lập trường:
"Viên đốn giáo vật nhân tình"
"Thuyết pháp Viên đốn phải là trực thuyết"
"Ai hoài nghi, mời tranh luận phân minh…"
Có lẽ tác giả Chứng Đạo Ca cũng đã nếm mùi cay đắng trong những tháng năm" tiếp nhân xử sự" trong quá trình hành đạo thuyết pháp rồi.
"Bất thị sơn tăng sính nhân ngã
Tu hành khủng lạc đoạn thường khanh
Không tự tôn, thầy núi để lòe đời
Chấp nhân ngã dễ rơi vào hố sâu Thường Đoạn".
Quả là lời thiết tha như khẩn khoản và "xuống nước" vì sự nói thẳng về pháp Viên Đốn của mình. Tác giả Chứng Đạo Ca nói rằng mình rất sợ sự tự cao, ngã mạn, vì hành động đó dễ rớt vào Chấp Thường Đoạn. Điều mà tác giả không dám làm và không bao giờ làm !
---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày: Nhị Tường