Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba phương pháp hành thiền chủ yếu .

22/04/201320:03(Xem: 9587)
Ba phương pháp hành thiền chủ yếu .
duc-phat-014
Ba phương pháp hành thiền chủ yếu
Giáo sư Minh Chi
Học viện Phật giáo VIệt Nam


1. Phương pháp thứ nhất là dùng hơi thở theo dõi hơi thở, không nghĩ gì khác. Phương pháp theo dõi hơi thở ra vào được đức Phật Thích Ca khen ngợi và trực tiếp truyền đạt cho học trò. Trong tập V kinh Tương Ưng, có cả một chương dài, ghi lời Phật nói về pháp môn đặc sắc này (kinh Tương Ưng Bộ, chương 10, từ trang 463-98, bản dịch: Thích Minh Châu). Hơi thở là biểu hiện cụ thể nhất của sự sống, khi thở mà theo dõi hơi thở ra vào với tâm an tịnh, thì tác dụng đối với thân và tâm thật không thể lường. Một điều căn dặn của các thiền sư từng tu tập lâu năm về pháp môn này, là khi tập hãy giữ cho cả thân và tâm thật sự thoải mái, không căng thẳng. Các tạp niệm có thể móng lên, hãy cứ để cho chúng qua đi, vì chúng có khác gì mây bay, bay đến rồi lại bay đi, bầu trời tức là cái chân thật của chúng ta. Không phải vì vài bóng mây thoảng mà mất đi cái lớn lao, cái trong sáng vốn có của nó. Thậm chí, các thiền sư Tây Tạng còn khuyên, khi theo dõi hơi thở ra vào cũng không cần tập trung tư tưởng quá mức, hãy tập trung khoảng 25%, còn thì 75% tâm hãy để cho thư giãn, thoải mái, tâm mình như treo giữa hư không, không vướng vào đâu hết. Đúng theo câu kinh Kim Cang: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm", nghĩa là cái tâm không trụ vào đâu hết, không vướng vào đâu hết.

2. Phương pháp thứ hai là cột niệm vào một vật nhất định, tuỳ mình lựa chọn, có người thì chọn ảnh Phật hay là ảnh Bồ-tát, thí dụ ảnh Bồ-tát Quan Âm. Có người chọn đầu lỗ mũi hay là một điểm thường gọi là đan điền dưới lỗ rốn.

3. Phương pháp thứ ba là niệm chú Mantra, một phương pháp mà các thiền sư Tây Tạng hay dùng, họ tin rằng có những câu chú được các đức Phật hay các vị Bồ-tát truyền lại, có một sức mạnh tâm linh đặc biệt truyền lại, có một sức mạnh tâm linh đặc biệt có thể giúp cho người niệm chú dễ định tâm. Một câu chú, theo truyền thuyết là do chính Bồ-tát Quán Thế Âm tặng cho dân Tây Tạng: "AUM MA NI BÁT NÊ HỒNG" nghĩa đen của câu chú là:"AUM: Ngọc Ma-ni trong hoa sen". Theo tôi, giá trị và tác dụng của câu chú, không chỉ là do ở Bồ-tát Quán Thế Âm mà còn là do đức tin của người niệm chú, tâm trạng của chúng ta khi niệm chú.

Nhớ lại, ngày xưa, chúa Nguyễn Khắc Chu, một chúa Nguyễn rất mộ đạo Phật, thấy thiền sư Thạch Liêm trì chú mà trời đang mưa tầm tã bỗng nhiên tạnh ráo, bèn nằn nì Sư truyền cho câu chú đó, nhưng Sư trả lời: điều quan trọng không phải ở bài chú đó, mà là người trì chú có thanh tịnh, có đức độ thì trì chú mới linh nghiệm.

Trên đây là câu chuyện của chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) và Sư Thạch Liêm. Còn hiện nay, thì chúng ta nên tự bảo vệ chúng ta không phải bằng những câu chú mà bằng một nếp sống thiện lành, bằng cách giữ cho cả ba nghiệp thân, khẩu, ý đều thanh tịnh, trong sạch. Muốn sống được an toàn trong một xã hội nhiễu nhương, thì cách bảo vệ tốt nhất là sống nếp sông thiện lành, đó là lời khuyên củsoo đức Phật trong kinh Pháp Cú, trong một xã hội đầy tội ác, thì người sống thiện cũng như bàn tay không thương tích nhúng vào bát thuốc độc không có can hệ gì.

Một cách tự bảo vệ nữa là hành thiền. Bởi lẽ nhờ hành thiền, nhất là tập phép hành thiền niệm hơi thở ra vào, thì thần kinh hệ an ổn, đỡ bệnh tật, thân có sức khoẻ, lại dẻo dai bền bỉ. Hơn nữa, nhờ tập thiền mà con người luôn thoải mái, tỉnh giác, đỡ phạm sai lầm, đỡ bị dục vọng chi phối, sai sử.

---o0o---

Chân thành cảm ơn Giáo sư Minh Chi đã gởi tặng bài viết này
( Trang nhà Quảng Đức )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 8176)
Quyển sách này trích dịch từ “Lai Quả Thiền Sư Ngữ Lục”. Ngài Lai Quả 24 tuổi xuất gia, 28 tuổi kiến tánh, tịch năm 1953 thọ 73 tuổi. Ngài trụ trì chùa Cao Mân hơn 30 năm, chuyên hoằng Tổ Sư Thiền, phàm có gì chướng ngại sự tham thiền, ngài đều bãi bỏ.
08/10/2010(Xem: 15269)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 4174)
1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát? Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy. 2. Vipassana nghĩa là gì? Chữ "Vipassana" được chia làm hai phần "Vi" có nghĩa là "bằng nhiều cách" và "Passana" có nghĩa là "nhìn thấy". Vậy "Vipassana" có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).
08/10/2010(Xem: 4118)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
06/10/2010(Xem: 3865)
Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v… Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi ngư
28/09/2010(Xem: 7661)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
28/09/2010(Xem: 7333)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
21/09/2010(Xem: 7932)
Đây là bản dịch mới của bài KinhĀnāpānasatisuttamthuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theovăn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với cácbản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
16/09/2010(Xem: 7101)
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh – năm nay đã 86 tuổi – được giới thiệu trước công chúng tại quảng trường Copley vào chiều Chủ nhật, Thầy bắt đầu bằng hành động ngồi yên và không nói gì trong suốt 25 phút.
16/09/2010(Xem: 9980)
Chúng ta tiếp nhận huyết thống, gốc rễ từ Tổ tiên, nhưng nếu không có Ông Bà, Cha Mẹ sinh đẻ, nuôi nấng thì không có chúng ta hôm nay, nên phận làm con cần phải biết về danh tánh, gia phả, giòng họ và nơi sinh cơ lập nghiệp của Tổ tiên mình. Đối với người Phật Tử cũng vậy. Đức Phật thị hiện tại thế gian để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nhưng nếu không có Thầy, Tổ truyền đăng tục diệm, truyền giới, truyền pháp thì mạng mạch Phật pháp không thể tồn tại cho đến hôm nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]