Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba phương pháp hành thiền chủ yếu .

22/04/201320:03(Xem: 9588)
Ba phương pháp hành thiền chủ yếu .
duc-phat-014
Ba phương pháp hành thiền chủ yếu
Giáo sư Minh Chi
Học viện Phật giáo VIệt Nam


1. Phương pháp thứ nhất là dùng hơi thở theo dõi hơi thở, không nghĩ gì khác. Phương pháp theo dõi hơi thở ra vào được đức Phật Thích Ca khen ngợi và trực tiếp truyền đạt cho học trò. Trong tập V kinh Tương Ưng, có cả một chương dài, ghi lời Phật nói về pháp môn đặc sắc này (kinh Tương Ưng Bộ, chương 10, từ trang 463-98, bản dịch: Thích Minh Châu). Hơi thở là biểu hiện cụ thể nhất của sự sống, khi thở mà theo dõi hơi thở ra vào với tâm an tịnh, thì tác dụng đối với thân và tâm thật không thể lường. Một điều căn dặn của các thiền sư từng tu tập lâu năm về pháp môn này, là khi tập hãy giữ cho cả thân và tâm thật sự thoải mái, không căng thẳng. Các tạp niệm có thể móng lên, hãy cứ để cho chúng qua đi, vì chúng có khác gì mây bay, bay đến rồi lại bay đi, bầu trời tức là cái chân thật của chúng ta. Không phải vì vài bóng mây thoảng mà mất đi cái lớn lao, cái trong sáng vốn có của nó. Thậm chí, các thiền sư Tây Tạng còn khuyên, khi theo dõi hơi thở ra vào cũng không cần tập trung tư tưởng quá mức, hãy tập trung khoảng 25%, còn thì 75% tâm hãy để cho thư giãn, thoải mái, tâm mình như treo giữa hư không, không vướng vào đâu hết. Đúng theo câu kinh Kim Cang: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm", nghĩa là cái tâm không trụ vào đâu hết, không vướng vào đâu hết.

2. Phương pháp thứ hai là cột niệm vào một vật nhất định, tuỳ mình lựa chọn, có người thì chọn ảnh Phật hay là ảnh Bồ-tát, thí dụ ảnh Bồ-tát Quan Âm. Có người chọn đầu lỗ mũi hay là một điểm thường gọi là đan điền dưới lỗ rốn.

3. Phương pháp thứ ba là niệm chú Mantra, một phương pháp mà các thiền sư Tây Tạng hay dùng, họ tin rằng có những câu chú được các đức Phật hay các vị Bồ-tát truyền lại, có một sức mạnh tâm linh đặc biệt truyền lại, có một sức mạnh tâm linh đặc biệt có thể giúp cho người niệm chú dễ định tâm. Một câu chú, theo truyền thuyết là do chính Bồ-tát Quán Thế Âm tặng cho dân Tây Tạng: "AUM MA NI BÁT NÊ HỒNG" nghĩa đen của câu chú là:"AUM: Ngọc Ma-ni trong hoa sen". Theo tôi, giá trị và tác dụng của câu chú, không chỉ là do ở Bồ-tát Quán Thế Âm mà còn là do đức tin của người niệm chú, tâm trạng của chúng ta khi niệm chú.

Nhớ lại, ngày xưa, chúa Nguyễn Khắc Chu, một chúa Nguyễn rất mộ đạo Phật, thấy thiền sư Thạch Liêm trì chú mà trời đang mưa tầm tã bỗng nhiên tạnh ráo, bèn nằn nì Sư truyền cho câu chú đó, nhưng Sư trả lời: điều quan trọng không phải ở bài chú đó, mà là người trì chú có thanh tịnh, có đức độ thì trì chú mới linh nghiệm.

Trên đây là câu chuyện của chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) và Sư Thạch Liêm. Còn hiện nay, thì chúng ta nên tự bảo vệ chúng ta không phải bằng những câu chú mà bằng một nếp sống thiện lành, bằng cách giữ cho cả ba nghiệp thân, khẩu, ý đều thanh tịnh, trong sạch. Muốn sống được an toàn trong một xã hội nhiễu nhương, thì cách bảo vệ tốt nhất là sống nếp sông thiện lành, đó là lời khuyên củsoo đức Phật trong kinh Pháp Cú, trong một xã hội đầy tội ác, thì người sống thiện cũng như bàn tay không thương tích nhúng vào bát thuốc độc không có can hệ gì.

Một cách tự bảo vệ nữa là hành thiền. Bởi lẽ nhờ hành thiền, nhất là tập phép hành thiền niệm hơi thở ra vào, thì thần kinh hệ an ổn, đỡ bệnh tật, thân có sức khoẻ, lại dẻo dai bền bỉ. Hơn nữa, nhờ tập thiền mà con người luôn thoải mái, tỉnh giác, đỡ phạm sai lầm, đỡ bị dục vọng chi phối, sai sử.

---o0o---

Chân thành cảm ơn Giáo sư Minh Chi đã gởi tặng bài viết này
( Trang nhà Quảng Đức )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2011(Xem: 6566)
Suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1) Khổ và (2) con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà thiền Phật giáo gọi là samatha (thiền chỉ).
11/08/2011(Xem: 4182)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/08/2011(Xem: 3678)
Phật Tử vẫn thường nằm lòng với câu 183 trong Kinh Pháp Cú, “Đừng làm ác, hãy làm thiện, giữ tâm trong sạch. Đó là lời chư Phật.” Nơi đây, hãy suy nghĩ về một câu hỏi xa hơn: có phải rằng Niết Bàn, cảnh giới mà Phật gọi là không tham sân si, không sanh diệt, không trở thành, không tạo tác... cũng là cảnh giới xa rời thiện ác? Từ đây, câu hỏi sẽ khảo sát trong bài này sẽ là, có phải Đức Phật cũng dạy pháp vượt qua thiện ác?
07/08/2011(Xem: 5490)
Chúng ta ở đây; chúng ta hiện hữu và chúng ta có quyền để tồn tại. Ngay cả những thứ không phải hữu tình chúng sinh như bông hoa cũng có quyền để tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực được sử dụng để chống lại chúng, thế thì, trên một trình độ hóa học, bông hoa tự chuẩn bị để sống còn. Nhưng [hơn thế nữa], chúng ta những con người kể cả bao gồm những côn trùng, thậm chí những con ký sinh trùng amip, những động sinh vật nhỏ nhất cũng được xem là những chúng sinh... Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọng và hạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
12/06/2011(Xem: 4483)
Đêm qua, trăng đến muộn vạn vì sao lao xao đời người, tâm nở muộn cơn gió làm lao đao ai người vào huyễn mộng hãy ôm lấy mảnh tâm dù qua bao sóng gió phong sương chẳng bạc màu
08/06/2011(Xem: 5856)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoát và hạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
07/05/2011(Xem: 4578)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
29/04/2011(Xem: 7571)
Quyển CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT là một quyển Luận sắp vào chương trìnhhọc tại Tu Viện CHƠN KHÔNG. Quyển Luận này về hình lượngrất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Mộthành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
07/04/2011(Xem: 4142)
Trong bài viết này, người viết sẽ trình bày tóm tắt nội dung của bài kinh Ganaka Moggallana và trình bày con đường tu tập tuần tự của một vị xuất gia để làm nỗi bậc lên quan điểm của Đức Phật đối với sự chứng ngộ.
02/02/2011(Xem: 9191)
1) Đối với các Thiền Sư thời Lý-Trần, sự ứng dụng tâm thức tu hành với những giáo lý Đức Phật truyền dạy là một. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Đức Phật khai thị về không gian: "Mười phương thế giới đồng nhất thể." Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật mở bày ý niệm về thời gian: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vi lai tâm bất khả đắc."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]