Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy.

22/04/201319:42(Xem: 4813)
Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy.


lotus_55

THIỀN VIPASSANA

TUYÊN CHIẾN VỚI MA TÚY

TN Hằng Liên dịch

---o0o---

Lần đầu tiên nghe nói về Thiền Vipassana, phản ứng của tôi cũng giống đa số thanh niên trẻ tuổi khác, “Thiền định! Điều đó chỉ dành cho người già cả.” Nhưng không hiểu sao nó lại ẩn chứa mãi trong đầu óc của tôi. Với tánh hiếu kỳ ham hiểu biết, tôi tìm cách thu thập nhiều thông tin hơn và quyết định thực hành thử xem. Một vài người khuyên cản tôi, nhưng hạt giống thiền lại được gieo vào tâm tôi.

Tôi đến Trung Tâm Thiền “Dhamma Giri” tham dự một khóa thiền Vipassana và đã thực hành “trọn vẹn” mãn khóa. Tôi muốn nhấn mạnh từ “trọn vẹn” vì người bịnh nghiện sống một cuộc đời lãng phí như khối thịt vô dụng, không đem lại lợi ích cho người khác cũng như với chính mình. Chẳng hạn như, bây giờ tôi đã bắt đầu có nhiều suy tư hướng thiện nhưng do bịnh nghiện khiến tôi không hoàn thành ước nguyện nào cả. Sớm hay muộn tôi dễ bị chán nản, buông xuôi và bỏ cuộc những gì tôi muốn thực hiện, rồi gây ra biết bao điều căng thẳng cho mọi người xung quanh tôi. Vì thế, ý nghĩa “trọn vẹn” trong khóa thiền đầu tiên giống như một sự tái sanh mới, “niềm tự tin - chính mình” trong tâm tôi.

Trong suốt khóa thiền, tôi đã nhiều lần phản tỉnh, quán chiếu về quá khứ; nhưng quan trọng nhất là phải tỉnh giác trong phương pháp thiền quán. Tự tánh sẽ hiện khởi dễ dàng nếu tôi thực sự tỉnh giác hành thiền. (Dĩ nhiên điều này không đơn giản) mà phải nỗ lực hành trì miên mật. Thiền đã khai sáng nôi tâm tôi hiểu về những sự thật như tham ái, sân giận và tự ngã đều mang lại đau khổ (dukkha). Tôi cảm thấy pháp thiền này đặc biệt giảng dạy dành cho tôi, trong lúc tôi đang đau khổ với những thói quen tật xấu mà tôi chẳng hề nhận biết.

Vấn đề bị bịnh “xì ke ma túy” của tôi, nếu phân tích kỷ sẽ thấy kết quả từ nguyên nhân chính là tâm đam mê (khao khát), rồi sau đó dẫn đến thân xác ham muốn. Thật ra, tâm thèm muốn vẫn còn kéo dài sau khi đã trải qua thời gian cai nghiện Ma Túy. Hiện nay, thiền Vipassana đã đến tận nơi hướng dẫn người cai nghiện phương cách điều trị khi chứng bịnh lên cơn. Hơn nữa, các bài pháp thoại buổi tối thường trợ duyên làm sáng tỏ bất cứ nghi ngờ nào. Nói chung, sau khi mãn khóa thiền tôi thực sự cảm thấy giờ đây mình có “năng lực” gì đó, không những điều trị được cơn nghiện mà còn tạo nên cho mình nếp sống hằng ngày bao quanh trong bầu không khí thân mật hơn.

Trở về nhà một thời gian mọi thứ đều thật sự an lành. Tôi nhận thấy tự mình sống thảnh thơi hơn và đó là trạng thái tâm vô ngã. Nhưng tôi vẫn chưa thể bỏ hẳn bịnh nghiện của tôi. Bây giờ tôi không dùng (á phiện) hằng ngày, nhưng thỉnh thoảng lại phải dùng nó. Tâm đam mê vẫn chưa trừ dứt và đôi khi tôi không thể chống nổi cơn nghiện. Vào thời điểm đó, tôi biết mình còn yếu đuối và không giải quyết được điều gì cả (tức là bước thứ hai của ‘Chương Trình Cai Nghiện Ma Túy Cho Người Ẩn Danh – Narcotics Anonymous Programme’).

Tôi trở lại tham dự khóa thiền khác and xin đăng ký cư trú một thời gian dài trong phạm vi Trung Tâm Thiền “Dhamma Giri.” Sống nơi đây, tôi được tăng trưởng trong Chánh Pháp, tham dự các khóa thiền và nhận chân được thực tại sự sống. Hãy tin tôi, chánh pháp thật tuyệt diệu (nhưng đây cũng là điều tham muốn). Vì tôi bắt đầu am hiểu về chánh pháp nhiều hơn và biết áp dụng thiền trong mọi sinh hoạt đời sống hằng ngày. Nhưng mục tiêu “hoàn toàn” cai nghiện Ma Túy vẫn còn xa vợi. Suốt thời gian dài ở Trung Tâm Tu Thiền, thỉnh thoảng tôi muốn trờ về nhà nghĩ ngơi nhưng khi về đến nhà thì “chứng nào lại tật nấy.”

Bản chất ‘thương – ghét’ hay ‘tham ái’ chính là cố tật tiềm ẩn sâu bên trong nội tâm tạo nên bịnh nghiện ngập. Ngay khi giải thoát khỏi điều này, con người sẽ được hạnh phúc hơn. Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi có thể nói rằng ranh giới giữa người nghiện và không nghiện khoảng cách chẳng bao xa giống như ‘đường tơ kẻ tóc,’ và giờ đây tôi hiểu rõ cốt tủy vấn đề ‘nghiện hay không’ hoàn toàn tùy thuộc chính nơi tôi. Hiện nay tôi sống an trú tại thành phố Bombay, tôi có nghề nghiệp và làm việc sáu ngày trong một tuần. Một cuộc sống mà trước đây tôi chưa hề nghĩ tới, nhưng tôi thật sự vui thích. Tôi sống trong ý niệm thoải mái, với một ý thức thành tựu và thoát khỏi ngõ cụt của cuộc đời nhờ trở về nội tâm và suy nghĩ chính chắn.

Tóm lại, tôi có thể nói rằng thiền Vipassana đã truyền dạy chúng ta một phương châm sống, “hãy tự chiến thắng chính mình.” Phương tiện hành trì duy nhất và thực hành điều gì là hai vũ khí thiền (Anapana) “Tỉnh giác hơi thở” và thiền (Vipassana) “tỉnh giác thân cảm thọ”. Phần còn lại tùy thuộc vào khả năng chiến đấu (nội tâm) của chính mình. Không được phép bào chữa (với bất cứ lý do nào), vì vũ khí luôn sẵn có bên trong tự thân mỗi người. Và nếu hành trì Chánh pháp với sự nhiệt tâm và tinh cần không ai có thể thất bại, vì thiền Vipassana thật sự chính là “Nghệ Thuật Sống.”

TN Hằng Liên dịch từ: Anonymous, Vipassana in the War against Drugs, (Narcotics Anonymous Programme), VRI.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 12448)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 3625)
1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát? Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy. 2. Vipassana nghĩa là gì? Chữ "Vipassana" được chia làm hai phần "Vi" có nghĩa là "bằng nhiều cách" và "Passana" có nghĩa là "nhìn thấy". Vậy "Vipassana" có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).
08/10/2010(Xem: 3617)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
06/10/2010(Xem: 3374)
Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v… Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi ngư
28/09/2010(Xem: 6510)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
28/09/2010(Xem: 6462)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
21/09/2010(Xem: 7193)
Đây là bản dịch mới của bài KinhĀnāpānasatisuttamthuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theovăn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với cácbản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
16/09/2010(Xem: 6349)
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh – năm nay đã 86 tuổi – được giới thiệu trước công chúng tại quảng trường Copley vào chiều Chủ nhật, Thầy bắt đầu bằng hành động ngồi yên và không nói gì trong suốt 25 phút.
16/09/2010(Xem: 9294)
Chúng ta tiếp nhận huyết thống, gốc rễ từ Tổ tiên, nhưng nếu không có Ông Bà, Cha Mẹ sinh đẻ, nuôi nấng thì không có chúng ta hôm nay, nên phận làm con cần phải biết về danh tánh, gia phả, giòng họ và nơi sinh cơ lập nghiệp của Tổ tiên mình. Đối với người Phật Tử cũng vậy. Đức Phật thị hiện tại thế gian để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nhưng nếu không có Thầy, Tổ truyền đăng tục diệm, truyền giới, truyền pháp thì mạng mạch Phật pháp không thể tồn tại cho đến hôm nay.
04/09/2010(Xem: 5428)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567