Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7

11/08/201100:15(Xem: 3972)
Chương 7

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

PHẦN II

NÓI CHUYỆN CÙNG PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

Chương 7

Bạn để lại biển phía sau và đi vào đất liền. Dường như biển này luôn luôn sinh động cùng những con sóng khổng lồ. Nó không là màu xanh nhưng có màu khá nâu với những dòng chảy mạnh mẽ. Nó trông giống như một đại dương nguy hiểm. Một con sông chảy vào nó trong mùa mưa, nhưng sau gió mùa biển cuốn vào nhiều cát đến độ con sông nhỏ bé bị thâu hẹp lại. Bạn rời nó và đi vào đất liền, qua nhiều cái làng, những chiếc xe bò kéo và ba trong những ngôi đền thiêng liêng nhất, và sau một lúc lâu, băng qua nhiều quả đồi bạn vào thung lũng và lại cảm thấy sự cuốn hút đặc trưng của nó.

Tìm kiếm sự thật chỉ là một việc giả dối, như thể là qua sự tìm kiếm nó, hỏi những người khác phương cách để đến nó, đọc về nó trong những quyển sách, thử hệ thống này hay hệ thống kia, bạn sẽ có thể tìm ra nó. Tìm ra nó là như thể nó là cái gì đó ở đó, cố định, bất động, và tất cả mọi việc mà bạn cần làm là nhận ra nó, nắm bắt nó, và nói bạn đã tìm được nó.

Nó không xa lắm đâu: không có con đường dẫn đến nó. Nó không là cái gì đó mà bạn có thể nắm bắt, giữ chặt, ấp ủ và chuyển tải bằng từ ngữ sang một người khác. Sự tìm kiếm hàm ý một người tìm kiếm và trong đó có sự phân chia, sự tách rời mãi mãi mà con người đã thực hiện trong chính anh ấy và trong tất cả những hoạt động của anh ấy. Không phải rằng phải có một kết thúc cho sự tìm kiếm nhưng trái lại sự khởi đầu của học hành. Đang học hành còn quan trọng hơn đang tìm kiếm. Khi tìm kiếm chắc chắn người ta phải bị lạc lối. Lạc lối và nhận ra là khuôn mẫu của sự tìm kiếm. Người ta không thể trải nghiệm sự thật. Nó không cho sự thỏa mãn của kiếm được. Nó không cho người ta bất kỳ thứ gì cả. Nó không thể được hiểu rõ nếu ‘bạn’ vẫn còn náo động.

Không ai có thể dạy bảo cho bạn về nó vì vậy bạn không cần theo sau bất kỳ người nào. Tất cả mọi việc mà bạn có thể làm là, bằng sự quan sát cẩn thận, hiểu rõ chuyển động tinh tế của sự suy nghĩ: làm thế nào sự suy nghĩ tự phân chia chính nó, làm thế nào nó sáng chế những đối nghịch riêng của nó và vì vậy tạo ra sự mâu thuẫn và xung đột. Sự suy nghĩ luôn luôn náo động và trong sự náo động của nó, nó sẽ tự quyến luyến đến bất kỳ cái gì nó nghĩ là cần thiết, vĩnh cửu, thỏa mãn hoàn toàn, và sự thật trở thành sự quyến luyến cuối cùng của sự thỏa mãn của nó. Bạn không bao giờ có thể mời mọc sự thật bằng bất kỳ phương tiện nào. Nó không là một kết thúc; nhưng nó hiện diện ở đó khi sự quan sát bằng mắt rất rõ ràng và khi có sự nhận biết của hiểu rõ. Hiểu rõ có thể xảy ra chỉ khi nào có tự do hoàn toàn khỏi tất cả tình trạng bị quy định của người ta. Chính tình trạng bị quy định này là thành kiến. Vì vậy đừng bận tâm về sự thật, nhưng trái lại hãy cho phép cái trí nhận biết được ngục tù riêng của nó. Sự tự do không ở trong ngục tù. Vẻ đẹp của trống không là tự do.

Trên cùng hành lang đó, cùng hương thơm của hoa nhài và những bông hoa đỏ của cái cây cao, có một nhóm các cậu trai và cô gái. Họ có những khuôn mặt sáng láng và có vẻ vui vẻ lạ thường. Một người trong các em hỏi, ‘Thưa ông, ông có khi nào bị tổn thương hay chưa?’

Bạn có ý thuộc thân thể?

‘Không hẳn như thế, thưa ông. Tôi không biết làm thế nào để diễn tả nó thành những từ ngữ, nhưng phía bên trong ông cảm thấy rằng người ta có thể ám hại ông, gây tổn thương ông, làm cho ông cảm thấy đau khổ. Người nào đó nói điều gì đó và ông thu rút lại. Đây là điều gì tôi có ý qua từ ngữ tổn thương. Tất cả chúng tôi đều đang gây tổn thương lẫn nhau theo cách này. Một số người làm nó một cách cố ý, những người khác không biết nó. Tại sao chúng tôi bị tổn thương? Nó thật không dễ chịu.’

Tổn thương thuộc thân thể là một việc và tổn thương thuộc tâm lý còn phức tạp hơn nhiều. Nếu bạn bị tổn thương thuộc thân thể bạn biết phải làm gì. Bạn đi đến bác sĩ và anh ấy sẽ làm điều gì đó về nó. Nhưng nếu ký ức của tổn thương đó còn giữ lại, vậy thì bạn luôn luôn căng thẳng và sợ hãi và việc này dựng lên một hình thức của sợ hãi. Vẫn còn có ký ức của sự tổn thương quá khứ mà bạn không muốn bị lặp lại. Việc này có thể được hiểu rõ rất dễ dàng và có thể hoặc bị loạn thần kinh hoặc được giải quyết một cách thông minh mà không phải bận tâm nhiều lắm. Nhưng sự tổn thương thuộc tâm lý phía bên trong cần sự tìm hiểu rất cẩn thận. Người ta phải học hành nhiều về nó.

Trước hết, tại sao chúng ta lại bị tổn thương? Từ niên thiếu có vẻ đây là một nhân tố cơ bản trong sống của chúng ta: không bị tổn thương, không bị xúc phạm bởi một người khác, bởi một từ ngữ, bởi một cử chỉ, bởi một cái nhìn, bởi bất kỳ trải nghiệm nào. Tại sao chúng ta bị tổn thương? Liệu bởi vì chúng ta nhạy cảm, hay bởi vì chúng ta có một hình ảnh của chính chúng ta mà phải được bảo vệ, mà chúng ta cảm thấy quan trọng cho chính sự tồn tại của chúng ta, một hình ảnh mà nếu không có nó chúng ta cảm thấy bị lạc lõng, hoang mang? Có hai việc này: hình ảnh và sự nhạy cảm. Bạn hiểu rõ chúng ta có ý gì qua từ ngữ nhạy cảm, cả thuộc phần thân thể lẫn phía bên trong? Nếu bạn nhạy cảm và khá nhút nhát, bạn rút lui vào chính bạn, dựng lên một bức tường quanh chính bạn với mục đích để không bị tổn thương. Bạn thực hiện việc này, đúng chứ?

Một lần bạn đã bị tổn thương bởi một từ ngữ hay bởi một lời phê bình, và điều đó đã gây tổn thương bạn, bạn liền dựng lên một bức tường quanh bạn. Bạn không muốn bị tổn thương nữa. Bạn có lẽ có một hình ảnh, một ý tưởng về chính bạn, rằng bạn quan trọng, rằng bạn thông minh, rằng gia đình của bạn giàu có hơn những gia đình khác, rằng bạn chơi những trò chơi giỏi hơn người nào đó. Bạn có hình ảnh này về chính bạn, đúng chứ? Và khi sự quan trọng của hình ảnh đó bị nghi ngờ, hay bị rung rinh hay bị vỡ vụn thành những mảnh, bạn cảm thấy rất bị tổn thương. Có tự thương xót, lo âu, sợ hãi. Và lần sau bạn thiết lập một hình ảnh mạnh mẽ hơn, khẳng định hơn, hung hăng hơn và vân vân. Bạn thấy rằng không ai gây tổn thương bạn, mà lại nữa đang dựng lên một bức tường chống lại bất kỳ sự xâm phạm nào. Vì vậy sự kiện là rằng cả người nhạy cảm lẫn người tạo tác-hình ảnh đều tạo ra những bức tường của kháng cự. Bạn biết việc gì xảy ra khi bạn dựng lên một bức tường quanh chính bạn? Nó giống như xây một bức tường rất cao quanh ngôi nhà của bạn. Bạn không thấy những người hàng xóm của bạn, bạn không nhận đủ ánh mặt trời, bạn sống trong một không gian rất chật chội, cùng tất cả những thành viên của gia đình bạn. Và bởi vì không có đủ không gian, bạn bắt đầu cáu kỉnh lẫn nhau, bạn cãi cọ, trở nên hung bạo, muốn thoát khỏi và phản kháng. Và nếu bạn có đủ tiền bạc và đủ năng lượng bạn xây một ngôi nhà khác cho chính bạn cùng một bức tường khác vây quanh nó và thế là nó tiếp tục. Sự kháng cự hàm ý không có không gian, và nó là một trong những nhân tố của bạo lực.

‘Nhưng,’ một người trong các em hỏi, ‘người ta không được bảo vệ chính người ta hay sao?’

Chống lại cái gì? Theo tự nhiên bạn phải tự bảo vệ chống lại bệnh tật, chống lại những cơn mưa và mặt trời; nhưng khi bạn hỏi liệu người ta không được bảo vệ chính người ta, liệu bạn không đang hỏi để dựng lên một bức tường chống lại bị tổn thương, hay sao? Có lẽ bởi vì người anh hay người mẹ của bạn nên bạn mới dựng lên một bức tường để chống lại, nghĩ rằng bạn phải bảo vệ chính bạn, nhưng cuối cùng điều này dẫn đến sự hủy hoại riêng của bạn và sự hủy hoại của ánh sáng và không gian.

‘Nhưng’ một trong những người con gái có đôi mắt thận trọng và tóc bím hỏi, ‘tôi sẽ làm gì khi tôi bị tổn thương? Tôi biết tôi bị tổn thương. Tôi bị tổn thương quá thường xuyên. Tôi sẽ làm gì? Ông nói tôi không được dựng lên một bức tường kháng cự nhưng tôi không thể sống với quá nhiều tổn thương như thế.’

Bạn hiểu chứ, nếu người ta được phép hỏi, tại sao bạn bị tổn thương? Và cũng khi nào bạn bị tổn thương? Làm ơn hãy nhìn ngắm chiếc lá đó hay bông hoa đó. Nó rất thanh thoát và vẻ đẹp của nó ở trong chính sự thanh thoát của nó. Nó nhạy cảm cực kỳ và tuy nhiên nó vẫn sống. Và bạn mà quá bị tổn thương, liệu bạn đã đặt ra câu hỏi lúc nào và tại sao bạn bị tổn thương? Tại sao bạn bị tổn thương – khi người nào đó nói điều gì mà bạn không thích, khi người nào đó hung hăng, bạo lực nhằm vào bạn. Lúc đó, tại sao bạn bị tổn thương? Nếu bạn bị tổn thương và dựng lên một bức tường quanh chính bạn, mà là rút lui, vậy thì bạn sống trong một không gian rất chật chội bên trong chính bạn. Trong không gian chật chội đó, không có ánh sáng và tự do và bạn sẽ bị tổn thương càng nhiều hơn. Vì vậy câu hỏi là, liệu bạn có thể sống một cách tự do và hạnh phúc mà không bị tổn thương, mà không dựng lên những bức tường của kháng cự. Đây là nghi vấn cốt lõi, đúng chứ? Không phải làm thế nào để củng cố những bức tường hay phải làm gì khi bạn có bức tường quanh không gian chật chội của bạn. Vì vậy có hai việc được bao hàm trong điều này: ký ức của tổn thương và sự ngăn ngừa của những tổn thương tương lai. Nếu ký ức đó tiếp tục và bạn thêm vào nó những kỷ niệm mới mẻ của những tổn thương, vậy thì bức tường của bạn trở nên vững vàng hơn và cao hơn, không gian và ánh sáng trở nên chật chội hơn và đờ đẫn hơn, và có đau khổ vô cùng, tự thương xót và cay đắng chất chồng. Nếu bạn thấy rất rõ ràng sự nguy hiểm của nó, sự vô ích, sự thương xót của nó, vậy thì những kỷ niệm quá khứ sẽ kết thúc. Nhưng bạn phải thấy nó như bạn thấy sự nguy hiểm của một con rắn hổ mang. Lúc đó, bạn biết nó là một con vật gây chết người và bạn không đến gần nó. Trong cùng cách, liệu bạn thấy sự nguy hiểm của những kỷ niệm quá khứ cùng những tổn thương của chúng, cùng những bức tường tự phòng vệ của chúng? Liệu bạn thực sự thấy nó như bạn thấy bông hoa đó? Nếu bạn thấy, vậy thì chắc chắn nó biến mất.

Thế là, bạn biết phải làm gì với những tổn thương quá khứ. Vậy thì, làm thế nào bạn sẽ ngăn ngừa những tổn thương tương lai? Không phải bằng cách dựng lên những bức tường. Điều đó rõ ràng, đúng chứ? Nếu bạn làm như thế, bạn sẽ nhận được nhiều tổn thương hơn. Làm ơn, hãy lắng nghe cẩn thận câu hỏi này. Vì biết rằng bạn có lẽ bị tổn thương, làm thế nào bạn ngăn ngừa sự tổn thương này xảy ra? Nếu người nào đó nói với bạn rằng bạn không thông minh hay đẹp đẽ, bạn bị tổn thương, hay tức giận, mà là một hình thức khác của kháng cự. Lúc này, bạn có thể làm gì? Bạn đã thấy rất rõ ràng làm thế nào những tổn thương quá khứ biến mất mà không cần bất kỳ nỗ lực nào; bạn đã thấy bởi vì bạn đã lắng nghe và đã trao sự chú ý của bạn. Lúc này, khi người nào đó nói điều gì gây khó chịu bạn, hãy chú ý; hãy lắng nghe rất cẩn thận. Chú ý sẽ ngăn cản dấu vết của tổn thương. Bạn hiểu rõ điều gì chúng ta có ý qua từ ngữ chú ý?

‘Ông có ý, thưa ông, sự tập trung, đúng chứ?’

Không hẳn như thế. Tập trung là một hình thức của kháng cự, một hình thức của loại trừ, một chặn đứng, một thối lui. Nhưng chú ý là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Trong tập trung có một trung tâm mà từ đó hành động của sự quan sát xảy ra. Nơi nào có một trung tâm thì bán kính của nó rất giới hạn. Nơi nào không có trung tâm, sự quan sát rất tổng thể, rõ ràng. Đây là sự chú ý.

‘Tôi e rằng chúng tôi không hiểu rõ điều này, thưa ông.’

Hãy nhìn ra ngoài nơi những quả đồi kia, thấy ánh sáng trên chúng, thấy những cái cây đó, nghe tiếng lạch cạch của chiếc xe bò chạy ngang qua; thấy những chiếc lá úa vàng, đáy sông khô cạn, và con quạ đó đang đậu trên cành cây. Hãy nhìn ngắm tất cả những thứ này. Nếu bạn nhìn từ một trung tâm, cùng thành kiến của nó, cùng sợ hãi của nó, cùng ưa thích và không ưa thích của nó, vậy thì bạn không thấy sự trải rộng vô cùng của quả đất này. Vậy thì đôi mắt của bạn bị phủ mây, vậy thì bạn bị cận thị và thị lực của bạn bị biến dạng. Liệu bạn có thể nhìn ngắm tất cả những thứ này, vẻ đẹp của thung lũng, bầu trời, mà không có một trung tâm? Vậy thì, đó là sự chú ý. Vì vậy, lắng nghe bằng chú ý và không có trung tâm đó, đến những phê bình, sỉ nhục, tức giận, thành kiến của một người khác. Bởi vì không có trung tâm trong chú ý đó nên không thể bị tổn thương. Nhưng nơi nào có một trung tâm, chắc chắn phải có bị tổn thương. Vậy thì, sống trở thành một kinh hoàng của sợ hãi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]