- 1. Phẩm thứ nhất: Quán nhân duyên
- 2. Phẩm thứ hai: Quán sát sự chuyển động và sự không chuyển động
- 3. Phẩm thứ ba: Quán lục tình
- 4. Phẩm thứ tư: Quán năm ấm
- 5. Phẩm thứ năm: Quán lục chủng
- 6. Phẩm thứ sáu: Quán ái dục và kẻ tham nhiễm ái dục
- 7. Phẩm thứ bảy: Quán sát ba tướng
- 8. Phẩm thứ tám: Quán tác và tác giả
- 9. Phẩm thứ chín: Quán sát bản trụ
- 10. Phẩm thứ mười: Quán lửa và nhiên liệu
- 11. Phẩm thứ mười một: Quán sát bản tế
- 12. Phẩm thứ mười hai: Quán sát về sự thống khổ
- 13. Phẩm thứ mười ba: Quán sát các hành
- 14. Phẩm thứ mười bốn: Quán sát sự hòa hợp
- 15. Phẩm thứ mười lăm: Quán hữu vô
- 16. Phẩm thứ mười sáu: Quán sát về sự trói buộc và giải thoát
- 17. Phẩm thứ mười bảy: Quán sát về nghiệp
- 18. Phẩm thứ mười tám: Quán pháp
- 19. Phẩm thứ mười chín: Quán thời gian
- 20. Phẩm thứ hai mươi: Quán sát nhân và quả
- 21. Phẩm thứ hai mươi mốt: Quán sát về sự sinh thành và hoại diệt
- 22. Phẩm thứ hai mươi hai: Quán sát đức Như Lai
- 23. Phẩm thứ hai mươi ba: Quán sát điên đảo
- 24. Phẩm thứ hai mươi bốn: Quán sát tứ đế
- 25. Phẩm thứ hai mươi lăm: Quán sát niết bàn
- 26. Phẩm thứ hai mươi sáu: Quán mười hai nhân duyên
- 27. Phẩm thứ hai mươi bảy: Quán sát về những tà kiến
TRUNG LUẬN (MADHYAMAKAKÀRIKÀ )
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna)
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Thích Viên Lý
TRUNG LUẬN QUYỂN THỨ TƯ
PHẨM THỨ HAI MƯƠI SÁU:
QUÁN MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
Chúng sanh vì bị si mê (vô minh) che lấp nên đã khởi sanh ba nghiệp (ba hành: thân, khẩu và ý) và vì bị nghiệp (hành) dẫn khởi nên theo nghiệp (hành) mà đọa lạc trong sáu thú (* sáu nẻo đường, cảnh giới: thiên, nhân, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh).
Vì nhân và duyên của các hành nên thức cảm thọ lấy cái thân mạng của sanh tử sáu đường và vì có sự đeo níu thủ chấp của thức (* thức nhập vào bào thai bám giữ lấy tinh cha huyết mẹ để cấu thành sinh mạng) nên danh (tâm) và sắc (pháp, thân, vật thể) được tăng trưởng.
Vì danh sắc tăng trưởng nên nhân đó sanh ra lục nhập (sáu căn được hoàn thành) do sự hòa hợp của lục tình (lục căn), lục trần và lục thức nên sanh ra lục xúc, vì nhân lục xúc mà liền (tức khắc) khởi sanh ba cảm thọ (tam thọ) vì nhân ba cảm thọ nên sanh ra khát ái, nhân ái mà có bốn thủ (* bốn loại thủ chấp: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã ngữ thủ), nhân thủ nên có hữu. Nếu người chấp thủ (bám giữ chặt chẽ) mà không thủ chấp (bám giữ đeo níu chặt chẽ) thì được giải thoát và không còn sanh tử luân hồi. Từ hữu mà có sanh, từ sanh nên có già chết, từ già chết cho nên có các ưu bi khổ não (buồn sầu khổ đau dằn vặt). Như vậy vân vân..., những sự kiện trên đều xuất phát (bắt nguồn) từ quá trình phát triển của một sinh mạng mà có (hiện hữu). Chỉ vì (mười hai) nhân duyên này mà tập đại thành (nhóm họp và hình thành) khổ ấm (* Ấm, giới, nhập hòa hợp - thân tâm). Cái gọi là sanh tử chính là cội nguồn của các hành (nghiệp) được tạo ra bởi kẻ vô minh. Bậc trí giả (người có trí tuệ bát nhã) không tạo nên những sự kiện ấy, vì thế vô minh diệt nên những sự kiện ấy (hành thức vân vân...) không thể sanh khởi, chỉ vì vô minh mà những khổ ấm tụ họp sanh khởi; thế nên vô minh diệt thì chính là diệt trừ tận gốc mọi khổ đau sanh tử luân hồi.