- I. Phần Đầu (1) Cương Yếu
- II. Tiết Mục 1 : Căn Cứ Của Pháp Sở Tri
- III. Tiết Mục 2 : Sắc Thái Của Các Pháp Sở Tri
- IV. Tiết Mục 3 : Ngộ Nhập Các Pháp Sở Tri
- V. Tiết Mục 4 : Nhân Quả Của Sự Hộ Nhập Ấy
- VI. Tiết Mục 5 : Sự Tu Tập Về Nhân Quả Ấy
- VII. Tiết Mục 6 : Giới Tăng Thượng Của Sự Tu Tập
- VIII. Tiết Mục 7 : Định Tăng Thượng Của Sự Tu Tập
- IX. Tiết Mục 8 : Tuệ Tăng Thượng Của Sự Tu Tập
- X. Tiết Mục 9 : Đoạn Đức Của Sự Tu Tập
- XI. Tiết Mục 10 : Trí Đức Của Sự Tu Tập
Chương 1: Nói Về Xuất Xứ
Chính Văn.-
Như vậy là đã nói sự tu tập về nhân quả rồi, còn sự thù thắng của giới tăng thượng trong sự tu tập ấy thì làm sao thấy được? Hãy thấy như đã được nói đến, trong phần Chính thọ bồ tát giới, thuộc Bồ tát địa (của luận Du dà sư địa).
Tiết 1: Chi Tiết Thù Thắng
Chính Văn.-
Thêm nữa, nên biết đại lược do 4 sự thù thắng dưới đây mà thấy giới tăng thượng này là thù thắng: một là do sự chi tiết thù thắng, hai là do học xứ chung với không chung thù thắng, ba là do sự rộng lớn thù thắng, bốn là do sự sâu xa thù thắng. (Một), sự chi tiết thù thắng là bồ tát giới có 3 loại: một là giới luật nghi, hai là giới nhiếp thiện pháp, ba là giới lợi ích chúng sinh. Tựu trung, giới luật nghi thì nên biết có nghĩa là xây dựng 2 giới nhiếp thiện pháp và lợi ích chúng sinh, giới nhiếp thiện pháp thì nên biết có nghĩa là xây dựng sự tu tập hết thảy Phật pháp, giới lợi ích chúng sinh thì nên biết có nghĩa là xây dựng sự thành thục hết thảy chúng sinh.
Lược Giải.-
Giới luật nghi xây dựng 2 giới nhiếp thiện pháp và nhiếp chúng sinh, lời cắt nghĩa này rất đáng quan tâm.
Tiết 2: Chung Với Không Chung Thù Thằng
Chính Văn.-
(Hai), học xứ chung với không chung thù thắng, là các vị bồ tát thì vì tất cả tánh tội đều không hiện hành, nên chung với thanh văn; nhưng giá tội tương tự [143]thì có trường hợp hiện hành, nên không chung với thanh văn. Đối với học xứ giá tội, có thứ thanh văn phạm mà bồ tát không phạm, có thứ bồ tát phạm mà thanh văn không phạm. Thêm nữa, bồ tát có đủ cả các giới thân miệng ý, thanh văn chỉ có 2 giới thân miệng, thế nên bồ tát thì ý cũng có phạm giới, chứ không phải thanh văn (ý cũng có như vậy). Chính yếu mà nói, thì tất cả 3 nghiệp thân miệng ý không tội lỗi mà lợi ích chúng sinh, thì bồ tát nên hiện hành tất cả, nên tu học tất cả. Như thế đó nên biết gọi là chung với không chung thù thắng.
Tiết 3: Rộng Lớn Thù Thắng
Chính Văn.-
(Ba), sự rộng lớn thù thắng thì lại do 4 thứ rộng lớn nữa: một là rộng lớn vì học xứ thì đủ loại và vô lượng, hai là rộng lớn vì phước đức được thâu đạt rất là vô lượng, ba là rộng lớn vì ý lạc thì muốn lợi ích yên vui cho tất cả chúng sinh, bốn là rộng lớn vì xây dựng thì xây dựng vô thượng bồ đề.
Tiết 4: Sâu Xa Thù Thắng
Chính Văn.-
(Bốn), sự sâu xa thù thắng là các vị bồ tát do loại phương tiện khéo léo [144], làm 10 việc sát sinh v/v mà không có tội lỗi, sinh vô lượng phước, mau chứng vô thượng bồ đề. Thêm nữa, các vị bồ tát hiện hành 2 nghiệp thân miệng biến hóa, thì nên biết đó cũng là giới pháp sâu xa; vì lý do này mà có khi bồ tát làm quốc vương, thị hiện những việc bức não chúng sinh, đặt họ đứng vững vào trong giới pháp. Thêm nữa, các vị bồ tát thị hiện những việc bản sinh, làm những sự bức não chúng sinh mà thực sự nhiếp hóa chúng sinh, trước làm cho họ tin tưởng sâu xa, sau đi đến thành thục. Như thế đó là sự sâu xa thù thắng của giới pháp mà bồ tát học tập. Do 4 sự thù thắng đã nói đại lược trên đây, nên biết luật nghi của bồ tát rất là thù thắng.