Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Ngữ Sinh Động Lạ Kỳ: "Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng"

24/06/201817:59(Xem: 7319)
Từ Ngữ Sinh Động Lạ Kỳ: "Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng"
chap tay1
TỪ NGỮ  SINH ĐỘNG LẠ KỲ : 
" NAM MÔ PHẬT , NAM MÔ PHÁP , NAM MÔ TĂNG " 

Lời người viết:

Tôi thường được dạy rằng , nếu học mà không tư duy và không có đủ căn cơ để nhận thức vấn đề một cách sâu sắc và thực hành tinh tấn với khả năng mình có mà chỉ chép ra hay học thuộc những gì  các nhà bác học , giác ngộ thuyết giảng thì đó là đang uống những toa thuốc gia truyền và đôi khi sẽ bị dị ứng và phản ứng tai hại cho cơ thể.

Nhưng một học giả chuyên giảng luận về Kinh Pháp Hoa có dạy thêm rằng , nếu ta cảm thấy thích thú với một đề tài nào đó làm chúng ta hưng phấn lên và muốn phát triển hơn thêm thì hãy tiếp tục đi sâu vào vì đó là tri thức của chúng ta muốn giải quyết một vấn đề mà ta thắc mắc ....và tôi vẫn thường suy nghĩ về câu Nam Mô.

Hôm nay nguyên nhân người viết trình bày với bạn hữu những gì được nghe và hiểu:

"Đó là Niềm Tin qua câu khấn nguyện Nam Mô Phật , Pháp ,Tăng " một vấn đề đã từ lâu người viết suy tư tuy còn thô thiển nhưng hy vọng rằng cũng không đến nỗi tẽ nhạt và vô vị .....

Nhiều lần học giáo lý Phật Pháp đôi khi ta vẫn thường nghe nói đến học thuyết " Nhất niệm tam thiên" có nghĩa là chỉ thoáng trong một ý nghĩ là những trạng thái tâm thức của Ta sẽ đưa đến ba cõi sáu đường.

Như vậy đối với những vấn đề Tâm Linh sâu sắc và tế nhị như thế chỉ những người nghiên cứu thâm sâu và rốt ráo  mới có thể cho ra những nhận xét mà ta học được từ họ qua những kinh nghiệm từ bản thân họ (những nhà tôn giáo quyền lực ) như sau:

SỰ GIẢI THOÁT THỰC SỰ CỦA TA PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN DO TÔN GIÁO nhất là Phật giáo bao gồm Giáo lý triết học và Đạo Đức mà Christmas Humphrey gọi là MỘT PHẬT GIÁO RẤT SINH ĐỘNG.

Quả thật vậy , theo Nikkyo Niwano trong một bài viết về kinh Pháp Hoa , Ông đã cho rằng: Khi ta nghiên cứu sâu vào giáo lý , ta sẽ thấy có một điều gì đó không thể diễn tả được , xúc chạm trực tiếp vào lòng ta , giống như một ánh sáng bao trùm ta một cách ấm áp và soi chiếu rõ ràng rọi thẳng vào con đường chúng ta đang định hướng đến " CÁI GÌ ĐÓ CHÍNH LÀ NIỀM TIN " và cũng chính là Giáo lý thực dụng và đạo đức mà Đức Thế Tôn đã dạy ta cách giải quyết bằng tri thức và nỗ lực của con người ......

Từ những lời trình bày thật rõ ràng , người viết xin được tóm tắt lại để chúng ta cùng nhau thưởng thức hương vị ngọt ngào của Giáo Pháp của Đức Thế Tôn mà hơn 2562 năm nay vẫn còn sinh động như thuở nào.

**NHỜ CÓ NIỀM TIN chúng ta sẽ suy nghĩ đúng đắn hơn về Cái Sống và Cái Chết 

Ta phải hiểu chắc trong Tâm ta rằng " Sự sống của Ta cần hợp nhất với sự sống của vũ trụ"  nghĩa là ta có thể khiến tư duy của Ta và hành xử của Ta phải hài hoà một cách tự nhiên với hoàn cảnh chung quanh mình thì ta sẽ tránh được những khổ đau lo lắng luôn làm chúng ta não loạn rối rắm.
 

**Cái Tâm thức được sự sống vũ trụ lớn lao làm sinh động chúng ta và sẽ truyền  đến cho ta một niềm hy vọng và sự can đảm để ta đạt được một Niềm Tin cao tột , nhất là khi Ta phải đối mặt với với những nỗi khổ đau trầm trọng và ta cảm thấy như phải nương dựa vào một quyền lục tối cao nào đó có năng lực tuyệt đối hơn mình và tìm xin một sự cầu cứu thì việc niệm NAM MÔ PHẬT chính đã truyền sự sống đến cho Ta.
 

**Nam Mô theo nghĩa Sankrit là " hết lòng nương tựa vào Pháp với niềm tin cậy hoàn toàn " mà Pháp cũng chính là Chân lý 

Trạng thái cao vời mang tính tôn giáo khi chúng ta cảm thấy lòng biết ơn và niềm hoan hỷ khó tả, đó chính là niềm tin thuần khiết và cao thượng nhất khi ta niệm hai chữ NAM MÔ.
 

Tuy nhiên người có học Đạo ai cũng biết rằng sự hiểu Pháp luôn khác nhau theo từng giai đoạn và tuỳ khả năng căn cơ của mỗi người , chính vì thế mà Đức Thế Tôn đã từng dạy " CÁC ÔNG CÓ THỂ NƯƠNG TỰA VÀO CHÍNH MÌNH nghĩa là phải nương dựa vào chân lý vào Pháp và đi theo bằng chính sự nỗ lực của chính  ta và câu HÃY TỰ MÌNH LÀM ÁNH SÁNG CHO CHÍNH MÌNH mà qua lời dạy trên ta đã hiểu ngầm rằng Cái mà ta nương dựa đó ( Pháp) ở cả bên trong lẫn bên ngoài chúng ta cũng như đã thấy được rằng Thân ta được chân lý này tạo ra và được nó làm cho sống, Tâm ta cũng được chính chân lý tạo ra và được nó làm cho vận hành.
 

Như vậy tất cả sự vật bao gồm xã hội, trời đất, cây cối, chim muông thú vật và loài người đều được chân lý làm ra và được nó làm cho sống .Và một khi ta đã nhận thức chắc chắn trong thâm tâm rằng ta được sinh ra từ cái sự sống lớn lao thấm nhuần từ Vũ Trụ thì ta có thể an tâm thực sự và khi ấy ta nhủ thầm mình đã đạt được tâm thức " Không bị cái gì dao động ". 

Tuy nhiên một người bình thường không thể nhận được Pháp, vì Pháp là thứ không thể Thấy và không thể nắm bắt được, do đó mà Đức Phật Thích Ca đã thể hiện Pháp hay Chân lý bằng hình tướng Phật và Ngài đã tuyên bố rằng " AI THẤY PHÁP TỨC LÀ THẤY PHẬT " và Ngài còn giảng thêm rằng :" Đức Phật có năng lực tuyệt đối và là một hiện hữu bất diệt hiện diện trong mỗi sự vật và khiến cho chúng sinh ra. Đó là Đức Phật Vĩnh Cữu hay còn gọi là cái năng lực làm cho mọi sự sống.
 

 Đức Phật này có mặt khắp mọi nơi theo hình tướng mà Ngài xuất hiện nếu ở cõi người thì Ngài sẽ hiện ra dưới dạng con người. Chính vì thế  Phẩm Như Lai  Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa ta đã nghe Đức Phật thốt ra ba lần  " HÃY TIN VÀ NHẬN RÕ LỜI NÓI CHÂN THẬT CỦA NHƯ LAI " có hàm ý rằng " Hãy tin và nhận rõ Pháp ( Chân Lý ). Hãy tin Chân Lý một cách thẩm sâu và triệt để thì các người sẽ hiểu rõ giá trị của Pháp như Ta ".
 

Và cuối cùng tôi cũng xin bổ túc lời nhận xét của Đức Đạt  Lai Lạt Ma 14 qua đoạn văn phỏng vấn của Melvin McLoad ".  Phật giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin, nhưng đức tin phải đi kèm với trí tuệ. Tương tự như vậy, tình yêu và từ bi cũng phải kết hợp với trí tuệ. Trong đạo Phật và đặc biệt là từ truyền thống của Nalanda, trí thông minh hay lý luận là rất quan trọng. Đức Phật là bậc triết gia kiêm nhà tư tưởng vĩ đại, đồng thời là một nhà khoa học. Ngài nói với tín đồ rằng họ không nên tiếp nhận lời dạy của Người chỉ bằng đức tin mà còn qua điều tra, thử nghiệm. Vì vậy, Phật giáo coi lý luận, phân tích, bằng chứng và yếu tố then chốt. Những thứ đó đem đến đức tin.   Nhiều năm trước, tôi nói với một người bạn là nhà sư phương Tây rằng tôi muốn có nhiều cuộc thảo luận nghiêm túc với các chuyên gia khoa học. Người bạn đó khuyên hãy cẩn thận bởi khoa học giết chết tôn giáo. Tôi liền trích dẫn lời Đức Phật rằng một người không nên chấp nhận bất cứ kiến thức nào chỉ bằng lòng tin hay sự tôn trọng mà phải qua điều tra kỹ lưỡng." 

Hẳn các bạn đã tìm thấy sự sinh động của từ ngữ Nam Mô với Trí tuệ của bạn rồi chứ và các bạn đã hiểu thế nào khi Đức Phật theo phương tiện đã đặt Tín Căn lên hàng đầu  trong Ngũ Căn ( Năm thiện Tánh ) đó là Tín , Tấn , Niệm Định Tuệ và một khi ta đã hiểu rõ được Pháp thì 5 quan năng này phải liên tục trong nhau.
 

Và Ta không thể cứu độ được  một ai nếu người ấy chỉ hiểu lý thuyết suông , chỉ khi nào người ấy TIN TỰ ĐÁY LÒNG  thì Đức Tin ấy mới tạo ra năng lực  để có thể phát âm từ ngữ NAM MÔ PHẬT ,NAM MÔ PHÁP , NAM MÔ TĂNG.
 

Hy vọng với sự trình bày trên các bạn cũng nhận được sự tín thành của tôi  với Phật Pháp Tăng và đương nhiên Nam Mô là câu đầu tiên trong các buổi công phu và sám hối của mình, bạn ơi!

Xin tặng bạn vài lời dạy của Krishnamurti mà tôi viết thành câu thơ để cho dễ nhớ:
 

Một đời được  học hỏi 

Bỏ CÁNH CỬA LÀ TÔI *

Xua  tan đi bóng tối 

Vượt CÁI CỬA TRONG TÔI **

NAM MÔ.... dừng tội lỗi 

* ý nói là tiểu ngã 

**ý nói cái cửa mở ra không  ở bên ngoài , nó là bản thân ta 

Huệ Hương 

Melbourne một ngày đông rất lạnh 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2015(Xem: 6017)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 6853)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 5872)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 6588)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 7978)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7102)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 6383)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7180)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6042)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
23/01/2015(Xem: 6558)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567