Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19 Nghiệp là gì?

21/11/201018:21(Xem: 8429)
19 Nghiệp là gì?



ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka

CHƯƠNG 19

Nghiệp là gì?

"Tác ý là Nghiệp" 

Tăng Nhứt A Hàm

Nghiệp (Kamma)

Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana). Tư tưởng, lời nói, việc làm, thường khởi xuất do "ý muốn làm" tạo động cơ. Phật Giáo gọi ý muốn làm ấy là Tác ý (cetana). Tất cả những hánh động có tác ý, dầu biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ý , đều tạo Nghiệp. Tất cả những hành động có tác ý, thiện hay bất thiện, đều tạo Nghiệp. Những hành động không có chủ tâm, mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo Nghiệp.

Đức Phật dạy:"Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ý là Nghiệp. Do có ý muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý [1]".

Ngoại trừ những hành động của chư Phật và chư vị A La Hán, mỗi hành động có tác ý đều gọi là Nghiệp. Mặc dầu chư Phật và chư vị A La Hán vẫn còn chịu ảnh hưởng của những nhân đã gieo trong quá khứ, các Ngài không còn tạo Nghiệp mới nữa vì các Ngài đã thoát ra ngoài cái lành và cái dữ, đã tận diệt vô minh và ái dục là hai nguồn gốc của Nghiệp. Ratana Sutta (Tam Bảo Kinh) ghi rằng: "Mầm giống (Khina-bija) đã bị tận diệt, những ham muốn vị kỹ không còn khởi sanh."

Như vậy không có nghĩa là chư Phật và chư vị A La Hán sống một cách thụ động. Các Ngài luôn luôn tích cực hoạt động để tạo an lành hạnh phúc cho chúng sanh. Hành động của các ngài, thường được coi là thiện, không có năng lực tạo Nghiệp. Am hiểu tận tường thực tướng của vạn pháp, các Ngài phá tan mọi thằng thúc (kiết sử) trói buộc chúng sanh trong vòng luân hồi, những chuỗi dài nhân và quả.

Một vài hệ thống tín ngưỡng cũng nhìn nhận rằng mọi chênh lệch trong xã hội đều do Nghiệp, nhưng khi đề cập đến Nghiệp, lại chủ trương rằng mọi hành động, có tác ý hay không, đều tạo Nghiệp.

Theo chủ trương ấy, một người giết cha, giết mẹ dầu cố tâm hay vô ý, đều phạm trọng tội như nhau. Cũng như đối với lửa, dầu vô tình hay cố ý thọc tay vào lửa thì phải bị phỏng như nhau, không hơn không kém.

Lập luận như vậy dĩ nhiên sẽ đưa đến một định thức phi lý. Đứa bé trong bào thai, vô tình làm cho mẹ đau đớn, hay bà mẹ vô ý làm đau đứa con trong lòng mình, hẳn cũng tạo Nghiệp bất thiện? Vã lại, nêu ra một sự kiện để giải thích một sự kiện tương tợ, như trường hợp của người thọc tay vào lửa và một người hành động ác là một luận cứ không thể đứng vững. Thí dụ,theo luận điệu trên, nếu ông A sai ông B đi giết người, thì chính ông B phạm tội sát nhân mà ông A thì không sao cả, vì chỉ có ông B là người "thọc tay vào lửa". Hơn nữa, cũng theo luận điệu trên, một hành động ác không có tác ý có thể còn tai hại hơn một hành động ác có tác ý. Nói cách khác, cố ý làm ác bị hại ít hơn là vô tình, vì theo ví dụ người thọc tay vào lửa, biết rằng lửa nóng người cố tâm tất phải dè dặt hơn nên ít bị nóng. Người vô tình, vì không định ý trước, không kịp ngăn ngừa, ắt bị phỏng nhiều hơn. [2]

Trong sự báo ứng của Nghiệp, Tâm là yếu tố tối quan trọng. Tất cả những việc làm,lời nói và tư tưởng đều do tâm ảnh hưởng. "Khi không điều phục được tâm tức nhiên không thể kềm chế được việc làm, lời nói, và tư tưởng. Điều phục tâm tức kềm chế thân, khẩu, ý." [3]

"Chính tâm dẫn dắt thế gian, chính tâm lôi kéo thế gian; và tất cả mọi người đều làm chủ cái tâm."

Kinh Pháp cú có câu:

"Tâm dẫn đầu mọi hành động. Tâm là chủ. Tâm tạo tác tất cả. Nếu nói hay làm với tâm ác thì do đó, đau khổ sẽ theo liền với ta như bánh xe lăn theo dấu chân con bò kéo xe." (câu 2)

Ta có thể thắc mắc vì sao một vật vô hình như tâm lại có thể gây ra những xáo trộn cho thế gian vật chất. Thật ra không có gì khó hiểu. Chính các bộ máy cực kỳ hùng mạnh và có khả năng làm đảo lộn thế gian hiện đại chỉ là sản phẩm của những bộ óc phong phú.

Cái tâm vô hình tạo nên tất cả những tác động báo ứng của Nghiệp.

Nghiệp không nhất thiết chỉ là những hành động trong quá khứ, mà bao trùm quá khứ và hiện tại. Như vậy, nói một cách, chúng ta như thế nào trong hiện tại là tùy thuộc trong quá khứ chúng ta đã hành động như thế nào, và trong tương lai chúng ta sẽ hành động như thế nào tùy thuộc nơi hành động của chúng ta như thế nào trong hiện tại. Hiểu một cách khác nữa, ta phải thêm rằng trong hiện tại chúng ta như thế nào không hoàn toàn bởi vì trong quá khứ ta đã như thế và trong tương lai chúng ta sẽ như thế nào cũng không hoàn toàn tùy thuộc nơi chúng ta như thế nào trong hiện tại.

Hiện tại chắc chắn là con đẻ của quá khứ, đồng thời cũng là mẹ sanh của tương lai.

Nhưng trong sự báo ứng vô cùng phức tạp của Nghiệp, ta không thể nhìn vào hiện tại mà quả quyết quá khứ và tương lai. Thí dụ như tên cướp sát nhân ngày hôm nay có thể là một người hiền như bậc thánh nhân ngày mai. Một người hiền lương đạo đức ngày hôm qua có thể hôm nay trở nên hư hèn hung dữ.

Lời mẹ dạy con: "Nếu con ngoan sẽ được mẹ cưng và con sẽ vui vẽ. Nếu con không ngoan mẹ sẽ không cưng và con sẽ buồn" là giáo lý Nghiệp Báo.

Cái gì giống nhau thu hút lẫn nhau. Tốt đem lại tốt, xấu đem lại xấu. Đó là định luật Nhân Quả.

Tót tắt, Nghiệp Báo là định luật Nhân Quả trong lĩnh vực luân lý hay như người phương Tây thường nói, là "ảnh hưởng của hành động".

Nghiệp và Quả (Kamma và Vipaka)

Nghiệp là hành động. Quả là phản ứng của hành động ấy. Nói cách khác, Quả (Vipaka) là hậu quả của hành động. Cũng như mỗi vật đều dính liền với cái bóng của nó, mỗi hành động có tác ý (cetana) đều dính liền với quả. Nghiệp có thể ví như một cái hột có khả năng trở thành cây. Quả như trái cây. Lá, hoa các thứ là những sự khác biệt bên ngoài như sức khỏe, sự thịnh vượng, sự giàu sang, sự bệnh hoạn và những điều bất hạnh trong đời sống vật chất mà không ai tránh khỏi.

Nói một cách chính xác, Nghiệp và Quả đều tùy thuộc nơi Tâm. Hành động (Nghiệp) và hậu quả của hành động ấy (Quả) đều do Tâm tạo nên. Vì Nghiệp có thể tốt hay xấu, Quả có thể lành hay dữ.

Nếu hành động thuộc về tâm thì quả cũng thuộc về tâm. Lắm khi ta nghe an vui hạnh phúc, khoan khoái trong lòng, hay buồn bực đau khổ v.v... đó là đang thọ Quả thuộc về tâm. Quả trổ sanh tốt hay xấu tùy theo Nhân gieo tốt hay xấu.

Trong phạm vi vật chất, Anisamsa là những phước lành như giàu sang, khỏe mạnh, tuổi thọ v.v..., Adinava là những tôi khổ như bần cùng, xấu xí, bệnh tật, yểu tử v.v... Nghiệp là những tâm thiện và bất thiện tại thế (Kusala akusala lokiya citta) và Quả (Vipaka) là những loại tâm Quả tại thế (lokiya vipaka citta).

Theo Vi Diệu Pháp [4], Nghiệp gồm 12 loại tâm bất thiện và 8 loại tâm thiện thuộc Dục Giới (kamavacara), 5 loại tâm thiện thuộc Sắc Giới (rupavacara) và 4 loại tâm thiện thuộc Vô Sắc Giới (arupavacara). Tổng cộng là 29 tâm tại thế (lokiya citta).

Ngoài ra, 8 loại tâm siêu thế (lokuttara citta) không thể coi là Nghiệp vì các loại tâm ấy có khuynh hướng diệt Nghiệp.

Động cơ của tất cả các loại tâm tại thế là Tác ý (cetana), trái lại, yếu tố chánh yếu trong các loại tâm siêu thế là Trí tuệ (panna).

9 loại tâm thiện thuộc Sắc Giới và Vô Sắc Giới (5 thiện Sắc Giới và 4 thiện Vô Sắc Giới ) hoàn toàn thuộc về tâm, không biểu hiện dưới hình thức việc làm và lời nói như 20 loại tâm thuộc Dục Giới.

Mọi hành động đều do tâm. Chính tâm biểu hiện bằng thân, khẩu hay ý.

Tất cả 29 loại tâm kể trên (12+8+5+4) đều được gọi là Nghiệp vì các loại tâm ấy có khả năng tạo Quả một cách tự động, không cần trợ lực của yếu tố nào từ bên ngoài.

Vui, buồn, hạnh phúc hay đau khổ, hậu quả dĩ nhiên phải có của các loại tâm thiện hay bất thiện, gọi là tâm Quả thuộc Dục Giới. Năm loại tâm Quả thuộc Sắc Giới và 4 loại tâm Quả thuộc Vô Sắc Giới đều là hậu quả đương nhiên của Nghiệp.

Đã gieo nhân tức phải gặt Quả, lúc nầy, nơi nầy, hay lúc khác, nơi khác, ở kiếp hiện tại hay trong kiếp vị lai. Ngày hôm nay ta gặt hái những gì chính ta đã gieo trong hiện tại hay trong quá khứ.

Trong bộ Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, có những lời dạy như sau:

"Đã gieo giống nào,
Sẽ gặt quả nấy.
Hành thiện sẽ thâu gặt quả lành.
Hành ác sẽ thâu gặt quả dữ.
Hãy gieo giống tốt,
Ta sẽ hưởng quả lành. [5]"

Nghiệp Báo tự nó là một định luật có hiệu lực trong một phạm vi riêng biệt, không chịu ảnh hưởng của tha lực nào từ bên ngoài đưa vào.

Khả năng trổ Quả đã dính liền với Nghiệp. Trong hành động (bằng thân, khẩu, ý) đã có tiềm tàng năng lực tạo Quả, cũng như trong hột đã có tiềm tàng tạo nên cây và sanh ra trái. Nhân sanh Quả, Quả giải thích Nhân. Hột sanh trái, thấy trái ta biết hột như thế nào. Sự liên quan giữa hột và trái cũng như giữa Nghiệp và Quả. "Trong Nhân đã có sẳn mầm giống của Quả."

Hạnh phúc và đau khổ, thường xảy đến cho nhân loại, là Quả phải có, trổ sanh do những nhân nào. Phật Giáo không chủ trương có sự thưởng phạt do một oai lực siêu phàm toàn tri, toàn năng, tối thượng ban bố cho những linh hồn đã làm lành hay gây dữ. Thuyết Duy Thần cố giải thích mọi việc bằng kiếp sống trường cửu trong tương lai mà không biết đến quá khứ. Thuyết Duy Thần tin rằng linh hồn của người chết sẽ trãi qua một cuộc phán xét và xem những phước báu và tội khổ trong đời hoàn toàn do ý muốn của một Tạo Hóa Tối Thượng, ngự trên một cảnh trời nào đó, tạo ra càn khôn vạn vật và trọn quyền định đoạt số phận của nhân loại, vật do mình tạo ra.

Phật Giáo không nhìn nhận có một linh hồn trường cửu, được tạo nên một cách ngẩu nhiên và độc đoán. Phật Giáo tin có định luật và công lý thiên nhiên, không phải một đấng Thượng đế toàn năng hay một Đức Phật đại từ đại bi tạo nên. Theo định luật và công lý thiên nhiên ấy thì mỗi hành động đều gây nên một phản ứng tương xứng mà người đời thường lầm tưởng là sự ban thưởng hay hình phạt.

Một vài người dựa theo nhận thức riêng của mình cho rằng thuyết Nghiệp Báo trong Phật Giáo là một loại nha phiến để thoa dịu và ru ngủ người xấu số bằng luận điệu như sau:

"Bây giờ anh phải chịu khó nghèo khổ vì đã tạo Nghiệp xấu trong quá khứ. Anh kia được giàu sang vì anh ấy tạo Nghiệp tốt. Như vậy, hãy cam tâm chịu lấy số phận nghèo đói của anh và cố gắng tạo Nghiệp tốt trong hiện tại để được giàu sang trong kiếp tới.

"Trong kiếp nầy anh bị hà hiếp bóc lột vì đã tạo Nghiệp xấu trong quá khứ. Hãy nhận lãnh số phận hẩm hiu ấy và nhẫn nại cam tâm chịu khổ. Từ nay hãy ăn hiền ở lành, chắc rằng kiếp sau anh sẽ được giàu sang hạnh phúc."

Đức Phật không hề dạy như vậy. Thuyết Nghiệp Báo trong Phật Giáo cũng không bao giờ chấp nhận một cuộc phán xử sau kiếp sống. Đức Phật vị tha, từ bi vô lượng vô biên, truyền dạy Nghiệp Báo không phải để bảo vệ người giàu sang và an ủi người nghèo khổ bằng cánh hứa hẹn hạnh phúc huyền ảo trong tương lai.

Theo lý Nghiệp Báo, chúng ta không nhất định phải bị trói buộc trong hoàn cảnh nào, vì Nghiệp Báo không phải là số mạng, cũng không phải Tiền Định do một oai lực huyền bí nào đã định đoạt cho ta một cách bất khả kháng. Chính hành động thiện hay ác của ta gây phản ứng lành hay dữ. Do đó chúng ta hoàn toàn tự do tạo ra những phản ứng mới để hòa dịu Nghiệp lực. Chúng ta có đủ năng lực để chuyển phần nào cái Nghiệp của chúng ta theo ý muốn. Chuyển đến mức độ nào chỉ tùy nơi ta.

Như vậy chúng sanh không bị bắt buộc phải gặt hái trọn vẹn những gì đã gieo. Trong một tình trạng nào đó và trong một giới hạn nào đó, với sự cố gắng chánh đáng, ta có thể sửa đổi cái Nghiệp của ta.

Nguồn Gốc của Nghiệp

Vô minh (avijja) hay không hiểu biết thấu đáo thực tướng của sự vật là nguyên nhân chính tạo ra Nghiệp. Trong Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada) có câu:

"Tùy thuộc nơi Vô Minh, Hành phát sanh" (avijja paccaya samkhara)."

Vì không am hiểu chân tướng của vạn pháp nên mới có những hành động tạo Nghiệp.

Ái dục (Tanha) - đi liền với Vô Minh - là một nguyên nhân khác tạo duyên sanh ra Nghiệp. Chính Vô Minh và Ái Dục là cội rễ của mọi tội ác. Tất cả những hành động của hạng phàm nhân (puthujjana, là những chúng sanh còn trong tam giới) mặc dầu bắt nguồn từ ba căn trong sạch là bố thí (alobha, không tham), từ bi (adosa, không sân) và trí tuệ (amoha, không si) vẫn còn tạo Nghiệp, vì chưa tận diệt Vô Minh và Ái Dục. Trái lại, những loại tâm siêu thế (maggacitta, đạo tâm) không tạo Nghiệp vì bản chất của các loại tâm ấy có khuynh hướng tận diệt Vô Minh và Ái Dục.

Người Tạo Nghiệp

Ai tạo Nghiệp? Ai gặt quả? "Nghiệp có phải là một sự tích trữ trong linh hồn không?"

Để trả lời câu hỏi tế nhị ấy, Đại Đức Buddhaghosa viết như sau trong sách Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo):

"Không có người tạo Nghiệp.
"Không có người gặt quả,
"Chỉ có những thành phần cầu tiến mãi mãi (chỉ có sự vận chuyển của pháp hành).
"Đó là nhận thức chân chánh. [6]"

Theo Phật Giáo, có hai thực tế. Thực tế biểu hiện ra bề ngoài và thực tế cùng tột. Thực tế bề ngoài là những chân lý mặc ước, hay Tục đế (sammuti sacca). Thực tế cùng tột là chân lý trừu tượng, tuyệt đối, cùng tột, hay Chân đế (paramattha sacca). Thí dụ như cái bàn, cái quạt, con người, con vật v.v... là những thực tế biểu hiện ra ngoài mà ngũ quan ta có thể cảm nhận. Bằng một cách mặc ước, chúng ta đồng ý chấp nhận danh từ bàn, quạt, người, vật v.v... để chỉ những vật ấy. Vậy bàn là thực tế bề ngoài, chân lý mặc ước, tục đế.

Nhưng nếu phân tách cái bàn, ta thấy rằng cái mà ta gọi là bàn chỉ là sự kết hợp của những tế bào, và tế bào chỉ là sự kết hợp của những năng lực và tánh chất. Vậy, phân tách đến mức cùng tột, vật chất chỉ là sự cấu thành của những năng lực và tánh chất. Năng lực và tánh chất ấy là thực tế cùng tột, chân lý tuyệt đối, chân đế.

Khi nói chuyện với mọi người, nhà bác học gọi nước là nước. Nhưng trong phòng thí nghiệm, nhà bác học gọi nước là H2O. Nước là danh từ mặc ước, chế định, phổ thông. H2O là danh từ chuyên môn, là thực tế tuyệt đối.

Cùng một thế ấy, trong những câu chuyện thông thường, ta dùng danh từ mặc ước như đàn ông, đàn bà, chúng sanh v.v... Những cái được gọi là hình sắc ấy, khi được phân tách tỉ mỉ cho thấy rằng chỉ là những thành phần tâm-vật-lý luôn luôn biến đổi, không thể tồn tại y hệt trong hai khoảnh khắc kế tiếp.

Như vậy, Phật Giáo không tin rằng có một thực thể đơn thuần như một người hay một linh hồn vĩnh cửu, hành động ngoài sự hành động, tri giác ngoài sự tri giác, hay ý thức một việc ngoài ý thức. Nói cách khác, Phật Giáo chủ trương có sự hành động mà không có người hành động, có sự tri giác mà không có người tri giác, có thức mà không có người ý thức.

Vậy thì ai tạo Nghiệp và ai gặt Quả?

Tác ý (cetana) hay ý muốn, làm động cơ phát xuất hành động (bằng thân, khẩu, ý), là người tạo người Nghiệp. Thọ (vedana), cảm giác, là người gặt Quả. Ngoài hai tâm sở"tác ý" và "thọ", không có người tạo Nghiệp cũng không có người gặt Quả.

Đại Đức Buddhaghosa dạy rằng khi những thành phần vật chất phối hợp lại, cấu thành cái gọi là cây, một ngày nào và ở một điểm nào, và trổ ra trái, thì ta nói"cây sanh trái" hay "cây trổ trái". Cùng dường thế ấy, năm uẩn(sắc, thọ, tưởng, hành, thức) phối hợp lại, cấu thành cái gọi là trời hay người và, một ngày nào, quả lành hay quả dữ thổ sanh thì ta nói rằng vị trời hay người ấy có phước hay vô phước.

Về điểm nầy Phật Giáo cũng đồng quan điểm với giáo sư William James khi giáo sư bác bỏ luận cứ của Descartes và chủ trương rằng:

"Chính tư tưởng là người tư tưởng. [7]"

Nghiệp ở đâu?

Một nhà phân tách tâm linh như sau viết như sau:

"Nghiệp được tích trữ bên trong phần tâm linh, nhưng thông thường chỉ có một số ít người tìm ra và xâm nhập được vào thâm cung bí hiểm của tâm linh ấy. Nghiệp là sự thâu nhận trọn vẹn tất cả những kinh nghiệm đã trãi qua, những cảm giác đã thọ, những ảnh hưởng đã thâm nhiễm của một cá nhân. Tiềm thức không phải chỉ trung thực ghi nhận những kinh nghiệm cá nhân mà còn giữ lại những cảm xúc và những khuynh hướng sơ khởi và - mặc dầu hình như suy giảm lần trong con người văn minh dưới lớp lễ nghi hình thức của xã hội - vẫn còn tiềm lực mạnh mẽ có thể bộc phát một cách bất ngờ với một năng lực hùng hậu không thể đóan trước được."

Người Phật tử cũng nhận định như vậy, nhưng với một ý niệm sửa đổi căn bản khác biệt.

Phật Giáo chủ trương rằng cái Nghiệp không được tàng trữ trong một nơi nào gọi là tâm linh, bởi vì không có chi chứng minh rằng có một nơi nào trong guồng máy phức tạp và luôn luôn biến đổi con người có thể làm nơi chứa đựng như một kho tàng.

Tuy nhiên, mỗi kinh nghiệm, mỗi cảm giác, mỗi ảnh hưởng đã ghi nhận, mỗi đặc tính, phàm hay thánh, của một số cá nhân đều được phát triển tùy sự biến đổi liên tục của những hiện tượng tâm-vật-lý của cá nhân ấy như một dòng suối luân lưu bất tận.

Tóm tắt, tất cả nghiệp lực đều tùy thuộc nơi sự biến đổi của luồng tâm lực (citta santati) và luôn luôn sẵn sàng phát hiện trong muôn ngàn hiện tượng, mỗi khi có cơ hội.

Một hôm Vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena:

-"Kính bạch Đại Đức, Nghiệp được tích trữ ở đâu?"

- Tâu Đại vương, ta không thể nói Nghiệp được tích trữ ở một nơi nào trong cái tâm luôn luôn biến đổi, hay ở một nơi nào khác trong thân thể con người. Nhưng tùy thuộc nơi danh và sắc, Nghiệp khởi hiện trong một lúc thích ứng. Cũng như ta không thể nói trái xoài được tích trữ ở nơi nào trong cây xoài nhưng, tùy thuộc nơi cây xoài và khi đầy đủ cơ duyên, nó sẽ trổ ra đúng lúc, đúng mùa. [8]"

Cũng như ta không thể nói gió hay lửa nằm ở nơi nào nhất định, ta không thể quả quyết Nghiệp được chứa đựng trong hay ngoài thân.

Nghiệp là một năng lực cá biệt được chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác. Nghiệp thủ một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo tâm tánh con người. Nghiệp giải thích những hiện tượng kỳ diệu mà ta gọi là vĩ nhân, thiên tài, thần đồng v.v... Một sự hiểu biết rành mạch về định luật Nghiệp Báo là điều kiện chánh yếu khả dĩ tạo tình trạng an lành hạnh phúc cho thế gian.

Chú thích:

[1] Anguttara Nikaya, iii, 415; The Expositor phần I, trang 117; Atthasalini, trang 88.

[2[ Xem Poussin, "The Way to Nirvara", trang 68.

[3] Atthasalini, trang 63; The Expositor, phần I, trang 91.

[4] Xem Compendium of Philosophy; Abhidhammattha Sangaha, Ch. 1; Manual of Abhidhamma, Ch. 1.

[5] Quyển 1, trang 227. Kindred Sayings, phần I, trang 293.

[6] Quyển II, trang 602. Xem Warren, Buddhism in Translation, trang 248. The Path of Purity, chương iii, trang 728.

Kammasa karako natthi - vipakassa ca vedako; Suddhadhamma pavattanti - evetam samma dassanam.

[7] Psychology, trang 216.

[8] Visuddhi Magga, Thanh Tịnh Đạo, chương XVII.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2021(Xem: 6162)
Chấp hai tay cúi đầu miệng niệm Phật A Di Đà chào chúc thật cao sâu Khỏe sáng suốt cùng chân lý nhiệm mầu Được trường thọ thăng hoa trong cuộc sống… Sống trong một thế giới vô thường biến đỗi, với đầy sự nhiễu nhương, tang thương, chết chóc, do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, xảy ra trước mắt hằng ngày, gây lắm khổ đau, điển hình như Covid-19 (với đầy ác khí) như hiện nay, cũng khiến cho nhiều người lo sợ, khủng hoảng và thức tĩnh. Thấy rõ được rằng, mọi cơ sở vật chất, với nhiều năm đầu tư xây dựng, chỉ một cơn động đất, sóng thần hay bão lửa, lũ lụt nổi lên, sẽ tan tành theo mây khói. Một đời người với biết bao nhiêu lo toan, tính toán, hy vọng, ước mơ, một cơn đại dịch xảy ra, đành âm thầm ra đi trong tức tưởi, không một người thân đưa tiễn, tất cả tài sản bao năm gầy dựng, phải bỏ lại, không mang theo được gì!
30/11/2021(Xem: 5083)
Người Phật tử chân chánh hiểu rằng Chân Lý Tuyệt Đối là không thể nghĩ bàn. Tất cả các pháp môn đều chỉ là phương tiện giúp ta đạt tới cái không nghĩ bàn đó. Trong khi tu hành, ta có thể chọn vào cửa Hữu (Tịnh độ) hay vào cửa Không (Thiền), tùy căn cơ và sở thích. Nếu ai cố chấp pháp mình là đúng, chê bai người khác sai – là chứng tỏ mình chưa hiểu chân lý là thứ gì. Vả lại, thuốc không có quí tiện: thuốc trị được bịnh là thuốc hay. Đại khái, Thiền là pháp môn cao thượng và thẳng tắt dành cho bậc Thượng căn, trong khi Tịnh độ dễ hiểu dễ hành và dễ chứng, cho nên cả Ba căn đều có thể tu được. Đức Bổn Sư Thích-Ca giảng pháp nầy chủ ý nhằm cứu độ chúng sanh thời Mạt pháp. Như trong kinh Đại Tập, Ngài nói: “Thời Mạt pháp, ức ức người tu hành ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương nhờ pháp môn Tịnh độ mà thoát khỏi luân hồì.” Cho nên thời nầy người tu Tịnh độ thành công được vãng sanh vô số (có thoại chứng rành rành), trong khi Thiền sư đắc đạo (như khi xưa) có thể nói rất hiếm, đếm
05/11/2021(Xem: 16995)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
20/10/2021(Xem: 6293)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ” (Trung Bộ Kinh, 52 Kinh Bát Thành). Kinh văn quá súc tích về sơ thiền như vậy khó có thể thấm thấu được thâm ý của Thế Tôn, tạo ra nhiều kiến giải của các bút giả, hành giả, học giả vv, khiến quý Phật tử hoang mang. Sau đây là một trong những kiến giải của một hành giả được một đạo hữu chuyển cho Tâm Tịnh về sơ thiền: Hai bài kinh: Kinh Sa Môn Quả và Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây, Phật dạy: “Tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh vời tầm với tứ (có giác có quán). Muốn đạt được cảnh giới này vị này phải ly dục nơi các căn, tức là thanh lọc nhiễm ô nơi các căn. Để ly dục, vị này học hạnh viễn ly, hạnh Tỷ kheo (hạnh xuất gia) theo lời dạy trong kinh: “Ở đây có người vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình
03/09/2021(Xem: 39845)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
03/09/2021(Xem: 11277)
Pháp hành Trì để vượt thoát Đại Nạn Covid-19
03/09/2021(Xem: 10333)
5.1). Đệ tử tên là: Một lòng quy kính Đức Phật A Di Đà, Thế giới Cực Lạc, Nguyện lấy hào quang, Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi, Mà nhiếp thọ cho, Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai, Vì đạo Bồ Đề, Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh, Muốn sinh về nước ta, Hết lòng tín nguyện, Cho đến mười niệm, Nếu chẳng đặng sinh, Chẳng thành Chánh Giác”. Do vì nhân duyên, Niệm hiệu Phật nầy, Được vào trong bể, Đại thệ Như Lai, Nhờ sức Từ Bi, Các tội tiêu diệt, Căn lành tăng trưởng, Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết, Thân không bệnh khổ, Tâm không tham luyến, Ý không điên đảo, Như vào Thiền định. Phật và Thánh Chúng, Tay nâng kim đài, Cùng đến tiếp dẫn, Trong khoảng một niệm, Sinh về Cực Lạc, Sen nở thấy Phật, Liền nghe Phật thừa, Chóng mở Phật tuệ, Khắp độ chúng sanh, Trọn Bồ Đề nguyện.
01/08/2021(Xem: 12755)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/08/2020(Xem: 7581)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
17/07/2020(Xem: 7093)
Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức Phật, Ngài đã từngnói rằng: “Phàm tất cả chúng sinh còn lên xuống trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi sai lầm”.Lời nói của bậc toàn giác thật chính xác. Chúng sinh còn trầm luân trong ba cõi, sáu đường, là còn gây nhiều nghiệp xấu. Cho nên, dù chúng ta là ai của những đời trước, kiếp trước? Kiếp này, tuy chung sống ở cõi Ta-Bà nhưng mỗi người ôm vào đời một biệt nghiệp riêng, do tội lỗi hay phước báo đã gây ra trong đời trước. Nhưng nói chung,dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người cũng đã từngbị vô minh che mờ lý trí xúi quẩy tạo ra muôn ngàn tội lỗi, và tội lỗi đó cứ chồng chất mãi theo thời gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]