Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cửa vào Tịnh Tông

14/12/201206:00(Xem: 9926)
Cửa vào Tịnh Tông

CỬA VÀO TỊNH TÔNG

Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ


adidaphat-04

LỜI GIỚI THIỆU

Tập sách này được phiên dịch từ nguyên bản chữ Hán dưới nhan đề Tịnh Tông Nhập Môn, do cư sĩ Ngô Chân Độ chỉnh lý bài giảng của Pháp sư Tịnh Không tại Dallas, Mỹ quốc vào năm 1996.

Tập sách này tuy mỏng nhưng nội dung vô cùng phong phú, trình bày đầy đủ những điều tinh yếu cho người tu tịnh nghiệp, cũng chính là giải đáp câu hỏi tại sao nỗ lực tu hành mà không đạt kết quả khả quan, không thể gặt hái được những công đức lợi ích thù thắng như Phật dạy trong kinh.

Sách này gồm 10 chương và phần phụ lục bàn về các vấn đề tu hành thiết thực trong sinh hoạt hằng ngày. Tu tịnh nghiệp là dùng Tín Nguyện niệm Phật để tịnh hóa ba nghiệp thì mới cải thiện cuộc sống của chúng ta, chẳng những cải thiện đời sống hiện tại mà còn cải thiện đời sau. Điểm then chốt của học Phật là không khởi tâm, không động niệm, không chấp trước, mọi việc đều dùng tâm chân thành. Tâm chân thành tất nhiên phát sanh trí tuệ, vì tâm chân thành chính là tâm Phật. Nhưng trên bước đường tu hành chúng ta gặp phải nhiều điều chướng ngại, xét cho cùng thì cũng do xưa kia và hiện tại ta đã và đang tạo tội nghiệp. Trong các tội nghiệp ấy thì tội nghiệp ‘tìm lỗi người khác’ và ‘khen mình chê người’ là phổ biến nhất. Ngày nay chúng ta chúng ta phải cắt đứt nghiệp duyên này thì con đường vãng sanh của chúng ta mới rộng mở. Để luôn luôn nhớ đến điều này, Pháp sư khuyên chúng ta nên đọc và học thuộc kinh Vô Lượng Thọ, tìm hiểu nghĩa lý trong kinh rồi đem ba cương lĩnh sau đây ứng dụng vào cuộc sống:

1. Khéo giữ khẩu nghiệp không chê lỗi của người khác.

2. Khéo giữ thân nghiệp không phạm luật nghi.

3. Khéo giữ ý nghiệp thanh tịnh không nhiễm.

Hôm nay, chúng ta gặp được pháp môn Tịnh Độ, gặp được tập sách chỉ nam về pháp tu Tịnh Độ này là nhờ thiện căn phước đức và nhân duyên của chúng ta thành thục, chỉ cần chúng ta y giáo phụng hành thì chắc chắn được vãng sanh Tịnh Độ, liễu thoát sanh tử, một đời thành Phật.

Tôi nhất tâm tùy hỷ công đức Lão Pháp sư chủ giảng, Ngô cư sĩ chỉnh lý nguyên bản chữ Hán và Sư cô Viên Thắng đã gia công Việt dịch sách này. Nguyện pháp bảo này lưu thông rộng rãi, kẻ thấy người nghe đều được lợi ích chân thật, tức là vãng sanh Cực Lạc, đồng thành Phật đạo.

Nguyên tiêu, năm Tân Mão (17-02-2011)

HT. Thích Minh Cảnh
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Tu Viện Huệ Quang - www.tuvienhuequang.com

Thưa các vị đồng tu!

Lần này chúng ta tập hợp về đây, tuy thời gian rất ngắn nhưng thật là đúng lúc. Bởi vì gần đây, khi tôi đang giảng kinh ở Los Angeles và San Jose có rất nhiều vị đồng tu đến gặp tôi để luận bàn về việc tu học, mặc dù họ nỗ lực tu tập nhưng lại không đạt kết quả khả quan, không thể gặt hái được những công đức và lợi ích thù thắng như Đức Phật dạy trong kinh. Nguyên nhân này rốt cuộc là ở đâu? Vì thế, trong ba ngày hôm nay chúng ta thảo luận về vấn đề này...

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2010(Xem: 21038)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
10/11/2010(Xem: 8279)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
07/11/2010(Xem: 11175)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
07/11/2010(Xem: 9388)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 23494)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
04/11/2010(Xem: 4968)
Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho thần thức người đã mất được nhẹ nhàng, siêu thoát về các cõi lành. Trong kinh Địa Tạng có nói rõ tác dụng của sự cầu nguyện cho người chết rằng: Trong 7 phần công đức, người cầu siêu được hưởng sáu phần, người chết chỉ hưởng được một phần mà thôi.
02/11/2010(Xem: 5201)
Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đâu là cách thức tốt nhất để dẫn dắt đời sống hàng ngày của ta. Điều này tuỳ thuộc vào việc ta thấu hiểu những gì là hành động tâm linh và những gì không phải, sự khác biệt giữa Pháp và những gì không phải là Pháp. Những lợi lạc của sự thấu hiểu này thì thật vô biên, không thể tin nổi.
02/11/2010(Xem: 5192)
Trong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy sau đây. Việc này xảy ra khi Rinpoche giải thích một luận văn dài cho sadhana (1) Hayagriva Tối Mật, khi giảng thêm về tiết đoạn quy y:
02/11/2010(Xem: 9115)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
01/11/2010(Xem: 4502)
Mặc dù không thể nói nhiều nhưng tôi muốn nói ít lời này. Tulku Urgyen Rinpoche và tôi cùng quê quán ở miền Đông Tây Tạng, nhưng chúng tôi vẫn có vẻ rất xa cách nhau. Vào thời ấy chúng tôi không có phương tiện để tới với kỹ thuật tân tiến. Bởi không có máy bay, không xe lửa, không xe hơi nên mọi người phải đi bộ hay đi ngựa, vì thế một khoảng cách mà ngày nay chúng ta thấy dễ dàng vượt qua bằng phương tiện vận chuyển hiện đại thì vào thời đó nó có vẻ rất dài. Mặc dù dĩ nhiên là chúng tôi có nghe nói về nhau, nhưng mãi tới khi lần đầu tiên tôi tới Thung lũng Kathmandu thì chúng tôi mới bắt đầu có một sự nối kết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]