Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Ba điều quan trọng cần phải làm

14/12/201206:20(Xem: 4742)
Chương 10: Ba điều quan trọng cần phải làm

CỬA VÀO TỊNH TÔNG

Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

Chương 10
Ba điều quan trọng cần phải làm


Làm đệ tử Phật có ba điều quan trọng trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần phải làm, mỗi ngày đều không thể thiếu.

1. Đọc tụng

Đọc kinh là cầm bản kinh gọi là đọc. Khi bạn học thuộc lòng không cần cầm bổn gọi là tụng.

Mục đích đọc tụng để làm gì? Là không quên lời Đức Phật dạy, luôn luôn nhớ đến lời Phật dạy dành cho mình, cũng chính là nói điều nào nên làm, điều nào không nên làm.

2. Tu hành

Tu hành là chúng ta khi khởi tâm động niệm, nếu ý nghĩ này Đức Phật không cho phép thì vừa khởi lên, chúng ta hãy mau ngăn chặn nó. Tu là sửa đổi. Hành là hành vi. Tư tưởng, kiến giải, lời nói, hành vi của chúng ta có lỗi lầm. Từ lỗi lầm này, chúng ta lấy lời Phật dạy làm tiêu chuẩn để sửa đổi lỗi lầm thì gọi là tu hành. Cho nên tu hành là thường xuyên tỉnh giác khi khởi tâm động niệm, lời nói, hành động phải biết những lỗi lầm của mình.

Đạo Phật thường nói “khai ngộ”. Có rất nhiều người cho khai ngộ là điều rất sâu xa, kỳ diệu, không thể nghĩ bàn; kỳ thật đều là lừa dối người. Thế nào gọi là khai ngộ? Chúng ta tự biết lỗi lầm của mình, biết khuyết điểm của mình, là chúng ta giác ngộ; đó là khai ngộ. Nếu chúng takhông biết khuyết điểm của mình là bị mê hoặc, điên đảo. Khi tự mình biết sửa đổi khuyết điểm, lầm lỗi, gọi là “chân tu”. Đây mới là tu hành.

Cung kính người thiện, ưa thích việc tốt thì trở thành người tốt; đâygọi là người có đức. Tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, đại từ đại bi, gọi là “đắc đạo”, đều ở trong cuộc sống thường ngày, có gì mà huyền diệu? Cógì mà kỳ lạ? Cho nên chúng ta phải cẩn thận phản tỉnh, kiểm điểm, sửa đổi hành vi, mỗi ngày phải làm, luôn luôn nên làm.

3/ Diễn thuyết cho người

Diễn là biểu diễn, cũng là lúc chúng ta thường giảng dạy và học tập. Phật, Bồ-tát là tấm gương sáng, mẫu mực tốt nhất cho chúng sinh trong chín pháp pháp giới[4]. Các ngài làm tấm gương, làm mẫu mực cho chúng ta. Các ngài biểu diễn cho chúng ta thấy. Biểu diễn điều gì? Không phải bảo bạn biểu diễn trên sâu khấu mà ngay trong cuộc sống chínhlà biểu diễn, làm việc là biểu diễn, đối nhân xử thế, giao tiếp cũng làbiểu diễn; lời nói, hành động cũng đều là biểu diễn để làm tấm gương tốt cho người khác họ nhìn thấy sinh tâm kính ngưỡng, học tập; đây là diễn.

Thuyết là giảng kinh, thuyết pháp. Phạm vi giảng kinh, thuyết pháp rất rộng. Trong kinh thường dạy không nhất định bảo bạn phải đọc hết tấtcả kinh, một câu hay nửa bài kệ trong kinh cũng được. Nửa bài kệ là haicâu, bất cứ lúc nào hễ gặp mọi người thì chúng ta khuyên họ. Người thiện căn thành thục thì khuyên họ niệm Phật; người thiện căn chưa thànhthục thì khuyên họ đoạn ác tu thiện, tự cầu nhiều phước.

Ví dụ khi bạn bè gặp mặt nhau, chúng ta hỏi họ có muốn phát tài không? Tôi biết cách phát tài, bạn muốn nghe không? Điều này họ rất thích, trúng ý của họ làm cho tinh thần họ phấn khởi, lập tức hỏi ngay: “Làm thế nào được phát tài?”. Là tu bố thí tài thì được giàu sang. Phạm vi bố thí tài rất rộng, không phải bảo chúng ta đem tiền của đến các chùa dâng cúng, như thế là sai rồi mà chúng ta đem tài vật của mình đónggóp vào việc thiện, có thể làm lợi ích xã hội, lợi ích mọi người. Đó chính là bố thí thật sự.

Ba điều này, Đức Phật thường giảng trong tất cả các kinh “thọ trì, đọc tụng và giảng nói cho người”. Chúng ta phải hiểu được ý của Đức Phật, phải hiểu thế nào để thực hành, mới có thể thật sự thụ hưởng được sự lợi ích của Phật pháp. Còn có một việc quan trọng nữa là “chúng vụ” mà trong kinh Đức Phật thường dạy, chúng ta hiểu sai điều này rất trầm trọng.

Chúng vụ là gì? Người ưa thích làm việc, thích sự nghiệp kinh doanh gầy dựng, tạo nhiều sự nghiệp. Phật dạy đây là việc sai lầm mà trong kinh thường nói đến. Đức Phật nêu ra một ví dụ: Nếu có Bồ-tát (Bồ-tát này ngu si không có trí tuệ) kinh doanh sự nghiệp rất nhiều. Tôi nêu ra ví dụ, giống như xây tháp báu, ý nghĩa này cùng xây đạo tràng gần giống nhau. Người xưa thường nói xây tháp cúng Phật, phước báo vô cùng. Đức Phật bảo: “Người này tu phước, cho dù xây tháp bảy báu khắp cả tam thiênđại thiên thế giới, Ta gặp Bồ-tát này vẫn không sinh tâm hoan hỉ, họ cũng chưa thật sự cúng dường Ta, cũng không cung kính Ta”.

Chúng ta đọc đoạn kinh văn này, chợt nhớ đến thời đại vua Lương Võ Đế. Khi tổ Bồ-đề-đạt-ma đến Trung Quốc- ngài chính là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Lương Võ Đế là Bồ-tát tại gia đã thọ giới Bồ-tát. Vua thích làm việc xây chùa tiếp độ chúng tăng, ông đi đến đâu cũng xây chùa, tổng cộng có bốn trăm tám mươi ngôi chùa, đều là những ngôi chùa rất nổi tiếng. Nam Triều có bốn trăm tám mươi ngôi chùa. Vua cũng thích khuyên mọi người xuất gia. Nhà vua độ người xuất gia tổng cộng vài chục vạn người. Ông ta nhờ làm vua và giàu có nên đủ điều kiện xây chùa và cúng dường người xuất gia.

Khi tổ Đạt-ma gặp mặt vua. Vua Lương Võ Đế cảm thấy mình đáng kiêu ngạo, đáng được khoe khoang, liền khoe với Tổ sư làm rất nhiều việc như thế và hỏi:

- Công đức của trẫm có nhiều không?

Tổ Đạt-ma là người trung thực, đúng như trong kinh dạy: “Tâm thanh tịnh thuyết pháp cho chúng sinh”. Tổ trả lời một câu rất đúng sự thực:

- Không có công đức gì cả!

Vua Lương Võ Đế nghe Tổ nói rất buồn như gáo nước lạnh tạt vào mặt. Thế là hết, vua không hộ pháp cho Tổ nữa. Tổ đành đến chùa Thiếu Lâm ngồi thiền xây mặt vào vách suốt chín năm đợi ngài Huệ Khả đến truyền pháp.

Nếu như lúc đó, tổ Đạt-ma thuận theo nhân tình mà nói: “Công đức của bệ hạ rất lớn” thì Lương Võ Đế sẽ không trở thành vị hộ pháp đắc lực choTổ sư hay sao? Nhưng một người tu đạo chân chánh, hoàn toàn không vì danh lợi mà nói pháp thành phi pháp. Tổ nói đúng chánh pháp, nên Lương Võ Đế xây bốn trăm tám mươi ngôi chùa đều không có công đức. Trong kinh Đức Phật dạy: “Dù xây tháp bảy báu khắp cả tam thiên đại thiên thế giới,cũng không có công đức”.

Đạo lý ở đâu? Là tôi vừa giảng “không có lợi ích chân thật”. Việc làmnày không có lợi ích thật sự, không đúng pháp, không thể thoát khỏi sinh tử cũng không thể chứng Niết-bàn. Những việc này nói cho dễ nghe lànói có chút phước báo, nhưng phước báo hữu lậu trong sáu đường chúng sinh chẳng có liên quan đến công đức. Vì thế, Đức Phật dạy những pháp cho Bồ-tát thì nhất định phải tương ứng với Ba-la-mật. Như trước đã nói công đức xây tháp bảy báu khắp cả tam thiên đại thiên thế giới không bằng “thọ trì, đọc tụng, giảng nói cho người”, cho đến thọ trì bốn câu kệ mà trong kinh Kim cang thường nói. Kinh Kim cangdùng thí dụ để so sánh như thế rất nhiều.

Kinh Vô Lượng Thọnói rất hay: “Nếu như người cúng dường chothánh nhân nhiều như số cát sông Hằng cũng không bằng phát tâm dũng mãnh cầu Chánh Giác”. Thánh nhân Tiểu thừa là A-la-hán, thánh nhân Đại thừa là bồ-tát Địa thượng, bồ-tát Đẳng giác, chư Phật Như Lai. Chúng ta cúng dường những vị này nhiều như số cát sông Hằng, nhưng Đức Phật bảo không bằng niệm Phật cầu sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Vì sao? Vìniệm Phật cầu sanh về thế giới Cực Lạc là lợi ích chân thật, lợi ích mãi mãi. Khi sinh về thế giới Cực Lạc chứng tam bất thoái[5]viên mãn thì trong một đời sẽ thành Phật.

Cho dù bạn chưa thành Phật, nhưng khi sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc làm Bồ-tát thì bạn là bồ-tát A-duy-việt-trí[6].Bạn có trí tuệ, có thần thông, có năng lực độ chúng sinh có duyên với bạn ở khắp hư không pháp giới, bạn có khả năng giúp đỡ họ. Nếu bạn hầu hạ thánh chúng nhiều như số cát sông Hằng thì chỉ tu một chút phước thôi. Trí tuệ, đức năng của bạn không thể hiện ra; chẳng những bạn khôngthể độ chúng sinh mà độ mình cũng không xong. Câu này đại sư Lục Tổ nóirất hay: “Việc lớn sinh tử, phước không thể cứu”. Cho dù phước báo lớn cũng không thể giúp bạn thoát khỏi sinh tử, vẫn ở trong luân hồi.

Chúng ta muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi phải tu nhiều công đức mới được. Công đức thù thắng đứng đầu vẫn không gì bằng niệm Phật cầu sinh về Tịnh độ. Vì sao chúng ta không phát được tâm nguyện thù thắng? Vì tậpkhí phiền não còn rất nặng vẫn chưa đoạn được, tâm không thanh tịnh. Đây chính là tập khí nghiệp chướng của chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay quá nặng, nó gây chướng ngại cho chúng ta.

Chúng ta muốn tâm thanh tịnh, muốn tương ứng với Phật, nhưng làm thì không được. Làm không được, vì sao lại gặp được pháp môn này? Tại sao lại gặp bộ kinh này? Nói cách khác, chúng ta gặp được pháp môn này, gặp được bộ kinh này là nhờ thiện căn, phước đức và nhân duyên của chúng ta đã thành thục. Sau khi gặp rồi muốn làm mà không làm được là do nghiệp chướng của mình rất nặng. Tuy đầy đủ nhân duyên, nhưng vẫn có chút chướng ngại, chỉ cần trừ bỏ chướng ngại này thì chúng ta sẽ thành công.

Chúng ta dùng phương pháp nào để trừ bỏ chướng ngại? Đọc tụng. Nếu cóvài bạn đồng tu cùng chí hướng, thường nghiên cứu thảo luận, đừng ngại xấu hổ khi tự mình nói ra lỗi lầm, phát lộ sám hối. Vài ba người bạn tốt, hai bên thật sự kiểm điểm những khuyết điểm lẫn nhau. Mọi người cùng thảo luận bàn bạc để khắc phục tập khí phiền não.

Thiện căn, phước đức, nhân duyên của chúng ta trong đời này thành thục, gặp một chút chướng ngại thì trừ nó đi là thành công, then chốt ở chỗ này. Vì thế, chúng ta phải nhớ kỹ ba câu Phật dạy: “Thọ trì, đọc tụng và giảng nói cho người”, công đức này không biết lớn hơn bao nhiêu lần việc vua Lương Võ Đế suốt đời xây bốn trăm tám mươi ngôi chùa. Trongkinh Đức Phật dạy: “Nếu có người nào xây tháp bảy báu khắp cả tam thiênđại thiên thế giới thì họ cũng không bằng người thọ trì, đọc tụng và giảng nói cho người”.

Lời Đức Phật dạy, câu nào cũng là sự thật, trong các vị và bản thân tôi cũng như thế, vì ai cũng còn tập khí rất nặng, muốn sửa đổi lại rất khó sửa được. Cái lợi của tôi là hằng ngày giảng kinh cho mọi người nên tôi có cơ hội để phản tỉnh mình. Nếu như không giảng nói cho người, bạn ít có cơ hội xét lại mình và khuyên người khác, đương nhiên cũng là khuyên mình; đây là đạo lý nhất định. Vì thế, tôi mong muốn mọi người tuân theo phương hướng này, mục tiêu này, chăm chỉ nỗ lực tu hành. Chúngta cùng nhau tập hợp trong ba ngày rất có ý nghĩa, cùng giúp đỡ nhau tiêu trừ chướng duyên hiện tại rất nhiều, và biết tu học thế nào mới là công đức thật sự, mới là lời chân thật của Đức Phật dạy cho chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8496)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
01/11/2010(Xem: 3926)
Mặc dù không thể nói nhiều nhưng tôi muốn nói ít lời này. Tulku Urgyen Rinpoche và tôi cùng quê quán ở miền Đông Tây Tạng, nhưng chúng tôi vẫn có vẻ rất xa cách nhau. Vào thời ấy chúng tôi không có phương tiện để tới với kỹ thuật tân tiến. Bởi không có máy bay, không xe lửa, không xe hơi nên mọi người phải đi bộ hay đi ngựa, vì thế một khoảng cách mà ngày nay chúng ta thấy dễ dàng vượt qua bằng phương tiện vận chuyển hiện đại thì vào thời đó nó có vẻ rất dài. Mặc dù dĩ nhiên là chúng tôi có nghe nói về nhau, nhưng mãi tới khi lần đầu tiên tôi tới Thung lũng Kathmandu thì chúng tôi mới bắt đầu có một sự nối kết.
30/10/2010(Xem: 4044)
Trước tiên chúng ta phải học “giới học” để thực hành. Nếu không biết giới học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định, làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi trí tuệ ra sao?
29/10/2010(Xem: 4726)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.
26/10/2010(Xem: 4076)
Đề mục kinh này vô cùng rõ ràng, nội dung cũng rất đơn giản, trong sáng, thiết yếu. Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh. Trong pháp môn Tịnh Độ, chúng ta đều biết đến đạo lý “tâm tịnh cõi nước tịnh”.Do đây biết rằng: đối với việc tu học Tịnh Độ tông, tâm thanh tịnh vô cùng trọng yếu. Người phiên dịch bộ kinh này là ngài Thi Hộ, Ngài là người ngoại quốc đến Trung Quốc hoằng pháp vào thời Nam Bắc Triều.
23/10/2010(Xem: 9585)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
22/10/2010(Xem: 4221)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta. Khi chúng ta nghĩ tưởng tới tất cả chúng sinh này - những người từng là cha mẹ của chúng ta - đã phải lang thang quá lâu và không người cứu giúp trong vòng luân hồi sinh tử giống như những người mù lạc đường, thì chúng ta không thể không cảm thấy một lòng bi mẫn lớn lao đối với họ. Tuy nhiên, tự bản thân lòng bi mẫn thì không đủ; họ cần sự giúp đỡ thực sự.
22/10/2010(Xem: 4823)
Một Giáo lý của Jetsunma Ahkon Lhamo Trong Phật Giáo Kim Cương thừa – là hình thức Phật Giáo được bảo tồn ở Tây Tạng và Mông Cổ và là một tông phái được tu hành ở chùa của tôi – một trong những giáo lý căn bản làsự hiểu biết và thực hành lòng bi mẫn. Cá nhân tôi nhận ra rằng một triết học tôn giáo được đặt nền trên lòng bi mẫn vô ngã mang lại cho ta một sự hài lòng sâu xa và tôi tin rằng nó đánh trúng tình cảm của nhiều người Mỹ.
21/10/2010(Xem: 4306)
Ở Solu Kumbu mọi người lớn tuổi đều quay Bánh Xe Cầu nguyện mỗi ngày. Khi họ ở nhà vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, họ cầm một mala (chuỗi hột) trong bàn tay trái, một Bánh Xe Cầu nguyện trong bàn tay phải, và trì tụng thần chú OM MANI PADME HUNG. Và khi họ đi vòng quanh, họ liên tục quay Bánh Xe Cầu nguyện và tụng OM MANI PADME HUNG.
19/10/2010(Xem: 4653)
Một lần, khi Đức Phật nhuốm bệnh ở Beluvà, trước sự lo âu buồn khổ của tôn giả Ananda (Trường III, trang 101), và một lần khác, trước tin tôn giả Sàriputta (Xá lợi Phất) đã mệnh chung và trước sự lo âu của tôn giả Ananda (A Nan) (Tương V, 170), Đức Phật đã tuyên bố lời dạy này, vừa là lời chỉ dạy tóm thâu mọi phương pháp tu hành của ngài được cô đọng lại, và cũng là một lời trăn trối của một bậc Đạo sư biết mình sắp lâm chung, nên có những lời nhắn nhủ và khích lệ đệ tử của mình những gì các đệ tử cần phải tu tập, sau khi bậc Đạo sư viên tịch...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567