- Chương 01: Vì sao chúng ta tu theo pháp môn Tịnh Độ
- Chương 02: Ba phúc
- Chương 03: Chướng ngại sự tu hành
- Chương 04: Tiêu trừ chướng ngại
- Chương 05: Pháp thanh tịnh giải thoát
- Chương 06: Chánh pháp tương ứng tuyệt đối với lợi ích chân thật
- Chương 07: Bốn nguyên tắc phân biệt chánh tà
- Chương 08: Thuận hạnh và nghịch hạnh
- Chương 09: Ba cương lĩnh của hành môn
- Chương 10: Ba điều quan trọng cần phải làm
- Phụ lục
- Đại sư Ấn Quang khai thị
- Lão pháp sư Đạo Nguyên khai thị
- Mười điều trọng yếu của sự tu hành
CỬA VÀO TỊNH TÔNG
Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ
LỜI GIỚI THIỆU
Tập sách này được phiên dịch từ nguyên bản chữ Hán dưới nhan đề Tịnh Tông Nhập Môn, do cư sĩ Ngô Chân Độ chỉnh lý bài giảng của Pháp sư Tịnh Không tại Dallas, Mỹ quốc vào năm 1996.
Tập sách này tuy mỏng nhưng nội dung vô cùng phong phú, trình bày đầy đủ những điều tinh yếu cho người tu tịnh nghiệp, cũng chính là giải đáp câu hỏi tại sao nỗ lực tu hành mà không đạt kết quả khả quan, không thể gặt hái được những công đức lợi ích thù thắng như Phật dạy trong kinh.
Sách này gồm 10 chương và phần phụ lục bàn về các vấn đề tu hành thiết thực trong sinh hoạt hằng ngày. Tu tịnh nghiệp là dùng Tín Nguyện niệm Phật để tịnh hóa ba nghiệp thì mới cải thiện cuộc sống của chúng ta, chẳng những cải thiện đời sống hiện tại mà còn cải thiện đời sau. Điểm then chốt của học Phật là không khởi tâm, không động niệm, không chấp trước, mọi việc đều dùng tâm chân thành. Tâm chân thành tất nhiên phát sanh trí tuệ, vì tâm chân thành chính là tâm Phật. Nhưng trên bước đường tu hành chúng ta gặp phải nhiều điều chướng ngại, xét cho cùng thì cũng do xưa kia và hiện tại ta đã và đang tạo tội nghiệp. Trong các tội nghiệp ấy thì tội nghiệp ‘tìm lỗi người khác’ và ‘khen mình chê người’ là phổ biến nhất. Ngày nay chúng ta chúng ta phải cắt đứt nghiệp duyên này thì con đường vãng sanh của chúng ta mới rộng mở. Để luôn luôn nhớ đến điều này, Pháp sư khuyên chúng ta nên đọc và học thuộc kinh Vô Lượng Thọ, tìm hiểu nghĩa lý trong kinh rồi đem ba cương lĩnh sau đây ứng dụng vào cuộc sống:
1. Khéo giữ khẩu nghiệp không chê lỗi của người khác.
2. Khéo giữ thân nghiệp không phạm luật nghi.
3. Khéo giữ ý nghiệp thanh tịnh không nhiễm.
Hôm nay, chúng ta gặp được pháp môn Tịnh Độ, gặp được tập sách chỉ nam về pháp tu Tịnh Độ này là nhờ thiện căn phước đức và nhân duyên của chúng ta thành thục, chỉ cần chúng ta y giáo phụng hành thì chắc chắn được vãng sanh Tịnh Độ, liễu thoát sanh tử, một đời thành Phật.
Tôi nhất tâm tùy hỷ công đức Lão Pháp sư chủ giảng, Ngô cư sĩ chỉnh lý nguyên bản chữ Hán và Sư cô Viên Thắng đã gia công Việt dịch sách này. Nguyện pháp bảo này lưu thông rộng rãi, kẻ thấy người nghe đều được lợi ích chân thật, tức là vãng sanh Cực Lạc, đồng thành Phật đạo.
Nguyên tiêu, năm Tân Mão (17-02-2011)
HT. Thích Minh CảnhPhó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.Tu Viện Huệ Quang - www.tuvienhuequang.comThưa các vị đồng tu!
Lần này chúng ta tập hợp về đây, tuy thời gian rất ngắn nhưng thật là đúng lúc. Bởi vì gần đây, khi tôi đang giảng kinh ở Los Angeles và San Jose có rất nhiều vị đồng tu đến gặp tôi để luận bàn về việc tu học, mặc dù họ nỗ lực tu tập nhưng lại không đạt kết quả khả quan, không thể gặt hái được những công đức và lợi ích thù thắng như Đức Phật dạy trong kinh. Nguyên nhân này rốt cuộc là ở đâu? Vì thế, trong ba ngày hôm nay chúng ta thảo luận về vấn đề này...
Source: thuvienhoasen