Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức

01/08/201102:00(Xem: 12482)
Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức

TÁM TIẾT THƠ GIÚP TẬP LUYỆN TÂM THỨC
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong chuyển ngữ

Lời giới thiệu: Bài chuyển ngữ dưới đây trích từ một quyểnsách của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma mang tựa đề "TâmThức Giác Ngộ, Những lời khuyên Trí tuệ cho những con người ngày nay"(L'Esprit en Eveil, Conseils de Sagesse auxhommes d'aujourd'hui, nxb Presses du Chatelet, 2009. Phiên bản tiếng Anh: In My Own Words, nxb Hay House, 2008). Phầnchuyển ngữ gồm toàn bộ một chương ngắn (chương 8, tr. 121-129) bình giảng mộtbài thơ gồm tám tiết bốn câu do một nhà sư Tây Tạng thuộc hậu bán thế kỷ XI vàtiền bán thế kỷ XII trước tác nhằm vào việc luyện tập tâm thức cho một người tutập Đạo Pháp.

"TámTiết thơ giúp tập luyện Tâm thức"là tựa của một bài thơ ngắn do mộtnhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúpphát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và ngườikhác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tựnguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại chohọ tất cả những gì đạo hạnh của mình), vàxem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình. Tôi được nghegiảng về các tiết thơ này từ thuở còn bé khi tôi còn ở Lhassa, và từ đấy mỗingày tôi đều đọc lên những tiết thơ ấy, đấy cũng là những gì thuộc vào sự tu tậphằng ngày của tôi. Những tiết thư ấy như sau:

"Tôi quyết tâm hành động bằng mọi cách để mang lại
Sự an vui tuyệt vời cho tất cả chúng sinh,
Sự tuyệt vời ấy vượt lên trên tất cả những thứ bùa phép mầu nhiệm nhất,
Tôi xin được yêu thương chúng sinh với tất cả tâm hồn tôi.

Mỗi khi tiếp xúc với họ,
Tôi xin tự xem mình là người kém cỏi nhất,
Và trong tận đáy lòng, tôi xin kính cẩn xem tất cả
Đều là những con người tối thượng.

Đối với từng hành động, tôi xin luôn dò xét
Trong tận cùng tâm thức, nếu có một xúc cảm bấn loạn nào lóe lên,
Có thể mang lại nguy hại cho người khác hoặc cho tôi,
Thì tôi sẽ cương quyết chống lại hầu loại bỏ nó.

Tôi xin yêu thương tất cả chúng sinh hung dữ,
Những ai đã tạo ra những thảm họa nặng nề,
Và những khổ đau mênh mông,
Tôi xin yêu thương họ như vừa khám phá ra một gia tài vô giá.

Vì ganh ghét mà một số người ngược đãi tôi,
Trút lên tôi những lời nhục mạ, vu khống và mọi điều tệ hại khác,
Thì trước những thử thách ấy, tôi xin nhẫn nhục chịu đựng,
Và hiến dâng cho họ tất cả sự vinh quang.

Đối với những người vô cớ làm tôi bị thương tổn nặng nề,
Dù tôi từng mang lại sự tốt lành cho họ và đặt hết lòng tin nơi họ,
Thì tôi xin vẫn được xem họ
Như những vị thầy tâm linh tốt nhất của tôi.

Tóm lại tôi xin mang lại cho tất cả chúng sinh,
Dù trực tiếp hay gián tiếp và không phân biệt một ai
Mọi sự giúp đỡ và những niềm phúc hạnh của tôi,
Và đổi lại, tôi xin gánh vác với tất cả sự kính cẩn
Những bất hạnh và khổ đau của những người mẹ của tôi,
(xem tất cả chúng sinh như những người mẹ của mình).

Tôi xin cố gắng giữ cho các phép tu tập ấy
Không bị ô nhiễm bởi tám mối lo toan thế tục,
(gồm có: lợi lộc, lạc thú, ngợi khen, vinh quang, danh vọng, thua thiệt, khổ đau, thất sủng, quở phạt) .
Và khi đã thấu hiểu được thế nào là bản chất ảo giác của mọi hiện tượng,
Thì khi ấy tôi cũng sẽ được giải thoát khỏi sự trói buộc của bám víu".

Bảy tiết đầu tiên của bài "Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức"đề cập đến chủ đề liên quan đến thể dạng giác ngộ quy ước(haytươngđối) của tâm thức mà thuật ngữ Phật giáo gọi là bồ-đề-tâm (bodhicita) tương đối. Tiết sau cùng nêu lên thật ngắn gọn thể dạng thứ haicủa sự giác ngộ là bồ-đề-tâm tuyệt đối.

Tiếtthứ nhất của bài thơ mang ý nghĩa như sau: "Nhữngai đã quyết tâm mang lại sự an vui tối thượng cho tất cả chúng sinh, một sự anvui quý giá hơn cả viên bảo châu mầu nhiệm giúp thực hiện được mọi điều nguyệnước, tất nhiên sẽ phát nguyện như sau: xin cho tôi được mãi mãi yêu thương tất cảchúng sinh". Tiết thơ nêu lên sự tương kết giữa "tôi" và ngườikhác. Thế nhưng trên thực tế sự tương kết đó có thật sự xảy ra hay không? Trongcuộc sống thường nhật, thật ra ta chỉ biết quan tâm - tất nhiên là với tất cả sựhăng say - đến cá nhân mình và quyền lợi của mình. Ta đặt lên trên hết sự tìmkiếm an vui hầu mang lại hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau cho riêng mình. Đấy làmối bận tâm hàng đầu và trọng đại nhất so với tất cả những mối bận tâm khác, vàđấy cũng là gánh nặng mà ta phải tự đảm trách cho mình. Trong khi đó, việc lotoan cho người khác thì ta lại đặt xuống hàng thứ yếu, không có gì đáng để quantâm hoặc đấy là một thứ gì hoàn toàn vô nghĩa.

Thực trạng đó phải được thay đổi, chúngta phải gia tăng sự luyện tập tâm thức đến một mức độ có thể hoán đổi được việcxem sự an vui của chính mình là quan trọng hơn hết và đặt sự an vui của ngườikhác xuống hàng thứ yếu. Chúng ta cần phải phát huy một sự kính trọng sâu xa vàmột mối quan tâm chân thật đến sự an vui của người khác và đồng thời không nênquan tâm quá đáng đến sự an vui của chính mình. Đấy là mục đích cần phải thựchiện. Muốn thành công ta phải luyện tập tâm thức mình thật chuyên cần, sự luyệntập đó dựa vào nhiều phương pháp khác nhau.

Tiết thứ hai là: "Mỗi khi có dịp tiếp xúc với ngườikhác, tôi xin tự xem mình là người kém cỏi hơn cả, và tất cả các người khác đềuhàm chứa một giá trị tối thượng, sự quán nhận ấy xuất phát tự đáy tim tôi".Tất nhiên là cách cư xử khiêm tốn nêu lên trong tiết thơ trên đây trái ngược lạivới thái độ trịch thượng mà ta thường có khi phóng nhìn vào người khác. Vì thế tanên thay đổi thái độ đó và phải kính trọng tất cả chúng sinh, xem tất cả chúngsinh đều là anh chị em của mình và riêng mình thì phải là người thấp kém nhấtkhi so sánh với họ. Ta phải biết yêu thương họ và mang thân xác, tâm thức cũngnhư toàn diện con người của ta để hướng vào mục đích mang lại sự an vui cho tấtcả chúng sinh mà chính chúng ta đã đặt họ lên hàng tối thượng.

Tiết thứ ba là: "Đối với từng hành động, tôi xin luôn canh chừng từ trong tận cùngcủa tâm thức tôi, nếu thấy có một sự hiềm khích hay méo mó nào xảy ra có thểmang lại nguy hại cho người khác và cho tôi, thì tôi sẽ cương quyết đương đầu ngayhầu loại bỏ nó". Chỉ khi nào biết thương yêu người khác và tự đặt mìnhvào một vị thế khiêm tốn, thì khi đó chúng ta mới có thể nhận thấy được những gìlệch lạc sẵn có trong tâm thức của mình từ trước, chẳng hạn như thái độ tâm thầnlầm lạc tự cho mình là quan trọng hơn hết, hoặc các quan điểm sai lầm về bản chấtthật sự của chính mình. Tiết thơ thứ ba nêu lên các sự lệch lạc ấy nhằm khuyênchúng ta phải canh chừng ngay từ bên trong tâm thức để ngăn chận không cho cáccách hành xử lầm lẫn như thế có thể xảy ra. Khi chúng vừa loé lên thì ta phảikiểm soát ngay tâm ý của mình, tương tự như ta phải canh chừng an ninh cho mộtngôi nhà. Sự canh chừng đó phải thật cẩn trọng và cảnh giác, sự cẩn trọng và cảnhgiác ấy có thể so sánh với hai người lính cảnh sát của nội tâm. Khi tâm thức đãđược canh giữ cẩn thận thì ta sẽ không còn cần đến sự kiểm soát của bất cứ một ngườicảnh sát nào ở bên ngoài, vì trong trường hợp đó đương nhiên ta sẽ không phạmvào các hành động thiếu đạo hạnh và độc hại. Thế nhưng nếu không có hai người cảnhsát bên trong - tức sự cẩn trọng và cảnh giác - canh giữ, thì dù cho hùng mạnhđến đâu các lực lượng cảnh sát bên ngoài cũng khó mà kiểm soát được một tình trạnghung bạo khi nó đã bùng nổ ra. Thật cũng không đến đỗi quá khó để nhận thấy điềuấy, sự can thiệp của cảnh sát nào mấy khi hiệu quả trước những thảm cảnh do khủngbố gây ra.

Tiết thứ tư là: "Mỗi khi trông thấy các chúng sinh hung ác phải gánh chịu sức mạnhnghiền nát của những hành động hung bạo và sai lầm, thì tôi xin được xem họ nhưnhững gì trân quý nhất, tương tự như tôi vừa khám phá ra một kho tàng".Nội dung của tiết thơ nêu lên trường hợp những kẻ ghê tởm nhất, chẳng hạn như nhữngkẻ ăn thịt người hay những kẻ thật tồi tệ. Mặc dù không hề có ý định làm hại họ,thế nhưng thói thường chúng ta vẫn tìm cách tránh né họ và quay ra hướng khác đểtránh mọi sự giao tiếp với họ. Thế nhưng thật ra ta không nên giữ thái độ nhưthế. Những gì mà chúng ta cần phải tập là yêu thương họ, dù cho họ đang hiện diệntrước mặt ta hay không cũng thế. Chúng ta phải cố gắng tập luyện như thế nào đểmỗi khi gặp họ ta sẽ không thốt lên: "Thật khổ! Lại phải làm một cái gì đâyđể giúp họ!", hoặc: "Lại thêm một gánh nặng nữa, một sự khổ nhọc nữaphải gánh vác!". Thay vì phản ứng như vậy khi gặp họ, thì ta nên tìm thấy niềmhân hoan như vừa khám phá ra một viên bảo châu quý giá, một kho tàng hay một cáigì đó thật tuyệt vời, phải xem đấy là một cơ hội hiếm hoi mang lại cho ta dịpmay để giúp đỡ họ.

Tiết thứ năm là: "Khi người khác trút lên đầu tôi mọi sựgiận dữ, nguyền rủa tôi, vu khống tôi, hoặc mang lại mọi thứ tệ hại khác chotôi, thì xin cho tôi đủ sức gánh chịu mọi sự thua thiệt và hiến dâng cho họ sựvinh quang". Thật hết sức quan trọng phải giữ một thái độ rộng mở vàthiết tha yêu thương người khác. Tuy nhiên hơn thế nữa việc tu tập còn đòi hỏichúng ta nhất thiết phải giữ thái độ ấy đối với những ai vì một lý do nào đó muốnlàm hại ta, dù đấy là trường hợp họ bị khích động bởi sự giận dữ thúc đẩy họ thựcthi những ý đồ lắt léo nhằm mục đích cố tình làm thương tổn đến ta, hay đấy là trườnghợp mà họ chỉ mang những ý định ấy trong đầu cũng vậy. Trong các trường hợp nhưthế, ta phải xem họ như những gì vô cùng quý giá. Thái độ mà ta phải giữ đối vớinhững người khi mà sự ác ý của họ chuyển thành hành động chống lại ta, là phảichấp nhận sự thua thiệt và mất mát về phần mình và nhường cho họ sự chiến thắng.Đấy là ý nghĩa của tiết thơ trên đây.

Tiết thứ sáu là: "Đối với một người mà tôi hằng mang lạiđiều tốt cho họ, thế nhưng họ lại đối xử tồi tệ với tôi, thì xin cho tôi đượcxem người ấy như một vị đạo sư tối thượng". Tất nhiên trong số trùngtrùng điệp chúng sinh, luôn luôn có một số nào đó mà ta phải miễn cưỡng giúp đỡhọ, hoặc phải cố gắng tỏ ra thật tốt đối với họ - đấy là một thái độ cao cả vàthích đáng. Thói thường người được giúp đỡ phải tỏ ra biết ơn và phải có mộtvài cử chỉ nào đó trước lòng tốt của ta. Thế nhưng cũng có trường hợp mà người đượcta giúp đỡ lại đối xử một cách quá thấp kém không xứng đáng với hành động củata. Trường hợp đó khiến cho ta cảm thấy bị tổn thương và bị đối xử tệ bạc. Vậy mộtngười đang tu tập cách hành xử trong cuộc sống hay nói cách khác là một vị bồ-tát,thì phải phản ứng ra sao? Tất nhiên là phải đối xử với người ấy như là một vị đạosư hướng dẫn tâm linh cho mình, và xem đấy là một dịp may vô cùng quý giá được gặpmột người như thế để yêu mến họ, bởi vì chính họ đã mang lại một cơ hội hiếmhoi để giúp mình luyện tập sự kiên nhẫn và lòng bao dung. Đấy là thể dạng tâm thứcmà người bồ-tát phải tập luyện.

Sau đây chúng ta xét đến nội dung củatiết thứ bảy, đấy là: "Tóm lại, tôixin được trực tiếp hay gián tiếp mang lại sự tốt lành và tình thương cho tất cảnhững người mẹ của tôi; tôi xin được kín đáo nhận chịu về phần tôi tất cả nhữngbất hạnh và khổ đau của những người mẹ ấy". Trường hợp này vẫn còn thuộcvào cấp bậc giác ngộ tương đốicủa tâm thức. Nếu muốn cho cách hànhxử tốt đẹp đó, tức là yêu thương người khác hơn cả chính mình, được phát huy thậtcao độ và nhiệt tình, thì nó phải được thoát ra từ cội nguồn của lòng từ bi. Từbi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnhkhổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt cầu mong sao cho họtìm được sự giải thoát trước những khổ đau ấy. Tất nhiên một mặt chúng ta phảibiết lo lắng sâu xa khi nghĩ đến những cảnh thống khổ của người khác, thế nhưngmột mặt khác thì chúng ta cũng phải biết mở rộng lòng mình cho niềm hân hoan trànngập, khi chúng ta nhìn thấy những cảnh hạnh phúc và an vui của người khác, vàđấy cũng là một cách phát lộ lòng tốt và tình thương của mình. Cả hai thái độ ấy- tức lòng từ bi và sự hân hoan phát sinh từ tình thương chân thật - là cội nguồngiúp cho yêu thương bám rễ, và sự yêu thương đó sẽ thúc đẩy chúng ta nên nghĩ đếnngười khác hơn là chính mình. Đấy cũng là nguyên tắc căn bản trong phép luyện tậpgọi là tonglen(tức là cách hiến dângvà nhận lãnh) mà tiết thơ trên đây đã nêu lên.

Thật ra trên thực tế, sự kiện hoánchuyển hạnh phúc của mình cho người khác và ngược lại xin nhận chịu khổ đau củahọ chỉ có thể xảy ra được trong một số trường hợp thật hiếm hoi: tức là chỉ cóthể thực hiện được khi nào giữa ta và người ấy đã từng có một sự liên hệ và tươngquan nghiệp lực thật đặc biệt nào đó từ các kiếp trước. Chỉ trong các trường hợpnhư thế thì sự hoán chuyển khổ đau của người khác sang cho cho mình may ra mớicó thể xảy ra được, trên thực tế thì chuyện ấy rất khó thực hiện. Thế nhưng tạisao lại khuyến khích mọi người nên tập luyện theo phép tu tập ấy? Bởi vì đấy là một phương pháp giúp đạt được mộtcá tính cực mạnh, một lòng quả cảm vô song và một sự nhiệt tình sâu đậm; nhữngphẩm tính ấy sẽ giúp cho sự tu tập của mình thăng tiến nhanh hơn trên đường đưađến giác ngộ tâm linh.

Tiết thứ tám và cũng là tiết cuốicùng mang ý nghĩa như sau: "Cầu xincho sự tu tập của tôi tránh được mọi sự ô nhiễm của tám mối lo toan thế tục. Vìquán nhận được tất cả các dharma tức là các thành phần cấu hợp tạo ra mọi hiệntượng đều là ảo giác, nên tôi cầu xin loại bỏ được chúng hầu giải thoát cho tôira khỏi sự trói buộc của các chu kỳ hiện hữu". Ý nghĩa nêu lên trong tiếtthơ thứ tám là sự giác ngộ tuyệt đối của tâm thức. Trong khi các tiết khác chỉnhắm vào các phương tiện tu tập, thì tiết thứ tám lại hướng trực tiếp vào conđường giác ngộ tâm linh.

Phát huy tâm thức hướng vào mục đíchyêu thương người khác hơn cả chính mình đôi khi cũng cho thấy một sự nguy hiểmnào đó, bởi vì chúng ta từng bị chi phối từ quá lâu đời bởi những lệch lạc tâmthần thường phát sinh khi tu tập Đạo Pháp. Vì muốn được nhiều người biết đến nênđôi khi ta cũng có thể rơi vào sự thèm khát uy danh do phép tu tập vì lòng lòngvị tha mang lại; hoặc biết đâu từ trong thâm tâm ta cũng mong đợi một cách kínđáo những người được hưởng các thành quả tu tập của ta sẽ mang tặng ta nhữngmón quà hồi đáp. Hoặc giả ta cũng có thể thốt lên: "Chính thế! Tôi đây làmột người tu hành, một người tu tập Đạo Pháp!". Đó là những gì có thể manglại cho ta những cảm tính kiêu hãnh để tự thấy mình cao hơn và chính mình làngười ban ơn cho kẻ khác. Tất cả những sự méo mó tâm thần đó và các thái độ dochúng làm phát sinh có thể xảy ra với chúng ta bất cứ lúc nào. Vì thế việc tu tậpmang lại giác ngộ cho tâm thức cũng có thể trở nên nguy hiểm, do đó chúng ta phảithật thận trọng không để vướng vào những gì mà người ta gọi là "tám mối lotoan của thế tục" (còn gọi là "tám dharma thế tục") (có thể xem thêm bàiviết "Khái niệm về tám mối lo toan thế tục" của Hoang Phong trên cácmạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, Hoa Vô Ưu...),trong sốcác mối lo toan đó có thể kể ra: hy vọng được vinh quang, hy vọng được ngợikhen, hy vọng được thích thú, hy vọng được lợi lộc... Nhất định phải loại bỏ hoàntoàn những thứ lệch lạc ấy ra khỏi việc tu tập Đạo Pháp của mình. Phải giữ cho sựtu tập được tinh khiết, tức là phải hoàn toàn quên mình và đặt người khác lêntrên mọi sự ngờ vực. Đấy là một điều vô cùng quan trọng.

Vài lời lạm bàn củangười dịch

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma viết và thuyết giảngtheo nhiều cấp bậc khác nhau nhằm mục đích thích nghi với quảng đại người đọc vàngười nghe. Quyển sách trên đây thuộc vào một cấp bậc khá đại cương, thế nhưngcũng vô cùng sâu sắc. Bài thơ của nhà sư Guéshé Langri Tangpa trên đây có thểxem như một bài kinh ngắn, và những lời bình giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tuy ngắngọn, dễ hiểu nhưng thật ra rất thâm sâu và uyên bác, thế nhưng thiết nghĩ một vàilời ghi chú thêm về một vài chi tiết biết đâu cũng có thể giúp cho người đọc dễtheo dõi hơn nữa về bài thơ cũng như phần bình giải của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Cáclời ghi chú này gồm trong ba chủ đề: thứ nhất là tính cách thiết thực của việctu tập do bài thơ nêu lên, thứ hai là sự kiện nêu lên trong tiết thơ thứ bảy chorằng tất cả chúng sinh đều là những người mẹ của mình, thứ ba là khái niệm về sự giác ngộ tuyệt đốinêu lên trong tiếtthơ thứ tám thay cho phần kết luận của toàn bộ bài thơ.

Tính cách thiết thực củabài thơ

Mở đầu cho phần thuyết giảng Đức Đạt-LaiLạt-Ma cho biết là nội dung của bảy tiết thơ đầu tiên thuộc lãnh vực của sựgiác ngộ quy ước còn gọi làbồ-đề-tâm tương đối. Vậy sự giác ngộhay bồ-đề-tâm quy ước là gì?

Đó là những lời nguyện ướccác cáchhành xửcủa một người bồ-tát. Vì thế trong mỗi tiết thơ chúng ta đều nhậnthấy trước hết là sự nguyện ước, sau đólà hành động:

- tiết thứ nhất: quyết tâm thực hiệnsự an vui cho tất cả chúng sinh - tôi xin yêu thương tất cả họ.

- tiết thứ hai: xin được làm ngườikhiêm tốn nhất - xem tất cả các chúng sinh khác đều cao hơn mình.

- tiết thứ ba: nguyện canh chừng từngxúc cảm bấn loạn - cương quyết đương đầu và loại bỏ các xúc cảm ấy.

- tiết thứ tư: xin hội đủ nghị lực đểyêu thương những người hung ác - xem họ như một gia tài quý báu khôn lường.

- tiết thứ năm: xin nhẫn nhục chịu đựngsự ngược đãi của những người hung ác - hiến dâng cho họ sự vinh quang.

- tiết thứ sáu: nguyện rằng nếu nhữngngười mà mình hằng giúp đỡ làm thương tổn đến mình - thì sẽ xem họ như những vịthầy tốt nhất.

- tiết thứ bảy: nguyện hiến dâng hạnhphúc của riêng mình cho tất cả các người mẹ - xin gánh chịu tất cả khổ đau củahọ.

Các quyếttâmvà các cách hành xửtrên đâylà những phương tiện thiện xảo(upaya) giúp các người tu tập và các vị bồ-tátthăng tiến trên đường giác ngộ. Các phương tiện thiện xảo đó cũng có thể xem nhưnhững phương thuốc hóa giải giúp cho một cá thể khống chế cái tôi của mình. Thật vậy đối với một người tu tập, cái tôiluôn luôn là một trở ngại to lớnnhất và kiên cố nhất. Chẳng những "cái tôi" là một bức tường vững chắcngăn chận con đường hướng về giác ngộ mà còn là một yếu tố tâm thần gây ra mọithứ xúc cảm bấn loạn trong tâm thức và cũng là nguyên nhân chính yếu nhất tróibuộc một cá thể trong chu kỳ bất tận của luân hồi. Một cách vắn tắt, bảy tiếtthơ đầu tiên là những liều thuốc hóa giải giúp cho người tu tập quên mình để phátđộng lòng từ bi hướng vào người khác, hầu vượt lên trên cái ngã của mình. Tuynhiên liều thuốc nêu lên trong tiết thơ thứ bảy có vẻ là một liều thuốc mạnh hơnhết, đó là cách tập cho mình nhìn vào tất cả chúng sinh và xem họ là những ngườimẹ của mình. Vậy ý nghĩa thật sự của tiết thơ này ra sao?

Xem tất cả chúng sinh đềulà những người mẹ của mình

Nội dung của toàn bài thơ được dựa trênnguyên tắc của phép tu tập gọi là "phéphoán chuyển giữa ta và người khác" (tonglen), thế nhưng ý nghĩa của tiết thơthứ bảy biểu trưng rõ rệt và trực tiếp nhất cho nguyên tắc đó: tức nhận chịu mọikhổ đau của người khác và hiến dâng cho họ tất cả hạnh phúc của mình. Người khácở đây có nghĩa là tất cả chúng sinh và đấy cũng là tất cả những người mẹ của mình,gồm người mẹ trong kiếp sống này và tất cả những người mẹ của mình trong muôn ngànkiếp trước. Những người mẹ ấy tất nhiên đã tái sinh và biết đâu họ là những chúngsinh đang sống bên cạnh chúng ta hôm nay, hoặc đang hiện hữu khắp nơi trong thếgiới này. Chúng ta phải cư xử với họ như những người mẹ của mình. Do đó thiếtnghĩ cũng nên mở thêm một dấu ngoặc ở đây để nghĩ rằng Vu Lan không nhất thiếtlà một dịp lễ để chúng ta cầu an hay cầu siêu cho một người mẹ, mà đúng hơn làmột dịp để mỗi chúng ta hồi hướng tất cả công đức và hiến dâng hạnh phúc của mìnhcho tất cả những người mẹ trong ba ngàn thế giới thế giới, đã từng sinh ra mìnhtrong quá khứ và sẽ còn sinh ra mình trong tương lai. Các chữ "trực tiếp" trong tiết thơ thứbảy là có ý nói đến người mẹ của mình trong kiếp sống này, và chữ"gián tiếp" là để chỉ tất cảnhững người mẹ của mình trong quá khứ xuyên qua hình tướng của những chúng sinhkhác.

Phép tu tập "hoán chuyển giữa ta và người khác"nêu lên trong tiết thơthứ bảy là do Tịch Thiên (thế kỷ thứ VIII) đề nghị trong tập Nhập Bồ-đề Hành luậnBodhicaryavatara) và cũng biểu trưng choliều thuốc hóa giải mạnh nhất để chống lại cái tôi hay cái ngã. Tuy nhiên Đức Đạt-LaiLạt-Ma cũng nhắc cho chúng ta biết nội dung của tiết thơ thứ bảy vẫn còn thuộcvào lãnh vực của bồ-đề-tâm tương đối.Vậy bồ-đề-tâm tuyệt đốilà gì và phầnkết luận trong tiết thơ thứ tám muốn nói lên điều gì?(

Khái niệm về Bồ-đề-tâm

Bồ-đề-tâm tiếng Phạn là Bodhicitta, bodhicó nghĩa là tỉnh thức, tỉnh giác hay giác ngộ, cittalà tâm trí, tâm thức... Sở dĩ mạnphép dài dòng như trên đây vì nguyên gốc Hán ngữ của chữ tâm có nghĩa là tim,thế nhưng chữ tâm trong thuật ngữ bồ-đề-tâm lại có nghĩa là lý trí hay trí tuệvà không tượng trưng cho một thể dạng xúc cảm nào cả. Bồ-đề-tâm do đó có nghĩalà "Tâm thức giác ngộ", "Tinh thần giác ngộ" hay "Tưduy giác ngộ"... Bồ-đề-tâm là một khái niệm xác định vị trí, lý tưởng, hànhđộng và sự giác ngộ của một người bồ-tát, do đó bồ-đề-tâm được xem là khái niệmcăn bản nhất của Phật giáo Đại thừa nói chung và của Phật giáo Tây Tạng nói riêng.Bồ-đề-tâm gồm có hai thể dạng khác nhaulà bồ-đề-tâm tương đối và bồ-đề-tâm tuyệt đối, mà Đức Đạt-Lai Lạt-Ma còn gọi mộtcách khác là sự giác ngộ quy ước và sự giác ngộ tuyệt đối. Một cách tổng quát Bồ-đề-tâmtương đối biểu trưng cho lòng từ bi và bồ-đề-tâm tuyệt đối biểu trưng cho sự Giácngộ hay Trí tuệ.

Bồ-đề-tâmtương đối(samvrtibodhicitta) gồmcó hai thể dạng là bồ-đề-tâm ước vọngtức là sự biểu lộ ước nguyện của người bồ-tát ước mong đạt được giác ngộ vì lợiích của chúng sinh, và bồ-đề-tâm thực hiệntức là hành động của người bồ-tát. Hai thể dạng ấy được thể hiện trong bảy tiếtđầu tiên của bài thơ.

Bồđề tâm tuyệt đối(paramarthabodhicitta)là sự quán nhận hai thứ tánh không(sunyata) cùng một lúc: tánh không của một "cái tôi cá thể""bản chấtvô thực thể"tức ảo giác của mọi hiện tượng, và cũng thật tuyệtvời vì tuy rằng tất cả đều là trống không thế nhưng bồ-đề-tâm tuyệt đối vẫn hàmchứa một sức mạnh quán thấy được Phật tính nơi mỗi chúng sinh. Nói cách khác bồ-đề-tâm-tuyệt đốilà khả năng cảm nhậnthật sâu xa bản thể "như lai" (tathata- ainsité, suchness) của hiện thực. Đấy là ý nghĩa biểu trưng cho sự Giácngộ và Giải thoát nêu lên trong tiết thơ thứ tám thay cho phần kết luận.

Tóm lại khi nào chúng ta chưa đủ sứcchuyển động chung với vô thường,hòanhập với bản chất vô thực thểcủa vũtrụ và nhìn thấy Phật tínhtrong nơisâu kín của mỗi chúng sinh thì khi ấy chúng ta vẫn còn là kẻ tôi đòi của sự bámvíu và nô lệ cho cái tôi đang chỉ huy từ bên trong tâm thức của chính mình.

Bures-Sur-Yvette,29.07.11
Hoang Phong

Xem thêm:
KHÁI NIỆM VỀ "TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC" TRONG PHẬT GIÁO - Hoang Phong

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2010(Xem: 4628)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
04/09/2010(Xem: 5658)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 5314)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
28/08/2010(Xem: 9307)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
28/08/2010(Xem: 4461)
Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng hiểu biết sự liên hệ giữa nhân duyên, nhân quả của cá nhân và cộng đồng không phải trong một thời gian mà mọi thời gian, và không phải trong một không gian mà mọi không gian là hết sức cần thiết cho đời sống hòa bình, an lạc và văn minh của chúng ta, khiến tự nó có khả năng vãn hồi trật tự và hoàn thiện cho xã hội của chúng ta ngày nay.
14/06/2010(Xem: 3470)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này
15/05/2010(Xem: 6303)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 6852)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
09/05/2010(Xem: 10608)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567