Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Phật pháp ứng dụng (7)

13/12/201222:33(Xem: 9330)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Phật pháp ứng dụng (7)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG(7)
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
many-ways-to-nirvana_dalailama

HỎI: Chúngta có thể làm gì để chống lại bạo động thường thấy quá nhiều trong xã hội chúngta?

ĐÁP: Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câutrả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinhthần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làmthế nào chúng ta có thể hoàn thành điềunày: Làm thế nào chúng ta có thể mangviệc làm này về trong gia đình và trường học? Nơi đây, giáo dục (học vấn) là thiết yếu. Không phải qua nguyện cầu hay thiền quán tôngiáo, v.v…nhưng qua sự giáo dục thích đáng. Những trình độ khác nhau của thể chế giáo dục có một vai trò rất quantrọng để biểu hiện trong sự đẩy mạnh tâm linh nhân loại trong hình thức phù hợpvới luân thường đạo lý xã hội. Chúng tôikhông phải là một nhà giáo dục, nhưng mọi người cần nói một cách nghiêm chỉnhhơn về việc làm thế nào để tăng cường và mở rộng chương trình giáo dục làm nóhoàn toàn hơn. Truyền thông cũng có thểđóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh những giá trị con người. Nói khác hơn, chúng tôi không chắc điều gì cóthể hoàn tất.

HỎI: Trongxã hội vật chất và tiêu thụ hướng dẫn này, làm thế nào để chúng ta vượt thắngnhững khát vọng đòi hỏi và dính mắc đến những lợi ích vật chất?

ĐÁP: Nếu nghĩ một cách sâu xatrong những hình thức của sự thực hành tâm linh về việc đào luyện những khát khao và hài lòngvừa phải, chúng tôi sẽ nói trong một sự tôn trọng rằng có nhiều cơ hội hơn chonhững ai sống trong những xã hội dồi dào về vật chất. Những người trong những xã hội phát triển ítvật chất hơn không có cơ hội thực sự kinh nghiệm sự giới hạn của nhưng điềukiện vật chất và những sự dễ dàng. Nếusống trong một xã hội phong phú vật chất, dễ dàng hơn để thấy những sự giới hạncủa những sự dễ dàng vật chất trong dạng thức cung ứng sự hài lòng. Vì thế, chúng tôi muốn nói rằng trong một xãhội phong phú về vật chất thực tế cónhiều cơ hội hơn cho những thực hành tâm linh. Dĩ nhiên, tất cả tùy thuộc trênchính những thái độ và suy nghĩ của những cá nhân.

Tuy thế, ý kiến gốc rể sâu xacủa phương Tây hiện hữu như một nền văn hóa vật chất bị hướng dẫn bởi tiêu thụcó thể chứa đựng một yếu tố của sự tưởng tượng. Người ta đưa ra những phạm trù khác biệt giữa những nền văn hóa Đông Tâyvà rổi thì như những người Tây Phương, quý vị bắt đầu tin vào chúng. Quý vị nghĩ rằng cuộc sống của quý vị bị lèolái bởi những giá trị vật chất; quý vịchiếu ra một hình ảnh nào đấy về nền văn hóa của chính mình và bắt đầu tin tưởngvào nó, ghi nhớ mãi một khuynh hướng tâm thức nào đấy.

Trong những người bạn TâyPhương, chúng tôi biết những cá nhân với một sự quyết tâm và dâng hiến vô cùngthâm sâu đến việc thực hành Phật Pháp. Họ cũng có một trình độ kinh nghiệm cao đặt căn bản trên sự thực hànhthiền quán lâu dài và sống theo những kinh nghiệm mà họ đạt được. Chúng ta có thể tìm thấy những người như thếở cả Tây và Đông Phương. Căn bản tựnhiên của tất cả những con người là như nhau.

HỎI: Cáchđây không lâu, nhiều người đã trở nên lệ thuộc vào thuốc giảm đau. Đối vói một số người nó là một sự quan tâm yhọc nghiêm trọng nhưng đối với một số người khác nó có thể là cách duy nhất đểgiải quyết. Ý kiến của Ngài về câu hỏinày là thế nào?

ĐÁP: Khi chúng ta nói về y dược như là thuốc giảmđau chẳng hạn, dĩ nhiên, có nhiều điều kiện khác nhau. Trong một số trường hợp, căng thẳng có thể lànguyên nhân bởi những điều kiện vật lý hay sinh lý qua sự mất cân bằng trong cơthể. Dưới những tình trạng như thế, dùngthuốc giảm đau có thể thực sự hổ trợ cá nhân và là một cách hữu hiệu của việcxử dụng cho những vấn đề y học. Tuy vậy,có thể có thí dụ khác, nơi mà những sự căng thẳng hay phiền muộn không có mộtcăn bản sinh lý nhưng đến từ những nhân tố tâm lý. Thế thì sẽ có ảnh hưởng hơn nếu dựa trênnhững phương pháp nội tại như rèn luyện tâm hay thiền quán.

Đến với câu hỏi về nhữngngười dùng thuốc giảm đau hay chống căng thẳng đơn giản như một cách để đạt đến một loại thư giản hay một cách giảiquyết dễ dàng, điều đó rõ ràng là một sựlạm dụng về bản chất. Việc làm cho bớtcăng thẳng mà những cá nhân đạt được từ việc dùng thuốc trong cách này chi làtạm thời. Trong khi thuốc men lưu lạitác động của nó trong cơ thể, con người duy trì tình trạng thư giản, nhưng khimà hết thuốc, người ấy lại trở lại tình trạng đau đớn hay căng thẳng. Do vậy, thật hiệu quả hơn để nương tựa vào những kỷ thuật nội tại. Với những điều này, quý vị có thể sau này nhớlại sự phương pháp cứu chửa mà mình đạt được như một kết quả của thiền quán và sự cứu tể tự nó sẽ tồntại lâu dài hơn.

HỎI: Ngài sẽđề xuất thế nào đến những người thực hành Phật Pháp nếu họ cảm thấy được mờigọi đến, mà không tiếp nhận văn hóa Tây Tạng?

ĐÁP: Điều này xác định là có thể. Thí dụ, không có gì đặc trưng của Tây Tạng vềtứ diệu đế. Một cách căn bản, không cógì dính dáng đặc trưng đến nền văn hóa Tây Tạng hay Ấn Độ trong Phật Giáo TâyTạng. Nó không phải nói về Tây hay Đông.

HỎI: Tạithời điểm của sự chết, làm thế nào một cư sĩ có thể duy trì trong trạng tháibình lặng thay vì sợ hãi?

ĐÁP: Như chúng tôi đề cập ở trên, nếu chúng tatĩnh lặng và yên bình vào ban ngày, giấc mơ của chúng ta cũng sẽ tịch tĩnh vàbình an. Bằng sự nối dài, nếu hằng ngàytrong cuộc sống chúng ta là an hòa và thân hữu, thì có cũng sẽ là như thế vớisự chết của chúng ta. Đấy là sự chuẩn bịtuyệt hảo cho một giây phút lâm chung bình lặng. Nếu đời sống chúng ta đầy ấp nhẫn tâm, sợhãi, và thù hận, chúng ta sẽ thấy rất khó giả biệt kiếp sống này trong an bình.

Như một tu sĩ Phật Giáo,chúng tôi tin tưởng rằng có một đời sống kế tiếp. Trong đặc trưng của sự thực hành tantra chứađựng nhiều sự chuẩn bị đặc biệt cho sự chết và nó rất quan trọng với hành giảlàm cho quen thuộc với chúng vì thế chúng ta có thể hiện thực những thực hànhnày khi chúng ta lâm chung. Do vậy,trong sự thực hành hằng ngày, chúng tôi thiền quán về sự chết và tái sinh củachính mình nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Điều này là sự dự phòng để chuẩn bị cho chúng tôi đối với sự chết, nhưngchúng tôi vẫn không chắc hoặc là chúng tôi sẽ được trang bị chính xác để vậndụng nó khi sự chết đến thật sự hay không. Đôi khi chúng tôi nghĩ rằng khi sự chết đến, chúng tôi có thể bắt đầucảm thấy thích thú về nó cho dù tôi có thể thi hành những thực tập này một cách hiệu quả hay không.

HỎI: Bây giờchủ nghĩa Cộng Sản đã bị mất uy tín, làmsao chúng ta có thể kiểm soát ngăn cách giữa giàu và nghèo?

ĐÁP: Đây là một câu hỏi thậtsự quan trọng. Mọi người có thể thấy làtrong cấp độ toàn cầu có một khoảng cách to lớn giữa những quốc gia giàu vànghèo, chúng ta cũng tìm thấy sự chia cách tương tự của những cá nhân trong mộtquốc gia. Thí dụ, ở các nước giàu sốlượng các nhà triệu phú đang tăng lên, trong khi những người nghèo vẫn nghèo vàtrong một số trường hợp có thể là bị nghèo hơn. Chỉ mới một ngày gần đây, chúng tôi đã gặp một người bạn nói với tôi vềcông việc mà bà ta đang làm ở thủ đô HoaSinh Tân (Hoa Kỳ). Bà ta nói rằng điềukiện sống của một số gia đình mà bà ta đã viếng thăm thì quá thất vọng rằngchúng không thích hợp cho bất con người nào sống ở đó. Trong khi bà ta đang giải thích kinh nghiệmcủa mình, bà ta bắt đầu khóc, và chúng tôi cũng cảm thấy bị chấn động.

Điều đó không chỉ là sai đạođức mà cũng không thực tế. Chúng ta phảinghĩ một cách nghiêm chỉnh về việc làm thế nào để giảm thiểu vấn nạn này. Chúng tôi đã từng nghe về một số gia đìnhgiàu có bây giờ đang chia xẻ sự sung túc của mình với những người khác. Năm vừa qua, một số người bạn của chúng tôi ởChicago đã kể với tôi về một số gia đình giàu có hơn bây giờ mạnh dạn hơn trongviệc chia xẻ. Đây là tin tức tốt; chúngta càng phát triển thái độ từ bi này, chúng ta càng thu hẹp ngăn cách giữa giàuvà nghèo.

Tuy thế, ở cấp độ toàn cầu,chúng tôi cảm thấy rằng sự bắt đầu phải đến từ những nước nghèo, rộng rãi quasự giáo dục (học vấn). Trong nhữngchuyến viếng thăm gần đây đến Nam Phi và một số quốc gia Phi Châu khác, chúngtôi thấy một sự ngăn cách to lớn giữa những thành phần được ưu đãi và quầnchúng và có rất nhiều người thiếu tự tin. Thật quan trọng cho những người nghèo thể hiện một nổ lực để chuyển hóathái độ tinh thần của họ qua giáo dục. Những người giàu có thể hổ trợ họ trong việc này bằng việc cung cấpnhững sự dễ dàng về giáo dục và đào cùng những khí cụ cần thiết.

Rồi thì điều này đưa chúng tađến câu hỏi về dân số. Hiện nay có hơnsáu tỉ người trên hành tinh này. Đây làmột vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.Nếu chúng ta tăng tiêu chuẩn sinh sống cho những quốc gia nghèo và không phát triểnnhư những quốc gia ở Bắc bán cầu, điều đáng nghi ngờ là tài nguyên thiên nhiênthế giới có cung ứng đủ cho mọi người hay không. Những vấn đề như thế này là nguyên nhân bởimột sự thiếu tỉnh thức và sự thất bại trong việc dùng trí thông minh của conngười một cách thích đáng. Tất cả cácquốc gia, nhưng đặc biệt trong những nước nghèo, chỉ hướng vào những vấn đềtrước mắt thay vì nghĩ đến những vấn đề dài hạn. Mặc dù thế, qua giáo dục, những giải pháp cuối cùng sẽ được tìm ra.

HỎI: Kínhbạch Ngài, với quá nhiều chiến tranh xảyra nhân danh tôn giáo, Ngài có thể giải thich tại sao Tây Tạng đã không xử dụngbạo động tiếp cận đến mục tiêu tự do?

ĐÁP: Trước nhất, chúng tôi tin rằng nhân loại mộtcách căn bản là tử tế và hiền lành và rằng nếu dùng bạo động là chống lại nềntảng tự nhiên của chúng ta. Thứ hai,thật khó khăn để thấy trong lịch sử nhân loại những thí dụ về giải pháp quân sựđưa đến sự giải quyết bền vững của bất cứ vấn đề nào. Xa hơn nữa, ngày nay, biên giới quốc gia đangtrở nên kém quan trọng; thí dụ, trong nền kinh tế hiện đại, không có một cáchcăn bản. Hơn thế nữa, kỷ thuật thông tinvà du lịch đang biến thế giới thành một cộng đồng nhân loại duy nhất. Vì thế, ngày nay nhận thức về độc lập đã kémý nghĩa hơn.

Mọi việc lệ thuộc liên đớicao độ. Chính ngay những nhận thức về“chúng ta” và “họ” đang trở nên khôngthích đáng. Chiến tranh là lỗi thời bởivì những lân bang là bộ phận của chính chúng ta. Chúng ta thấy điều này trong những vấn đềkinh tế, giáo dục, và môi trường. Mặcdù, chúng ta có thể có một số hệ tư tưởng khác nhau hay những xung đột khác vớilân bang của chúng ta, về kinh tế và về môi trường; chúng ta chia sẻ một cáchthiết yếu cùng một quốc gia, và tàn phá lân bang chúng ta là đang tàn phá chínhmình. Điều ấy là khờ dại.

Lấy Kosovo làm thí dụ, chiếndịch quân sự của Hoa Kỳ và Nato được thấy như một loại giải phóng trên lãnh vựcnhân đạo đòi hỏi phải dùng một lực lượng hạn chế. Có thể động cơ là tốt và mục tiêu cũng đúngđắn, nhưng do bởi dùng bạo lực, thay vìhận thù được giảm thiểu, trong một số trường hợp nó có thể gia tăng. Ngay từ lúc đầu, cá nhân chúng tôi đã thấy cónhững sự hạn chế về việc dùng vũ lực trong trường hợp ấy, mặc dù động cơ và mụctiêu là tích cực. Một cách căn bản bạo lực là lỗi thời.

Trong trường hợp của TâyTạng, cho dù chúng tôi thích hay không, chúng tôi phải sống bên cạnh nhữngngười anh chị em người Hoa. Người TâyTạng đã có những mối liên hệ với Trung Hoa gần hai nghìn năm. Đôi khi nó là hạnh phúc an lạc; có lúc thìkhông. Ngay bây giờ chúng tôi đang trảiqua một giai đoạn không vui, nhưng bất chấp điều này, chúng tôi phải sống vớinhau như những láng giềng. Do thế, đểsống một cách thanh bình, hòa hiệp và với tình hữu nghị trong tương lai, thậtcực kỳ quan trọng là trong khi đang diễn ra sự tranh đấu cho tự do, chúng tôitránh dùng bạo lực. Đây là nền tảng niềmtin của chính chúng tôi.

Một điều khác là để tìm ramột giải pháp đến những vấn đề giữa Trung Hoa và Tây Tạng, sự hổ trợ của nhữngngười Hoa là thiết yếu. Có một sự lớnmạnh về hổ trợ và tình đoàn kết cho Người Tây Tạng phát sinh trong những ngườiHoa và điều này rất đáng khích lệ. Nhưngnếu chúng tôi dùng đến bạo lực và làm những người Hoa đổ máu, ngay cả nhữngngười Hoa trí thức nào đấy nhìn nhận sự đấu tranh của Tây Tạng là đúng đắn vàrằng người Tây Tạng đã thật sự khổ đau qua cái gọi là giải phóng hòa bình của Tây Tạng sẽ thuhồi sự hổ trợ của họ bởi vì anh chị em của chính họ đang khổ đau. Vì thế, thật cực kỳ quan trọng xuyên suốt qua sự chiến đấu của chúng tôi làchúng tôi tiếp tục dựa trên những phương tiện bất bạo động.

HỎI: Làm thế nào để ai đấy duy trìmột chế độ tâm linh hay một sự nuôi dưỡng tâm linh trong một thế giới bận rộnnhư thế này? Có một mật ngôn rất nhanhvà đơn giản mà một người có thể đọc lên khi vừa mới thức dậy hay điều gì để tậptrung trong ngày để cảm thấy tĩnh lặng không?

ĐÁP: Chúng ta có thể làm điều này để rèn luyện tâmthức chúng ta. Bắt đầu bằng sự dậy sớmvào buổi sáng. Cố tu sĩ dòng Trappist làThomas Merton, đã dậy lúc 2:30 sáng và đi ngủ lúc 7:30 tối. Thời khóa biểu của chúng tôi bắt đầu trễ hơnmột giờ, chúng tôi dậy lúc 3:30 và lên giường lúc 8:30. Vì vậy, quý vị có thể cần hy sinh việc thứckhuya và các câu lạc bộ về đêm. Nếu quý vị thực sự thích thú điều ấy, có thểquý vị nên làm một lần một tháng.

Rồi thì, dậy sớm, khảo sátđời sống hằng ngày và một số điểm mà chúng tôi đã đề cập rồi. Thí nghiệm và phân tích. Điều này là con đườngchính xác thiết thực; Chúng tôi không biết cách nào đơn giản hơn. Xa hơn nữa, chúng tôi rất nghi ngờ những aituyên bố rằng những vấn nạn có thể được giải quyết chỉ bằng cách chúng ta nhắmmắt lại. Những vấn đề có thể được giảiquyết chỉ thông qua việc phát triển thái độ tinh thần một cách thật sự thíchđáng, điều đòi hỏi thời gian và nổ lực.

HỎI: Ngàidùng mỗi thời khắc để cống hiến cho những người khác. Nếu Ngài có thể thực hiện một chuyến đi nghỉ ngơi một mình,Ngài sẽ làm gi?

ĐÁP: Chúng tôi sẽ một giấc ngủ dài! Một lần nọ, chúng tôi đến thủ đô Hoa Sinh Tântừ Ấn Độ. Nó là một chuyến bay rất dàivà tôi rất mệt mỏi. Chúng tôi đi ngủ lúc5:30 chiều và tỉnh giấc lúc 4:30 sáng hôm sau – chúng tôi đã ngủ hơn mười mộtgiờ đồng hồ. Chúng tôi thấy rất là hữuích. Vì thế, nếu tôi thực sự có mộtchuyến nghĩ ngơi, chúng tôi sẽ có một giấc ngủ mười giờ đồng hồ. Dĩ nhiên, rồi thì, trong đời sống hằng ngày,thiền quán cũng là một phương pháp để thư giản. Trong thiền quán, chúng ta suy nghĩ và phân tích đời sống, tâm thức vàtự ngã. Nếu chúng ta thiền quán phântích trôi chảy thông suốt tốt, chúng ta cảm thấy thoải mái; nếu không thế,chúng ta chỉ mệt mỏi thêm.

HỎI: Mộthành động đơn độc nào mà mỗi chúng tôi có thể nhận lấy để biểu lộ trách nhiệmphổ quát?

ĐÁP: Một điều mà chúng ta có làm với tính cách cánhân là để bảo đảm rằng sự quan tâm của chúng ta cho môi trường trở thành mộtphần trong đời sống của chúng ta. Chínhchúng tôi chưa bao giờ tắm trong bồn; chỉ bằng vòi hoa sen. Tắm trong bồn lãng phí rất nhiều nước, trongnhiều phần của thế giới, có một sự thiếu nước nghiêm trọng. Cũng rất quan trọng để tiết kiệm điện. Bất cứ khi nào rời khỏi phòng, chúng tôi tắtđèn. Điều này đã trở nên một phần rấtquen thuộc trong đời sống của chúng tôi mà chúng tôi làm không phải qua suynghĩ. Những hành động như thế làm mộtphần nhỏ của chính tôi để cống hiến đến môi trường.

Illuminating the Path to Enlightenment: Prologue

Universal Responsibility

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1006

Tuệ Uyển chuyển ngữ

Đức Dalai Lama nói về Phậtgiáo ứng dụng (1)

Đức Dalai Lama nói về Phậtgiáo ứng dụng (2)

Đức Dalai Lama nói về Phậtgiáo ứng dụng (3)

Đức Dalai Lama nói về Phậtgiáo ứng dụng (4)

Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (5)

Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (6)

Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (7)

Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (8)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 7338)
Theo, Đại-Vô-Lượng-Thọ-Kịnh. Đại-A-Di-Đà-Kinh Q1.- Bình-Đẳng-Giác- Kinh Q1. Đại-Bảo-Tích-Kinh Q17. Bi-Hoa-Kinh Q3. Vô-Lượng-Quảng- Trang-Nghiêm-Đại-Thừa-Kinh… Thì đều lạy tu theo 48 nguyện. 48 đại nguyện có đủ trong 6 bộ kinh nói trên. Chỗ cốt yếu cho người tu niệm Phật và lễ lạy 48 đại nguyện là : 1.Tin tưởng tha thiết nguyện về cõi Phật A Di Đà chắc thật diệt sạch hết tâm nghi ngờ. Lòng tin trọn vẹn trong sạch. 2. Lập thời khóa tu niệm lễ lạy trong một ngày đêm 1, 2, hay 3 Thời, Tùy ý thích. Chọn cho thích hợp để tu. Quan trọng là thành tâm. Đừng ham nhiều mà lụy thân rồi chán bỏ! 3. Quyết tâm phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc Tịnh Độ, Tâm luôn kính nhớ ưa thích cõi Cực Lạc của Từ Phụ A Di Đà, quí mến Từ Phụ A Di Đà. niệm Hồng danh Phật liên tục, khi xướng lạy lời nguyện thân tâm vui thích mừng rỡ cảm động, thân nhẹ lân lân như ơn Phật đang ban phước cao vời vô tận, đầy tâm an lạc, như thấy mình đầy đủ sức khỏe. Niệm, chừng nào được “nhứt tâm bất loạn” đồng nghĩa với “hế
22/06/2020(Xem: 5339)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay. Tuy trong hiện tại chúng ta có quá nhiều phương tiện để tìm hiểu, đọc tụng cũng như học hỏi, nhưng cũng không phải muốn tìm gì là có ngay lời giải đáp đúng như ý ta mong đợi, mà vẫn cần phải qua những trải nghiệm của bản thân cũng như sự tu học hành trì, nghiên cứu lâu ngày, chúng ta mới thẩm thấu được lời Phậtdạy. Vì lẽ lời dạy của Đức Phật nằm rải rác khắp nơi trong ba tạng của Nam Truyền và ba tạng của Bắc Truyền, có cả hàng triệu triệu chữ và nhiều nhà phiên dịch, chú giải khác nhau, nên không phải ai cũng có cơ duyên để trì tụng, nghiên cứu hết ba tạng Kinh điển này. Riêng bản thân tôi không dám làm việc gì quá khả năng, chỉ cố gắng gom góp lại những chỗ đã đọc qua, nhằm cống hiến cho quý vị một sự hiểu biết căn bản về Đức Phật A-di-đà, để chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi trì tụng các Kinh A-di-đà, Kinh Vô Lượng Thọ hay Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đó
21/06/2020(Xem: 9801)
Do một thiện niệm vừa phát sinh sau khi TT Thích Nguyên Tạng chấm dứt 48 bài pháp thoại liên tục được livestream trên Facebook của trangnhaquangduc trong mùa cách giản xã hội vì đại dịch Corona vào mỗi sáng sau thời công phu khuya ( với kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi và thập chú ) mà người viết mới có dịp ôn lại những gì trong “ PHÁP NGỮ CỦA HT TỊNH KHÔNG” đã được TT Thích Nguyên Tạng Việt dịch và được xuất bản từ 2004. Thời gian trôi qua nhanh quá , thấm thoát đã 16 năm mà đến bây giờ đây là lần thứ ba tôi mới đọc lại , phải nói là rất ân hận cho sự vô minh của mình trong nhiều năm và đã uổng phí thời gian để có thể tu tập đúng hơn nữa .
07/05/2020(Xem: 6597)
Đệ tử tên là: .......... Một lòng quy kính - Đức Phật A Di Đà. Thế giới Cực Lạc - Nguyện lấy hào quang - Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi - Mà nhiếp thọ cho - Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai - Vì đạo Bồ Đề - Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh - Muốn sinh về nước ta Hết lòng tín nguyện - Cho đến mười niệm - Nếu chẳng đặng sinh Chẳng thành Chánh Giác - Chỉ trừ kẻ ngũ nghịch - Kẻ bài báng Chánh Pháp” - Do vì nhân duyên - Niệm hiệu Phật nầy - Được vào trong bể - Đại thệ Như Lai - Nhờ sức Từ Bi Các tội tiêu diệt - Căn lành tăng trưởng.- Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết- Thân không bệnh khổ- Tâm không tham luyến,
05/05/2020(Xem: 6843)
Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm: 1- Pháp học: Pháp giới tạng thân A-di-đà-Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A-di-đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.
13/03/2020(Xem: 19828)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
20/12/2019(Xem: 5923)
Niệm Phật là phương pháp thực hành rất phổ biến trong Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông hay còn được gọi là Pháp môn Niệm Phật. Nhưng nếu thuần túy chỉ niệm Phật mà thôi, thiếu tu học thì chúng ta có thể tái sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc được hay không? Tính cốt lõi của pháp môn Niệm Phật là lấy Minh tâm (trong sáng) làm công yếu, lấy Hạnh môn (tịnh tâm) làm chính yếu. Tu và học phải đi đôi với nhau. Tu là thay đổi bản chất, tánh nết của mình cho được tốt hơn, cho được thiện lành hơn -đó mới là tu tâm dưỡng tánh. Còn Học là để mở mang kiến thức, để hiểu và nhận ra những điều thiện lành. Vậy tu học là đôi chân vững chắc để chúng ta đi đến được bến bờ giác ngộ. Tu làm sao để nở tâm Bồ Đề, đừng nở tâm ganh tỵ. « Văn, tư, tu » như lời Đức Phật dạy, trước tiên chúng ta phải lắng nghe, sau đó suy nghĩ để nhận biết rồi mới thực hành. Khi niệm Phật chúng ta phải nhất tâm tưởng đến Phật hiện tại, giúp tâm chúng ta có chất liệu để thành Phật. « Nhất thiết ch
12/09/2019(Xem: 6306)
Đại sư Từ Chiếu (Chi: Tzu Chao) có lần nói: "Người tu Tịnh độ lúc sắp chết thường bị Ba Điều Nghi và Bốn cửa ải làm trở ngại cho việc vãng sanh Cực Lạc. Do đó hành giả ngày thường cần chuẩn bị, suy tư và đề phòng để có thể loại trừ chúng trong lúc lâm chung.
24/08/2019(Xem: 10614)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
22/08/2019(Xem: 7436)
Chư Tôn liên tông vãng sanh tịnh độ Cực Lạc lưu lại bằng chứng: - Đa số các ngài vãng sanh tự tại và biết trước ngày tháng ra đi - Một số lưu lại xá lợi (Sư Thích Thiền Tâm biết trước 6 tháng, ngày vãng sanh Cực Lạc, ra đi ngay trên bổn tọa trước đại chúng, lưu lại xá lợi răng ngũ sắc, và một bài kệ Bồ Tát Thích Quảng Đức an nhiên tự thiêu vì đạo pháp để lại xá lợi trái tim bất diệt)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]