Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những giai tầng phát triển

22/12/201111:01(Xem: 3841)
Những giai tầng phát triển
NHỮNG GIAI TẦNG PHÁT TRIỂN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 24/09/2011


Chư Phật không rửa đi những hành vi xấu ác bằng nước,
Cũng không loại trừ khổ đau bằng đôi tay của các Ngài.
Cũng không trao truyền sự chứng ngộ của các Ngài cho người khác.
Chúng sinh được giải thoát qua giáo huấn về chân lý,
bản chất của mọi sự vật.

- ĐỨC PHẬT

Ở Tây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộ trong một bộ sách gọi là Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ. Những giáo huấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà một người may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phật bao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi của chúng. Được bảo tồn cho thế giới ở Tây Tạng, những giáo huấn quý giá này là những trân bảo hoàn thành nguyện ước cho những học nhân và môn đồ may mắn.

Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộlà một khí cụ cho những người bắt đầu - những ai trước đây chưa từng đạt đến đỉnh cao tâm linh - nói với chúng ta bước nào nên tiếp nhận trước, và rồi bước thứ hai, thứ ba, v.v..., không lẫn lộn những gì phải đến trước và những gì nên đến sau đó. Những quyển sách này chi tiết những sự thực hành mà trong ấy tất cả chúng ta dựa vào nhằm để đạt đến giác ngộ, tập họp trong một nơi những con đường cần thiết trước tiên trong hình thức giản lược, và rồi trong hình thức mở rộng, phù hợp với khả năng của học nhân. Loại trình bày này được cấu thành cho việc thực hành để đưa đến sự thấu hiểu về lộ trình.

Những sự thực hành cho những người sơ cơ đến trước tiên. Khi chúng ta đã thực hành những sự quán chiếu này và tiếp nhận ảnh hưởng sâu sắc hay dấu ấn của chúng, tâm thức của chúng ta trở nên có khả năng cho những chủ đề sâu xa hơn, và chúng ta tiến lên trình độ kế tiếp. Chúng ta rèn luyện trong giai tầng ấy, trở nên thành thạo, và tiếp tục tiến lên. Giống như học đường, sẽ không có lợi để cho một đứa bé ghi tên vào một trường đại học.

ĐẠI CƯƠNG CỦA QUYỂN SÁCH

Trong quyển sách này, tôi sẽ trình bày bảy bước thực tiển để phát triển từ ái. Những kỷ thuật này căn cứ trên các khả năng vô hạn của con người để cải thiện, cảm ơn đến sự thanh tịnh căn bản của tâm. Vì thế, quyển sách bắt đầu với một thẩm nghiệm về vấn đề những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng được ghi khắc vào cơ cấu của tâm thức hay chúng ở ngoại vi của tâm, và vì thế có thể cho phép con người giải quyết. Chúng ta kết luận rằng tâm thức là thanh tịnh một cách căn bản, rất giống bầu trời xanh hiện hữu phía sau những đám mây u ám. Bắt đầu với viễn kiến ấy, chúng ta sẽ khám phá những hướng dẫn đặc thù của một sự thực tập mà nó cung ứng một nền tảng cho bảy giai tầng chìa khóa của việc phát triển tiếp theo.

Sự thực tập này trước khi bảy giai tầng đối diện với việc vượt thắng khuynh hướng tự nhiên của chúng ta để đặt những thứ khác vào trong các đặc trưng (như bạn hay thù). Nó khơi mở việc dính mắc hay luyến ái đến những đối tượng này được căn cứ trên sự đánh giá của chúng ta về những thuận lợi và bất lợi tạm thời mà những người nào đấy đưa đến như thế nào, một sự tiếp cận sai lầm cho rằng những cảm giác như vậy là từ ái và bi mẫn. Chúng ta sẽ thấy việc bổ sung của chúng ta đến sự hấp dẫn làm nổi bật tình cảm cho một số người nào đấy nhưng cắt xén nó đối với những người khác. Việc thực tập đầu tiên được thấy trong ý nghĩa của sự bình đẳng, khát vọng thông thường của chúng ta đến hạnh phúc. Những thực tập thiền quán về khả năng có thể thay đổi của những hoàn cảnh và các mối quan hệ được đưa ra để giúp thách thức những đặc trưng cứng nhắc, chúng ta áp dụng một cách mềm dẽo. Một kỷ thuật hổ trợ gợi đến việc quán tưởng hai người, một toàn khen ngợi và người kia đe dọa tấn công, nhằm để học nhận ra và thay đổi những phản ứng tự động thường lệ. Những bước trong sự thực tập nền tảng này - những thiền quán mở đầu, những kỷ năng hổ trợ, và những thiền quán giản lược - giống như việc làm sạch và chà giấy nhám một bức tường trước khi vẽ một bức tranh của từ ái yêu thương.

Một khi hành xả được trau dồi, bước thứ nhất đưa đến việc tạo nên một thái độ tích cực mạnh mẽ đối với những người khác trong những vòng xoay rộng lớn hơn bao giờ hết. Các bài thực hành bắt đầu với việc lựa chọn người bạn thân của chúng ta như một kiễu mẫu cho chúng ta đánh giá những người khác không như những người bạn thân, dần dần mở rộng để bao gồm những người trung tính, và cuối cùng là những kẻ thù - những người làm tổn hại cho chúng ta và những người bạn của chúng ta. Việc làm khó nhất ở đây là xua tan những tảng đá xúc cảm ngăn trở tiến tình.

Bước thứ hai liên hệ đến những quán chiếu thực tiển trên sự ân cần tử tế mà gia đình và bạn thân đã biểu lộ cho chúng ta, đặc biệt vào lúc ấu thời, khi chúng ta quá lệ thuộc trong sự quan tâm và chăm sóc của những người khác. Khi chúng ta bắt đầu đạt được một sự cảm kích sâu sắc về sự ân cần, lòng biết ơn này có thể dần dần mở rộng đến những người khác vượt khỏi vòng xoay bè bạn. Một số thực tập trong giai tầng này gọi là ghi nhớ lòng ân cần đã nhận qua vô số kiếp sống; những thứ khác được hướng tới lòng biết ơn những sự phục vụ được cung cấp bởi những người khác không phụ thuộc vào ý định của họ, như phẩm vật được cung ứng bởi nhân viên bán hàng bày trí hàng hóa trên một kệ hàng của một cửa hàng địa phương. Kỷ năng hổ trợ tập trung trên việc đánh gia các kẻ thù của chúng ta bởi vì họ cung ứng cho chúng ta những cơ hội để thực tập kiên nhẫn, bao dung, và chịu đựng.

Những bước thứ ba và thứ tư là tương ứng, bước này làm mạnh mẽ bước kia. Bước thứ ba gọi là sự đền đáp lòng tử tế ân cần của người khác bằng việc phát triển mục tiêu quả cảm để đẩy mạnh xa hơn sự giác ngộ của chính họ. Điều này hướng một cách tự nhiên đến bước thứ tư, học hỏi để yêu thương từ ái, mà bắt đầu với việc nhận biết người khác khổ đau như thế nào. Chúng ta sẽ khám phá ra vòng xoay những tình cảnh khổ đau hoạt động như thế nào, áp dụng sự thấu hiểu này đầu tiên cho chúng ta và rồi mở rộng nó đến người khác. Tại điểm này, đã tiến triển qua những bước trước đây và tăng cường một cảm giác gần gũi với những người khác, chúng ta có thể cố gắng một bộ ba thực tập, dần dần gia tăng trong khuynh hướng, mở rộng việc quan tâm và lòng từ ái sau cùng.

khuynh hướng của những bài thực tập đến đây là để trở thành một người bạn của tất cả chúng sinh, để có sự quan tâm cho tình trạng của họ và để sẳn sàng và có thể hổ trợ. Bây giờ sự khác biệt giữa từ ái và luyến ái được vạch ra với nhiều chi tiết hơn. Bằng việc mở rộng cảm giác thông thường của từ ái và quan tâm vượt khỏi những giới hạn thành kiến thông thường, từ ái được tự do khỏi sự luyến ái chướng ngại ẩn tàng. Tiến trình này không phải là vấn đề của việc tìm kiếm một lòng yêu thương mới của thế gian khác, nhưng của việc sử dụng những cảm giác yêu thương quen thuộc và áp dụng chúng trong những không gian rộng lớn hơn bao giờ hết [của lòng từ ái]. Mục tiêu là để trau dồi trong con tim chúng ta sự quan tâm của một bà mẹ hy hiến cảm nhận đối với đứa con thơ của bà, và rồi hướng trực tiếp đến nhiều hơn và nhiều hơn những con người và những chúng sinh. Đây là lòng yêu thương thành tâm, một lòng từ ái đầy năng lực. Tôi sẽ chỉ cho quý vị những cảm giác này phục vụ một sự thấu hiểu về chân thật về nhân quyền như thế nào, không phải đặt nền tảng trong những phạm vi pháp luật hay tiếng gọi bên ngoài mà bén rể một cách sâu xa trong trái tim.

Bước thứ năm là trau dồi lòng bi mẫn, một khát vọng sâu xa để thấy được giảm bớt khỏi khổ đau: đây là một khía cạnh khác của từ ái, một nguyện ước mạnh mẽ để thấy người khác hạnh phúc. Để yêu thương từ ái và bi mẫn đến mọi người - giàu hay nghèo, mạnh hay đau, già hay trẻ - thật thiết yếu để có một cảm nhận kiên định về dễ thương của họ trong khi nhận biết tình trạng khổ đau của họ. Những thực tập thực tiển trong phần này tạo nên kinh nghiệm từ từ của lòng từ bi đối với những ai mà đối với họ cảm nhận của chúng ta hoặc là yếu ớt, trung lập, không hiện hữu hay ngay cả tiêu cực. Một kỷ năng nâng đở kêu gọi cho một sự chuyển hướng đến những nơi với ai đấy rõ ràng khổ đau với nghèo khó hay bệnh tật.

Bước thứ sáu chỉ đến việc trở nên hoàn toàn hướng chí nguyện đến lòng vị tha, và bước thứ bảy cùng bước cuối cùng hướng kinh nghiệm của yêu thương (từ ái) và ân cần (bi mẫn) thiên kiến đến sự giác ngộ tối thượng - trở nên tác động hơn trong việc hổ trợ và phụng sự một sự đa dạng rộng rãi các chúng sinh.

Đi theo những giai tầng của con đường giác ngộ sẽ chuyển hóa dấu ấn chướng ngại ẩn tàng trong chính chúng ta thành sự quan tâm lành mạnh cho người khác. Bằng việc phát triển khả năng của chính mình, chúng ta có thể thay thế việc yêu mến chính mình với sự yêu mến những người khác. Vô số kỷ năng cung ứng cho việc tái cấu trúc những mối quan hệ của chúng ta trong một cơ cấu của tâm bình đẳng và chí nguyện mạnh mẽ sẽ bảo đảm sự thực tập của chúng ta không bao giờ trì trệ. Sự đa dạng sẽ làm nổi bật và làm cho kinh nghiệm của chúng ta sâu sắc hơn. Cũng thế, những kỷ năng nào đấy có thể thích hợp hơn đến tính khí và quan điểm của chúng ta; một số phương pháp có thể dễ dàng hơn và tác động hơn đến những người khác.

Nguyên tác: Stages of Developmenttrích từ quyển How to Expand Love
Ẩn Tâm Lộ ngày 04/09/2011

Bài liên hệ:

Quan điểm của tôi

Những giai tầng phát triển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2015(Xem: 5914)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 6742)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 5740)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 6421)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 7789)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 6986)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 6261)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7097)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 5974)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
23/01/2015(Xem: 6466)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567