Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4-Tập đế (tiếp theo)

22/04/201319:42(Xem: 14177)
4-Tập đế (tiếp theo)


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Ba 
Thinh Văn Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 4

Tập Ðế (Sameda Dukkha)

(tiếp theo)

III. Tánh Chất Của 10 Món Căn Bản Phiền Não 

Tánh chất của mười món căn bản phiền não không giống nhau: có thứ nhanh nhẹn, có thứ chậm chạp; có thứ mãnh liệt, có thứ yếu ớt; có thứ đam sâu gốc rễ trong lòng người, có thứ nằm khơi khơi ở trên ý thức; có thứ dễ dứt trừ, có thứ khó tiêu diệt. Vì tính chất không đồng ấy mà đức Phật đặt cho chúng những danh từ khác nhau, để dễ phân biệt, như Kiết sử, Kiến hoặc, Tư hoặc.

1. Kiết sử: Mười thứ phiền não gốc: thâm, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến cũng gọi là "Thập Kiết sử".

Kiết là trói buộc; Sử là sai khiến. Mười phiền não nầy gọi là Kiết Sử, vì chúng nó có mãnh lực trói buộc loài hữu tình không cho ra khỏi ba cõi và sai sử chúng sinh phải quay lộn trong vòng sanh tử luân hồi, từ đời nầy đến kiếp nọ, và phải chịu không biết bao nhiêu điều khổ não.

Tuy đều có tánh chất sai sử, trói buộc cả, nhưng mười Kiết sử này có thứ mạnh, thứ yếu, thứ chậm chạp, thứ mau lẹ, nên đức Phật chia chúng ra làm hai thứ với hai tên gọi khác nhau là: Lợi sử và Ðộn sử.

a) Lợi sử là những món phiền não rất lanh lẹ, dễ sanh khởi mà cũng dễ trừ bỏ [ lợi là lanh lợi). Lợi sử gồm có năm là: Thân kiến Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới Cấm thủ ,Tà Kiến.

b) Ðộn sử là những món phiền não nặng nề, chậm chạm, sanh khởi một cách ngấm ngầm, sâu a, nhưng mãnh liệt, khó dứt trừ (độn là chậm lụt). Thuộc về Ðộn sử gồm có năm phiền não là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.

Người học Phật muốn giải thoát, tất nhiên phải chựt đứt mười thứ dây nhợ, xiềng xích nầy mới được.

Trước khi muốn chặt đứt chúng một cách có hiệu quả, phải hiểu rõ tánh chất mềm hay cứng, bở hay dai của chúng để liệt chúng vào loại dễ chặt hay khó chặt. Như người bửa củi, chia củi ra làm hai loại: loại dễ bửa và loại khó bửa; loại dễ bửa thì dùng bú nhỏ, loại khó bửa thì dùng búa lớn; cũng vậy, hành giả trước khi muốn chặt đứt phiền não, phải liẹt chúng làm hai loại: lọi Kiến hoặc dễ trừ, vf loại Tư hoặc khó diệt.

2. Kiến hoặc: Chữ Kiến hoặc có hai nghĩa:

a) Loại mê lầm nầy mong manh cạn cợt, chỉ tu hành đến địa vị Kiến đạo (thấy chân lý) thì đoạn được.

b) Loại mê lầm nầy tuộc về phần vọng kiến (vọng chấp), phân biệt của ý thức đối với sự vô thường, vô ngã v.v....mà sinh ra; hay do lầm nghe theo lời khuyên dạy của ta sư ngoại đạo mà sinh ra.

Nói một cách dễ hiểu hơn, Kiến hoặc là cái lầm thuộc về mê ly, do vọng chấp (chấp sai) phân biệt của ý thức sanh ra. Ðến địa vị Kiến đạo là đoạn trừ được cái hoặc này. Bởi chúng nó dễ trừ, cũg hư cỏ mọc khơi trên mặt đất, hễ dẫy (phác) thì hết, nên cũng gọi là "Phân biệt hoặc" (nghĩa là cái lầm về phần phân biệt của ý thức).

Tóm lại, Kiến hoặc hay Phân biệt hoặc là do mê ly mà sanh, và sẽ bị diệt trừ khi ngộ được chân lý.

Mười phiền não nói trên, hay Kiến hoặc, nếu đem phối hợp với bốn Ðế trong ba cõi, thì thành ra tám mươi tám hoặc.

Ðể có một ý niệm rõ ràng hơn, chúng ta hãy phân tách như sau:

Mười món Kiến hoặc là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Tà kiến.

Trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), mỗi cõi có bốn Ðế (khổ, tập, diệt, đạo), mỗi đế có các hoặc (mê lầm) chung hiệp lại thành tám mươi tám Kiến hoặc.

Như Dục giới có bốn Ðế: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Khổ đế có đủ mười hoặc. Tập đế và Diệt đế chỉ có bảy hoặc (vì trừ Thân kiến, Biên kiến và Giới cấm thủ). Ðạo đế có tám hoặc (trừ Thân kiến và Biên kiến). Bốn đé cộng thành ba mươi hai Kiến hoặc.

Cõi Sắc và Vô sắc cũng y như Dục giới, song ở trong đó mỗi Ðế đều trừ ra một món Sân (vì hai cõi nầy chỉ có vui trong thiền định, nên chẳng có Sân) nên mỗi cõi chỉ có hai mươi tám hợc. Hai cõi hiệp lại thành năm mươi sáu hoặc; cộng với ba mươi hai hoặc ở cõi Dục nữa, tổng cộng thành ra tám mươi tám món Kiến hoặc.

Ðây là biểu đồ 88 món Kiến hoặc

I. Dục giới (có 32)

1. Khổ đế: 10

a) Tham, b) Sân

c) Si, d) mạn, đ) Nghi

e) Thân kiến

ê) Biên kiến, g) Kiến thủ

h) Giới cấm thủ

I) Tà kiến

2. Tập đế: 7

Như Khổ đế, trừ Thân kiến, Biên kiến và Giới cấm thủ

3. Diệt đế: 7 

Như tập đế

4. Ðạo đế: 8

Trừ Thân kiến và Biên kiến

II. Sắc giới (có 28)

1. Khổ đế: 9

Như Khổ đế ở Dục giới, trừ Sân.

2. Tập đế: 6

Như Tập đế ở Dục giới, trừ Sân.

3. Diệt đế: 6

Như Diệt đế ở Dục giới, trừ Sân.

4. Ðạo đế: 7

Như Ðạo đế ở Dục giới, trừ Sân.

III. Vô sắc giới (có 28)

Như Khổ, Tập, Diệt, Ðạo ở Sắc giới.

Sắc giới và Vô sắc giới đều trừ Sân, là vì hai cõi nầy ở trong thiền định, có hỷ có lạc, nên Sân không sanh khởi.

Khổ đế đủ mười hoặc là vì thuộc về Quả. Tập đế ít hơn (có 7) là vì thuộc và Nhân. Diệt đế là quả xuất thế nên chỉ có 7. Dạo đế về phần tu hành nên chỉ có 8.

3. Tư hoặc: Trong số mười phiền não căn bản nói trên, có bốn thứ ăn sâu gốc rễ từ vô thỉ rất khó diệt trừ là Tham, Sân, Si, mạn (bốn Ðộn sử) thì gọi là Tư hoặc. Theo tân dịch thì Tư hoặc có hai nghĩa:

a) Nó ngấm ngầm khởi lên, do mê muội về sự vật mà sanh; như đói với sự vật ăn, mặt, ở ( sắc, thanh, hương, vị, xúc) sanh tham gia trước.

b) Sự mê lầm này phải đến địa vị Tu đạo mới trừ dứt được.

Chúng nó có từ vô sỉ đén giờ, hễ có ta là có nó, nó với ta đông minh mộit lượt, nên cũng gọi là "câu sanh hoặc ". Chúng nó có tiềm tàng sâi kín, và chi phối sai tử chúng tamột cách mãnh liệt, nên hành giả phải hết sức tu trì, mới có thể lần trừ hồi được. Cũng như cỏ cú, phải ra công moi đào nhiều lần, mới nhổ sạch tâĩn gốc.

Tóm lại Tư hoặc cũng có tên Câu sanh hoặc, do sự mê là sanh, và chỉ khi đến địa vị Tu đọ mới đoán ra được.

Mười món này phối hợp với bốn đế ở ba cõi, sẽ thành 81 món như sau:

Mười món Dục giới, có 4: Tham, San, Si, Mạn.

Tư Hoặc Sắc giới, có 3: Tham, Si, Mạn.

Vô sắc giới, có 3: Tham, Si, Mạn

(hai cõi sâu vì ở trong thiền định, nên không có sân)

Bốn thứ tư hoặc này lại chia ra làm ba hạng: hạng nhất là bậc thượng; hạng vừu là hạng bậc trung; hạng kém hơn là hạng bậc hạ. Mỗi hạng như hé lại chia ra làm ba bậchay ba phẩm nữa (thượn, chung, hạ), cộng tất cả thành chín phẩm.

(Xem biểu chín phẩm Tư hoặc dưới đây)

Mười thứ I. Thượng 1. Thượng thượng

Tư hoặc 2. Thượng trung

chia làm 3. Thượng hạ 

chín phẩm II. Trung 1. Trung thương

2. Trung trung

3. Trung hạ

III. Hạ 1. Hạ thượng

2. Hạ trung

3. Hạ hạ

Chín phẩm Tư hoặc nhân cho ba cõi (gồm chín địa 81 thứ) hoặc.

(Xem biểu đồ 81 moán Tư hoặc đưới đây)

I. Dục giới 1.Ngũ thứ tạp cư địa, có:9 phẩm Tư hoặc

II.Sắc giới 2. Sơ Thiền, ly sanh hỷ lạc địa: __

3. Nhị thiền định sanh hỷ lạc địa: __

4. Tam thiền ly hỷ lạc địa: __

5. Tứ thiền xả niệm thah tịnh địa: __

III. Vô sắc giới 6. Không vô biên xứ địa __

7. Thức vô biên xứ đia __

8. Vô sỡ hữu xứ địa __

9. Phi phi tưởng xứ địa __

Cộng: 9 địa Thành: 81 phẩm Tư hoặc

VI. Tóm Tắt Về Ý Nghĩa Kiến Hoặc và Tư Hoặc 

Nói tóm lại, nhưng cái mê lầm thuộc về phần phan biệt (do ý thức phân biệt mà sanh) đều thuộc về Kiến hoặc. Nhừn cái mê lầm thuộc về phând Câu sanh (ngấm ngầm cùng với ta đồng sanh) th ì thuộc về phần Tư hoặc.

Lại một nghĩ nữa, những cái mê lầm thuộc về phần mê lý, đến khi Kiến đạo là đoạn trừ đuợc, nên gọi là Kiến hoặc. những cái mme lầm thuộc về phần mê sự, phải tu hành đến địa vị Tu đạo, mới lần đoạn trừ, tjhì gọi là tư hoặc. Ðoạn Kién hoặc chỉ mới là ếwt cái lầm trên phương diện kiến thuắc; đến khi đoạn Tư hoặc thế gian hì cả cái lầm trên phương diện ý thức, hanhd vi đều không còn nữa.

Ðoạn 88 cái lầm về Kiến hoặc và 81 cái lầm về Tư hoặc thì sẽ chứng được 4 quả thánh Thanh văn của Tiểu thừa, trong đó quả vị cao nhất là quả vị A la hán (1)

C. KẾT LUẬN:

Sỡ dĩ chúng sinh chịu được các đều khổ não, nguyên nhân là do phiền não gây tạo ra nghiệp Tập đế. Tập đế gồm có nhiều thứ phiền não; nhưng có mười thư can bản phièn não là: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiếm, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến.

Trong 10 món này, vì căn cứ theo nhiều cái dễ phát sinh dễ trừ là năm món sau, thì gọi là ngũ lợi sữ; còn 5 món trước tánh nó ngấm ngầm phát sanh và khó đoạn trừ thì gọi là Ngũ độn sử.

Ðứng về phương diên Tu chứng mà xét, thì hành giả trong khi tu hành, chia 10 món phiền não trên làm hai loại, để đoạn trừ trong thời kỳ sau đây:

1. những cái me lầm khi thấy đạo (chân lý) mới đoạn được, thì gọi là Kiến hoặc.

2. Những cái mê lầm khi đén địa vị tu đạo mới đọan đư2ợc thì gọi là Tư hoặc.

Về Kiến hoặc, ở cõi Dục giới có 32 món mê lầm, ở cõi sắc giới có 28 và Vô sắc giới cũng có 28, cộng lại thành 88 món mê lầm. Cái lầm ở cõi dục rất thô, đến cõi sắcvà Vô sắc giới thì vi tế hơn. Ðoạn được 88 thứ Kiến hoẳc trong ba cõi, thì chứng đặng quả thánh thứ nhất trong bốn quả của Tiẻu thừa là Tu đà hoàn (Tàu dịch là Dự lưu). Ðến qủa này, 81 phẩm tư hoặc của ba cõi vẫn chưa đoạn trừ.

Về Tư hoặc thì cõi Dục giới có 4: tham, sân, si man. Cõi sắc giới và vô sắc, mỗi cõi có ba (vì trừ sân). Cộng chung lại là mười món Tư hoặc. Vì chúng có thô vi tế không đồng nên phân ra có thượng, trung, hạ phẩm. Mỗi phẩm lại phân ra ba phẩm nữa là: Thượng, trung, hạ cộng thành 9 phẩm.

Trong ba cõi có chia ra làm 9 địa mỗi địa có 9 phẩm Tư hoặc từ thô đến tế, công chung 9 địa thành ra 81 Tư hoặc (1) (1)

Chín phẩm Tư hoặc ở cõi Dục thì rất thô, còn hai cõi trên lần vi tế. Các thứ phiền não Tư hoặc vi tế dây, chiêu cảm với nhữn khổ quả sanh tử, luân hồi trong cõi, chứng quả A la Hán.

Phần Phụ Chú 

Tứ Ðế là thuộc về giáo lý tiểu thừa. Trong khi nghiên cứu và trung thành với giáo giáo lý này, chung tôi chỉ kể chỉ có hai thứ hoặc và kiến hoặc và Tư hoặc. Nhưng theo giáo lý Ðqị thừa thì ngoài hai hoặc trên, có hai thứ hợc khác nữa là Trần sa hoặc. ếu chứng quả vị Ðại Thừa Bồ tát hay Phật, thì phải đoạn trừ hai hoặc sau này 

Ðể có một ý niệm tổng quát về các thứ hoặc, chúng tôi xin được phụ chú dưới đây hai loại hoặc ấy: 

1. Trần sa hoặc: Trần sa hoặc là cái mê lầm như cát bụi. Cái mê lầm không phải của mình, vì khi chưng đươc quả A la Hán thì cái me lầm về phần Kiến Hoặc và Tư hoặc nơi cá nhân mình đã hết. Cái chơn trí ở nơi tâm mình đã sáng suốt rồi. Nhưng so với mình, còn thấy cái mê lầm của chúng sinh nhiều như cát bụi, nên sanh tâm chán ngán, thối chí độ sanh, cứ trầm không thu tịch, thủ cảnh thiên không Niết Bàn của Tiểu Thừa, không chịu ra hóa đạo độ sanh (vì còn pháp chấp, mê lầm thấy thật có pháp mình tu, Niết Bàn mình chứng).

2. Vô minh hoặc: Vô minh là mê lầm, không rõ được bản chất chơn tâm. Thứ mê lầm này là góc của các thứ mê làm khác, nên gọi là bản vô minh. Nó rất vi tế, phá trừ trần sa hoặc rồi mới phá trừ được Vô minh hoặc.

Cứ theo lối tu chứng của Ðại Thừa mà luận, thì phải trải qua 51 địa vị, mới phá hết dược các vô minh. khi mãn địa vị Thập tín rồi bắt đầu lên thập trụ (10 vị) phá một phần vô minh thì được một phần đức pháp tánh (3 đức: Pháp thân, bát thân, Giải thoát), chứng len vị sơ trụ. Như thế cú phá thêm một phần vô minh là chưng lên một địa vị; cho đến phá được 10 phần thì phá đước Thập trụ. Bước qua Thập hạnh (10 vị), Thập hồi hướng (10 vị) và thập địa (10 vị ) cũng thế, nghĩa là phá một phần vô minh thì chứng lên một địa vị. Cho đến địa vị thứ 51; là Ðẳng giác, dùng trí kim cương phá sạch hết tướng vô minh rất tinh tế rồi, thì chứng được địa vị thưa 52 là quả Diệu giác (Phật). Lúc bấy giờ vô minh diệt hết trí giác thế gian toàn minh, cũng như trăng rằm Trung thu, bao nhiêu mây mờ vẹt hết, tỏa ánh sáng khắp mười phương.

Chúng ta nên lưu ý: Kiến hoặc, Tư hoặc là chiêu cảm phần đoạn sanh tử trong ba cõi. Ðoạn Kiến hoặc. Tư hoặc thì không thọ phần sanh tử ra ngoài tam giới, được thiên lý chơn, chúng nhị thừa: Thanh văn, Duyên giác. Ðoạn Trần sa hoặc chứng quyền thừ Bồ tát. Ðoạn sạch vô minh chứng quả Phật vô thuợng. Xét như thế thì từ khi phát tâm tu hành cho đến thành Phật, phải trải qua một công trình lớn lao và một thời gian lâu xa mới được.

(1) Sở dĩ gọi là phẩm mà không gọi là món, loại hay thứ là vì trong mỗi mê lầm ấy, không khác chất, chỉ khác phẩm lượng mà thôi, nghĩa là nó đậm hay nhạt, mạnh hay yếu mà thôi.

---*^*---


--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2015(Xem: 5868)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
25/06/2015(Xem: 6032)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 6864)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 5886)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 6599)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 7987)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7112)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 6392)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7197)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6050)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567