Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Long Thơ Tịnh Độ

22/04/201311:31(Xem: 10289)
Long Thơ Tịnh Độ

Duc Nhu Lai

Long Thơ Tịnh Độ

Dịch giả: HT Thích Hành Trụ

--- o0o ---

Thay Lời Tựa

Nói về đạo, thì không có đạo nào lớn bằng đạo Phật. Nói về lý, thì không có lý nào thâm cho bằng lý Phật. Còn nói về tu, thì không tu nào dễ cho bằng tu Phật.

Người thế gian chỉ biết đạo lý của Phật khó hiểu chớ không biết pháp môn của Phật dễ tu, nghe nói Đức Phật Thích Ca tu nhiều kiếp mới thành, lại cho là khó, mà ít ai dám tu Phật.

Thù bất tri, pháp của Ngài tự tu rất khó, mà pháp dạy chúng sinh tu thì lại rất dễ.

Nguyên Đức Thích Ca trước khi Ngài chưa tu, thì Ngài cũng là một cá nhân ở trong cõi sinh tử như ta vậy. Cũng có nhiều kiếp hưởng phước mà sinh làm Trời, làm Tiên, làm Người, làm A Tu La và cũng có nhiều kiếp thọ tội mà đọa vào đường địa ngục, đường ngạ quỷ và đường súc sinh, lăn lộn biết bao nhiêu kiếp, thay đổi biết là mấy thân, khổ sướng nhục vinh không phương xiết kể.

Đến khi Ngài đầu thai làm con của vua Tịnh Phạn Đầu Đà Na, thì Ngài chợt nghĩ sự đời, tỉnh cơn mộng mị, biết hồng trần là cuộc giả dối, gớm thân thể là vật nhớp nhơ, chán mùi danh lợi, bỏ phú quý mà đi tu, nghe có thầy thuyết pháp ở xứ nào cũng đến nghe và hay tin có thầy giảng đạo ở nước nào thì cũng tới học. Đó là cái phương châm xu hướng của Ngài.

Còn đến như pháp môn của Ngài tu hành, thì chỉ có pháp khó, chớ chưa có pháp dễ như pháp môn Tịnh độ.

Vì cõi Tịnh độ do nơi bổn nguyện của Phật A Di Đà sáng lập, mà Phật A Di Đà gốc là đồng tu với Ngài một lượt. Khi Ngài chưa thành Phật, thì Đức A Di Đà cũng chưa thành Phật. (Hồi kiếp vô lượng quá khứ trở về trước, có một thuở Đức A Di Đà và Đức Thích Ca đồng tu một lượt. Lúc Vô Tránh Nhiệm tức là tiền thân của Đức A Di Đà làm vua, thì Ngài kết bạn rất thân mật với một vị đại thần tên là Bảo Hải, tức là tiền thân của Đức Thích Ca. Khi ấy có Phật Bảo Tạng ra đời mà hóa độ chúng sinh, hai vị đồng tới chỗ của Phật Bảo Tạng mà phát Bồ đề tâm. Vua Vô Tránh Nhiệm nguyện rằng : Tôi nguyện tu pháp Đại thừa ứng hóa về Tịnh độ, chớ chẳng nguyện về cõi Uế độ. Nếu tôi chứng đặng bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì tôi nguyện độ chúng sinh trong cõi Tịnh độ không có mọi điều khổ não. Bằng chẳng đặng như vậy, thì tôi thề không thành Phật. Còn ông đại thần Bảo Hải thì nguyện úng hóa nơi cõi Uế độ túc là cõi Ta bà này, mà độ những chúng hữu tình).

Nếu Đức A Di Đà chưa thành Phật, thì làm sao có Tịnh độ. Bởi chưa có Tịnh độ, nên Đức Thích Ca phải tu các pháp khó như là : pháp trì giới, pháp tham thiền, pháp nhập định, và pháp chỉ quán; nếu đủ cả lục độ vạn hạnh, gồm hết chúng đức quần lý, trải không biết bao nhiêu vị thứ giai cấp, tốn không biết bao nhiêu lao khổ công phu.

Ngài tu một kiếp chưa thành, thì tu đến hai kiếp, ba kiếp cho đến trăm ngàn muôn ức kiếp, dõng mãnh tinh tấn, thề không trở lui.

Cập kỳ nhân tròn quả mãn, phần tự giác xong rồi Ngài bèn lấy Phật nhãn xem thấy cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà đã mở, cảnh giới rất vui và thấy chúng sinh ở trong quốc độ Ta Bà thọ không biết bao nhiêu điều thống khổ, ra vào nhà lửa, lặn mọc sông mê, biển tình ái chìm ngay, xe luân hồi quay mãi, làm cho Ngài đau lòng xót mắt, mới tính đem chánh giáo ra bố hóa mà giác ngộ cho đời. Cho nên kể từ khi Ngài thành đạo, đến lúc nhập Niết Bàn tính trước sau là bốn mươi chín năm, thì thuyết pháp hơn ba trăm hội.

Mỗi hội đều có phát minh tôn chỉ, hoặc tôn chỉ Đại thừa hoặc tôn chỉ Tiểu thừa, hoặc tôn chỉ Thiền quán, hoặc tôn chỉ Tịnh độ, bảo người nghe rồi nghĩ, nghĩ rồi tu, lý nào cũng lý tỏ tâm tánh, môn nào cũng môn thoát sinh tử, đối với chúng sinh thì không một lời gì là dối gạt, không một sự gọi là thiệt hại. Ngài chỉ sợ chúng sinh có phần nhiều không đủ căn tri, nghe không hiểu, tin không thấu, rồi sinh lòng nghi báng mà phải chịu trầm luân.

Thế thì lực tự tu của Ngài hết sức mạnh mẽ, chỗ đắc đạo của Ngài hết mực thâm diệu, nguyện độ sinh của Ngài hết mực rộng lớn.

Nếu tưởng như lịch Tổ hồi trước, sinh nhầm đời chánh pháp và đời tượng pháp, thì không có ai tu như Ngài đặng, huống chi đương lúc thời kỳ mạt pháp này đâu có một người nào phưởng phất. Nếu đã không phưởng phất, thì làm sao tu các pháp khó như Đức Thích Ca cho nổi, mà hy vọng cho thấu cái địa vị thành Phật.

Vì Ngài biết trước như vậy, nên trong giáo pháp của Ngài tuy nói đủ tám vạn bốn ngàn pháp môn mà rốt lại thì chỉ khen có một môn Tịnh độ là phương tiện dễ dàng hơn hết.

Nếu Ngài đã khen Tịnh độ là dễ, mà Ngài lại còn nói mấy pháp khó kia ra làm chi ? Đó chẳng qua là tùy theo căn tánh của chúng sinh hoặc ưa tu pháp khó hoặc ưa tu pháp dễ, nên Ngài phải nói đủ hai bên như vậy, rồi tùy ý ai muốn tu pháp nào cũng đặng.

Tu pháp khó hay là tu pháp dễ, rồi cũng đều thành Phật. Tu tuy khác nhau, mà đến cái hiệu quả thành Phật thì cũng in như nhau.

Thí như có một cảnh đế đô ở tại xứ nào đó, lắm thú xinh lịch vui vẻ, ai nghe nói thì cũng muốn du lịch tới chơi. Song khi ra đi hoặc có kẻ muốn do theo đường bằng, đi xe lửa xe hơi, hay là muốn do theo đường biển, đi ghe đi tàu, đặng cho khỏe chơi và mau tới, hoặc có người lại ưng do theo đường hiểm, trèo non lội suối, dãi tuyết dầm sương bất kể năm ngày, cứ thủng thỉnh đi hoài, chừng nào tới cũng đặng.

Vậy thì cảnh tuy là một, mà đường sá khác nhau, tùy ý ai muốn đi đường nào cũng đặng. Đi đường bằng thì dễ, đi đường biển thì khó. Nếu khó đi thì lâu tới, còn dễ thì mau tới. Sự tới mau hay là tới lâu chẳng đồng như vậy nhưng rốt lại thì cũng đồng tới một chỗ. Nếu đã đồng tới một chỗ thì đi đường khó sao bằng đi đường dễ là tiện hơn.

Xét như nói trước đó, thì những người tu Phật mà chẳng tu Tịnh độ, thiệt là uổng biết bao nhiêu, vì pháp môn Tịnh độ đủ sự và đủ lý.

Lý, tuy quá mắc, mà sự thì quá rẻ; dầu kẻ hạ phàm tu cũng chắc đặng vãng sinh, mà nếu vãng sinh thì chắc đặng thành Phật.

Tu pháp môn Tịnh độ dễ như chim lướt gió xuôi, thuyền bơi nước thuận, chẳng hề mệt sức mà lại đi chắc đến nơi, về chắc đến chốn, không đợi nhiều kiếp khổ tu nhọc chứng.

Vậy nên chúng tôi thường đem sự lý biện bạch rõ ràng để phát dương một pháp rất có lợi ích cho đời, mà cống hiến đại đồng nhân giả.

Nhưng ngặt thay ! Trong thế gian có nhiều người không biết Lý, mà nghi Sự lại cho là không có Tịnh độ, không có vãng sinh. Như có ai hỏi làm sao biết rằng không có Tịnh độ và vãng sinh, thì họ đáp lại rằng : Bởi không thấy, nên biết là không có. Than ôi ! Kiến thức như thế mà lại phán đoán tới cái đạo vô thượng !

Vậy xin hỏi lại một điều này : Giả sử có một người nghèo khổ từ bé đến lớn, cứ ở nhà côi cút mà làm ăn, không hề bước chân đi chơi, không thấy đặng các vật tốt đẹp quý báu, nhà cửa sang giàu, cùng các nơi thành phố, đến khi có người khác du ngoạn đã thấy đủ những vật ấy, rồi trở về nói lại, mà người nghèo đó không tin, nhất định không cho là có sự thật.

Vậy người nghèo ấy tỉnh hay là mê, khôn hay là dại ?

Còn nói rằng các vật tốt đẹp quý báu đó, tuy người nghèo ấy không thấy mà người du ngoạn kia có thấy, chớ cảnh Tịnh độ có ai thấy đâu, thì lại càng thêm mê muội.

Bởi cảnh Tịnh độ không có sắc tướng, cũng như tâm của ta không có hình mạo. Như đã không hình sắc, thì con mắt thịt của người thế gian làm sao thấy đặng. Nhưng con mắt thịt tuy không thấy, mà con mắt tâm thấy.

Hễ tâm của ta thường tri mến và thường quán tưởng nơi cõi Tây phương, thì con mắt vô hình của tâm chắc thấy cảnh vô tướng của Tịnh độ.

Thí như chúng ta, trong khi hằng ngày, thường để yù về một cảnh xinh lịch nào đó cứ nhớ tưởng hoài, thì đến khi ban đêm cảnh ấy chắc có hiện ra trong giấc chiêm bao, làm cho ta đẹp ý vui lòng, cũng ăn uống, cũng chuyện trò, đủ các thứ như hồi còn thức vậy. Đó có phải là do nơi tâm mà hiện ra hay không ?

Nếu chấp cảnh ấy là cảnh giả trong lúc chiêm bao, chớ không phải cảnh thiệt, nên khi ngủ thời thấy đến khi thức thì không thấy, thì lại càng lầm nữa.

Bây giờ trước nói về trong thân tâm rồi sau sẽ bàn đến ngoại cảnh. Thân, tức là hình hài cốt cách; còn Tâm, túc là tư tưởng tinh thần.

Trong thế gian, bất kỳ kẻ trí người ngu. Vả ỷ lại nơi tư tưởng tinh thần mới có sống có biết, mới có suy nghĩ chuyện nọ, hành vi sự kia. Song chẳng hiểu tại sao mà đương khi thức, thì biện biệt như vậy; còn đến lúc ngủ thì mê muội vô tri, thân của mình cũng không biết, nhà cửa của mình cũng không biết, cũng không biết tới cha mẹ vợ con, và cũng không biết tới phải dơ tốt xấu, hết thảy đều không biết cả.

Vậy khi ấy, tinh thần tư tưởng ở đâu, mất hay còn, không hay là có ?

Như nói còn nói có, thì làm sao không biết chi hết. Còn như nói mất nói không, thì làm sao thân lại còn sống ?

Đó là nói về tinh thần tư tưởng trong giấc ngủ. Còn trong khi thức thì xét coi tinh thần là cái gì, tư tưởng là thứ chi ? Nó có hình mạo hay không ?

Như nói rằng nó có hình, thì làm sao không thấy. Còn nếu nói rằng nó vô hình, thì làm sao lại có đi đứng vận động.

Nếu chấp cái đi đứng vận động đó là thuộc về thân, khi chết rồi sao thân không đi đứng vận động nữa ? Vậy nó ở vào chỗ nào ? Như nói rằng tinh thần tư tưởng ở tại tâm hay là ở tại não, thì mấy người chết đó, tâm và não cũng còn, mà sao không có cái tri biết.

Lại nữa, nó với thân là một vật, hay là hai vật ?

Như nói rằng một vật, thì nó nguyên không có khi nào tiêu diệt, mà nếu đã không tiêu diệt, thì đáng lẽ nó còn hoài, và thân cũng còn hoài mới phải, chớ sao thân lại có chết. Còn như nói rằng hai vật thì làm sao thân đâu nó đó, nó biết tức là thân biết, thân biết tức là nó biết, chớ không phân nhau đặng. Lại thân với tinh thần tư tưởng ly nhau hay là hiệp nhau ?

Như nói rằng ly nhau, thì thân nương theo cái gì mà biết đau biết mạnh, biết đói biết no, và biết hành động những các công việc nọ kia.

Còn như nói rằng hiệp nhau, thì trong khi ngủ, cái gì ly xác đi chơi mà có chiêm bao đó. Ấy là vật ở trong mình mà còn chẳng biết thay, huống chi biết được cảnh thiệt cảnh ở ngoài.

Tâm và Thân đã biện giải rồi, bây giờ nói qua cảnh. Tâm tuy đối với cảnh, nhưng cảnh thiệt sinh nơi tâm.

Nếu cảnh đã sinh nơi tâm thì đâu phải là tùy theo lúc thức hay là lúc ngủ mà có thiệt có giả. Bởi thức cũng là tâm, mà ngủ cũng là tâm. Tâm khi thức đã chẳng khác với tâm khi ngủ, thì cảnh khi ngủ, lại đâu khác với cảnh khi thức.

Nếu chấp cái cảnh trong chiêm bao, đến chừng thức dậy chẳng thấy nó mà cho nó là giả, thì cái cảnh trong khi thức, đến chừng ngủ mê cũng không thấy nó, lại đâu đặng cho nó là thiệt.

Vả lại đem cái cảnh chiêm bao ngó thấy mà so sánh với cái cảnh khi thức ngó thấy, thì hai cảnh ấy nguyên chẳng khác nhau, vì khi thức thấy đủ trời đất núi sông và cỏ cây người vật thì trong lúc chiêm bao cũng thấy đủ như vậy.

Nói tóm lại, hễ khi thấy cảnh gì thì lúc chiêm bao cũng thấy cảnh nấy. Lại trong khi mình thấy cảnh ấy, mình đâu có biết rằng mình là chiêm bao. Nếu đã chẳng biết là chiêm bao, thì tức là cảnh thiệt, mà nếu cảnh chiêm bao đã thiệt, thì cảnh Tịnh độ làm sao lại giả ?

Nếu cảnh Tịnh độ đã chẳng giả, thì chắc là có, mà nếu đã chắc có, thì sao lại cho là không ?

Vậy chúng ta phải biết rằng thân của chúng ta sau khi chết rồi, hình chất tuy mất mà tinh thần chẳng mất và nghiệm trong khi chiêm bao, xác thân nằm tại giường mà thần hồn dạo chơi khắp xứ, vật gì cũng thấy, chuyện gì cũng thấy, chuyện gì cũng biết.

Nếu chiêm bao đã có thấy và có biết, thì chết rồi chắc cũng có thấy có biết như vậy. Nếu đã có thấy và có biết, thì tức có thân và có tâm, mà cũng tức là có đối cảnh có vãng sinh. Nếu chẳng sinh nơi cảnh xấu, thì cũng sinh nơi cảnh tốt, hay là chẳng sinh nơi cảnh sạch thì cũng sinh nơi cảnh nhơ, chớ lẽ nào lại không ?

Tại tinh thần của người đương khi còn sống tư tưởng về cảnh nào thì đến chừng chết, vãng sinh về cảnh nấy, cũng như ban ngày có tưởng sự gì, thì tối lại cũng chiêm bao sự ấy. Vậy thì nói sao không có vãng sinh, không có Tịnh độ, mà phòng phải nghi ?

Vả lại pháp môn Tịnh độ chẳng những dễ tu hơn các pháp của các đạo khác nữa.

Đại để như tu Tiên, thì phải xa lánh cõi hồng trần, ở nơi hang sâu núi thẳm, tu đơn dưỡng hống; luyện thần hườn hư, làm đủ các pháp bí mật.

Còn tu Trời, thì mười nghiệp ác của thân khẩu và ý hằng ngày không đặng phạm; mười nghiệp thiện của thân, khẩu, và ý hằng bữa cũng không đặng kém; tu hết những phước nhỏ và lớn, mà không đặng để ý rằng mình có làm phước, chưa hết mấy tội lớn và nhỏ mà không đặng tự ỷ rằng mình chắc khỏi tội.

Tu làm sao cho phước lớn bằng Trời và đức hiệp với Trời, thì mới gọi là tu Trời. - Cách tu Tiên và tu Trời như vậy thì xét lại coi có khó hay không ?

Nếu tu Trời mà chẳng trọn bề phước thiện như đã nói trên đó, thì Thanh y đồng tử chẳng rước về Thiên đường. Còn nếu tu Tiên mà chẳng đặng ra khỏi trần lụy, vào cảnh hư vô, thì tất phải làm con quỷ mê hồn, con ma khổ xác.

Xét lại coi xưa nay mấy ai tu Tiên mà đặng thành Tiên bao giờ, chỉ thấy có mấy người mê tin nghe theo tà thần, và tà sư, rồi tự vị rằng mình có tiên phong đạo cốt, y theo mấy quyển sách ngụy tạo như là Chỉ huyền, Khuê chỉ, Huệ mạng, Huệ cảnh, Huỳnh đình v.v…

Tu theo mấy quyển sách ấy, thì thêm tức ngục, nhức đầu, lớn bụng, mù mắt, bại tinh và thổ huyết mà Tiên đâu chẳng thấy, chỉ thấy mang cái xác bệnh, làm báo cha mẹ vợ con cực khổ mà thôi. Đó là nói về bên Tiên bên Trời khó tu và khó thành.

Còn dẫu tu Tiên và tu Trời mà thành về đặng Thiên đường, chứng đặng Tiên quả đi nữa, thì đến khi hết phước, cũng còn hườn thọ luân hồi, vì Trời và Tiên còn ở trong vọng giác chớ chưa phải chân giác, còn ở trong Tam giới chớ chưa phải Niết Bàn.

Nếu đã chưa phải chân giác và Niết Bàn, thì không thể gì thoát khỏi hai đường sinh tử. Nếu muốn thoát khỏi đường sinh tử, thì phải tu pháp môn Tịnh độ.

Tịnh độ, nghĩa là cõi sạch, không có chút bợn nhơ uế nào cả. Đất ở trong cõi ấy, nguyên những ngọc lưu ly kết thành, còn nhà cửa đường sá, cho đến cảnh vật thì toàn bảy thứ châu báu trang sức hết mực sang trọng tốt đẹp, và lại có chim rất kỳ thuyết pháp, hoa lạ diễn kinh, mắt thấy tai nghe, thanh tao vui vẻ, không phải cái tình huống phiền não cực khổ như cõi thế gian này.

Đó là nói về cảnh. Còn người, thì trên có Đức Phật A Di Đà là ông vua Pháp, là một ngôi giáo chủ ở trong cõi ấy.

Tôi đại thần hầu hai bên Phật, thì có đức Quan Âm, với đức Thế Chí. Còn dưới thì có hàng đệ tử của Phật, đủ các bậc Bồ Tát, La Hán, Thanh Văn và Duyên Giác, lại dưới nữa thì có các Thánh, các Trời, các Long vương và các thiên thần hộ vệ.

Phong quang khác tục; nhân vật lạ đời, ấy là do cái từ lực của Đức Phật A Di Đà đối với các tư tưởng của chúng sinh mà tạo thành ra một cái thế gian ly kỳ, để nhiếp dẫn những người đọa lạc.

Vậy nên tư tưởng của chúng sinh hễ có cảm thì tự lực của Phật ắt có ứng, nếu có cảm có ứng, thì chắc có vãng sinh.

Vãng sinh, nghĩa là ly bỏ cõi Ta Bà qua sinh nơi cõi Tịnh độ. Nhưng cõi Tịnh độ tuy là một cảnh, mà vãng sinh có chia nhiều phẩm khác nhau :

1 - Người thượng căn thượng trí hiểu lý Đại thừa giữ trọn giới luật, nhất tâm niệm Phật quán Phật trong một ngày không một phút nào là không niệm và không quán tưởng, cho đến trọn đời và đến khi lâm chung cũng vậy, không một khi nào là quên cái nguyện vãng sinh về cõi Phật, tu được như thế thì chắc chiếm đặng bậc thượng phẩm thượng sinh, mau đắc đạo thành Phật. Cũng như người thế gian tài trí siêu việt thì phẩm hàm chắc đặng cao thăng, lộc vị chắc đặng mau lớn vậy.

2 - Người trung căn trung trí, hiểu lý trung thừa, giới luật giữ đặng phân nửa, trọn đời cũng niệm Phật, phát nguyện cầu sinh, đến cái bậc nhất tâm bất loạn, thì không bì đặng với người thượng trí, tu như vậy thì đến lúc lâm chung chắc sinh về hạng trung phẩm, ít nữa cách hai kiếp sẽ đặng thành Phật. Cũng như người thế gian, tài trí bình thường, phải do theo giai cấp mà bổ quan, lộc vị không đặng mau lớn.

3 - Còn người hạ căn hạ trí, đã không hiểu đặng đạo lý, không giữ đặng giới luật, mà niệm Phật cũng không đặng nhất tâm, khi tán tâm thì nhiều lúc định tâm thời ít, tu như vậy thì đến lúc lâm chung chắc sinh về bậc hạ phẩm, ít nữa cũng cách đến nhiều kiếp mới tỏ tánh đắc đạo mà thành Phật. Cũng như người thế gian đương khi tài chưa thành, trí chưa mở, thì phải làm dân mà chờ thời, chớ không đặng vội trông đến sự làm quan vậy.

Song tuy làm dân nơi cõi Tịnh độ mà giải thoát đến đều sung sướng tột bậc, các cõi Thiên đường đâu có bì đặng, vì người ở nơi cõi Thiên đường hưởng hết phước thì phải chịu đọa, còn người ở nơi cõi Tịnh độ thì không có khi nào thối chuyển mà bị đọa nữa.

Trong kinh nói rằng : “Bỉ Phật thọ mạng cập kỳ nhân dân vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp”. Nghĩa là : Thọ mạng của Phật A Di Đà và mạng của tất cả nhân dân trong nước Tịnh độ sống lâu đến vô lượng vô biên không có thế gì tính đặng.

Vậy nên những người sinh về hạ phẩm tuy chưa mau đặng thành Phật, nhưng chỗ ở đã sạch, mạng lại sống lâu như vậy, thì lo gì không có ngày tỏ đạo thấy tánh mà thành Phật. Đó là cái lý thông thường dễ biết; nhưng bởi tại người không xét mà nghi rằng cõi Tịnh độ là cảnh mơ màng, nói rằng cõi ấy không có người, và cũng không có vật, nên không chịu tu.

Phải chi cứ do trong cái tánh linh của mình mà suy xét cho rõ ràng, thì ngoài cảnh Tịnh độ đã chẳng tốn tiền, lại không mệt sức, bất tất thông hiểu đạo lý, bất tất luyện tập hằng ngày, bất tất cầu thầy điểm đạo, và cũng bất tất làm hạnh gì cho đặc biệt khác nữa.

Trong Kinh A Di Đà nói rằng : “Nhược hữu thiện nam thiện nữ chuyên niệm A Di Đà Phật danh hiệu, phát nguyện cầu sinh Tịnh độ, thị nhân chung thời, Phật lai tiếp dẫn tức đắc vãng sinh”. Nghĩa là : Nếu thiện nam tín nữ cứ chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà, thường phát nguyện cầu sinh về Tịnh độ, thì những người ấy đến khi mạng chung, chắc có Phật đến tiếp dẫn, mà chắc đặng vãng sinh.

Lại trong Kinh Di Đà Sớ Sao nói rằng : “Tịnh độ pháp môn chí huyền chí diệu, bất tu dư hạnh nhi đắc lục Ba La Mật". Nghĩa là : Pháp môn Tịnh độ rất huyền rất diệu, chẳng tu hạnh nào mà đặng tất cả sáu pháp Ba La Mật.

Trong kinh ấy lại nói rằng : “Đới hoặc vãng sinh, thiệt vi phương tiện tối thắng đệ nhất”. Nghĩa là : Người tu Tịnh độ, đến khi lâm chung, tuy là tội nghiệp nặng nề, nhưng nhờ có Phật lực dắt khỏi sông mê, đem về Cực Lạc, thiệt là một pháp phương tiện siêu thắng hơn hết.

Mấy lời luận trên đó, nguyên không phải chúng tôi có cái ý riêng gì mà trọng pháp Tịnh độ, khinh pháp Thiền định và cũng không phải có cái chỗ lợi dụng gì mà binh Phật bỏ Trời và Tiên.

Chẳng qua là vì đạo có cao thấp và pháp có khó dễ. Nếu chẳng biện biệt cho rõ, thì nẻo xu hướng phải mơ hồ, dầu có cầu đạo cũng uổng công, có tu hành cũng nhọc sức đâu có lên đặng con đường giải thoát mà mong ra cho khỏi luân hồi.

Phổ nguyện những người tu hành ngày nay tất cả đừng có bày đặt sửa đổi chi hết, chỉ sửa cái lòng tin về pháp môn Tịnh độ cho hẳn hòi mà thôi, rồi cứ y theo nghi thức niệm Phật mà tu hành.

Vậy bộ LONG THƠ TỊNH ĐỘ bằng Hán văn này do ngài Vương Nhựt Hưu đã sưu tập.

Hôm nay thầy Tỳ Kheo Lê Phước Bình dịch Hán văn ra Việt ngữ để cống hiến cùng quý bạn đồng tu Tịnh độ. Y theo tuần tự thứ lớp trong bộ sách này để làm nguồn cội chỉ giác con đường nào phải đi, để khỏi phải lầm lạc vậy.

Nếu tin cho thâm, niệm cho thiệt và nguyện cho chắc, thì chẳng đợi đến khi chết mới thấy Tịnh độ, hiện đương còn sống đây mà trong khi ta tịnh tọa quán tưởng, hay là chiêm bao, thì cũng thấy các lầu châu gác ngọc, thấy Phật và Bồ Tát, thấy La Hán và Thanh Văn, thấy đủ quốc độ nhân dân phong cảnh hy kỳ, dầu cõi Trời và cõi Tiên cũng không bì đặng.

Đó cũng tại cái tư tưởng của mình thanh tịnh như vậy, thí như bóng của mình tốt, thì chụp vào cái máy bóng cũng tốt, tiếng của mình thanh, thì thâu vào cái máy tiếng cũng thanh.

Vả lại bóng với tiếng vốn là vật vô tình, mà tinh thần còn đặng y nhau như vậy, huống chi lấy cái tâm hữu tình, mà tưởng cảnh hữu tình, thì làm sao lại không có cảm ứng.

Nên phải biết rằng tánh ta với tánh Phật hai tánh in nhau, như nước hòa với nước, như dầu hiệp với dầu. Nếu ta niệm Phật, thì Phật tiếp ta, dắt dìu ta về cõi Tây phương, dễ như con rận nương theo áo người đi xa ngàn dặm vậy. Nhưng không vãng sinh là tại nơi người chớ không phải tại nơi pháp.

Xưa ngài Thiên Như Hòa thượng nói rằng : “Chánh pháp tượng pháp chi hậu, chư kinh diệt tận, chi lưu A Di Đà Phật, tứ tự cứu độ mạt pháp chúng sinh, kỳ hữu bất tín giả ưng đọa địa ngục”. Nghĩa là : Sau khi chánh pháp qua rồi, thì các kinh lần lần tiêu diệt, chỉ còn lại bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sinh, trong đời mạt pháp nếu ai không tin thì phải đọa vào địa ngục.

Lại ngài Liên Trì Đại sư nói rằng : “Mạt pháp Tỳ kheo tín tâm bất như cư sĩ, cư sĩ bất như nữ nhân”. Nghĩa là : Trong đời mạt pháp, tín tâm của mấy thầy Tỳ kheo phần nhiều thua mấy ông cư sĩ; còn mấy ông cư sĩ phần nhiều lại thua trong hàng nữ lưu.

Vì cái tín căn của nữ lưu thậm hơn Tỳ kheo và Cư sĩ, nên tuy họ không hiểu chi về đạo lý, mà nghe đặng cái pháp niệm Phật thì họ do cái tánh linh của họ, mà định y giáo phụng hành, không có cái lý thuyết nào đánh đổ họ đặng.

Còn mấy thầy Tỳ kheo và Cư sĩ thì tín căn không đặng quyết định, hay ỷ trí tư tưởng cao xa, hay làm sự thần kỳ mắc mỏ, nên cứu cánh vãng sinh thì ít mà bị đọa thì nhiều. (A Di Đà Phật, xin hoan hỷ).

Nếu Tỳ kheo và Cư sĩ đã sẵn trí huệ như đây mà chuyên tu Tịnh độ thì chắc đặng thượng phẩm thượng sinh.

Vậy hỡi ai ôi ! Ai là râu hùm cằm én, ai là đầu tròn áo vuông, xin đừng quá nhượng cái đài tọa sen vàng mà để cho khách hồng quần chiếm hết.

NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ

THÍCH CA MÂU NI PHẬT

THÍCH TỬ GIÁC MINH

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2017(Xem: 7656)
Cụm từ "Di Đà Tự tánh" hay "Duy tâm Tịnh độ" thường được dùng để chỉ đỉnh cao của pháp môn Tịnh độ, nhưng rất dễ gây hiều lầm. Về phương diện Lí tánh thì Phật A-di đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ là Tự tánh thường chiếu và vĩnh hằng của chúng ta. Khi ta niệm danh hiệu A-di-đà là trở về với Tự tánh, bản tâm. Chúng ta hãy xem đoạn văn sau đây của những người dùng lí thuyết "cao siêu" để bài bác pháp môn Tịnh độ: "Niệm danh hiệu Phật để cầu sanh Tịnh độ là còn chấp Tướng, tìm pháp ngoài Tâm - không hiểu rằng tất cả các pháp đều là tâm".
16/04/2017(Xem: 7316)
Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:
02/04/2017(Xem: 9260)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
27/03/2017(Xem: 4598)
Tịnh độ tông là tên gọi chung của tất cả những giáo lí dạy rằng chúng sanh có thể thành Phật nếu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ở Ấn độ. giáo lí nầy được các ngài Mã Minh, Long Thọ và Thế Thân giảng dạy trên cơ sở nhiều kinh điển khác nhau, như hai bộ kinh A-di-đà. Lịch sử của Tịnh độ tông bắt đầu từ Ấn độ thời cổ đại, nhưng thời đó truyền thống đức tin chưa được nhấn mạnh. Mặc dầu Ấn-độ lúc đó đã có một môn phái thờ đức A-di-đà, sự kính ngưỡng Ngài chỉ là một trong các cách thực hành của Phật giáo Đại thừa lúc ban sơ.
07/09/2016(Xem: 6574)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 19955)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
15/02/2016(Xem: 12168)
Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận Đại Thừa mới có thể tương ứng với Tịnh Tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán Kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
23/12/2015(Xem: 10686)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
24/07/2015(Xem: 15922)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
10/07/2015(Xem: 6585)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]