Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Học Và Pháp Hành Trì Danh Niệm Phật (lời dạy của Hòa Thượng Thích Trí Quang, do Tỳ Kheo Thái Hòa ghi lại)

05/05/202008:47(Xem: 6921)
Pháp Học Và Pháp Hành Trì Danh Niệm Phật (lời dạy của Hòa Thượng Thích Trí Quang, do Tỳ Kheo Thái Hòa ghi lại)



Phat Di Da

ht tri quang 1923-2019
Pháp Học Và Pháp Hành
Trì Danh Niệm Phật

Trí Quang Thượng Nhân dạy.

Hậu học: Tỷ khưu Thích Thái Hòa cung kính ghi.



Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm:

1-     Pháp học: Pháp giới tạng thân A-di-đà-Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A-di-đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.

2-     Pháp hành: Niệm Phật đưa đến nhất tâm gồm có hai loại: Niệm lớn tiếng và niệm không có tiếng. Niệm lớn tiếng là niệm rõ ràng từng chữ: Nam Mô A Di Đà Phật. Miệng niệm chậm rãi và to, tai lắng nghe rõ ràng từng tiếng không lầm lẫn, nhờ vậy mà đưa tới nhât tâm. Niệm thầm hay niệm không ra tiếng, nghĩa là niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, niệm thầm ở trong miệng, nhưng ý thức rất rõ ràng từng chữ Nam Mô A Di Đà Phật, nhờ vậy mà đưa đến nhất tâm. Niệm Phật như vậy, thì Phật A-di-đà luôn luôn ở trên đỉnh đầu. Niệm Phật như vậy, có thể vãng sanh về thế giới Tịnh độ của Ngài hay có thể nhập vào pháp giới tạng thân của Ngài tùy sức hạnh nguyện.


3-     Quan trọng của sáu chữ Nam Mô A-di-đà Phật: Thượng Nhân dạy: Sáu chữ Nam Mô A-di-đà Phật rất quan trọng. Con số sáu một trong những pháp số rất quan trọng trong Phật pháp. Sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật liên hệ đến Lục diệu pháp môn. Nghĩa là liên hệ đến sáu pháp quán chiếu hơi thở rất mầu nhiệm.


4-     Bản thân hành trì: mỗi đêm Thượng Nhân niệm danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật đến 1800 biến, nghĩa là ba lần sáu. Mỗi lần là sáu trăm. Ba lần sáu = một ngàn tám trăm biến miệng niệm Nam mô A-di-đà Phật và tai lắng nghe một cách rõ ràng không có niệm gì khác khởi lên xen tạp.


5-     Tư thế hành trì: Ngồi kiết già, bán già, hay ngồi trên ghế thõng chân xuống mà niệm, tùy theo điều kiện của thân thể. Tuyệt đối không được nằm ngữa mà niệm Phật. Nếu bệnh có thể nằm ngữa, nhưng không duỗi chân mà co dựng hai chân lên. Khi đi vào Toilet, thì nhớ Phật để trên đầu.


6-     Truyền thống gia đình: Thượng Nhân dạy gia đình tôi đã bảy đời tu tập trì danh Niệm Phật với danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật, nay Thượng nhân cũng vậy, làm gì cũng nhớ Phật. Niệm Phật chính là nhớ Phật.


7-     Thượng Nhân dạy: Người tu tập cố gắng sống tinh tấn, tránh bệnh hoạn được bao nhiêu là tốt bấy nhiêu và phải thường quán chiếu cái khổ của bị sanh để tu tập đạt đến cái tâm phiền não vô sanh; phải quán chiếu cái khổ của lão để đạt đến cái tâm bất lão; phải quán chiếu cái khổ của bệnh, để đạt tới cái tâm sáng suốt vô bệnh; phải quán chiếu cái chết để đạt tới cái tâm bất tử. Người tu không có việc gì quan trọng ngoài “Sống và Chết”. Sống chết là việc lớn.


Tam Anh Luc_HT Thich Tri QuangKính mời vào xem trang tác phẩm của Ôn Trí Quang

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2016(Xem: 6671)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 20260)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
23/12/2015(Xem: 10728)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
10/07/2015(Xem: 6613)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
28/04/2015(Xem: 6505)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7257)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
08/01/2015(Xem: 9081)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 9944)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
19/11/2014(Xem: 15937)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
26/12/2013(Xem: 11516)
Thí dụ như có người ở nơi đồng vắng bị giặc cướp cầm gươm rượt theo muốn giết (dụ cho sanh tử, vô thường, không tha mạng sống). Người đó sợ hải quá, cắm đầu chạy riết, đến chỗ gặp một con sông chắn ngang qua (con sông sanh tử. Bờ bên này là sanh tử ngạn, bờ bên kia là giải thoát ngạn). Người ấy vừa chạy trốn vừa thoáng nghĩ trong đầu rằng - Nếu ta lội qua khỏi được con sông này, đến B
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]