Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tết Hàn Thực

17/10/201011:41(Xem: 786)
Tết Hàn Thực

 

Tết này ăn vào ngày mồng 3 tháng 3. Vào ngày này người Tàu ăn toàn đồ nguội và tổ chức những cuộc chơi vui vẻ lắm.
Nguyên con của Tấn Hiếu Công là công tử Trùng Nhĩ bị cha ghét bỏ muốn giết chết để lập dòng thứ, phải chạy trốn sang nước ngoài. Theo phò Trùng Nhĩ có một số bề tôi.

Lưu lạc từ nước này sang nước khác, chúa tôi trải qua bao nhiêu nỗi vất vả gian lao. Một hôm đói quá, họ phải hái rau sam luộn ăn. Trùng Nhĩ không nuốt được. Bỗng có một bề tôi tòng vong là Giới Tử Thôi đem một bát cháo thịt đến dâng. Trùng Nhĩ ăn lấy làm ngon lắm. Ăn xong, hỏi: ở đâu mà có?

Giới Tử Thôi thưa:
- Ấy là thịt đùi của tôi đó. Tôi nghe nói kẻ hiếu tử bỏ thân để thờ cha mẹ, người trung thần bỏ thân để thờ vua. Nay công tử không có gì ăn, nên tôi phải cắt đùi tôi mà dâng công tử.
Trùng Nhĩ sa nước mắt, nói:
- Ơn này biết bao giờ đền lại được.
Mãi 20 năm sau Trùng Nhĩ mới được trở về nước, lên ngôi vua là Tấn Văn Công.
Để ban thưởng công lao cho những người phục quốc, Trùng Nhĩ chia làm ba hạng:
1) Những người tòng vong (những người theo đi trốn).
2) Những người tống khoản (những người giúp đỡ tiền bạc).
3) Những người nghinh hàng (những người xin làm nội ứng để đón về làm vua).
Trong ba hạng này lại tùy theo những người nào có công khó nhọc nhiều hay ít mà chia hơn kém.
Ban thưởng công thần xong, nhà vua còn yết một tờ chiếu ở cửa thành rằng: "Nếu người nào có công lao mà chưa thưởng thì cho phép được tự tiện nói ra".
Giới Tử Thôi vốn người trong bọn tòng vong, nhưng tính khí điềm đạm. Khi Trùng Nhĩ lên ngôi, ông chỉ vào chúc mừng một lần đầu, rồi cáo ốm về nhà, yên phận nghèo khổ, vẫn đi khâu giày thuê để lấy tiền nuôi mẹ.
Khi Tấn Văn Công ban thưởng công thần, không thấy Giới Tử Thôi đến thì cũng quên mất, chẳng hỏi chi đến. Người láng giềng nhà Giới Tử Thôi tên Giải Trương, thấy thế không bằng lòng, nhưng khi thấy trên cửa thành có chiếu yết thì vội vàng gọi cửa báo tin cho Giới Tử Thôi biết. Ông chỉ mỉm cười, không nói gì. Bà mẹ ở dưới bếp nghe tiếng, ra bảo con:
- Mày khó nhọc trong 19 năm trời, cắt thịt đùi để dâng chúa công, sao bây giờ mày không nói ra để lãnh thưởng? Họa may được một vài chung thóc, chẳng còn hơn đi khâu giày thuê hay sao?
Giới Tử Thôi thưa:
- Các con của Hiến Công cả thảy 9 người, chỉ có chúa công hiền đức hơn cả. Huệ công và Hoài công không có đức, vậy nên trời đất truất ngôi mà để cho chúa công. Các người theo hầu không biết ý trời, dám tự nhận là công mình, con nghĩ lấy làm xấu hổ lắm, chẳng thà đi khâu giày mà sống còn hơn.
Bà mẹ nói:
- Con làm được người liêm sỉ, có lẽ ta lại không làm được mẹ của người liêm sỉ hay sao! Vậy thì mẹ con ta tìm nơi rừng núi ẩn thân.
Giới Tử Thôi cả mừng, liền cõng mẹ đến đất Miên Thượng, làm nhà trong hang mà ở. Láng giềng hàng xóm không biết là đi đâu, chỉ có Giải Trương biết chỗ ở mà thôi. Giải Trương thấy ức, viết một bức thư, đang đêm đem treo ở triều môn. Sáng hôm sau, có người cận thần bắt gặp đem vào dâng cho nhà vua. Tấn Văn công mở ra đọc:
Có một con rồng,
khi còn thất thế,
Đàn rắn đi theo,
chu du thiên hạ.
Rồng không có ăn,
một rắn cắt đùi.
Nay rồng trở về,
đã được yên sở.
Đàn rắn theo vào
đều sung sướng cả.
Chỉ có một rắn,
không ai hỏi đến.
Nhà vua giựt mình, nhớ ngay lại Giới Tử Thôi, lấy làm hối hận, liền cho người đi triệu nhưng Giới Tử Thôi đã đi mất rồi. Nhà vua truyền bắt những người láng giềng đến hỏi, ai biết chỉ dẫn thì cho làm quan, Giải Trương tâu với Tấn Văn công: vì Giới Tử Thôi không muốn cầu thưởng nên cõng mẹ đi ẩn ở đất Miên Thượng, còn bức thư đó là của Giải Trương.
Tấn Văn Công liền cho Giải Trương làm chức hạ đại phu, và bảo Giải Trương đưa đường vào Miên Thượng. Nhưng khi vào đến nơi chỉ thấy non cao rừng rậm, nước chảy hoa trôi, chim hót véo von, mây che mù mịt, còn tung tích Giới Tử Thôi thì chẳng thấy đâu cả. Quân lính tìm được mấy người nông phu gần đấy, Tấn Văn công gọi đến tận mặt hỏi. Họ thưa: mấy hôm trước có trông thấy một người cõng bà cụ già ngồi nghỉ ở núi này rồi vốc nước suối uống, xong lại cõng bà cụ trèo lên núi, không biết đi đâu.
Tấn Văn công truyền đỗ xe dưới chân núi, sai người đi dò tìm khắp nơi. Suốt cả mấy ngày trời mà chẳng thấy tăm hơi. Tấn Văn công có vẻ không bằng lòng, buồn bã bảo Giải Trương:
- Sao Giới Tử Thôi giận ta quá như vậy! Ta nghe Giới Tử Thôi là con chí hiếu, nếu ta đốt rừng tất Giới Tử Thôi phải cõng mẹ chạy ra.
Quân lính vâng lịnh phóng lửa đốt cả mấy phía rừng. Lửa to gió mạnh làm cháy lan cả mấy dặm, đến ba ngày mới tắt. Nhưng Giới Tử Thôi nhứt định không ra, mẹ con ôm nhau chết ở dưới gốc cây liễu.
Quân lịnh tìm được đống xương. Tấn Văn công trông thấy, ôm mặt khóc, truyền quân lính đem chôn dưới chân núi, rồi lập miếu thờ. Những ruộng xung quanh núi đều để làm tự điền cả, đổi tên núi gọi là Giới Sơn.
Ngày đốt rừng đang là tiết thanh minh, mồng 3 tháng 3. Sau người trong nước nhớ đến Giới Tử Thôi vì chết cháy nên hàng năm đến ngày hôm ấy không nỡ đốt lửa, phải làm sẵn lương khô để ăn, gọi là tết "Hàn thực", nghĩa là ngày ấy cấm lửa, chỉ ăn đồ nguội.
Tết Hàn thực, nhà nào cũng cắm cành liễu ở ngoài cửa để chiêu hồn Giới Tử Thôi. Cũng có nhà làm cỗ bàn và đốt giấy tiền để cúng tế.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả mụ Tú Bà khấn vái thần "Mày trắng" (Bạch Mi) phò hộ làm ăn khá, có câu:
Cửa hàng buôn bán cho may,
Đêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu.

"Nguyên tiêu" là tết rằm tháng giêng. "Hàn thực" là do điển tích trên. Ở đây có ý ngày đêm lúc nào cũng được như ngày hội, ngày tết.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2018(Xem: 5827)
Phản Văn Trì Danh: Phương pháp nầy, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong,kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng, hết câu nầy đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn khiến cho hành giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chân giáo thể của phương pháp nầy là Thanh tịnh do nghe tiếng. Nếu muốn chứng vào tam muội, nên như thế mà tu hành” chính là ý trên đây.
28/04/2018(Xem: 7478)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
05/03/2018(Xem: 5775)
Hành trình về Tây Phương Tịnh độ "Tịnh độ" là thế giới hoàn toàn trong sạch, thường để chỉ cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-di-đà.
12/11/2017(Xem: 18351)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
10/08/2017(Xem: 6930)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 01 tháng bảy năm 2017, tại tu viện Thiện Hòa, thành phố Moenchenladbach , Đức quốc. Tôi có duyên với quý vị trong giờ phút này, và tôi xin chia sẻ pháp thoại “Đức Phật A Di Đà trong đời sống của tất cả chúng ta”.
02/04/2017(Xem: 8361)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
07/09/2016(Xem: 5609)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 16627)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
23/12/2015(Xem: 9814)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
10/07/2015(Xem: 5894)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567