Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự tích Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

22/04/201312:00(Xem: 524)
Sự tích Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

SỰ TÍCH QUAN THẾ ÂM BỔ TÁT

Tạp chí Từ Bi Âm

---o0o---

Đức Quan Thế âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử.

Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời.

Vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng: "Nếu Đạo Phật không phải chơn chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!"

Nên vua mới phát tâm sắm đủ lễ vật đến cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và lại khuyên các vị vương tử và đại thần cũng làm như vậy.

Khi ấy Bất Huyến Thái Tử vâng lời Phụ Vương, hết lòng tin kính, sắm đủ các món ngon quý và đem những đồ trân trọng của mình mà dưng cúng cho Phật và đại chúng trong ba tháng, không trễ nãi bữa nào và cũng không món gì kém thiếu.

Quan Đại thần Bảo Hải, là phụ thân của Phật Bảo Tạng, thấy vậy khuyên rằng: "Điện hạ đã sẳn lòng tu phước mà cúng Phật cúng Tăng: vậy xin Điện hạ hãy đem công đức đó mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, chớ nên cầu sự phước báu trên cõi Trời Đao Lợi hay là cõi Trời Phạm Thiên làm chi.

Bởi vì mấy cõi ấy, tuy là cảnh vật vui tốt, nhơn dân vui sướng, căn thân đẹp đẽ, thọ mạng lâu dài, đặng phép thần thông, dạo đi tự tại, những đồ y thực sẵn có, các cuộc du hí đủ bày, trăm thức tự nhiên thọ dụng đủ đều khoái lạc, không có sự khổ như cõi nhơn gian.

Cái phước báu trong các cõi đó tuy là mỹ mãn như thế, nhưng còn thuộc về hữu lậu, có hư có mất, chắc chắn gì đâu, chính là sự vô thường, thật là tướng vô định, như cơn gió thổi mau không có thế lực gì cầm lại đặng: hết vui thì xảy ra buồn, hết sướng thì trở lại khổ, dầu có sống lâu đến mấy ngàn năm đi nữa, cũng không khỏi con ma sanh tử lôi kéo vào đường nọ ngõ kia.

Nếu Điện hạ cứ cầu phước báu đó, chắc không thoát khỏi ải sanh tử luân hồi: nếu đã không khỏi luân hồi, thì chưa chắc lúc nào đặng tiêu diêu tự tại.

Chi bằng Điện hạ đem công đức đó mà cầu món phước báu vô lậu, không hư không mất, đời đời kiếp kiếp vượt ra ngoài ba cõi bốn dòng hưởng sự an vui vô cùng vô tận, và hồi hướng về Đạo Bồ Đề mà cầu mau thành Phật quả, đặng cứu độ chúng sanh khỏi sông mê biển khổ. Vậy phần tự lợi đã vuông tròn, mà đức lợi tha lại đầy đủ nữa.

Bất Huyến Thái Tử nghe ông Bảo Hải khuyên nói như vậy, bèn đáp rằng: "Ta xem xét cả thảy chúng sanh trong đường địa ngục chịu sự khổ cực: còn kẻ nhơn gian và người thiên thượng thì đủ điều cấu nhiễm, lắm chuyện trần lao, không có chút nào đặng thanh tịnh, bởi đó mà tạo thành tội nghiệp, nên mới thọ quả báo mà đọa vào ba đường dữ là: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh".

Bất Huyến Thái Tử đáp lại rồi tự nghĩ rằng: "Bởi chúng sanh ở trong đời không gặp đặng những người hiền nhơn quân tử, khuyên việc lánh dữ làm lành mà dìu dắt lên con đường giải thoát, chỉ gặp những kẻ tàn ác tiểu nhơn cũ dụ nhau kết bạn bè, thường xúi dục những điều bất thiện, và lại phá hư Chánh Pháp, khinh Pháp Đại Thừa, làm cho mất cả căn lành, thêm điều tà kiến, vì vậy mới che lấp tâm tánh, không biết đạo đức là gì, nên phải chịu nổi đày đọa".

Bất Huyến Thái Tử ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi thưa rằng: " Nay tôi đối trước mặt Phật và đại chúng mà tỏ lời như vầy: Tôi nguyện đem tất cả các món công đức tôi đã từng cúng dường Tam Bảo và các món công đức tôi đã từng tu tập Pháp mầu mà hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Tôi nguyện trong khi tôi tu những điều công hạnh Bồ Tát, làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nếu tôi xem có kẻ mắc sự khốn khổ hiểm nghèo ở trong hoàn cảnh ám muội, không biết cậy nhờ ai, không biết nương dựa đâu, mà có xưng niệm danh hiệu tôi, tức thời tôi dùng phép Thiên nhỉ mà lóng nghe và dùng phép Thiên nhãn mà quan sát coi kẻ mắc nạn ấy ở chỗ nào, cầu khẩn việc gì, đặng tôi hiện đến mà cứu độ cho khỏi khổ và đặng vui . Nếu chẳng đặng như lời thề đó thì tôi không thành Phật.

Thưa Đức Thế Tôn! Nay tôi vì hết thảy chúng sanh mà phát lòng đại nguyện, tu học về Pháp xuất thế, lo làm các công hạnh tự giác tự lợi, nguyện khi phụ vương tôi là Vô Tránh Niệm, trải hằng sa kiếp nhẫn sau thành Phật, hiệu là A Di Đà Như Lai ở cõi An Lạc, Thế giới, hóa độ chúng sanh xong rồi, chừng nhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền lại, thì tôi tu hạnh làm việc Phật sự. Đến lúc Chánh Pháp gần diệt, hễ diệt bửa trước thì bửa sau tôi chứng Đạo Bồ Đề.

Xin Đức Thế Tôn từ bi mà thọ ký cho tôi, và tôi cũng hết lòng yêu cầu các Đức Phật hiện tại ở hằng sa thế giới trong mười phương đều thọ ký cho tôi như vậy nữa?

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện ấy, liền thọ ký Bất Huyến Thái Tử rằng: " Ngươi xem xét chúng sanh trong cõi Thiên Thượng Nhơn gian và trong ba đường dữ đều mắc những sự tội báo, mà sanh lòng đại bi, muốn đoạn trừ mọi sự khổ cực, dứt bỏ những điều phiền não và làm cho cả thảy đều đặng hưởng sự an vui.

Vì người có lòng soi xét những loài yêu cầu của loài hữu tình trong thế gian mà cứu khổ như vậy, nên nay Ta đặt hiệu là: Quan Thế Âm.

Trong khi ngươi tu hạnh Bồ Tát, thì giáo hóa cả vô lượng chúng sanh cho thoát khỏi sự khổ não và làm đủ mọi việc Phật sự.

Sau khi A Di Đà Như Lai nhập Niết Bàn rồi, thì cõi Cực Lạc lại đổi tên là: "Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu", y báo càng tốt đẹp hơn trước đến bội phần.

Chừng đó, đương lúc ban đêm, độ trong giây phút, có hiện ra đủ thức trang nghiêm, thì ngươi sẽ ngồi trên tòa Kim Cang ở dưới cây Bồ Đề mà chứng ngôi Chánh Giác hiệu là: "Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sang Vương Như Lai", phước tròn hạnh đủ, muôn sự vẻ vang, đạo Pháp cao siêu, thần thông rộng lớn, rất tôn rất quý, không ai sánh bằng mà lại sống lâu đến chín mươi sáu ức na do tha kiếp, rồi khi diệt độ thì Chánh Pháp còn truyền bá lại đến sáu mươi ba ức kiếp nữa.

Bất Huyến Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi, liền vui mừng mà thưa rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự thề nguyện của tôi quả đặng hoàn mãn như lời Ngài nói đó, thiệt là hân hạnh biết bao! Nay tôi lạy Ngài xin làm thế nào cho các Đức Phật hiện ở hằng sa thế giới cũng đều thọ ký cho tôi và khiến cho cả thảy thế giới đều đồng thời vang ra những tiếng âm nhạc, và các kẻ chúng sanh nghe tiếng ấy đều đặng thân tâm thanh tịnh mà xa lìa mọi sự dục vọng trên đời".

Lúc Bất Huyến Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu Lễ Phật, tức thì các Thế giới tự nhiên rung động vang rền, kêu ra những tiếng hòa nhã, ai ai nghe đến cũng sanh lòng vui vẻ, là cho các điều dục vọng bổng nhiên tiêu tan cả.

Khi ấy, thoạt nghe các Đức Phật ở mười phương đồng thinh thọ ký cho Quan Thế Âm rằng: "Đương khi thời kiếp Thiện trụ, ở tại cõi Tán Đề Lam thế giới, nhằm lúc Phật Bảo Tạng ra đời mà giáo hóa chúng sanh, có con của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử phát tâm cúng dường Phật và Đại chúng trong ba tháng: Do công đức đó, nên trải hằng sa kiếp sẽ thành Phật, hiệu là: Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai, ở về thế giới Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu".

Bất Huyến Thái Tử khi đặng Chư Phật thọ ký rồi, thì lòng rất vui mừng.

Đến khi mạng chung, thì Ngài thọ sanh ra các đời khác, trải kiếp nọ qua kiếp kia, hằng giữ bổn nguyện, gắng công tu hành, cầu đạo Bồ Đề, làm hạnh Bồ Tát, chăm lòng thi hành những sự lợi ích cho chúng sanh, không có khi nào mà Ngài quên cái niệm đại bi đại nguyện.

Hiện nay Quan Thế Âm đã chứng được bực Đẳng Giác Bồ Tát, ở cõi Cực Lạc mà hầu hạ Đức Phật A Di Đà, hằng ngày tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương đem về cõi ấy.

Đến sau, Đức Phật A Di Đà nhập Niết Bàn rồi, thì Ngài kế ngôi Phật vị mà giáo hóa chúng sanh.


Vi tính : Thanh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2018(Xem: 5822)
Phản Văn Trì Danh: Phương pháp nầy, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong,kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng, hết câu nầy đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn khiến cho hành giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chân giáo thể của phương pháp nầy là Thanh tịnh do nghe tiếng. Nếu muốn chứng vào tam muội, nên như thế mà tu hành” chính là ý trên đây.
28/04/2018(Xem: 7468)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
05/03/2018(Xem: 5771)
Hành trình về Tây Phương Tịnh độ "Tịnh độ" là thế giới hoàn toàn trong sạch, thường để chỉ cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-di-đà.
12/11/2017(Xem: 18326)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
10/08/2017(Xem: 6923)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 01 tháng bảy năm 2017, tại tu viện Thiện Hòa, thành phố Moenchenladbach , Đức quốc. Tôi có duyên với quý vị trong giờ phút này, và tôi xin chia sẻ pháp thoại “Đức Phật A Di Đà trong đời sống của tất cả chúng ta”.
02/04/2017(Xem: 8351)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
07/09/2016(Xem: 5598)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 16607)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
23/12/2015(Xem: 9811)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
10/07/2015(Xem: 5891)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567