Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát Nhã Tâm Kinh

16/12/201205:28(Xem: 1329)
Bát Nhã Tâm Kinh

bat-nha-tam-kinh

 

Bát Nhã Tâm Kinh - Đối tượng quan sát

Nhìn sâu ngũ uẩn tướng là không

Sắc Thọ Tưởng Hành Thức cũng không.

Biết rõ rằng không không khác sắc

Sắc thì lập tức biến thành không

Thể không và sắc xem như một

Huyễn hóa sát-na sắc biến không.

Khổ ách vọng tâm, đang thoát khỏi

Niết bàn giác ngộ đẳng tâm không (1)

(1). Đẳng tâm không là pháp đẳng không. Phật ba đời là Phật Tánh hay Tánh Không của Tự Tính Tuyệt Đối của tâm. Vì ba đời, là quá khứ đã qua không thật; vị lai chưa đến cũng không thật; hiện tại không nắm bắt được: ba thời đều bất khả đắc, tam thời bình đẳng, tâm không. Đó là Pháp Đẳng Không. (Xin xem Cái Nhìn Bát Nhã qua Lăng Kính Thời Không đăng trong website HLT)

batnhatamkinh-phonguyet

Bát Nhã Tâm Kinh - Lý Vô Ngã

Nhận rõ rằng là không có ta

Duyên từ năm uẩn hợp thôi mà

Tạm thời hội tựu xem như thật

Đến lúc nhận chơn huyễn hóa à.

Sắc có tướng không là một thể

Huyễn sau: sắc trước đã qua mà.

Biết ra thật tánh từ muôn thuở

Thanh thoát an nhiên tôi biết ta.

Bát Nhã Tâm Kinh - Không tướng các pháp

Sự vật trên đời có tướng không

Bất sanh bất diệt tướng là không

Không nhơ không sạch vì không tướng

Không giảm không tăng thể tướng không

Sáu cảnh sáu căn duyên sáu thức

Nhân duyên thập nhị cũng đều không

Bốn chơn, đạo đế: con đường đúng

Trí đắc: tri hành, tướng vẫn không.

 

Bát Nhã Tâm Kinh - Quả Đạt Được (1)

Thoát khỏi khổ ách

Thời gian huyễn hóa tánh là không

Khổ ách vọng tâm nhứt thiết không:

Sợ hải thọ từ không thật có

Nhận hành điên đảo có quên không

Cái không mộng tưởng tưởng là có

Chướng ngại vượt qua mọi tướng không

Khổ ách qua rồi không thật có

Thời gian huyễn hóa có thành không.

 

Bát Nhã Tâm Kinh - Quả Đạt Được (2)

Giác ngộ niết bàn

Thực hành bát nhã được tâm không

Cái biết sát- na pháp đẳng không

Quá khứ vị lai tâm chẳng động

Bây giờ tuệ quán ở trung không

Tam thời bất đắc vì không tướng

Bình đẳng hư không dụng pháp không

Bát nhã hành trì, vô thượng giác

Niết bàn giác ngộ đẳng tâm không

 

Bát Nhã Tâm Kinh - Tán tụng

Bát Nhã Ma Ha pháp tánh không

Chính là thần chú vốn vô song

Chiếu minh, vô thượng thật không dối

Kỹ thuật chơn tâm pháp đẳng không

Năng lực siêu phàm trừ khổ nạn

Tác năng vô tận tuyệt tâm không

Khổ ưu giải thoát tiêu phiền não

Giác ngộ niết bàn dụng pháp không

Phổ Nguyệt

 

Bát Nhã Tâm Kinh - Thần chú

Đến bến bờ kia chẳng ngại gì

Dứt ngay vọng tưởng thật nhanh đi

Vượt qua bỉ ngạn không còn vướng

Cứu cánh niết bàn đạt chẳng nghi. (9/02/10)

Phật liền đọc (nói): Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha, là chấm dứt ngay mọi vọng tưởng, đạt cứu cánh niết bàn

Dù thần chú có nghĩa là -- Vượt qua, vượt qua, đến bờ bên kia một cách nhanh chóng-- nhưng hành giả chỉ cần thể nhận nơi thực tướng (Biết âm thanh đọc) mà không cần biết ý nghĩa của thần chú là ngôn ngữ giả lập.

Phổ Nguyệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2010(Xem: 8419)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
16/10/2010(Xem: 12023)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
05/10/2010(Xem: 927)
Kệ khai kinh Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu, Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu. Con nay nghe thấy chuyên trì tụng, Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
11/09/2010(Xem: 799)
Kính lễ các Bổn Tôn! Ôi những đệ tử may mắn cao quý trong tương lai: nếu các con tìm kiếm sự nương tựa nơi ta, Orgyen,[2] hãy đi tới một nơi hẻo lánh và nghĩ tưởng về sự mỏi nhọc của vô thường và nỗi buồn của sinh tử. Điều này rất quan trọng. Hãy hoàn toàn giao phó các con cho ta – thân thể, trái tim, tinh thần. Hãy coi mọi nguồn mạch của sự hy vọng và nương tựa thì nằm ở trong ta, Orgyen, và hãy tin rằng ta hoàn toàn thấu hiểu những niềm vui, nỗi buồn, và hy vọng của các con. Đừng van nài ta bằng những vật cúng dường và tán thán. Hãy đặt sang một bên những sự tích tập.
20/06/2010(Xem: 9856)
Lò Hương vừa ngún chiên đàn. Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa. Lòng con kính ngưỡng thiết-tha. Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh. Nam-Mô Phạm-Võng Giáo-Chủ Lô-Xá-Na Phật. (3 lần)
09/06/2010(Xem: 890)
Kinh Duy Ma là bộ kinh Đại thừa có sớm nhất, phát sinh từ ngã rẽ của bộ phái Phật giáo và 10 điều phi pháp ở thành Tỳ Da Ly. Có thể nói kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”. Hai hình ảnh Văn Thù và Duy Ma là hai mẫu người mô phạm lý tưởng duy trì và bảo vệ chánh pháp còn mãi trên thế gian. Nối gót theo các Ngài trên bước đường tu, đi theo lộ trình của kinh Duy Ma, chúng ta không an trú Niết bàn, cũng không trước sanh tử, phải giải thoát ngay trên cuộc đời này. Nghĩa là với trí Bát Nhã quán sát, chúng ta không theo đuổi con đường hoàn toàn thế tục nhiễm ô, nhưng cũng không đi trên Thánh đạo xa lánh cuộc đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]