- Members of the Eleventh Executive Committee of WBSC ( term 2024-2028) - 世界佛教僧伽會第十一屆執行委員名單
- Day 1: Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 2/3/2024)
- Day 2: Lễ Khai Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Quán Âm Sơn Đạo Tràng, Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 2: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 3: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 3: Lễ Bế Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Chùa Pháp Tựu, Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 4: Bổ sung 2 tân thành viên vào Ủy Ban Hoằng Pháp thuộc Hội Tăng Già Thế Giới tại Đại Hội kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (05/03/2024)
- Báo cáo kết quả Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới tổ chức tại Auckland, New Zealand
- Tuyên Bố Chung New Zealand của Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới vào ngày 5 tháng 3 năm 2024
- 6_Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại Hài Hòa
- 7_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 8_Hài hòa Sinh Thái, Sự Sống còn của Nhân loại và Sự Ổn định
- 09_Phục hồi Môi trường để tạo sự Sống Chung Hài Hòa
- 10_“Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”
- 11_Phục Hồi và Sống Hài Hòa với Môi Trường Thiên Nhiên
- 12_Trở về với Thiên nhiên, Hài hòa và Cùng sống chung
- 17_Trở về với Thiên nhiên, Sống chung Hài hòa
- 25_Một quan điểm Phật Giáo về việc Bảo Tồn và Giữ Gìn Môi Trường
- 20_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 21_Sống Hài Hòa Với Môi Trường
- 23_Môi trường và Năm Bộ Luật Tự Nhiên
- 24_Phục hồi và sống hài hòa với môi trường thiên nhiên
- 26_Hồi Hướng Công Đức
- 27_ Sống chung với Thiên Nhiên
Chúng ta đã chứng kiến biết bao thảm họa thiên nhiên trên khắp thế giới hiện nay như là hâm nóng địa cầu, tảng băng tan nhanh tại Bắc Cực, mực nước biển dâng cao, ngập lụt, bão v.v… và các thảm họa do con người gây ra như chiến tranh, tấn công khủng bố, bạo lực, bệnh dịch v.v… Những hiện tượng này cho chúng ta dịp tốt để suy nghĩ lại. Những lý do nào gây ra những điều này? Đạo Phật cho chúng ta câu trả lời trực tiếp và sâu sắc. Đó là những kết quả của chính những hành động của con người.
Thế giới và chúng sinh không khác nhau trong Đạo Phật. Thân thể chúng ta có 4 yếu tố bên trong cộng thêm ý thức và môi trường thế giới có 4 yếu tố bên ngoài thực ra không khác nhau, tất cả là một, tùy thuộc lẫn nhau, cùng chung sống và ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy, chúng ta là kết quả của hai loại Karma (hành động), sự Đền Đáp Trực Tiếp (Direct retribution) và sự Đền Đáp Tùy Thuộc (Dependent retribution). Sự Đền Đáp Trực Tiếp là hình hài và tâm tưởng chúng ta; còn sự Đền Đáp Tùy Thuộc là địa hạt và môi trường nơi chúng ta sinh ra. Những điều này gỉai thích vì sao nhân loại đang đau khổ vì những vấn đề sức khỏe và tinh thần gây ra bởi hoàn cảnh tiêu cực và hành động (Karma) của con người ngày nay. Điều này cũng giải thích vì sao xảy ra Covi-19 cách đây 3 năm.
Trong khi đó, Đạo Phật dạy chúng ta giải bài toán gốc rễ chứ không chỉ nhắm vào các triệu chứng. Lý do tận rễ là gì? Trong Kinh Phật có nói, Ba Lãnh Vực (three realms) tạo ra tâm chúng ta, và mọi pháp (phenomena) chỉ là biểu hiện của ý thức của chúng ta. Chúng ta mong muốn gì, chúng ta sẽ đòi hỏi môi trường của mình. Trong Kinh khác thì nói Trái Đất sẽ tinh khiết nếu tâm chúng ta được gột rửa cho tinh khiết. Vì vậy, mỗi con người chúng ta có bổn phận phải tự thay đổi mình để làm cho thế giới tốt hơn. Con người chúng ta cần phải cắt giảm ham muốn, bằng lòng với thực tại. Chúng ta cần ngưng phá rừng, trồng thêm cây, ăn chay, không nuôi súc vật như bò để ăn thịt và cắt giảm khí các bon trên trái đất, giảm sử dụng sản phẩm bằng nhựa, không sản xuất vũ khí, tiết kiệm tiền để giúp người nghèo, bớt thải rác điện tử (digital waste), đề cao việc tái chế và những cách cụ thể thực hiện điều đó trong thực tế v.v… làm như vậy chúng ta sẽ không còn làm hại môi trường thêm nữa. Sau đó, chúng ta có thể trở lại diểm khởi đầu (Thiên nhiên). Nếu chúng ta từng bước làm được như vậy, chúng ta sẽ cuối cùng đến gần Thiên nhiên của mình. Như vậy chúng ta có thể đạt mục tiêu cuối cùng là cùng sống với Thiên Nhiên một cách hài hòa!
Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh chuyễn ngữ