- Members of the Eleventh Executive Committee of WBSC ( term 2024-2028) - 世界佛教僧伽會第十一屆執行委員名單
- Day 1: Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 2/3/2024)
- Day 2: Lễ Khai Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Quán Âm Sơn Đạo Tràng, Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 2: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 3: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 3: Lễ Bế Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Chùa Pháp Tựu, Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 4: Bổ sung 2 tân thành viên vào Ủy Ban Hoằng Pháp thuộc Hội Tăng Già Thế Giới tại Đại Hội kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (05/03/2024)
- Báo cáo kết quả Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới tổ chức tại Auckland, New Zealand
- Tuyên Bố Chung New Zealand của Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới vào ngày 5 tháng 3 năm 2024
- 6_Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại Hài Hòa
- 7_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 8_Hài hòa Sinh Thái, Sự Sống còn của Nhân loại và Sự Ổn định
- 09_Phục hồi Môi trường để tạo sự Sống Chung Hài Hòa
- 10_“Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”
- 11_Phục Hồi và Sống Hài Hòa với Môi Trường Thiên Nhiên
- 12_Trở về với Thiên nhiên, Hài hòa và Cùng sống chung
- 17_Trở về với Thiên nhiên, Sống chung Hài hòa
- 25_Một quan điểm Phật Giáo về việc Bảo Tồn và Giữ Gìn Môi Trường
- 20_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 21_Sống Hài Hòa Với Môi Trường
- 23_Môi trường và Năm Bộ Luật Tự Nhiên
- 24_Phục hồi và sống hài hòa với môi trường thiên nhiên
- 26_Hồi Hướng Công Đức
- 27_ Sống chung với Thiên Nhiên
Bởi
Tỳ Kheo Jotidhammo, Mahathera
Cũng như con ong đi hút mật từ các bông hoa mà không làm hư màu sắc và mùi thơm của bông hoa, con người có trí tuệ cũng phải làm như vậy khi đi từ làng này sang làng kia.
(Dhammapada 49)
Trong một hệ thống sinh thái, ong không chỉ lọi dụng bông hoa, mà cũng đền bù bông hoa bằng cách giup chúng thụ phấn. Cách ứng xử của ong truyền cảm hứng cho chúng ta về cách làm thế nào để sử dụng tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.
Cách ứng xử tham lam sẽ tàn phá thiên nhiên quanh ta, vì người ta lợi dụng để hưởng thụ tối đa cho mình hay nhóm của mình, hoàn toàn không nghĩ đến sự ổn định của những tài nguyên thiên nhiên. Dù cho mưa vàng cũng không thỏa mãn được dục vọng (Dhammapada 186), lòng tham không sao thỏa mãn được dù cho có mưa vàng.
Cần có sự sáng suốt mhằm giảm thiểu hoặc tiêu diệt lòng tham, sự sáng suốt bắt nguồn từ nguyên tắc cuộc sống liên kết hoặc hỗ tương. Đời tôi tùy thuộc vào cuộc đời của những người khác, và cuộc đời của những người khác tùy thuộc vào đời tôi. Nhìn vào một hạt gạo, chúng ta cũng thấy mầm hạt gạo, nước, đồng ruộng, nông dân, cối giã gạo, ngay cả người bán gạo, vân vân... Có sự liên kết giữa người nông dân, người buôn gạo, người mua, người ăn gạo: sự liên kết có thể là giúp lẫn nhau hay là tiêu trừ lẫn nhau.
Kinh Aganna Sutta giải thích quan hệ hỗ tương giữa cách ứng xử của con người với tiến trình phát triển cây. Loại gạo đầu tiên được biết đến (Sali) là một hạt sạch sẽ không có vỏ. Hái vào buổi chiều, hạt lại chín mùi ngày hôm dsau. Hái vào buổi sáng, hạt lại chin mùi vào buổi chiều. Hồi đầu người ta chỉ gom vừa đủ gạo cho một bữa ăn. Rồi người ta nghĩ, vậy thì thu gom đủ lúa cho bữa ăn trưa và chiều luôn thể có hay hơn không? Cái suy nghĩ kế tiếp nổi lên thì dễ đoán được – tốt hơn nữa là thu gom cho hai ngày, bốn ngày, tám ngày, vân vân. Từ ngày đó người tích trữ gạo. Hạt gạo hái rồi không mọc trở lại. Vì vậy, do lòng tham, người ta phải trồng và đợi thật lâu cho gạo đã trồng thành lúa. Các cây lúa mọc thành bụi. Rồi hạt gạo có vỏ. Vì vậy rõ ràng là cách ứng xử của con người quyết định tiến trình phát triển của môi trường, bao gồm thiên nhiên, sông ngòi, núi non, bãi biển và ngay cả hệ thống sinh thái của chúng ta.
Thái độ ích kỷ của con người, muốn sử dụng thiên nhiên xung quanh và ngay cả khai thác môi trường để cải thiện nhu cầu đời sống, phải cân bằng với cách mà con người bảo vệ và săn sóc môi trường thiên nhiên này, như vậy không còn gây hư hại và tàn phá mặc dù con người sử dụng môi trường.
Môi trường đã không còn được bảo trì, bị hư hại và còn đe dọa đời sống của chính con người. Điều này xảy ra vì đời sống nội tâm không có chỗ đứng đúng đắn giữa cuộc sống ngày nay. Đạo Phật dạy chúng ta là nhu cầu cần có một sự cân bằng giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu nội tâm. Sự cân bằng là khả năng hiểu được ảnh hưởng có lợi của việc đáp ứng các nhu cầu vật chất và cái lợi của việc đáp ứng các nhu cầu nội tâm. Thực phẩm, quần áo, nhà cửa, thuốc men và các thứ cần dùng khác thực sự cần thiết tùy theo những cái lợi mà người ta cần. Vì vậy những nhu cầu này có thể có được mà không cần phải tham lam, không cần đòi hỏi quá đáng, và ngay cả cho những người khác dịp cũng có được những thứ mà họ cần. Như vậy ngay cả khi mật độ dân số tăng vì mức tử vong giảm hoặcdo tuổi thọ tăng cao, người ta vẫn có thể ăn thật no.
Tình thế khó xử của việc tiêu thụ thực phẩm bởi con người, tính ra có đến 1/3 số thực phẩm bị vứt bỏ như rác thực phẩm, ước tính 1.3 tỷ tấn mỗi năm, tính ra rác thực phẩm trị giá khoảng US $680 tỷ đô la tại các nước tiên tiến và US $310 tỷ đô la tại các nước đang phát triển. Mặt khác có khoảng 795 triệu người trên thế giói đang khổ vì đói. Tổng số rác thực phẩm tạo ra mỗi năm có thể nuôi sống 2 tỷ người. Con người có thể dùng sự sáng suốt để đặt hàng thực phẩm rồi ăn, không phải ăn rồi mới đật hàng vì tham lam và ngu dốt, chính vì vậy mà thức phẩm bị ăn bỏ mứa và biến thành rác thực phẩm. Hiểu thế nào là “đủ” khi đặt hàng hay lấy thực phẩm là điều cần thiết để tránh ăn bỏ mứa làm cho thực phẩm trở thành rác. Vẫn còn nhiều người đang cần thực phẩm vì nghèo, và thực phẩm cũng cần để vượt qua vấn đề còi cọc và các thứ bệnh hoạn. Dựa trên các con số trong Hệ Thống Quản Lý Rác Quốc Gia, trong năm 2022 thành phần rác thực phẩm chiếm 40.2% tổng số rác. Đây là thành phần rác lớn nhất so với các thành phần khác như là gỗ/lá, giấy, v.v…, Do đó cần có một sự thấu hiểu tình hình và chúng ta hãy cùng sống cuộc sống hài hòa với những người khác.
Văn minh đòi hỏi việc sử dụng những tài nguyên thiên nhiên có sẵn. Nhưng vì con người không phải là loài ăn bám, con người cần tái tạo những tài nguyên thiên nhiên mà họ đã sử dụng. Ngày nay, bảo vệ môi trường là một nhu cầu cấp bách của cuộc sống, bảo vệ môi trường là cần thiết cho cuộc sống trên trái đất.
Tý kheo Jotidhammo, Mahathera; Chủ Tịch Hội Đồng Đại Lão (Council of Elders) của Tăng Già Tiểu Thừa (Theravada Sangha) Indonesia; hiện sống tại tu viện Mendut, Magelang Regency, Indonesia.
Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh chuyễn ngữ