- 01_Công Đức Lễ Phật
- 02_Bậc Thầy của Trời Người
- 03_Thanh Tịnh Tu Đa La (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 04_Bất Trước Tứ Sa Môn
- 05_Pháp Sư Huyền Trang
- 06_Thập Triền Thập Sử
- 07_Sám Hối Nghiệp Chướng
- 08_Công Đức Xuất Gia (Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng; Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên)
- 09_Không Chấp Bốn Tướng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 10_Tứ Hoằng Thệ Nguyện
- 11_Thập Hiệu Thế Tôn
- 12_Cảm Ứng Đạo Giao (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 13_Tứ Vô Lượng Tâm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 14_Tâm Thanh Tịnh Siêu Ư Bỉ (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 15_Đức Phật Tỳ Ba Thi
- 16_Đức Phật Thi Khí
- 17_Đức Phật Tỳ Xá Phù
- 18_Đức Phật Câu Lưu Tôn
- 19_Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
- 20_Đức Phật Ca Diếp
- 21_Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- 22_ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na
- 23_Đức Phật Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật
- 24_Đức Phật Di Lặc
- 25_Đức Đa Bảo Như Lai
- 26_Đức Bảo Thắng Như Lai
- 27_Đức Diệu Sắc Thân Như Lai
- 28_Đức Quảng Bác Thân Như Lai
- 29_Đức Ly Bố Úy Như Lai
- 30_Đức Cam Lồ Vương Như Lai
- 31_Đức A Di Đà Như Lai
- 32_Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicitta), bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
- 33_Yếu Chỉ Kinh Hoa Nghiêm
- 34_Cốt Tủy Kinh Bát Nhã (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 35_Diệu Nghĩa Pháp Hoa Kinh (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 36_Đại Ý Kinh Niết Bàn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 37_Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 38_Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 39_Cảnh Giới Bất Nhị (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 40_Bồ Tát Quán Thế Âm (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 41_Phương Tiện Độ Sanh (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 42_Địa Ngục Ở Đâu ?
- 43_Đốt Xác Thân Cúng Dường *bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 44_Tốc Ly Sanh Tử
- 45_Đức Phật Dược Sư (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 46_Bồ Đề Diệu Hoa (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 47_Bồ Tát Chuẩn Đề
- 48_Thần Chú Đại Bi (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 49_Thanh Lương Nguyệt (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 50_Linh Thứu Sơn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 51_Hộ Pháp Vi Đà (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 52_Kiết Tập Kinh Điển
- 53_Người Xuất Gia
- 54_Hồi Hướng Công Đức
- 55_Bát Nhã Tâm Kinh
- 56_Sự và Lý về Phật Đản
- 57_Phật Giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945)
- 58_Lục Tổ Huệ Năng
- 59_Thiền Sư Vô Nghiệp
- 60_Đốn Ngộ Tiệm Tu
- 61-108: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Phật A Di Đà
Thanh Lương Nguyệt
Bài pháp thoại giải thích kệ 49 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn và được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 10/8/2020.
Bồ Tát Thanh Lương Nguyệt
Thường du tất cánh không
Chúng sanh tâm cấu tịnh
Bồ đề ảnh hiện trung.
HÒA: Nhất tâm đảnh lễ Biến pháp giới thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát ma ha tát. (1 lạy)
Bồ-tát như vầng trăng trong mát,
Dạo chơi trong không gian mênh mông,
Chúng sinh sạch cấu tâm thanh tịnh,
Tuệ giác vô thượng liền hiển bày.
HÒA: Một lòng kính lạy chư vị Đại Bồ Tát khắp pháp giới thanh tịnh rộng lớn như biển cả. (1 lạy)
Kính bạch Giảng Sư,
Thật là một điều đại phước duyên khi được học đến nghi thức đảnh lễ này trong đó hình ảnh Bồ Tát Thanh Lương Nguyệt đã được trích từ Kinh Viên Giác mà trong đó Phât Tánh được ví như Ánh Trăng tròn đầy trong sáng vào một đêm trăng rằm.
Như vậy tất cả tên của Phật Tánh như Chơn tâm thường trú, Thể tánh tịnh minh đều chỉ rõ cái NHẤT TÂM mà bản tánh của nó là bản nguyên của Chư Phật.
Con cũng đã được học lời dạy của Phật trongKinh Kim Cang Bát Nhã “Nhất thiết Tu đa La như tiêu nguyệt chỉ” có nghĩa là mội lời thuyết pháp của chư Phật (Hểt thảy Kinh Điển) đều như ngón tay chỉ mặt trăng và chúng ta phải nhận ra rằng mục đích của chúng ta là phải thấy được ánh trăng vằng vặc (TÂM) hầu vượt khỏi giới hạn của ngón tay đưa lên (ngôn từ ngữ nghĩa).
Kính đa tạ Giảng Sư đã nhắc nhở khi nghe danh hiệu Bồ Tát Thanh Lương Nguyệt tất cả Phật Tử phải nguyện với lòng mình gắng tu theo lục độ vạn hạnh để được thanh mát, trong sáng như ánh trăng đã ra khỏi mây mù của vô minh chi phối bởi chấp ngã và chấp pháp.
Đến câu thứ hai THƯỜNG DU TẤT CÁNH KHÔNG, chúng đệ tử đã được Giảng Sư giải thích rằng: một khi đã là bồ tát Thanh Lương Nguyệt rồi thì lúc nào cũng không vướng bận không trú trước vào đâu mà thật thong dong dạo chơi trong thế gian như đi dạo trong bầu trời thái không.
Sang đến câu thứ ba “Chúng sanh tâm cấu địa” có nghĩa là khi tâm của chúng danh được vắng lặng thì Bồ đề tâm sẽ hiển lộ như câu thư pháp ta thường đọc “Nước yên, Trăng lặn” để ví một Tâm Phật mà câu chuyện được ghi trong Góp Nhặt Cát Đá do Đổ Đình Đồng phiên dịch như sau:
KHÔNG NƯỚC, KHÔNG TRĂNG
Ni cô Chiyono học Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Phật Quang (Bukko) ở chùa Viên Giác (Engaku) trong một thời gian khá lâu nhưng cô không đạt được kết quả của thiền định.
Cuối cùng vào một đêm trăng sáng, khi cô đang xách nước bằng một cái vò cũ có bọc nan tre. Bao nan gãy, đáy vò rơi xuống, và ngay giây phút đó Chiyono được giải thoát!
Để kỷ niệm, cô viết bài kệ sau đây:
Chiếc vò cũ, bọc nan tre đã yếu
Và sắp hư, ta cố cứu nhiều lần,
Nhưng chẳng được và đáy vò rơi xuống,
Nước không còn, trăng cũng mất tiêu luôn.
Thật thú vị sang đến câu Nhất tâm đảnh lễ ta lại thấy quá quen thuộc vì thường niệm “Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát “ trong nghi đảnh lễ tứ thánh các thời công phu....nhưng có ai có thể giải thich được rõ ràng từng chữ như Giảng Sư đâu.
Này nhé Thanh Tịnh là Phật Tánh hay sự tịch tĩnh trong lành.
Đại Hải: là biển lớn
Chúng Bồ Tát: Tất cả Chư Vị Bồ Tát mà không chỉ riêng biệt một vị nào, đã tu lục độ vạn hạnh để tiến tới Phật quả, luôn luôn an trú trong thể tánh thanh tịnh để bước vào biển tánh Tỳ Lô.
Chúng ta cũng được học thêm rằng Thể Tánh Thanh Tịnh phải gồm đủ (Thân-Tâm- Tướng Thanh tịnh) vì lẽ nếu Tâm còn khởi lên Sân, Si, và Tham ái hoặc Thân còn vướng trong Sát, Trộm, Dâm thì sẽ lưu xuất ra cái Tướng bên ngoài không thể nào có được trang nghiêm.
Kính đa tạ Giảng sư giải thích rõ:
“Thế nào được gọi Bồ Tát Thanh Lương Nguyệt”
Bậc đã tu Lục độ Vạn Hanh viên thành
An trụ trong thể tánh thanh tịnh gồm Tướng, Thân, Tâm.
Sẽ tiến bước vào Bể Tánh Tỳ Lô, Phật Quả.
Kệ trong nghi thức đảnh lễ, trích từ Kinh Viên Giác... tả
Hình ảnh Chư Phật như vầng trăng sáng đêm rằm
Kính mời xem bài 94 được Phật dạy...Mặt Trăng
Giáo hóa về người bất thiện và người lành thiện
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Bà-la-môn tuổi trẻ tên là Tăng-ca-la đến chỗ Phật, cùng Đức Thế Tôn thăm hỏi sức khỏe lẫn nhau, rồi ngồi lui qua một bên bạch Phật rằng:
“Bạch Cù-đàm, làm sao để có thể biết người nam bất thiện?”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Giống như trăng.”
Bà-la-môn lại hỏi:
“Làm sao để có thể biết người nam thiện?
Phật bảo Bà-la-môn:
“Giống như trăng.”
Bà-la-môn bạch Phật:
“Thế nào là người nam bất thiện giống như trăng?”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Như trăng cuối tháng], ánh sáng mất, màu sắc cũng mất, sở hệ cũng mất, ngày đêm càng lúc càng tiêu giảm, cho đến không còn xuất hiện. Cũng vậy, có người đối với Như Lai mà tín tâm tịch tĩnh, thọ trì tịnh giới, khéo học, nghe nhiều, nhường bớt phần mình để bố thí, chánh kiến chân thật; nhưng sau đó lại thoái thất, tín tâm thanh tịnh đối với Như Lai, đối với sự trì giới, bố thí, nghe nhiều, chánh kiến chân thật ngay thẳng]; đối với sự bố thí, trì giới, đa văn, chánh kiến, tất cả đều bị đánh mất; ngày đêm càng lúc càng tiêu giảm, cho đến trong khoảnh khắc tất cả đều bị quên mất. Lại nữa, này Bà-la-môn, nếu người thiện nam nào, mà không thân quen gần gũi thiện tri thức, không thường xuyên nghe pháp, không suy nghĩ chân chánh, thân làm các hành vi ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ về những điều ác, thì vì những nhân duyên ác đã tạo ra này, nên khi thân hoại mạng chung sẽ bị đọa vào trong đường ác, địa ngục. Như vậy, này Bà-la-môn, người nam bất thiện được ví như trăng.”
Bà-la-môn bạch Phật:
“Thế nào là người nam thiện được ví như trăng?”
Phật bảo Bà-la-môn:
“Như trăng đầu tháng], ánh sáng và màu sắc tươi sáng, ngày đêm càng lúc càng sáng dần, cho đến khi trăng đầy, hoàn toàn tròn đầy tươi sáng. Cũng vậy, người nam thiện đối với pháp luật của Như Lai mà có được tín tâm thanh tịnh, cho đến, chánh kiến chân thật, chân tịnh càng tươi sáng, giới tăng, thí tăng, đa văn tăng, tuệ tăng, ngày đêm càng lúc càng tăng. Rồi vào lúc khác, gần gũi thiện tri thức, nghe thuyết chánh pháp, bên trong suy nghĩ chân chánh, thân làm các việc lành, miệng nói những lời lành, ý nghĩ những điều lành; nhờ vào những nhân duyên này mà khi thân hoại mạng chung sẽ được hóa sanh lên cõi trời. Này Bà-la-môn, vì vậy cho nên người nam thiện được ví như trăng.”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:
Như trăng trong không bợn,
Chu du khắp hư không;
Trong tất cả tinh tú,
Ánh trăng sáng hơn hết.
Tịnh tín cũng như vậy,
Giới, văn, rộng bố thí,
Lìa bỏn sẻn trong đời,
Bố thí này sáng ngời.
Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn Tăng-ca-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, tùy hỷ hoan hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy cáo lui.
Lời Kết:
Kính tri ân Giảng Sư đã dùng những dẫn dụ về Ánh Trăng từ Đức Điều Ngự Giác Hoàng (Sơ Tổ Trúc Lâm) để khuyên chúng con đừng chết trên phương tiện Văn Tự Bát Nhã để đạt đến Thực Tướng Bát Nhã qua bài thơ “Hữu Cú,Vô Cú”.
Hữu cú, Vô cú
Tự xưa tự nay
Quên Trăng ngắm ngón
Chết đuối trên bờ.
Và 4 câu thơ tuyệt tác của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (một huyền thoại của Phật Giáo VN):
Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhât thiết không
Hữu Không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không Không.
Dịch:
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không, có..có, không là gì?
Đúng như Giảng Sư đã phát biểu “Minh triết Phật Giáo đã đi đến chỗ thượng thừa” mà ngôn ngữ trần gian thật dại khờ...Ánh trăng dưới lòng sông đã diển tả đuọc tất cả hiện tượng trong đời sống này cũng như sóng nắng, điện chớp...tuy rất tầm thường, đơn giản nhưng tìm thực tánh của nó không bao giờ tìm được.
Kính tán thán Giảng Sư với đã mang lại cho thính chúng những vần thơ điêu luyện của nhà thơ Trương Kế ngày nào với “Phong Kiều Dạ Bạc” nổi tiếng qua tiếng chuông chùa Hàn Sơn tại Hàng Châu vẫn ngân vang và đã lôi cuốn hàng vạn du khách.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Quạ kêu, trăng lặn, sương khuya
Lưới chài cây bãi rặng phong yên
Con thuyền đậu bến Cô Tô khách
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
(Năm 756)
Hơn thế nữa Giảng Sư đã mượn vần thơ trác tuyệt của nhà thơ Thần Bùi Giáng để nhắc nhở đến cái sơ tâm mà bất cứ một người tu học Phật Pháp đừng bao giờ để nó phai nhòa...
Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn Trăng có thấy nguyên mầu ấy không?
Lời giảng của Thầy sẽ đi vào tâm khảm người nghe pháp với lời khuyên tha thiết “Hãy bào mòn bản ngã đi, đừng quên mục đích đến Đạo và đừng đắm nhiễm trên danh vị, chức tước mà gục ngã trên khổ đau!”.
Hoặc lời di chúc của Tổ Pháp Loa ngày nào (Nhị Tổ thiền phái Trúc Lâm) cũng mượn trăng gió để chỉ Phật Tánh Chơn Như.
Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn
Tứ thập dư niên mộng huyễn gian
Trân trọng chư nhân hưu tá vấn
Na biên phong nguyệt cánh nhĩ khoan.
Một thân nhàn nhả dứt muôn duyên
Hơn bốn mươi năm những ảo huyền
Nhắn bảo các người đừng gạn hỏi
Bên kia trăng, gió rộngvô biên.
Kính tán dương Giảng Sư đã ban cho thính chúng một bài pháp thoại quá sâu sắc và đã mang lại một nỗi tự vấn trong tâm người học Phật... mình đang ở đâu ...có thực sự tu tập hạ thủ công phu hay mãi chỉ theo đuổi theo ngữ nghĩa ngôn từ mà quên đi cái sơ tâm ban đầu.
Kính chúc sức khỏe Giảng Sư và kính chúc Ngài luôn ban mưa pháp đến hàng hậu học qua biện tài nhạo thuyết, quảng kiến, đa văn tuyệt vời.
Kính trân trọng,
Chúc mừng đến ai ...đã vỡ òa
Sơ tâm ngày ẩy...chớ phai nhòa
Mãi là trăng rằm tròn, sáng tỏa.
Lời Phật dạy cho Tăng ca La
Nghi thức đảnh lễ siêu tuyệt quá
Giảng sư nhạo thuyết ...chuyển lời hoa
Niệm ơn Hòa Thượng ..lòng quy nguõng
Ơ hay...sao dòng lệ tuôn trào!
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
Huệ Hương kính trình pháp,
***
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
***
Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa
Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng