- 01. Giới Bổn Tỳ-kheo Của Luật Tứ Phần
- 02. Giới Bổn Tỳ-kheo Ni Của Luật Tứ Phần
- 03. Giới Bổn Thức -Xoa Của Luật Tứ Phần
- 04. Giới Sa-di, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 05. Giới Sa-Di-Ni, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 06. Giới Bồ-tát Cho Người Xuất Gia (Kinh Phạm Võng Bồ-Tát Giới)
- 07. Giới Bồ-tát Cho Người Tại Gia (Kinh Ưu-Bà-Tắc Giới)
- 08. Nghiên Cứu Giới Tỳ-kheo Của Thượng Tọa Bộ (Đối Chiếu Với Năm Phái Luật Phật Giáo)
- 09. Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa-Di
(Kinh Ưu-bà-tắc giới)
THÍCH NHẬT TỪ
Trợ lý
NGỘ TÁNH HẠNH
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
v
MỤC LỤC
Lời giới thiệu - HT. Thích Giác Toàn........................................... vii
Lời nói đầu ................................................................................... ix
Lời nói đầu của Đại sư Ấn Quang.............................................. xix
1. Nghi thức dẫn nhập................................................................. 1
1.1. Kệ tập họp.......................................................................... 1
1.2. Kệ cung thỉnh..................................................................... 1
1.3. Sám hối.............................................................................. 2
1.4. Lạy thỉnh tụng giới............................................................ 2
1.5. Kệ tán lò hương ................................................................ 3
1.6. Kệ giộng chuông................................................................ 3
1.7. Kệ khai kinh....................................................................... 4
1.8. Kệ rải hoa........................................................................... 4
1.9. Kệ thắp hương................................................................... 5
1.10. Kệ xin chỉ dạy . ............................................................... 5
1.11. Lời tựa tụng giới.............................................................. 5
2. Kinh giới Bồ-tát cho người tại gia.........................................11
2.1. Sáu giới trọng.................................................................. 12
2.2. Hai mươi tám giới nhẹ..................................................... 16
3. Sám nguyện............................................................................ 29
3.1. Kệ kết nghi thức............................................................... 29
3.2. Kinh tinh hoa trí tuệ......................................................... 31
3.3. Niệm Phật........................................................................ 33
3.3. Hồi hướng công đức........................................................ 34
3.4. Đảnh lễ Ba ngôi báu........................................................ 35
Phụ lục: Kinh Giới Ưu-bà-tắc bằng chữ Hán.............................. 37
Vài nét về Thầy Nhật Từ.............................................................. 41
LỜI GIỚI THIỆU
Quyển “Giới Bồ-tát cho người tại gia” do Thượng tọa Thích Nhật Từ dịch từ nguyên tác “Kinh Ưu-bà-tắc giới” (優 婆塞戒經), nghĩa đen là “Kinh về giới hạnh của cư sĩ tại gia” có số hiệu là T. 1488 trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh. Giới bổn này do ngài Đàm-vô-sấm (Dharmakṣema, 曇無讖) dịch năm 426 thời Bắc Lương từ tiếng Phạn sang tiếng Hán.
Nhìn sâu vào bản chất của 6 giới trọng và 28 giới khinh trong Kinh Ưu-bà-tắc giới, chúng ta thấy rằng trên thực chất, Giới bổn này triển khai chi tiết về 5 giới, 10 thiện nghiệp và bổn phận đạo đức của cư sĩ tại gia đối với gia đình, xã hội và Phật pháp. Nói cách khác, cuốn Luật này nhấn mạnh đến ba phương diện: Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng của một Phật tử tại gia và bổn phận trách nhiệm đạo đức của một Phật tử hộ pháp chân chánh trong mọi thời đại.
Cho tới thời điểm này, thật khó xác định cuốn Luật này thuộc trường phái nào. Vì các điều khoản gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh trong Kinh giới Ưu-bà-tắc này có thể được tìm thấy trong Kinh tạng, Luật tạng Pāli và trong bốn bộ Kinh A-hàm (truyền bản của các bộ phái) hoặc trong các bản chú giải các bộ luật của các trường phái. Các dấu hiệu thể hiện đặc điểm tư tưởng Phật giáo Đại thừa không thể hiện rõ trong cuốn Luật này.
Thiết nghĩ, vào một giai đoạn nhất định trong quá khứ, xã hội cần hình thành các văn bản để hệ thống hóa những nguyên tắc đạo đức, văn hóa ứng xử giữa người với người, giữa người đối với xã hội và đặc biệt trách nhiệm của một Phật tử đối với sự hưng suy của Phật pháp là điều hết sức cần thiết. Nguồn tư liệu quý báu ấy trải qua bao năm tháng vẫn được các bậc cổ đức lưu giữ trong kho tàng Pháp bảo Đại Chánh tạng và nhiều tạng khác.
Các dịch giả Phật giáo Việt Nam trước đây đã từng dịch tác phẩm này và khuyến khích các thiện hữu tri thức Phật tử tham cứu hành trì như Hòa thượng Thích Tịnh Nghiêm (Tại gia Bồ-tát giới kinh), Thượng tọa Thích Pháp Chánh (Tại gia Bồ-tát giới bổn). Trong cuốn sách này, Thượng tọa Thích Nhật
Từ dịch mới, bổ sung các cước chú, đồng thời, đối chiếu các giới khoản của Kinh giới Ưu-bà-tắc với “Phạm võng Bồ-tát giới kinh” để khẳng định các giá trị đạo đức mà một Phật tử cần phải hành trì.
Tôi hoan hỷ với sự nỗ lực dịch thuật của Thượng tọa Thích Nhật Từ đối với các bản văn Luật học Phật giáo trong đợt xuất bản đầu tiên của Trung tâm Nghiên cứu và Phiên dịch Phật học thuộc Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. Đồng thời, tôi cũng hoan hỷ với sự phát tâm ấn tống của quỹ Đạo Phật Ngày Nay, góp phần cho tùng thư Luật học Phật giáo thêm phong phú và phổ biến rộng rãi đến Phật tử các giới.
Tôi tin rằng, dù ở trường phái nào, quốc gia nào và thời đại nào, người ứng dụng hành trì Giới bổn này đều mang lại lợi ích cho chính mình và cho mọi người. Rất mong quý Phật tử thập phương nghiên cứu, vận dụng những điều luật này vào đời sống hiện nay, trở thành một công dân gương mẫu và lý
tưởng của xã hội.
Trân trọng và chúc an lành.
Mùa An cư, năm Tân Sửu, 2021
Pháp viện Minh Đăng Quang, TP. Hồ Chí Minh
Hòa thượng THÍCH GIÁC TOÀN
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam)