Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa-Di

22/07/202119:57(Xem: 2669)
09. Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa-Di
Thích_Nhật_Từ-09-Giai_Thich_Gioi_Luat_Va_Oai_Nghi_Cua_Sa_Di-003
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
THÍCH QUẢNG HÓA

GIẢI THÍCH GIỚI LUẬT VÀ OAI NGHI CỦA SA-DI
Dịch và chú thích
THÍCH NHẬT TỪ

Trợ lý
NGỘ TÁNH HẠNH

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
v


MỤC LỤC

Lời giới thiệu - HT. Thích Giác Toàn ...................................................vii
Lời đầu sách.............................................................................................. ix
PHẦN I: MƯỜI ĐIỀU ĐẠO ĐỨC CỦA SA-DI
Chương 1: Tác giả và ý nghĩa “Sa-di”.....................................................3
Chương 2: Những điều Sa-di nên biết................................................13
Chương 3: Không được giết hại ..........................................................25
Chương 4: Không được trộm cắp .......................................................37
Chương 5: Không được dâm dục .......................................................47
Chương 6: Không được nói dối ..........................................................61
Chương 7: Không được uống rượu bia...............................................75
Chương 8: Không đeo hoa thơm, không bôi hương liệu................87
Chương 9: Không được ca múa, chơi các nhạc cụ, không đến xem
nghe...........................................................................................................97
Chương 10: Không được ngồi giường lớn cao rộng...................... 105
Chương 11: Không ăn trái giờ .......................................................... 111
Chương 12: Không được cầm giữ vàng bạc đồ quý...................... 119
PHẦN II: OAI NGHI CỦA NGƯỜI XUẤT GIA
Xuất xứ của oai nghi............................................................................. 133
Chương 1: Kính đại Sa-môn ............................................................. 139
Chương 2: Thờ Thầy ........................................................................... 143
Chương 3: Theo Thầy ra ngoài ......................................................... 159
Chương 4: Nhập chúng ..................................................................... 163
Chương 5: Ăn uống với mọi người .................................................. 179
vi GIẢI THÍCH GIỚI LUẬT VÀ OAI NGHI CỦA SA-DI

Chương 6: Lễ lạy ................................................................................. 191
Chương 7: Nghe pháp ........................................................................ 197
Chương 8: Học tập kinh điển ........................................................... 201
Chương 9: Vào chùa ........................................................................... 211
Chương 10: Đi vào thiền đường ....................................................... 217
Chương 11: Làm việc thường ngày ................................................. 223
Chương 12: Vào nhà tắm ................................................................... 229
Chương 13: Vào nhà vệ sinh ............................................................. 233
Chương 14: Nằm ngủ ......................................................................... 241
Chương 15: Quanh lò lửa .................................................................. 245
Chương 16: Sống trong phòng ......................................................... 247
Chương 17: Đến chùa Ni .................................................................. 251
Chương 18: Đến nhà cư sĩ ................................................................. 255
Chương 19: Khất thực......................................................................... 263
Chương 20: Đi vào làng xóm ............................................................ 269
Chương 21: Mua sắm đồ đạc ............................................................ 275
Chương 22: Không được tự ý làm bất cứ gì ................................... 277
Chương 23: Đi du phương ................................................................ 283
Chương 24: Tên gọi, hình tướng của y và bát ................................ 287


LỜI GIỚI THIỆU


    Quyển “Giải thích giới luật và oai nghi của Sa-di” được Thượng tọa Nhật Từ dịch từ nguyên tác chữ Hán: “Sa-di luật nghi yếu lược tập chú” (沙彌律儀要略集註) của Hòa thượng Luật sư Quảng Hóa, là tác phẩm có giá trị đối với sự tu học của các Sa-di và người xuất gia trẻ tuổi.
    Giảng viên của các Trường Trung cấp Phật học hay Trụ trì của các chùa trên toàn quốc dạy về 10 giới và oai nghi của Sa-di/Sa-di-ni có thể sử dụng sách này làm giáo trình giảng dạy cho học trò và đệ tử của mình. Từng điều giới trong sách này đều có: (i) Dịch nghĩa, (ii) Nguyên văn chữ Hán, (iii) Phiên âm, (iv) Giải thích. Bên cạnh đó, còn có câu hỏi ôn tập cho từng bài, giúp cho các Sa-di và Tăng Ni trẻ bước đầu vào thiền môn dễ dàng tiếp thu, hiểu rõ giới luật và thực hành có hiệu quả.
    Đóng góp của dịch giả trong sách này là cung cấp gần 500 chú thích, giải thích các khái niệm, thuật ngữ, nhân danh và địa danh, giúp cho độc giả có thêm kiến thức tổng quan về Phật học và Luật học Phật giáo.
    Tôi hy vọng với sự cẩn trọng trong dịch thuật và kiến thức của dịch giả, tác phẩm này sẽ giúp cho các Tăng Ni sinh hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân tại sao các Sa-di/ Sa-di-ni phải giữ gìn giới hạnh và oai nghi để trở thành người xuất gia hữu ích cho đời.
    Đọc “Lời nói đầu” của tác giả, tôi vô cùng xúc động với sự tu hành và tâm huyết của Hòa thượng Quảng Hóa: “Xin khuyên các vị xuất gia đọc được quyển sách này, nên sớm phát tâm học tập giới luật và giữ giới. Nên biết rằng hiện nay các cư sĩ nghiên cứu giới luật ngày càng gia tăng, người xuất gia nếu không học giới luật và trì giới thì làm sao nhận cúng dường, làm gương sáng cho trời người được?”

    Phật giáo Việt Nam trải qua các thời kỳ. Thời kỳ nào cũng có các bậc thạc đức gìn giữ giới luật, hoằng truyền giới luật, nhờ đó Tăng đoàn Việt Nam được phát triển. Giới kinh dạy: “Giới luật còn là Phật pháp còn. Giới luật mất là Phật pháp mất” (Tỳ-ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ. Tỳ-ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt).
    Tôi rất mong các Sa-di và Tăng Ni trẻ noi gương quý Tôn đức Việt Nam và các tổ sư ở các nước, thể hiện sự tôn kính giới luật, học hỏi, thọ trì giới pháp nghiêm cẩn, làm nền tảng vững chắc cho sự thành tựu trí tuệ, đạo đức, thiền định để hướng đến việc đạt được giải thoát, đền ơn Tam bảo trong muôn một.

Trân trọng.
Pháp viện Minh Đăng Quang, TP. Hồ Chí Minh
Mùa Phật đản PL. 2565 – DL. 2021
Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
Hòa thượng Thích Giác Toàn

pdf-icon



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]