- 01. Giới Bổn Tỳ-kheo Của Luật Tứ Phần
- 02. Giới Bổn Tỳ-kheo Ni Của Luật Tứ Phần
- 03. Giới Bổn Thức -Xoa Của Luật Tứ Phần
- 04. Giới Sa-di, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 05. Giới Sa-Di-Ni, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 06. Giới Bồ-tát Cho Người Xuất Gia (Kinh Phạm Võng Bồ-Tát Giới)
- 07. Giới Bồ-tát Cho Người Tại Gia (Kinh Ưu-Bà-Tắc Giới)
- 08. Nghiên Cứu Giới Tỳ-kheo Của Thượng Tọa Bộ (Đối Chiếu Với Năm Phái Luật Phật Giáo)
- 09. Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa-Di
Trợ lý
NGỘ TÁNH HẠNH
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
MỤC LỤC
Lời giới thiệu - HT. Thích Giác Toàn...........................................vii
Lời giới thiệu của dịch giả............................................................ ix
Lời nói đầu................................................................................xxiii
Chương 1: Học bốn giới căn bản................................................... 1
Chương 2: Học sáu pháp................................................................ 5
Chương 3: Học hành pháp............................................................. 7
1. Phần giới luật........................................................................ 7
2. Phần oai nghi...................................................................... 44
Bài sám hối đối với 292 điều hành pháp................................ 56
Phụ lục: Giới Thức-xoa bằng Hán văn.........................................61
Vài nét về Thầy Nhật Từ.............................................................. 79
vi
vii
LỜI GIỚI THIỆU
Tuy nhiên, việc dịch mới một tác phẩm thích ứng với điều kiện tu học của hành giả trong thời điểm hiện tại cũng là điều hết sức cần thiết. Bản dịch của Thượng tọa Nhật Từ có nhiều chú thích về thuật ngữ, giúp các Thức-xoa-ma-na, các Ni sinh đang ngồi trên ghế các trường Trung cấp Phật học, Trường Cao đẳng Phật học, hoặc đang tu học tại các tòng lâm tự viện, hiểu rõ hơn về các điều khoản giới luật một cách chi tiết, nhận thức rõ tầm quan trọng của Giới bổn và ứng dụng hành trì trong bối cảnh tu học của tự thân.
Đóng góp chính của sách này là, ngoài hàng trăm chú thích, còn đối chiếu sự trùng lắp của tất cả 302 giới Thức-xoa so với giới Tỳ-kheo-ni của Thượng tọa bộ. Việc này giúp các vị chuyên nghiên cứu Luật tạng hiểu rõ sự tương đồng của giới Thức-xoa và Tỳ-kheo-ni cũng như từ nguyên và ngữ nghĩa của giới luật đạo Phật.
Quyển sách gồm có 3 chương, đi thẳng vào cốt lõi thực tập giới hạnh của các Thức-xoa. Hai chương đầu giải thích bốn giới căn bản và sáu học pháp mà một Thức-xoa cần phải gìn giữ, không được vi phạm. Chương cuối giới thiệu 292 giới cần được các vị Thức-xoa ứng dụng vào trong đời sống thường nhật.
Tôi rất hoan hỷ và tán thán công đức của Thượng tọa Nhật Từ đã dịch và chú giải quyển “Giới bổn Thức-xoa của Luật Tứ phần” này.
Rất mong các vị Thức-xoa-ma-na nói riêng và Ni đoàn nói chung, những người con gái của đức Phật phát tâm cao thượng, siêng hành trì giới luật, để tự thân được sống an vui trong Pháp và Luật của đức Phật, thành tựu Phạm hạnh cao quý, làm lợi ích cho đời.
Mùa An cư Tân Sửu, 2021
Hòa thượng Thích Giác Toàn
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam)
Thích_Nhật_Từ-03-Giới_Thức-xoa_của_Luật_Tứ_phần