- 01. Giới Bổn Tỳ-kheo Của Luật Tứ Phần
- 02. Giới Bổn Tỳ-kheo Ni Của Luật Tứ Phần
- 03. Giới Bổn Thức -Xoa Của Luật Tứ Phần
- 04. Giới Sa-di, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 05. Giới Sa-Di-Ni, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 06. Giới Bồ-tát Cho Người Xuất Gia (Kinh Phạm Võng Bồ-Tát Giới)
- 07. Giới Bồ-tát Cho Người Tại Gia (Kinh Ưu-Bà-Tắc Giới)
- 08. Nghiên Cứu Giới Tỳ-kheo Của Thượng Tọa Bộ (Đối Chiếu Với Năm Phái Luật Phật Giáo)
- 09. Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa-Di
GIỚI BỔN TỲ-KHEO CỦA LUẬT TỨ PHẦN
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
THÍCH NHẬT TỪ
NGỘ TÁNH HẠNH
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
MỤC LỤC
Lời giới thiệu - HT. Thích Trí Quảng................................................... vii
Lời giới thiệu - HT. Thích Giác Toàn.....................................................ix
Lời nói đầu của dịch giả..........................................................................xi
Lời đầu sách............................................................................................xxi
GIỚI BỔN TỲ-KHEO
I. Lời tựa Giới kinh.....................................................................................3
II. Biểu quyết đọc giới .............................................................................5
III. Đọc Giới Tỳ-kheo ...............................................................................8
1. Bốn giới trục xuất............................................................................9
2. Mười ba giới Tăng tàn................................................................. 12
3. Hai trường hợp chưa xác định................................................... 19
4. Ba mươi giới xả vật ...................................................................... 21
5. Chín mươi giới sám hối.............................................................. 30
6. Bốn trường hợp hối lỗi .............................................................. 48
7. Một trăm điều nên học............................................................... 50
8. Bảy cách dứt tranh chấp ............................................................. 61
9. Lời kết thúc .................................................................................. 63
IV. Giới kinh vắn tắt của bảy đức Phật .............................................. 63
V. Lời khuyến khích giữ giới................................................................ 66
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng đối chiếu Giới Tỳ-kheo của các trường phái luật.71
Phụ lục 2: Đối chiếu Giới Tỳ-kheo của thượng tọa bộ với năm
trường phái luật Phật giáo.................................................................... 72
Phụ lục 3: Giới Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ bằng Pāli..................... 90
Phụ lục 4: Giới Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ bằng Trung văn......... 97
Phụ lục 5: Kinh Giới Tỳ-kheo của Luật Tứ phần bằng Hán văn...101
Vài nét về dịch giả................................................................................117
LỜI GIỚI THIỆU
Tôi hoan hỷ khi nhận được bản thảo “Giới bổn Tỳ-kheo của Luật Tứ phần” do TT. Nhật Từ dịch và chú thích. Đây có thể xem là một trong những thành quả đầu tiên của Trung tâm Nghiên cứu và Phiên dịch Phật học do dịch giả làm Giám đốc, thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Mặc dù trung tâm này được thành lập chưa đầy sáu tháng, nhưng cùng lúc cho ra đời sáu dịch phẩm về giới luật và nhiều dịch phẩm khác về triết học Phật giáo đang trong giai đoạn hoàn thành, quả thật là nỗ lực lớn của TT. Nhật Từ và các thành viên của trung tâm.
“Giới bổn Tỳ-kheo” đã được các bậc cao Tăng Phật giáo Việt Nam như Trưởng lão Thích Hành Trụ, Trưởng lão Thích Trí Thủ, Trưởng lão Thích Trí Quang, Trưởng lão Thích Đổng Minh dịch ra Việt ngữ rất sớm, làm nền tảng cho việc nghiên cứu và thọ trì của Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, với văn phong của lớp người hiện đại, cộng với việc chú thích tường tận, tôi tin rằng bản dịch này giúp cho người học và hành hiểu rõ hơn về nội dung và giá trị của giới luật do đức Phật quy định.
Tôi trân trọng những nỗ lực đóng góp của dịch giả. Rất mong các Tăng Ni Phật giáo Việt Nam có thêm nhiều vị tham gia vào việc nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm trong Luật tạng, góp phần làm sáng tỏ những lời dạy cao quý của đức Phật về giới hạnh, ứng dụng những nguyên tắc đạo đức cao quý trong đời sống hằng ngày, củng cố và phát triển Tăng đoàn, làm cho Phật pháp được trường tồn ở nhân gian.
Pháp viện Minh Đăng Quang, TP. Hồ Chí Minh
Mùa Phật đản PL. 2565 – DL. 2021
Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
HT. THÍCH GIÁC TOÀN
Thích_Nhật_Từ-01-Gioi_Bon_Ty_Kheo_Cua_Luat_Tu_Phan