Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những quyển sách hay

16/04/202016:19(Xem: 2808)
Những quyển sách hay

Những quyển sách hay

“TRONG CÁI CŨ TÌM RA CON ĐƯỜNG MỚI “Và một link trên mạng “ trong cơn đại dịch tìm đọc tác phẩm “LA PESTE” DỊCH HẠCH của Albert Camus “
Chỉ trong giai đoạn này ...những ai có nhiệt tâm và lạc quan cho một tiền đồ sáng lạn mới có thể ngồi yên đọc những quyển sách tâm linh một thời rất nổi tiếng , còn thì tựu trung thường giải trí bằng nhiều phương tiện khác nhau như âm nhạc, phim hài và tôi cũng không ngoại lệ .
Dù hơn tháng nay ngoài các công việc thường ngày của một phàm phu tập tễnh học Đạo , đôi lúc tụng kinh cầu an , khi thì tụng sám hối sáng sớm trì chú và tụng Lăng Nghiêm nhưng sao thì giờ còn lại đã làm tôi thấy chút trống vắng hơn bao giờ...
Có lẽ từ lâu thật sự trong tôi chưa từ bỏ được những điều mong ước rất tầm thường ? Và phải chăng tôi chưa có được một sự hiểu biết sâu sắc về những dính mắc đó nên chưa sẵn sàng cắt đứt nó .
Phải đợi đến hôm nay không hiểu một sự mầu nhiệm nào đã khiến tôi dành một ngày để tìm đọc lại vài quyển sách và tình cờ thấy được quyển sách thật hay về tâm linh, ( xin tạm không nêu tên vì sợ mọi người hiểu lầm tôi đang ủng hộ một tông phái nào mặc dù tôi chỉ nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật mà thôi) có nhiều câu văn thật táo bạo nhưng quá đúng:
“ Sự buông bỏ khiên cưỡng không phải là sự buông bỏ thật sự.
Trên đời này có thể tìm thấy sự khiên cưỡng đó trong lòng từ bi, tri túc, sự khiêm tốn nhân tạo. Hầu hết đằng sau những sự khiên cưỡng đó chính là Sân si, tham muốn, ngã mạn “.
Thật trùng hợp khi tôi vừa email tâm sự với người bạn rất thân như sau :
Chị X. thương mến đến hôm ngay thì sự lạc quan  trong HH đã giảm 50% rồi và chỉ còn một nỗi chán chường vì càng ngày càng thấy mình như con chốt xoay trong tay của các nhà chính trị Và càng ngày càng không thấy lối ra .Ngay cả những tay tài phiệt từng làm thiện nguyện nay cũng lộ bộ mặt đằng sau hết rồi và kinh nghiệm đau thương của ba HH cũng nằm trong trò chơi ấy ngày xưa ....
Không biết các chùa chiền làm sao qua cơn khổ nạn này khi kinh tế  sẽ suy sụp và khủng hoảng trầm trọng
Bây giờ HH không dám đánh giá và phán xét bất cứ điều gì nữa rồi ,
Tất cả mọi người không ai đủ mức toàn hảo thiện lương như mình tưởng... chỉ sau khi mình chấp nhận được điều đó rồi, HH mới thực sự trân trọng rất nhiều điểm tốt từ những bậc thiện tri thức mà mình đã gặp trong đời “
Trong thư này tôi muốn nói đến những quý nhân mà tôi đã gặp THỰC SỰ CHÂN THÀNH VÀ NHIỆT TÂM TÌM KIẾM SỰ THẬT VÀ SỰ BÌNH AN nhất là từ ngày tôi đọc được trong “Tự do học hỏi của Carl Roger” những điều trình bày như sau “ —- Càng có khả năng định hướng cuộc đời mình một cách có ý thức thì con người chứng ta càng có thể sử dụng thời gian để làm việc hữu ích. Khả năng chứng nghiệm chân lý đi cùng với sự trưởng thành về cảm xúc và đạo đức. Chỉ khi thấy được chân lý đó, anh ta mới đủ tụ tin về những điệu mình tin tưởng xuất phát từ chính kinh nghiệm thực tế và từ chính trong tâm mình chứ không phải dưa vào những giáo điều tưởng tượng hay do ai nói lại cho mình hay “ và tác giả cũng nhấn mạnh rằng—-Cuộc đời sẽ thật vô vị nếu ta không có được những bậc thiện trí thức ( những bậc quý nhân trong Đạo )và mối quan hệ này sẽ là mãnh đất để chúng ta trưởng thành về mặt tâm lý.”
 
Vậy thì tìm đọc sách những quyển sách hay đã có thể giúp cho những kẻ cô đơn tìm gặp được bạn tri âm vì tất cả những gì được viết ra đang ngấm hết thảy những thế sự thăng trầm hỷ nộ ái ố vào trong sách cả rồi bạn ạ!
Nói như thế cũng để an ủi cho mỗi chúng ta khi đọc được những sách của Rollo May hay Gordon Allport đã từng viết qua những câu để đời như sau “ Sống ở trên đời là cả một nghệ thuật không có một công thức nào hay một khuôn mẫu nào cho nó cả mà bạn phải luôn luôn tỉnh thức và sáng tạo “ hoặc “ Sống là đau khổ và đau khổ là để tìm ra ý nghĩa của đau khổ “ hoặc “ Cuộc đời của một người sẽ vô cùng hời hợt và rất buồn tẻ nếu không có khó khăn và vất vã “ hoặc “ khả năng thích nghi là rất quan trọng để tồn tại đừng cứng nhắc mà phải thỏa hiệp và uyển chuyển trong mọi việc nhưng SỰ TRUNG THỰC của mình thì đừng đánh mất . “
Lời kết xin mượn lời của tác giả quyển sách tâm kinh trên như sau “ Nếu mối quan hệ của bạn không đặt nền tảng trên thái độ đứng đắn thì tốt nhất là đừng có mong đợi điều gì trong mối quan hệ và hãy dành thời gian để tìm hiểu tâm mình thật sâu sắc , tìm hiểu xem mình đang thực sự mong muốn gì từ cuộc đời này và nếu bạn không biết mình muốn gì thì kết cục bạn sẽ có rất nhiều thứ mà bạn chẳng muốn “
Bain có đồng ý với tác giả không , riêng mình nhờ được đọc lại những điều này và phối hợp với lời dạy của Phật thấy ra những ánh sáng vi diệu cho quãng đời còn lại bạn ơi
“ Học danh ngôn cũ khám phá bao điều mới ,
Như hạt giống gieo trồng trong vô thức ẩn tàng .
Trưởng thành ... kết quả chẳng đợi thời gian ,
Cần sâu sắc trung thực khi chiêm nghiệm !
Đủ Phước duyên.., bạn hiền sách hay quý hiếm
Mối tương quan khó diễn tả vô cùng
Tìm nơi ấy ...tình thương rộng lượng bao dung
Nâng đỡ, thật sự chẳng cần mong đợi
Xin cảm ơn ...giá trị chân thành nhắn gởi!!!
Huệ Hương
Và đây là link của quyển sách Dịch Hạch của Albert Camus

Trong cơn đại dịch,
đọc lại truyện dài ‘Dịch Hạch’ của văn hào Albert Camus

 

blankNhà văn người Pháp Albert Camus chụp hình chân dung hôm 17 Tháng Mười, 1957, ở Paris sau khi được thông báo ông đoạt giải văn chương Nobel. (Hình: STF/AFP via Getty Images)

Thời gian qua, trong cơn đại dịch virus Corona, ba tác phẩm hư cấu đề cập đến dịch bệnh đã được tái bản, gồm “La Peste” (Dịch Hạch) của Albert Camus, “The Stand” (Kháng Cự) của Stephen King, “The Eyes of Darkness” (Những Đôi Mắt Bóng Tối) của Dean Koontz.

Phiên bản tiếng Anh của “La Peste” là “The Plague,” do nhà xuất bản Penguin tái bản đã bán sạch trên Amazon vào cuối Tháng Hai, 2020. Hai bản tiếng Pháp và tiếng Ý của tác phẩm này cũng bán rất chạy tại Pháp và Ý, hai xứ Châu Âu hiện đang chật vật đối phó với cơn dịch COVID-19.

blank

Bối cảnh của câu chuyện xảy ra ở Oran, một thành phố ở xứ Algeria, thuộc địa của Pháp, vào đầu thập niên 1940. Vào Tháng Tư năm đó, đột nhiên, người ta thấy có những con chuột chết rải rác đó đây trong thành phố, lúc đầu chỉ một, hai con rồi dần dà, mỗi ngày mỗi nhiều, nhưng chẳng mấy ai lưu tâm, kể cả Bác Sĩ Bernard Rieux, nhân vật chính của câu chuyện. Thậm chí, có người còn xem đó là một trò chơi khăm. Nhưng khi người gác cổng, nơi ông làm việc, đột ngột đau và chết với một cơn sốt lạ thường, thì Rieux biết rằng thành phố đang có bệnh dịch hạch. Ấy thế mà phải một thời gian sau, khi có nhiều bằng chứng không thể phủ nhận về cơn dịch thì nhà cầm quyền mới bắt đầu ra lệnh đặt toàn thành phố dưới sự cách ly để kiểm dịch.

Từ đó, mọi con đường ra vào thành phố bị đóng chặt, nội bất xuất ngoại bất nhập. Mọi người được lệnh phải ở trong nhà, chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt. Ngay cả người chết cũng phải có nhân viên hữu trách giám sát. Mọi dịch vụ công cộng ngưng trệ, ngay cả các trạm thư tín cũng đóng cửa vì sợ lây lan. Nếu có gặp nhau đâu đó, người ta quay lưng lại với nhau, tránh mọi tiếp xúc, đụng chạm. Dân thành phố sống những ngày vô mục đích, chán nản, tuyệt vọng; một số người đâm ra hoảng loạn, sinh ra làm càn.

“Vào thời kỳ này, thời gian như dừng hẳn lại (…) Chỉ trong vòng bốn ngày, cơn sốt tạo ra bốn bước nhảy kinh hoàng: mười sáu người chết, hai mươi bốn, hai mươi tám và ba mươi hai. Đến ngày thứ tư, người ta thông báo việc mở bệnh viện phụ trong một  trường mẫu giáo. Đồng bào chúng tôi vốn vẫn ngụy trang nỗi lo âu của mình  dưới những lời bông đùa, giờ đây, tỏ ra chán nản hơn và lặng lẽ hơn.”

Dân thành phố cảm thấy đột nhiên bị nhốt vào trong tù với nỗi đau khổ vì xa cách bạn bè, người thân.

Cuốn “La Peste” (phiên bản tiếng Anh là “The Plague”) của văn hào Pháp Albert Camus. (Hình: en.wikipedia.org)

“Một trong những hậu quả đáng kể nhất của việc đóng cửa thành phố là sự chia cách bỗng nhiên rơi vào những con người không hề được chuẩn bị.”

Kẻ ở lại thoát ra ngoài không được mà những người đi xa cũng chẳng thể nào về. Không ai có thể cứu giúp ai, không ai làm gì được cho ai. Những chữ vốn vẫn thường được dùng một cách bình thường như “dàn xếp” (transiger), “ân huệ” (faveur) hay “ngoại lệ” (exception) bỗng trở thành vô nghĩa.”

Giữa cái không khí chết chóc và tuyệt vọng đó, trong lúc chính quyền thành phố không đảm đương nổi vì quá sức, Bác Sĩ Barnard Rieux, dù có vợ ốm đau được gửi đi dưỡng bệnh ở một thành phố khác từ trước đó, bất chấp mối hiểm nguy lây bệnh, đứng ra tổ chức cuộc chiến đấu chống cơn dịch bệnh: lập ra những nhóm thiện nguyện, tự làm bệnh viện dã chiến, tự điều chế thuốc, làm vệ sinh thành phố, chuyên chở và chữa trị người bệnh, lo mai táng người chết, vân vân.

Sự tận tụy của Rieux đã thuyết phục nhiều người khác cùng tham gia. Họ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh, nghề nghiệp, cá tính và xu hướng rất khác nhau.

Chẳng hạn ký giả trẻ Raymond Lambert. Anh đến từ Paris, bị kẹt vì lệnh phong tỏa, nên tìm mọi cách để ra khỏi thành phố, kể cả bằng con đường đi chui, nhưng đến khi nguyện vọng được thỏa mãn thì anh ta thay đổi thái độ, tình nguyện ở lại.

Chẳng hạn Cha Paneloux. Vào lúc cao điểm của cơn dịch, khi có đến 500 người chết một tuần, vị linh mục Dòng Tên này, qua một bài thuyết giảng hùng hồn, giải thích rằng cơn dịch là một cách Thượng Đế trừng phạt những kẻ có tội và khuyên họ chấp nhận sự trừng phạt đó. “Hỡi các anh chị em, cuối cùng, chính ở đây thể hiện lòng Chúa nhân từ, ngài đã mang vào mọi vật cái thiện và cái ác, sự giận dữ và lòng xót thương, bệnh dịch hạch và sự giải thoát. Chính cái tai họa đã làm các anh chị em tổn thương, nó nâng anh chị em lên và chỉ đường cho anh chị em.” Nhưng về sau, chứng kiến cái chết thương tâm của một đứa bé vô tội, Cha Paneloux thay đổi hoàn toàn thái độ, tình nguyện vào nhóm thiện nguyện, cuối cùng, nhiễm bệnh và chết.

Khi những dấu hiệu đầu tiên của cơn dịch xuất hiện, ai cũng cho rằng đó là trách nhiệm của một ai đó, chẳng dính dáng gì đến mình. Thậm chí ngay cả khi chứng kiến một phần tư (1/4) cư dân lăn ra chết, những người còn sống vẫn tin rằng tai họa sẽ không xảy ra cho bản thân họ. Ai cũng muốn giữ cho mình sự bình an, không muốn thay đổi thói quen và những gì mình đang hưởng, nên chẳng hề quan tâm đến người khác, đến cộng đồng.

Trong suốt cơn dịch, Camus nhấn mạnh đến sự hờ hững và phủ nhận của cư dân Oran đối với tai họa như là một ẩn dụ siêu hình. Tai họa, theo ông, là một cái gì rất chung, nhưng không mấy ai chấp nhận chúng, cho chúng là phi thực, cho đó là một cơn ác mộng sẽ chóng qua đi, cho đến khi chúng rơi ngay trên đầu mình. Chính vì thế, phải lâu lắm về sau, trải qua nhiều tháng sống như bị lưu đày, nhiều cư dân thành phố mới dần dà hiểu ra rằng tai ương không phải là của riêng ai mà liên quan đến tất cả mọi người. Nỗi đau cơn dịch là nỗi đau chung cần được được chia sẻ với nhau, nên mọi người đành quên đi nỗi đau cá nhân và cùng tham gia vào công cuộc chiến đấu chống dịch.

blank
Một bìa sách khác của “La Peste.” (Hình: cherwell.org)

“Dịch Hạch” mang rất nhiều nét khá tương tự với cơn đại dịch COVID-19 hiện nay. Tuy nhiên, “Dịch Hạch” không chỉ viết về một trận dịch như nó là, mà chứa đựng nhiều ẩn dụ: ẩn dụ về cuộc xâm lăng tàn bạo của chủ nghĩa Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ 2, ẩn dụ về sự lan truyền độc hại của các ý thức hệ đối chọi nhau làm nhiễm độc xã hội.

Nhưng sâu xa hơn hết, đó là ẩn dụ về con người như một thân phận. Con người, trong cái nhìn của Camus, là một cái gì mong manh, rất dễ tổn thương, có thể bị tiêu diệt bất cứ lúc nào, bởi một thiên tai đột ngột xảy ra, hay bởi hành vi lầm lỗi của chính con người, hay thậm chí bởi một thứ vô cùng nhỏ nhoi: con vi khuẩn.

Cuối cùng, sau hơn một năm, cơn dịch chấm dứt ở thành phố Oran. Cuộc sống trở lại bình thường. Dân thành phố hân hoan reo mừng. Nhưng Camus cảnh báo rằng như thế không có nghĩa là con người đã hết bị đe dọa.

Kết thúc truyện, ông viết: “…vi trùng dịch hạch không bao giờ chết cũng không bao giờ biến mất, nó có thể nằm ngủ yên hàng chục năm trong đồ đạc và quần áo, nó kiên nhẫn chờ đợi trong các phòng ốc, dưới tầng hầm, trong rương, trong những chiếc khăn tay và trong đống giấy má và có lẽ đến một ngày nào đó, vừa để gây tai họa cũng như để dạy bài học cho con người, cơn dịch hạch sẽ lại đánh thức đàn chuột của nó dậy và rồi gửi chúng ra nằm chết trong một thành phố đang tràn trề hạnh phúc nào đó.”

Một lời tiên tri đáng đồng tiền bát gạo! Hơn 70 năm kể từ ngày tác phẩm ra đời, toàn nhân loại đang nhận chịu một cơn dịch mới kinh hoàng còn hơn trận dịch hạch ở thành phố Oran: đại dịch virus Corona. Cũng như trong “Dịch Hạch,” giữa không khí lo sợ, hốt hoảng và chán nản của chúng ta, thì ở tiền tuyến (frontline), biết bao bác sĩ, ý tá, nhân viên công lực, binh sĩ… – không khác gì những nhân vật Bác Sĩ Rieux, ký giả Lambert hay Cha Paneloux… trong “Dịch Hạch” – ngày đêm không quản gian lao và nguy hiểm, đang lao vào cuộc chiến chống dịch bệnh. Và cũng như trong “Dịch Hạch,” cơn dịch COVID-19 chắc chắn sẽ phải chấm dứt. Càng sớm càng tốt.

Mong thay!

***

Albert Camus, nhà văn Pháp, sinh năm 1913, đoạt giải văn chương Nobel năm 1957 và mất năm 1960 trong một tai nạn xe hơi, để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ với hàng chục tác phẩm vừa truyện dài, truyện ngắn, tiểu luận và biên khảo. Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm có L’Étranger (Kẻ Xa Lạ/truyện dài), La Chute (Sa Đọa/ truyện dài), La Peste (Dịch Hạch/truyện dài), Le Mythe de Sisyphe (Hyền Thoại SiSyphe/tiểu luận), Caligula (kịch)… (Trần Doãn Nho)

—–

Tham khảo:

-La Peste (Albert Camus), bản điện tử tiếng Pháp: www.bouquineux.com/?telecharger=381&Camus-La_Peste

-Từ Coronavirus đến “Dịch Hạch” của Albert Camus (TDN): damau.org

-Albert Camus on the Coronavirus (Alain de Botton): www.nytimes.com/2020/03/19/opinion/sunday/coronavirus-camus-plague.html

Theo Trần Doãn Nho – Người Việt 

Huỳnh Phương – Huệ Hương chuyển bài
https://banmaihong.wordpress.com/2020/04/14/trong-con-dai-dich-doc-lai-truyen-dai-dich-hach-cua-van-hao-albert-camus/


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22054)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
16/04/2024(Xem: 42)
Chiều về trên sông vắng, dòng sông Long Hồ chảy xiết vào mùa nước lũ, bao bọc quanh cái huyện Long Hồ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, bị Sông Tiền chia cắt thành hai khu vực trông giống như hình một con chó bông nhìn nghiêng. Về vị trí địa lý Long Hồ giáp với nhiều huyện lỵ, tỉnh thành nổi tiếng như: phía Đông giáp huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Tam Bình và phía Bắc giáp 2 huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang với ranh giới là Sông Tiền. Một vùng sông nước liên kết như thế là nơi bà Mộng Chi chọn lựa để kinh doanh kiếm tiền trong thời buổi gạo châu củi quế hồi sau giải phóng 75.
15/04/2024(Xem: 331)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
08/04/2024(Xem: 492)
Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí (theo quan niệm của các nước phương Đông). Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, trong 24 tiết khí sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Vào dịp Tiết Thanh minh trời mát mẻ quang đãng, thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày.
06/04/2024(Xem: 485)
Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.
03/04/2024(Xem: 787)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
03/04/2024(Xem: 506)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 713)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
28/03/2024(Xem: 154)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567