Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2 - TU TRÌ - chương 2 - HÀNH ĐẠO

10/12/201821:12(Xem: 2299)
Phần 2 - TU TRÌ - chương 2 - HÀNH ĐẠO

Phật Giáo Thánh Điển Linh Sơn

THÍCH HUYỀN VI

~00~

 

 

 

PHẦN HAI   -   TU  TRÌ

CHƯƠNG  HAI   -   HÀNH  ĐẠO

 

 

 

Mục  I   -  Phát Nguyện

 

  1. Khéo phát đại nguyện ấy là người trí :

 

            Các thiện nam !  nếu ai hay khéo phát tâm vô thượng đại nguyện.  Ấy gọi là người trí.

(Trích kinh Ưu Bà Tắc quyển thứ 2, lệ 2,tờ 25, bên mặt).

 

  1. Bịnh của Bồ Tát :

 

            Bồ Tát vì chúng sinh nên thị hiện vào cõi sinh tử; có sinh tử đương nhiên phải có bịnh.   Nếu chúng sinh nào lìa được bịnh hoạn thì Bồ Tát không có bịnh.  Ví như ông Trưởng giả chỉ có một người con; người con kia bị bịnh, cha mẹ cũng rầu bịnh theo; nếu bịnh người con lành thì cha mẹ cũng lành theo.  Bồ Tát đau vì khởi tâm đại bi….

(Trích kinh Duy Ma Cật  :  Vimalakirti-nirdesa sùtra, phẩm Vấn Tật thứ 5, huỳnh 7, tờ 20, bên mặt).

 

  1. Thân mạng cùng đạo :

           

                        Ta không thọ thân mạng,

                        Chỉ tiếc đạo vô thường….

(Trích kinh Liệu Pháp Liên Hoa, phẩn Khuyến Trì thứ 4, dinh 1, tờ 34, bên mặt).

 

  1. Nguyện cùng thành Phật đạo :

 

                        Xin đem công đức nầy,

                        Khắp đến cho tất cả;

                        Chúng ta cùng sinh linh,

                        Đều cùng thành Phật đạo.

(Trích kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Thọ Ký thứ 3, dinh 1, tờ 25, bên mặt).

 

  1. Đem ba pháp không bền chắc đổi lấy ba pháp bền chắc :

 

            Những người có trí huệ nên đem ba pháp không bền chắc để đổi lấy ba pháp bền chắc.  Những gì là ba ?  Một là đem của không bền chác đổi lấy của bền chắc; hai là đem thân không bền đổi lấy thân bền chắc và ba là nên đem mạng không bền chắc để đổi lấy mạng bền chắc.

            Thế nào nói nên đem của không bền chắc đổi lấy của bền chắc ? -  Nghĩa là có những tịnh tín nữ nào, như pháp tịnh cần, làm việc bằng chân tay, hết lòng hết dạ, thu hoạch của quí báu, tự cung ứng cho mình mà cũng phụng dưỡng cha mẹ, chẩn cấp vợ con, người giúp việc, tôi tớ, bạn bè quyến thuộc, ngày đêm nhóm hợp, hân hoan thọ lạc.  Khi gặp các bậc Sa Môn, hoặc Bà-la-môn, người đầy đủ giới đức, thành tựu pháp đìều thiện, siêng tu phạm hạnh, trừ bỏ các tâm kiêu mạn, buông lung, nhẫn nhục nhu hòa, đi theo con đường chánh, dẹp bỏ các nẽo tà, thẳng đến thành Niết-bàn.  Ta dùng tâm tịnh tín, hoan hỷ, cung kính, đúng lúc tùy thời, trì dụng bố trí, trồng cầu đạo vô thượng an lạc Niết-Bàn, hoặc hy vọng tương lai đặng qủa vui tương lai.  Ấy gọi là đem của không bền chắc, đổi lấy của bền chắc.

            Thế nào gọi là đem thân không bền chắc để đổi lấy pháp thân bền chắc ?  -  Như có các tịnh tín nam nữ hoàn thành được chánh kiến, xa lìa sự sát sinh, rốt ráo viên mãn, thanh tịnh không bao giờ phạm.  Xa lìa sự không cho mà lấy, cao thượng, sáng suốt,trong sạch, không phạm.  Lìa hạnh tà dục, hoàn toán tinh khiết, không bao giờ phạm đến.  Xả bỏ các lời dối trá, nói lời chân thật hoàn toàn, trong sạch không phạm.  Dứt hẳn các việc say sưa, không trụ nơi phóng dật, rốt ráo tròn đầy, sáng suốt không bao giờ phạm.  Thật hành các việc nói trên.  Gọi là dùng thân không bền chắc đổi lấy thân bền chắc.

            Thế nào gọi là đem mạng không bến chắc đổi lấy mạng bền chắc ?  -  Ở trong giáo pháp của ta, các hàng đệ tử Phật hiểu biết đúng như thật các vấn đề khổ não của đời.  Ấy là khổ đế.  Hiểu biết nguyên nhân gây ra khổ não một cách đúng như thật.  Ấy là tập đế.  Nhận chân cảnh an vui giải thoát một cách rốt ráo.  Ấy là diệt đế.  Biết con đường hướng đến nơi giải thoát và giác ngộ môt cách chính xác.  Ấy là đạo đế.  Ấy là đem mạng không bền chắc đổi lấy mạng bền chắc..

(Trích kinh Bổn Sự  :    Hivrttaka Sùtra, quyển thứ 7, thời 6, tờ 49, bên mặt).

 

  1. Bốn hạnh nguyện của Bồ Tát :

 

            Tất cả các vị Bồ Tát đều có bốn lời nguyện để thành thục chúng hữu tình, trú trì ngôi Tam Bảo, trải qua nhiều kiếp số không khi nào thối chuyển.  Những gì là bốn ? - Một là thề nguyện độ tất cả chúng sinh; hai là thề nguyện dứt tất cả phiền não; ba là thệ nguyện học tất cả pháp môn và bốn là thề nguyện chứng thành tất cả Phật quả.  Các thiện nam !  bốn lời thề nguyện như vậy Đại Bồ Tát hay Tiểu Bồ Tát đều cần phải học.  Các Bồ Tát trong ba  đời nên hết lòng nghiêm chỉnh tu học đúng mức.

(Trích kinh Tâm Địa Quán, phẩm Công Đức Trăng Nghiêm thứ 7, vũ 1, tờ 75, bên trái).

 

  1. Mười lời nguyện của Thắng Man Phu Nhân :

           

            Lúc bấy giờ bà Thắng Man nghe đức Phật thọ ký cho rồi, cung kính chấp tay, phát 10 đại nguyện (a) :

  1. Bạch Thế-Tôn ! Con từ nay cho đến khi thành đạo bồ đề; những giới nào đã lãnh thọ, tâm không dám phạm.
  2. Bạch Thế-Tôn ! Con từ nay cho đến khi nào giác ngộ; đối với các bậc tôn trưởng, không bao giờ dám khởi tâm ngã mạn.
  3. Bạch Thế-Tôn !   Con từ nay cho đến khi đắc đạo; đối với các chúng sinh, không khi nào khởi tâm giận tức.
  4. Bạch Thế Tôn !   Con từ nay cho đến lúc giác ngộ; đối với sắc thân người khác và các đồ dùng bên ngoài, không khởi tâm ganh ghét.
  5. Bạch Thế Tôn ! Con từ nay cho đến khi đắc đạo; đối với các sự vật trong ngoài, không khởi tâm bỏn sẻn.
  6. Bạch Thế Tôn !  Con từ nay cho đến khi chứng đạo; không tự vì mình chứa các tài vật, khi nào có lãnh thọ, đều vì chúng sinh giúp đỡ họ bớt nghèo khổ.
  7. Bạch Thế-Tôn !  Con từ nay cho đến khi nào thành đạo; không tự vì mình hành pháp tứ nhiếp (1), ví tất cả chúng sinh, dùng tâm không nhiểm trước, tâm không nhàm đủ, tâm không ngăn ngại để giúp đỡ chúng sinh.
  8. Bạch Thế-Tôn !  Con từ nay cho đến khi hoàn toàn giác ngộ; nếu thấy kẻ cô độc, u phiền (2) tật bịnh, bị các ách nạn, khốn khổ, không khi nào chấm dứt; con quyết tâm làm cho họ yên ổn, được nhiều lợi ích, khiến họ thoát khỏi cảnh khổ, rồi sau mới yên lòng.
  9. Bạch Thế-Tôn !  Con từ nay cho đến khi nào đắc đạo; nếu thấy những kẻ bắt nuôi (3), làm các ác luật nghi (4) và những điều phạm giới, khó mà bỏ lìa; khi đó con tạo nhiều điều kiện đối với các chỗ kia thấy những chúng sinh ấy, hạng nào nên chiết phục thì con chiết phục họ, hạng nào phải giúp đỡ, thì con giúp đỡ họ.  Vì sao ?  Bởi vì dùng sự chiết phục và giúp đỡ làm cho chánh pháp cữu trụ.  Khi chánh pháp cữu trụ thì trời người được sung mãn, ác đạo giảm bớt; có thể đối với chỗ chuyển pháp luân của Như Lai, tùy theo mỗi chỗ mà chuyễn; vì thấy lời ấy, cứu hộ và nhiếp hóa không xả.
  10. Bạch Thế-Tôn !  Con từ nay, cho đến khi thành đạo; phụng trì chánh pháp, không bao giờ quên mất.

(Trích kinh Thắng Man, chương thứ nhất Như Lai Chân Thật Nghĩa Công Đức, địa 12, tờ 54, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Mười đại nguyện  :  dùng ba tụ tịnh giới của Bồ Tát phối hợp.  Từ nguyện thứ nhất đến nguyện thứ năm là nguyện ngừa quấy ngăn dữ, nhiếp luật nghi giới vậy.  Nguyện thứ sáu đến nguyện thứ chín chuyên tâm lợi tha, nhiếp chúng sinh giới vậy.  Nguyện thứ mười thì nhiếp thiện pháp giới vậy.
  2. Pháp tứ nhiếp  :  bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
  3. U phiền  :  những tù nhân bị giam trong các nhà lao
  4. Bắt nuôi :  bắt cá tôm, nuôi các loài chim muông đều là những người lấy sự sát sinh làm sự nghiệp vậy.
  5. Các luật nghi ác :  luật nghi ác là những hành động trái với phong giáo xã hội, tập tục….

 

Mục  II   -   Cầu Đạo

 

  1. Chí tâm cầu đạo nguyện gì cũng được :

 

            Ví như biển lớn, một người đi tìm của báu, trải qua nhiều kiếp số, còn có thể tìm cầu được nhiều món quí báu vô giá.  Cũng như vậy có người chí tâm tinh tiến tìm cầu đạo lý không ngừng, khi mà đã khắc phục tâm mình thì nguyện gì cũng được.

(Trích kinh Vô Lượng Thọ, quyển thượng, địa 8, tờ 19, bên mặt).

 

  1. Một đời cần khổ, giây phút an vui :

 

            Ta phải tự quyết đoán, thân đoan trang hạnh chân chính, làm thêm các việc thiện , tu hành tinh tiến, tẩy trừ tâm cầu, lời nói hành động trung tín, Phật pháp thế pháp tương ưng; trước hay tự độ, sáu đó cứu giúp, ròng rặc một lòng cầu nguyện, dồn chứa gốc lành.  Mặc dù siêng khổ một đời, ở trong giây phút, đời sau được về nước Phật Vô Lượng Thọ, an lạc vô  cùng, trưởng dưỡng đạo đức sáng soi hằng dứt cội gốc sinh tử; không lo khổ não tham sân si.  Muốn sống lâu một kiếp, trăm kiếp, nghìn muôn ức kiếp, tùy ý tự tại đều có thể được kết quả như ý.  Vô vi tự nhiên rồi đi đến con đường Niết-Bàn; mọi người phải nên tinh tấn, tìm tâm đến nơi sở nguyện.

(Trích kinh Vô Lượng Thọ, quyển hạ, địa 8, tờ 24, bên trái).

 

  1. Bồ Tát Tát Đà Ba Luân (1) cầu pháp :

 

             Đức Phật bảo ngài Tu Bồ Đề :  “Nếu vị Bồ Tát nào muốn cầu trí tuệ đến bờ kia, phải thật hành như Bồ Tát Đà Ba Luân, hiện nay ở chỗ Phật Lôi Âm Oai Vương đang thật hành đạo Bồ Tát”. – Tu Bồ Đề bạch Phật rằng : “Thưa Thế Tôn ! Tát Đà Ba Luân Bồ Tát, làm thế nào cầu trí tuệ đến bờ bên kia?”.

            Phật bảo Tu-Bồ Đề : “Bồ Tát Tát Đà Ba Luân, xưa kia, khi cầu trí tuệ đến bờ bên kia; không y theo việc đời, không tiếc thân mạng, không ham danh dự lợi dưỡng.  Ở trong rừng trống, nghe có tiếng nói giữa hư không rằng : “Gã thiện nam !  ông từ đây đi về hướng đông, phải nghe và nhớ trí tuệ bờ bên kia.  Khi tu hành chớ nghỉ sự mõi mệt ! Chớ nghĩ sự ngủ nghĩ ! Chớ nghĩ sự ăn uống ! Chớ nghĩ đến ngày đêm ! Chớ nghĩ sự lạnh nóng ! Các việc như thế không suy nghĩ, không quán sát ! cũng không suy tư !  Xa lìa tâm dua nịnh, không bao giờ tự cao tự đại, đối với mọi người rất là hạ mình; xa lìa tất cả tướng chúng sinh ! Xa lìa tất cả danh dự lợi dưỡng ! Xa lìa ngũ cái (2) :  Xả ly bỏn sẻn ganh ghét ! Cũng không phân biệt pháp trong pháp ngoài !  Khi đi không được liếc ngó hai bên !  Chớ nghĩ trước chớ nghĩ sau, chớ nghĩ trên, chớ nghĩ dưới, chớ nghĩ bốn hướng !  Chớ lay động sắc, thọ, tưởng, hành và thức ! Vì cớ sao ? Vì nếu lay động sắc, thọ, tưởng, hành và thức thì không phụng hành Phật Pháp, mà phải đi theo con đường sinh tử.  Những người như thế, không thể đặng trí tuệ đến bờ bên kia”.

            Tát Đà Ba Luân trả lời giữa hư không rằng : “Phải y theo lời dạy mà thực hành.  Vì sao ? Ta vì tất cả chúng sanh làm yến sáng chiếu soi; khiến họ huân tập các giáo pháp của Phật”. Giữa hư không có tiếng nói rằng : “Hay thay ! Quí hóa thay ! Gã thiện nam ! ông nên tin hiểu các pháp “không”, “vô tướng”, vô tác”, phải xa lìa các hình tướng !  Lìa các kiến chấp ! Xa lìa cố chấp chúng sinh, cố chấp nhân, cố chấp ngã, tìm cầu trí huệ ba la mật.  Thiện nam tử ! phải xa lìa ác tri thức, tức là những hạng người thường thuyết các pháp “không”, “vô tướng”, “vô tác”, “vô sanh”,  “vô diệt”.  Thiện nam tử ! ông tưởng thât hành như thế, không bao lâu trí tuệ sẽ đến bờ kia, nếu nhờ nghe kinh điển, hoặc nghe Pháp sư.

            Thiện nam tử ! chỗ nào ông đã theo ai nghe trí tuệ đến bờ kia; chính nơi ấy phải sanh lòng tưởng như có vị đại sư, phải biết để trả ơn, và nên nghĩ như thế nầy :  chỗ ta được theo nghe trí tuệ đến ở kia.  Đó là thiện tri thức của ta.  Ta đang nghe trí tuệ đến bờ kia, sẽ không thối chuyển quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; không xa lìa chư Phật, chẳng sinh thế giới không có Phật; được lìa các nạn.  Vì suy nghĩ cái lợi công đức như thế, đối với chỗ của pháp sư, phải sinh lòng tưởng như đại sư.  Thiện nam tử ! Đừng đem tâm tài lợi thế tục, theo dõi các pháp sư; phải đem tâm kính trọng cung kính pháp mà theo dõi các pháp sư.

            Lại nữa, thiện nam tử ! nên hiểu biết các việc ma, ác ma, hoặc có khi vì họ thuyết pháp, gây các nhân duyên, khiến họ lãnh thọ các sắc, thinh, hương, vị, xúc vừa ý; người thuyết pháp dùng sức phương tiện thọ lãnh năm món ham muốn nói trên.  Ông ở trong trường hợp nầy chớ sinh tâm bất tịnh, phải nghĩ như thế nầy :  Ta không biết sức phương tiện, pháp sư hoặc vì lợi ích chúng sinh, khiến trồng căn lành, thọ dụng lời pháp ấy; các vị Bồ Tát không thấy có gì ngăn ngại.

            Thiện nam tử ! Ông ở trong lúc ấy nên quán sát thật tướng các pháp.  Thế nào gọi là thật tướng các pháp ?  Đức Phật nói tất cả pháp vô cấu.  Vì sao ?  Vì tất cả pháp tánh không, tất cả pháp vô ngã, vô chúng sinh, tất cả pháp như huyển, như chiêm bao, như vang, như bóng, như chóp.  Thiện nam tử ! ông nếu quán thật tướng các pháp như thế, theo dõi pháp sư; không bao lâu sẻ khéo biết trí tuệ đến bờ kia vậy.

(Trích kinh Bát Nhã Ba La Mật (tiểu phẩm) phẩm Tát Đà Ba Luân, thứ 27, nguyệt 6, tờ 82, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Tát Đà Ba Luân  :  Sadapralapa, dịch là Thường Đề.
  2. Ngũ cái  :  Chữ cái nghĩa là che đậy.  Che chân tâm khiến thiện không sanh, có 5 thứ: một là tham dục, hai là giận tức, ba là ngủ nghĩ, bốn là lao chao và năm là nghi ngờ.

 

Mục   III   -   Hành Đạo

 

  1. Đạo không hình tướng, cần phải giữ chí mà hành :

 

            Đạo không hình tướng, biết đó vô ích, cần phải giữ chí hành đạo.  Ví như lau gương, bụi hết thì yến sáng hiện, liền tự thấy hình.  Dứt hết ham muốn giữ tâm không tịch, tức thấy được chân đạo.

(Trích kinh Tứ Thập Nhị Chương, tạng 5, tờ 1, bên trái).

 

  1. Đắc đạo tại ý, chứng thật tại hành :

 

            Đức Phật nói : “Đệ tử cách xa ta vài ngàn dặm, ý niệm lúc nào cũng giữ giới ta, quyết định đắc đạo.  Ở bên cạnh ta, nhưng ý nghĩ tà vạy, trọn không đắc đạo.  Kỳ thật ở chỗ hành, gần mà không chịu thật hành, muôn phần không ích gì cả?.

(Trích kinh Tứ Thập Nhị Chương, tạng 5, tờ 2, bên trái).

 

  1. Nói đạo dễ, hành đạo khó:

 

            Tất cả người trong thế gian, làm việc tội thì dễ, làm việc phước rất khó.  Tất cả các học sĩ làm việc phước thì dễ, nhưng làm việc đạo lại khó.  Đến với đạo thì dễ, giải được đạo mới khó.  Nói đạo thì dễ nhưng hành đạo mới thật là khó.

(Trích kinh Ngũ Khổ Chương Cú, túc 8, tờ 50, bên mặt).

 

  1. Chọn lành mà làm :

 

            Đức Phật bảo Bồ Tát Di Lặc : “Các trời, người, v.v…. ta nay nói với ông, những việc trong thế gian, vì người đời chú tâm  sử dụng, nên đọa lạc mãi không đắc đạo; phải suy nghĩ thật kỹ, xa lìa các điều ác, chọn những việc lành, siêng năng thật hành mãi mãi.  Ái dục vinh hoa, không thể bảo tồn thường trú, đều phải biệt ly, không có chi đáng ưa vậy.  Lúc nào cũng nghĩ như Phật còn tại thế, ta phải siêng năng tinh tiến tu hành vậy”.

(Trích kinh Vô Lượng Thọ :  Sukhàvativyuhhasùtra, quyển hạ, địa 8, tờ 24, bên trái).

 

  1. Hạnh thanh tịnh được an vui :

 

            Tất cả các chúng sinh đều nhờ sự ăn uống mà sống còn; nhưng ai có sức mạnh lớn, tâm họ không bao giờ ganh ghét; tất cả người cũng vì sự ăn uống mà sanh ra nhiều chứng bịnh khổ; tất cả mọi người tu hạnh thanh tịnh, sẽ được hưởng thọ an vui.

(Trích kinh Đại Bát Niết-Bàn  :   Mahàparinirvànasùtra, kinh Đại Chúng Sở Vấn, dinh 5, tờ 54, bên mặt).

 

  1. Chỉ có thể nghe nhớ, không thể chứng ngộ :

 

            Nếu do nghe nhớ mà được chứng ngộ thì không có lý.  Các thiện nam !  đối với nghĩa nầy, ta phải nói thí dụ.  Các ông nên lóng nghe !  như trong cát sỏi lớn không có suối, giếng, mùa xuân, mùa hạ nóng bức, có người từ phương tây đi đến hướng đông, gặp vị trượng phu từ phương đông đến, liền đặt câu hỏi : “Tôi nay bị nóng khát, nơi nào có nước, có bóng cây mát mẻ?.  Tôi muốn đến đó uống nước, tắm rửa, nghĩ ngơi để hết sự nóng khát”.  Vị đại trượng phu thiện tri thức nói người kia rằng : “Từ đây đi về hướng đông có hai con đường, một bên trái và một bên phải, nên theo con đường bên phải, gắng sức mà đi, quyết định sẽ đến chỗ suối ngọt và nơi mát mẻ”.

            Các thiện nam !  Ý ông nghĩ sao ? “Người bị nóng bức khát nước kia, dù nghe suối mát và tên cây như thế, chỉ suy nghĩ các nơi ấy có thể hết nóng khát và được mát mẻ không ? Các vị ấy đáp rằng : “Không thể hết nóng khát được.  Vì sao ?  Bởi vì phải theo con đường đi đến suối kia, tắm gội, uống dùng, mới hết nóng khát và được mát mẻ”.  Các thiện nam !  Bồ Tát cũng lại như thế :  Không những chỉ dùng sự nghe và dùng trí huệ suy nghĩ mà có thể chứng nhập được các pháp môn”.  Các thiện nam ! nói cát sỏi là để thí dụ cho sinh tử.  Người từ phương tây đến, thí dụ cho các chúng sinh.  Nóng là nói các sự mê lầm; khát là thí dụ cho tham ái.  Bậc đại trượng phu từ phương đông đến biết và chỉ đường sá, tức chỉ Phật, Bồ Tát, trụ nhất thế trí, đặng pháp thật nghĩa chân tính bình đẳng.  Được nước trong mát không nóng khát tức là tự chứng ngộ chân thật ấy vậy.

(Trích kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Hiền Hạnh nguyện thứ 32, thiên 6, tờ 43, bên trái).

 

  1. Giáo pháp của Phật và của Để Bà :

           

            Điều Đạt (1) dạy người làm phước, không dạy người làm đạo.  Đức Phật chỉ dạy người làm phước, giữ giới, thú ý cho đến khi nào đắc đạo mới thôi….

(Trích kinh Xứ Xứ, túc 6, tờ 96, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Điều Đạt  : Xưa dịch từ chữ Devadatta, thông thường gọi là Đề Bà Đạt Đa.

 

  1. Ba tâm  :  giới, định, trí:

 

            Đã có giới tâm thì định tâm mới được hoàn thành; định tâm đã thành thì trí tâm sáng tỏ, như áo lông cừu đã giặt sạch, hiện ra các sắc tốt đẹp.  Ai có được ba tâm nầy thì đạo lý dễ đắc thành.

(Trích kinh Bát Niết Bàn quyển thượng, trắc 10, tờ 40, bên mặt).

 

  1. Không vì đạo, khổ kia càng tăng trưởng :

 

            Luận về người hành đạo, suốt đời sẽ chịu kham khổ; ai là Phật tử mà không chịu làm đạo, khổ não lại càng tăng trưởng, cũng như người tắm gội, chỉ có thể sạch bên ngoài, nhưng tâm cầu chưa dứt trừ….

(Trích kinh Phật Khai Giải Phạm Chí A Bạt, trắc 10, tờ 88, bên trái).

 

  1.  Phật pháp trái với thế pháp :

 

            Giáo pháp sáng suốt của Phật cùng với việc đời trái nhau; nhưng chỗ quí báu của thế pháp cùng chỗ tầm thường của đạo.  Thanh trược hai giòng khác nhau, sáng tối hai con đường không giống.  Trung, nịnh, thù nhau, tà thường ghét chánh; cho nên các người thèm muốn những việc thế gian, không thích thật hành các hạnh ham muốn trong chánh pháp của ta vậy….

(Trích kinh La Vân Nhẫn Nhục, túc 7, tờ 7, bên mặt).

 

  1.  Có bốn việc làm hạnh thanh tịnh :

 

            Đức Phật nói với Lại Tra Hòa La (1) Bồ Tát : “Có bốn phương pháp thực hành được hạnh thanh tịnh.  Những gì là bốn ?  Một là thật hành tâm bình đẳng, không bao giờ dua nịnh; hai là tâm nhu hòa nhẫn nhục đối với các tầng lớp người; ba là hiểu rõ hạnh chơn không; bốn là miệng nói thế nào thì hành động thế nấy.  Ấy là bốn pháp sự, Bồ Tát chóng đặng thanh tịnh”.

(Trích kinh Đức Quang Thái Tử, trụ 6, tờ 24, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI :

 

  1. Lại Tra Hòa La :  Rasirapàla dịch là Hộ Quốc, con của vị trưởng giả, xin làm đệ tử Phật.

 

 

Mục   IV   -  Bát Chánh Đạo

 

  1. Những hạnh trung đạo :

 

            Người trong thế gian thường làm hai việc đọa lạc.  Đệ tử Phật ly gia hành đạo, trọn đời không nên theo thế sự.   Những gì là hai việc đọa lạc ?  Một là thường nghĩ việc tham dục, không có chí tinh tấn; hai là thân chìm đắm tình đời không thể tiến lên chánh đạo.  Thế nên dù thối một bên cũng khó gặp Phật và các vị chơn nhơn đạo đức.  Nếu tỳ-kheo không nghĩ đến sự tham dục, không đắm trước thân ái hạnh, có thể được hạnh trung đạo.  Như Lai tối Chánh Giác chứng ngộ huệ nhãn, độ cho cả hai bên, đi đến cảnh Niết Bàn.  Thế nào gọi là trung đạo ?.  Nhận rõ con đường bát chánh;  một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh ngôn, bốn là chánh hạnh, năm là chánh mạng, sáu là chánh trị, bảy là chánh chí và tám là chánh định.

(Trích kinh Chuyển Pháp Luân, thời 6, tờ 16, bên mặt).

  1. Bát Chánh Đạo :

 

            Thế nào gọi là đạo đế ?  Nghĩa là bát trực đạo  : chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngôn, chánh hạnh, chánh mạng, chánh tri, chánh chí và chánh định.

            Thế nào gọi là chánh kiến  ?  Chánh kiến có hai  :  Có thế tục và đạo giáo.  Biết có nhân nghĩa, biết có cha mẹ, biết có Sa Môn, Phạm Chí, biết có chân nhân đắc đạo, biết có đời nay và đời sau, biết có thiện ác tội phước, từ mê đến ngộ dùng hạnh lành làm chánh.  Ấy là chánh kiến thế gian.  Ai đã hiểu bốn đế, khổ, tập, tận, đạo, đã đặng huệ kiến, không tịnh, phi thân.  Ấy là chánh kiến trong đạo.

            Chánh tư duy cũng có hai :  suy nghĩ học vấn, suy nghĩ hòa kính, suy nghĩ sự khuyên răn thận trọng, suy nghĩ sự vô hại.  Ấy là chánh tư duy thế gian.  Suy nghĩ chỗ siêu xuất, suy nghĩ sự nhẫn nhục, im lặng suy nghĩ dứt trừ ái nhiễm và chấp trước.  Ấy là chánh tư duy trong đạo.

            Chánh ngôn ngữ cũng có hai :  không nói hai lưỡi, không nói ác khẩu, mắng nhiếc, không nói  dối trá, không nói thêu dệt.  Đó là chánh ngôn ngữ thế gian.  Xa lìa bốn lỗi của miệng, giảng trung đạo lý, tâm không bao giờ tạo ác, trọn đời không nói lời thô tháo.  Đó là chánh ngôn ngữ trong đạo lý.

            Chánh hạnh cũng có hai  :  thân hành động thiện, miệng nói lời lành và tâm suy nghĩ việc thiện.  Ấy là chánh hạnh thế gian.  Thân khẩu tinh tấn, tâm niệm không tịnh, tiêu diệt các sự chấp trước.  Ấy là chánh hạnh trong đạo.

            Chánh trị cũng có hai :  không sát sinh, trộm cắp, tà dăm, không tự cống cao, tu đức tự gìn giữ.  Đó là chánh trị thế gian.  Lìa ba ác về thân, đoạn trừ khổ tập, cầu độ diệt ái.  Đó là chánh trị trong đạo.

            Chánh mạng cũng có hai :  cầu tài lợi cho đạo, không tham lam nếu đặng, không dối trá tâm đối với mọi người.  Ấy là chánh mạng thế gian.  Đã lìa tà nghiệp, bỏ các việc bói toán thế gian, không phạm cấm giới trong đạo.  Ấy là chánh mạng xuất thế gian.

            Chánh chí cũng có hai :  không ganh ghét, không giận hờn.  Ấy là chánh chí thế gian.  Lìa ba tâm ác, hành động bốn ý đoan chính, thanh tịnh vô vi.  Ấy là chánh chí xuất thế gian.

            Chánh định cũng có hai :  Tánh thể thuần điều giữ việc lành yên ổn kiên cố, tâm không tà vạy.  Ấy là chánh định thế gian.  Đặng bốn ý chí, duy nhất chuyên nghĩ “không”, “vô tướng” và “vô nguyện”,  thấy nguồn sống niết bàn.  Ấy là chánh định xuất thế gian.  Tám con đường chánh đã nói ở trên, đó là đạo đế….

(Trích kinh A Na Luật Bát Niệm, trắc 8, tờ 22, bên mặt).

 

  1. Bát chánh đạo là chánh pháp luật tự:

 

            A-Nan ! Những gì là chánh pháp luật thừa, thiên thừa, bà la môn thừa, đại thừa, hay điều phục ma quân phiền não ư ?  Phải nhờ bát chánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.  A-Nan !  ấy gọi là chánh pháp luật thửa, thiên thừa, phạm thừa, đại thừa hay điều phục được ma quân phiền não.  Lúc ấy đức Thế Tôn liền nói bài kệ rằng

                                    “Típ giới là pháp mầu,

                                    Hổ thẹn tăng đức lớn,

                                    Chánh niệm khéo hộ trì,

                                    Ấy là người khôn khéo.

                                    Xả tam muội làm trục,

                                    Xa trí huệ, tinh tấn,

                                    Không chấp, áo nhẫn nhục,

                                    An ẩn, dùng pháp hành,

                                    Trực tấn không thối lui,

                                    Vĩnh cữu chỗ không lo,

                                    Trí sĩ cỡi xe thắng,

                                    Hàng phục oán vô trí”.

(Trích kinh Tạp A Hàm ;  Samyuktagama sutra, quyển thứ 28, thời 3, tờ 64, bên mặt).

 

Mục   V   -  Lục Ba La Mật

 

  1. Bồ Tát với Sáu Pháp Ba La Mật :

 

            Các thiện nam !  đại Bồ Tát dùng bát nhã (1) ba la mật làm mẹ, phương tiện (2) thiện xảo làm cha, đàn na (3) ba la mật làm nhũ mẫu, thi la (4) ba la mật làm dưỡng mẫu, nhẫn nhục (5) ba la mật làm dụng cụ trang nghiêm, tinh tấn (6) ba la mật làm người dưỡng dục, thiền na (7) ba la mật làm người mẫn cán ……

(Trích kinh Hoa Nghiêm  :  Avatamsakasùtra, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện thứ 38, thiên 6, tờ 67, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Bát nhã ba la mật :  Prajnapàramita, dịch là trí độ, trí huệ độ thoát đến bờ bên kia
  2. Đàn Na  :  dàna, bố thí : tài thí, pháp thí và vô úy thí vậy.
  3. Phương tiện :  Upaya, người được trí bát nhã, nhưng hay thật tế hoạt động.
  4. Thi La  :  Sila, giới, nhờ giới mới sinh định, có định mới phát huệ vậy.
  5. Nhẫn nhục  :  Ksànti là dịch ý, có nghĩa là chịu đựng mọi thử thách ở bên trong cũng như bên ngoài.
  6. Tinh tấn  :  Virya cũng là dịch ý, rồng rặc một mặt tiến tới, trên đường giải thoát.
  7. Thiền định  :  Dhyàna tĩnh tự, gồm thâu sáu pháp ba la mật trên (phương tiện ở ngoài).

 

  1. Chư Phật do lục ba la mật mà được giác ngộ :

 

            A-Nan !  nếu có đại Bồ Tát học sáu pháp ba la mật nầy đều chứng đặng bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì thế, nên ta dùng sáu phép ba la mật, ân cần phú chúc ông.  A-Nan !  sáu phép ba la mật đây là pháp tạng vô tận của chư Phật.  A Nan !  các đức Phật hiện tại trong mười phương thuyết pháp, đều từ trong pháp tạng lục ba la mật lưu xuất.  Các đức Phật đời quá khứ cũng từ trong sáu pháp ba la mật, chứng đặng quả vị vô thượng cháng đẳng chánh giác.  Các đức Phật đời vị lai cũng sẽ từ trong sáu pháp ba la mật, học được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.  Đệ tử của chư Phật ở các đời quá khứ, hiện tại và vị lai, đều từ trong sáu pháp ba la mật, học được diệt độ, đã được, nay được và sẽ được diệt độ.

(Trích kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật :  Mahàprajnà-pàramìtàsùtra (đại phẩm), phẩm Chúc Lụy thứ 66, nguyệt 4, tờ 35, bên mặt).

 

  1. Nghĩa Ba La Mật :

 

            Các thiện nam !  thế nào gọi là nghĩa ba la mật ?  Tu hành thắng tấn viên mãn.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Thành tựu trí thứ nhất.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Không trụ hữu vi (1) mà không ở vô vi.  Ấy gọi là nghĩa ba la mật.  Sinh tử là mối lo lớn, khéo tay giác ngộ.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Chỗ căn bản chưa giác ngộ, hôm nay đều rõ biết.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Pháp tạng không cùng tận, rộng rãi hay thị hiện.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Hiểu được tất cả thế giới chúng sanh.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Đầy đủ quả vô sinh bất nhẫn.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Hoàn thành bậc bất thối chuyển.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Tự tịnh cõi nước của Phật.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Thành tựu công tác độ sinh.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Ngồi nơi đạo tràng, giác ngộ được nhất thiết trí.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Hàng phục được các ma chướng.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Thành tựu được nhất thiết chủng trí (2) của chư Phật.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Phá các vị kiến.  Ấy là nghĩa ba la mật. 
Thập lực (3), tứ vô sở úy, thập bát bất cộng pháp thành tựu viên mãn.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Hoàn thành 12 hạnh (4) pháp luân.  Ấy là nghĩa ba la mật.  Như vậy, các thiện nam !  nghĩa ba la mật rất sâu vô lượng, ta chỉ vì các ông nói lược vậy thôi……

(Trích kinh Trang Nghiêm Bồ Đề Tâm, huỳnh 10, tờ 2, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI :

 

  1. Hữu vi, vô vi :  Vi là nghĩa tạo tác.  Tạo tác nhưng dời đổi.  Gọi đó là hữu vi.  Trái lại là vô vi.
  2. Nhất thiết chủng trí :  tức là Phật trí vậy.
  3. Thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng pháp :  chỉ có Phật mới thành tựu năng lực và công đức thù thắng nầy, các vị Bồ Tát và nhị thừa khác thì không được như thế, nên gọi là bất cộng.
  4. Mười hai hạnh pháp luân :  ba lần chuyển bánh xe pháp, nói pháp tứ diệu đế, ban đàu thị, kế là khuyến, sau cùng là chứng, tức là thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển.  Phương pháp ba lần chuyển bốn thánh đế, thừa chia thành 12; chuyển pháp luân tức là thuyết pháp vậy.

 

  1.  Xả các tướng xứ là lục ba la mật :

 

            Phạm thiên !  Ta ở thời xa xưa, hết lòng cúng dường chư Phật, cung kính tôn trọng khen ngợi, tịnh tu phạm hạnh, bố thí tất cả, trì giới tất cả và thật hành hạnh đầu đà (1), xa lìa các sự giận tức, nhẫn nhục từ tâm, y theo lời dạy tu hành, siêng tu tinh tấn, tất cả chỗ đã nghe đều hay thọ trì, chỗ riêng biệt tu hành, xa lìa các nơi huyên náo, vào các thiền định, tùy theo chỗ văn huệ, tán tụng suy nghĩ học hỏi.  Dù cho các đức Như Lai, cũng không thấy thọ ký (2).  Vì cớ sao ? vì y chỉ (3) chỗ thật hành.  Vì thế, nên biết :  nếu các vị Bồ Tát, vượt qua (4) tất cả các hạnh thì được thụ ký.

            Ly do vì sao ?  nếu Bồ Tát hay xả các tướng, gọi là đàn (5) ba la mật; hay diệt các chỗ thọ trì, gọi là thí la (6) ba la mật; không bị sáu trần (7) làm tổn thương gọi là sàn đề (8) ba la mật;  lìa các sở hành; gọi là tỳ lê gia (9) ba la mật; không nhớ nghĩ tất cả sự vật, gọi là thiền (10) ba la mật; hay nhẫn nại mọi việc đưa đến, các pháp tánh không sinh (11), gọi là bát nhã (12) ba la mật…..

(Trích kinh Tứ Ích Phạm Thiên Sở Văn, phẩm Vấn Đàm thứ 6, vũ I, tờ 11, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Đầu đà  :  Dhùta, người không cần thiết đến sự ăn, mặc, ở mà chuyên tu luyện tập khổ hạnh.
  2. Thọ ký : Trao lai lời nói trước là sẽ thành Phật ở tương lai.
  3. Y chi chỗ hành :  Nghĩa là nơi ở chỗ hành chỗ đắc, không rời ý kia.
  4. Vượt qua tất cả các hạnh : Tâm luôn luôn trụ nơi vô sở đắc.
  5. Đàn ba la mật : Dànapàramità, bố thí độ xan tham.  Giúp đở mọi người bằng tài, pháp và vô úy.
  6. Thi la  :  Sila, giới mà đức Phật đã chế ra cho hàng thất chúng đệ tử thật hành.
  7. Sáu trần :  Sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, nó thường đi với sáu căn vậy.
  8. Sàn đề : Ksànti, nhẫn nhục, chịu đựng các sự thử thách ở nội tâm cũng như ngoại cảnh.
  9. Tỳ lê gia :  Virya, tinh tấn, ròng rặc một mặt tiến lên con đường giải thoát.
  10.  Thiền  :  dhyàna, định tâm suy xét bên trong để minh tâm kiến tánh.
  11.  Tánh không sinh  :  bản tính không sinh không diệt, tức là Phật tánh vậy.
  12.   Bát nhã :  prajnà, trí tuệ, ánh sáng tự nhiên của mỗi người.

 

  1. Niệm niệm lục ba la mật :

 

            Bồ tát trụ nơi Thủ Lăng Nghiêm tam muội (1)… mỗi niệm mỗi niệm thường có lục ba la mật.  Vì sao ?  Bởi vì Bồ Tát như thế thân đều là pháp, hạnh đều là pháp.  Các Bồ Tát ấy dùng tất cả ba la mật để huân tập (2) thân tâm ở trong mỗi niệm thường sanh lục ba la mật.  Bồ Tát ấy tất cả đều xả, tâm không tham trước.  Ấy là đàn ba la mật.  Tâm thiện tịch diệt, rốt ráo không làm ác.  Ấy là thi la ba la mật; tưởng của vọng tâm hết, ở trong các vi trần, nhưng không bị tổn hại.  Ấy là sàn đề ba la mật.  Siêng năng quán sát chọn lựa tâm thần, thông suốt tướng của vọng tâm.  Ấy là tỳ lê gia ba la mật.  Rốt ráo thiện tịnh, điều phục vọng tâm.  Ấy là thiền ba la mật.  Quán sát tâm biết được tâm, thông suốt tướng của tâm.  Ấy là bát nhã ba la mật.

(Trích kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, quyển thượng, huỳnh 7, tờ 4, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội :  Sùrangama-samàdhi, dịch là kiến hạnh định, do tâm quá kiên cố, các ma không thể phá hại.  Ấy là tối thắng trong định.
  2. Huân nghĩa là huân tập vậy.  Sự hành động hoặc chỗ suy nghĩ, ảnh hưởng nơi thân tâm; nhưng ở trong tâm còn lại các tập quán vậy.

 

Mục   VI   -   Bát Nhã

 

  1. Bát Nhã là mẹ chư Phật :

 

            Như Lai do trí huệ hóa độ chúng sanh không cùng cực, thiết lập nhân sinh quan sát xét gốc ngọn kia, quá khứ, đương lai và hiện tại của chư Phật.  Ai là mẹ ? thì phải rõ đó  :  Trí huệ độ thoát không cùng cực, ấy là từ mẫu của tất cả hàng giác ngộ vậy.

(Trích kinh Phật Thắng Đao Lợi Thiên Vị Mẫu Thuyết Pháp, quyển trung, trụ 6, tờ 38, bên mặt).

 

  1. Khi  thật hành trí tuệ đến bờ kia ác ma rầu sợ :

 

            “Nếu  khi Bồ Tát thật hành ‘vô sở đắc’ trí huệ đến bờ kia; các ác ma sầu khổ, như tên nhọn bắn vào tim.  Vì như người mới mất cha mẹ.  Cũng như thế nầy Tu Bồ Đề ! ác ma khi thấy Bồ Tát vô sở đắc bát nhã ba la mật, liền rầu khổ như tên độc bắn vào trái tim”.

            Tu Bồ Đề thưa Phật rằng : “Bạch Thế-Tôn ! chỉ một ma sầu khổ hay là cả ma trong ba ngàn đại thiên thế giới cũng lại rầu khổ?” -  Phật bảo Tu Bồ Đề rằng : “Các ác ma trong ba ngàn đại thiên thế giới đều bị sầu khổ, như tên bắn vào tim, mỗi chỗ ngồi của hợ, không bao giờ tự yên được.

            Tu Bồ Đề !  Đại Bồ Tát có thể khi thật hành trí tuệ đến bờ kia, tất cả trời, người, a tu la trong thế gian, không thể sanh được kia, khiến ác ma lo rầu buồn khổ.

            Tu Bồ Đề !  Vì thế cho nên đại Bồ Tát muốn đặng q uả vô thượng chánh đẳng chánh giác, phải thật hành trí huệ đến bờ kia”.

(Trích kinh Bát Nhã Ba La Mật (đại phẩm) phẩm Vô Tận thứ 20, nguyệt 4, tờ 36, bên mặt).

 

  1. Trong bát nhã ba la mật đầy đủ ba la mật :

 

            “Đại Bồ Tát khi tu hành trí huệ đến bờ bên kia, đầy đủ các việc bố thí đến bờ kia, trì giới đến bờ kia, nhẫn nhục đến bờ kia, tinh tấn đến bờ kia, thiền định đến bờ kia và trí huệ đến bờ kia.  Tu Bồ Đề ! đại Bồ Tát, khi thật hành trí huệ đến bờ kia, đầy đủ ba la mật”.  Tu Bồ Đề bạch Phật rằng : “Thưa Thế-Tôn ! đại Bồ Tát khi tu hành trí huệ đến bờ kia.  Làm thế nào được đầy đủ đàn na ba la mật, thi la ba la mật, sàn đề ba la mật, tỳ lê gia ba la mật, thiền na ba la mật, bát nhã ba la mật ?” -  Phật bảo Tu Bồ Đề : “Đại Bồ Tát đã làm việc bố thí, đều hối hướng cho tát bà nhã (1).  Như vậy đó, Tu Bồ Đề, đại Bồ Tát, khi tu hành trí huệ đến bờ kia, đầy đủ đàn na ba la mật.  Tu Bồ Đề !  đại Bồ Tát chỗ có trì giới đều hồi hướng cho tát bà nhã.  Ấy là đầy đủ thi la ba la mật.   Đại Bồ Tát đã có nhẫn nhục, đều hồi hướng cho tát bà nhã.  Ấy là đầy đủ sàn đề ba la mật.  Đại Bồ Tát đã có tinh tấn đều phải hồi hướng cho tát bà nhã.  Ấy là đầy đủ tỳ lê gia ba la mật.  Đại Bồ Tát đã có thiền định, đều nên hồi hướng cho tát bà nhã.  Ấy là đầy đủ thiền na ba la mật.  Đại Bồ Tát đã có trí huệ đều hồi hướng cho tát bà nhã.  Ấy là đầy đủ bát nhã ba la mật.  Như vậy đó, nầy Tu Bồ Đề !  Đại Bồ Tát thật hành trí huệ đến bờ bên kia, đầy đủ lục ba la mật.”

(Trích kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật (đại phẩm), phẩm Vô Tận thứ 20, nguyệt tứ, tờ 36, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Tát bà nhã  :  Sarvajna, dịch là nhất trí thiết, tức là trí Phật vậy.

 

  1. Khi thật hành bát nhã ba la mật, một niệm đầy đủ sáu pháp ba la mật :

 

            Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng : “Thưa Thế Tôn! Vì sao đại Bồ Tát khi thật hành bát nhã  ba la mật, trong một niệm đầy đủ sáu pháp ba la mật ?” -  Phật bảo Tu Bồ Đề : “Đại Bồ Tát chỗ đã có bố thí, không xa lìa bát nhã ba la mật, chỗ thật hành trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, không xa lìa bát nhã ba la mật”.

            Tu Bồ Đề bạch Phật rằng : “Thưa Thế Tôn ! tại sao đại Bồ Tát, không xa lìa bát nhã ba la mật, trong một niệm đầy đủ hạnh lục ba la mật ?”  -  Đức Phật nói : “Bố Tát khi thật hành bát nhã ba la mật, chỗ có bố thí, không xa lìa bát nhã ba la mật, bởi vì tướng nó không hai; khi trì giới, tướng cũng không hai; tu nhẫn nhục, siêng tinh tấn, vào thiền định, cũng không hai tướng”.

            Tu Bồ Đề bạch Phật rằng : “Thưa Thế-Tôn !  Vì sao đại Bồ Tát khi bố thí tướng không hai ?”  -  Tu Bồ Đề !  “Đại Bồ Tát, khi thật hành bát nhã ba la mật, muốn đầy đủ đàn na ba la mật; trong đàn na ba la mật, nhiếp thấu các pháp ba la mật”.

            Phật bảo Tu Bồ Đề : “Nếu đại Bồ Tát, khi thật hành bát nhã ba la mật, trụ tâm vô lậu bố thí; đối với tâm vô lậu, không thấy tướng , như là ai thí, ai thọ lãnh, và của thí là vật gì.  Dùng tâm vô tướng, vô lậu ấy, đoạn tâm tham ái, đoạn tâm xan lẫn, nhưng luôn luôn thật hành bố thí; lúc bấy giờ không thấy bố thí, cho đến không thấy pháp vô thượng, chánh đẳng chánh giác.  Bồ Tát ấy đem tâm vô tướng, tâm vô lậu trì giới; không thấy tướng của giới ấy, cho đến không thấy tất cả Phật pháp.  Dùng tâm vô tướng, tâm vô lậu nhẫn nhục; không thấy sự nhẫn nhục, cho đến không thấy tất cả Phật pháp.  Lấy tâm vô tướng, tâm vô lậu tinh tấn; không thấy sự tinh tấn ấy, cho đến không thấy tất cả Phật pháp.  Đem tâm vô tướng, tâm vô lậu vào thiền định, không thấy thiền định ấy, cho đến không thấy tất cả Phật pháp.  Dùng tâm vô tướng, tâm vô lậu thật tu trí huệ; khtông thấy trí huệ ấy, cho đến không thất tất cả Phật pháp…..”

(Trích kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật :   Mahàprajnàpàra-mitàsùtra (đại phẩm), phẩm Nhất Niệm thứ 76 nguyệt 4, trang 54, bên mặt).

 

Mục   VII  -  Bố Thí

 

  1. Bố thí có ba hạng :

 

            Đức Phật bảo đức Quán Tự Tại Bồ Tát rằng : “Các thiện nam !  Mỗi kinh sách có chia ra ba thứ bố thí.  Những gì là ba ?  Một là pháp thí, hai là tài thí và ba la vô úy (1) thí…”

(Trích kinh Giải Thâm Mật  :  Sandhi-nirmocanasùtra, phẩm Địa Ba La Mật, huỳnh 8, tờ 60, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Vô úy thí :  Tâm bồ tát không làm hại một chúng sinh nào, nên khiến tất cả chúng sinh không sợ sệt.

 

  1. Từ tâm bình đẳng bố thí :

 

            Phàm khi làm việc bố thí, không thấy người thọ thí là trì giới hay phá giới, là điền (1) hay phi điền, đây là tri thức, đây không phải là tri thức; khi bố thí không thầy đồ vật hay không phải đồ vật, không chọn ngày, giờ, chỗ hay không phải chỗ, cũng lại không suy tính đói khát hay no đủ an vui, không thấy nhân quả, đây là chúng sinh, đây không phải là chúng sinh, là phước, là không phải phước.  Mặc dủ lại không thấy người thí, người thọ và của cải trung gian, cho đến không thấy đoạn và quả báo; nhưng thường làm việc bố thí, không có đoạn tuyệt….

            Các thiện nam ! Bố Tát nếu thấy người trì giới, phá giới, cho đến quả báo, trọn không thể bố thí, nếu không thể bố thí không đầy đủ đàn ba la mật; nếu không đầy đủ đàn ba la mật thì không thể thành tựu bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác.

            Các thiện nam ! ví  như có người thân bị trúng tên độc, bà con người kia muốn cho nạn nhân yên ổn, vì trừ tên độc, bèn lập tức đi mời vị lương y để nhổ tên độc ra; người kia mới nói rằng : “Hãy đợi !  đừng đụng chạm đến thân tôi ! nay phải xem xét, tên độc đó từ phương nào đến ?  Ai đã bắn ?  Đó là những người thuộc giai cấp sát đế lợi, hay bà la môn, hay giòng tỳ xá hay là giai cấp thủ đà la ?  Rồi lại nghĩ rằng, tên ấy thuộc loại tên nào, cây trúc hay cây liễu ? Cây cung kia nó cứng hay mềm ?  Thuốc độc dầm băng lông loại chim gì ? Loài họa hay loài kên kên ? Chất độc của nó từ đâu ?  Tự nhiên sinh hay do người làm hay do chất độc của rắn?  Người ngu si như thế, làm sao cứu được mạng sống !

            Các thiện nam !  Bồ Tát cũng như thế, nếu thời gian thật hành bố thí, phân biệt người thọ lãnh là trì giới hay phá giới, cho đến quả báo, trọn không thể bố thí đặng; mà nếu không thể thí thì không đầy đủ đàn ba la mật; nếu không đầy đủ đàn ba la mật thì không thể chứng thành bực vô thượng chánh đẳng chánh giác.

            Các thiện nam ! Đại Bồ Tát khi thật hành bố thí, đối với chúng sinh phải có tâm từ bi bình đẳng, tưởng  cũng như con ruột.  Lại nữa khi thật hành bố thí đối với các chúng sinh phải phát khởi tâm thương xót; ví như cha mẹ săn sóc bịnh của đứa con.  Khi thật hành hạnh bố thí, tâm kia phải hoan hỷ; cũng như cha mẹ thấy con bịnh đã lành.  Sau khi bố thí, tâm kia nên buông bỏ, cũng như cha mẹ khi thấy con khôn lớn, có thể tự sinh sống thì yên lòng.

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh thứ 15, dinh 5, tờ 76, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Điền hay phi điền :  điền là phước điền, tương lai sẽ thâu ruộng đất của phước đức.  Dụ cho thánh hiền vậy.

 

  1. Thí thực cùng pháp thực

 

            Có hai cách thí :  ăn uống đồ cao lương mỹ vị để an thân mạng.  Đọc tụng kinh điển, khai đàn thuyết pháp để trưởng dưỡng huệ mạng; thực thí an thân, pháp thí an thần.  Hai việc tuy an vui hết, nhưng pháp thí thì tối trọng yếu.

(Trích kinh Tấn Học, túc 8, tờ 5, bên trái).

 

  1. Pháp thí cùng tài thí:

 

            Các thiện nam !  Giả sử có người dùng 3.000 đại thiên thế giới, đựng đầy bảy món báu trong ấy để cúng dường Như Lai.  Nếu lại có người, khuyến thỉnh Như Lai chuyển bánh xe chánh pháp; chỗ được công đức, phước trước kém hơn đức nầy.  Vì sao ?  Vì kia là tài thí, đây là pháp thí.  Các thiện nam ! giả sử để bảy món báu trong 3.000 đại thiên thế giới mà bố thí; nếu người dùng bảy món báu nhiều như cát sông hằng trong đại thiên thế giới, cúng dường tất cả chư Phật; công đức khuyến thỉnh cũng hơn sự bố thí kia.  Vì thế, nên pháp thí có 5 thứ thắng lợi.  Những gì là năm ?  Một là pháp thí gồm cả tự lợi và lợi tha, tài thí thì không như thế; hai là pháp thí hay giúp cho chúng sinh ra khỏi tam giới, phước về tài thí, không ra khỏi dục giới; ba là pháp thí hay an tịnh pháp thân, tài thí chỉ tăng trưởng sắc thân tứ đại; bốn là pháp thí không cùng tận, tài thí có hết; năm là pháp thí hay đoạn vô minh, tài thí chỉ nuôi tham ái.  Vì thế, nên các thiện nam! Công đức khuyến thỉnh thuyết pháp vô lượng vô biên, khó mà thí dụ cho hết….

(Trích kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương :  Suvarna-prabhàsa-sttamaràjasùtra, phẩm Diệt Nghiệp Chướng, quyển thứ ba, huỳnh 9, tờ 11, bên mặt).

 

  1. Ba thí đầy đủ mới chóng thànhPhật :

 

            Bồ Tát siêng năng khổ hạnh, thật hành đầy đủ ba pháp thí :  Những gì là ba ?- Nội thí, ngoại thí và đại thí.  Ấy là ba pháp thí.  Đem các đồ ăn mặc, các của quí báu, hoặc cõi nước, vợ con bố thí.  Ấy gọi là ngoại thí.  Đem tứ chi, thân thể, xương thịt, đầu mắt, tũy não cho.  Ấy gọi là nôi thí.  Đem pháp tứ đẳng (1), lục độ (2), tứ đế phi thường (3), mười hai bộ kinh (4), vì chúng sinh mà thuyết.  Ấy là đại thí.  Người cầu đạo có ba pháp, đầy đủ ba thí, mới chóng thành Phật.

(Trích kinh Sinh , quyển thứ 5, Phật nói lời thí dụ, túc 5, tờ 54, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Tứ đẳng  :  tức là tứ vô lượng tâm :  Từ, Bi, Hỷ, và Xã.
  2. Lục độ     :  Sáu phương pháp độ thoát.  Đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ vậy.
  3. Tứ đế       :  Khổ, tập, diệt. đạo.  Khổ, tập là quả cùng nhơn ở cõi mê.  Còn diệt và đạo là quả và nhơn ở cõi ngộ vậy.
  4. Mười hai bộ kinh :  Một là Tu Đa La-sutra, khế kinh; hai là Kỳ Dạ; Geya, ứng dụng; ba là Già-Đà : Gathà, phúng tụng; bốn là Ni-Đà Na :Nidàna, nhân duyên; năm là Y Đế Đa Mục : Itivrtaka, bổn sự, sáu là Xà Đa Già : Jàtaka, bổn sanh; bảy là A Phú Đạt, Ma : Adbhùtadharma, Vị Tằng Hữu; tám là A Ba Đà Na : Avadàna, thí dụ ; chín là Ưu Bà Đề Xá: Upadesa, Nghị Luận; mười là Ưu Đà Na : Udàna, Vô Vấn Tự Thuyết; mười một là Tỳ Phù Dược :Vaipulya, Phương Quảng và mười hai là Hòa Già La : Vyakarana, Thọ Ký.

 

  1. Thí dụ đặng tám công đức :

 

            Ai dùng tài vật huệ thí đặng 8 công đức, những ai là tám ?  Một là tùy thời bố thí, chẳng phải là phi thời; hai là tinh khiết bố thí, không phải là uế trược; ba là tự tay mình trao tặng, không sai khiến người khác; bốn là phát nguyện bố thí, không có tâm kiêu mạn; năm là bố thí giải thoát, không hy vọng người khác trả ơn lại;  sáu là bố thí cầu tịch diệt, không cầu xin về cõi trời; bảy là bố thí cầu ruộng tốt, không bố thí cho tiêu sơ; tám là đương nhiên đem công đức nầy ban rãi khắp chúng sinh, không bao giờ vì mình.

(Trích kinh Tăng Nhất A Hàm :  Ekottaràgamasùtra, quyển thứ 37, trắc 3, tờ 7, bên trái).

 

  1. Bố thí có năm thứ :

 

            Các thiện nam ! Có năm thứ bố thí cho những người có trí :  một là chí tâm bố thí, hai là tự tay mình bố thí; ba là lòng tự tin mãnh liệt bố thí; bố là tùy thời tiết bố thí và năm là đúng như pháp tìm cầu vật bố thí…

(Trích kinh Ưu Bà Tắc Giới  :  Upasàkasìlasùtra, quyển thứ tư, lệ 2, tờ 37, bên mặt).

 

  1. Người trí làm việc bố thí :

 

            Người có trí huệ làm việc bố thí, không vì sự trả ơn, không vì tìm công việc tốt, không vì ủng hộ những kẻ xan tham, không vì sanh trong cõi trời, cõi người hưởng sự an lạc, không vì tiếng thơm lưu bố ra ngoài, không vì sợ hãi khổ sở trong ba đường ác, không vì người khác tìm cầu, không vì mất của, không phải có của nhiều mới cho, không vì vô dụng mới cho, không vì phép tắc của gia đình, không vì sự thân cận mới cho.

            Người trí làm việc bố thí, vì lòng thương xót, vì muốn cho người khác được an lạc, vì khiến cho người khác sanh tâm bố thí, vì chỗ hành đạo căn bản của các thánh nhơn vậy, vì muốn phá hoại các phiền não, vì muốn vào Niết-Bàn đoạn trừ thân hậu hữu vậy.

(Trích kinh Ưu Bà Tắc Giới, quyển thứ 5, Lệ 2, tờ 40, bên mặt).

 

  1. Giả danh thí cùng nghĩa thí :

 

            Nếu trước không thể cúng dường cha mẹ, não hại vợ con, tôi tớ, bố thí một cách khổ sở.  Ấy gọi là người ác.  Ấy cũng gọi là bố thí giả danh, không thể gọi là nghĩa thí.  Người thí như thế, gọi là không tâm thương xót, không biết trả ơn.  Người ấy tương lai mặc dù đặng của báu, thường bị mất mát, không thể đem ra ứng dụng.  Thân sẽ bị nhiều ốm đau, khổ não.

(Trích kinh Ưu Bà Tắc Giới, quyển thứ 5, lệ 5, tờ 41, bên mặt).

 

  1.  Tu thí cùng  tu huệ :

 

                        “Thường ưa tu trí huệ,

Nhưng không hành bố thí;

Sinh ra thường thông sáng,

Nghèo cùng không tài sản.

Chỉ ưa làm bố thí,

Nhưng không tu trí huệ;

Sinh ra được giàu có,

Ngu tối không hiểu biết.

Trí huệ, nếu song hành,

Sinh ra đủ tài trí.

Cả hai đều không hành,

Đem dài bị nghèo, tối”.

(Trích kinh Phân Biệt Nghiệp Báo Lược, tạng 8, tờ 95, bên trái).

 

  1.  Mười thứ tịnh thí :

 

            Các vị đại Bồ Tát có mười thứ tịnh thí.  Những gì là 10 ?.  Như là dùng tâm bình đẳng bố thí, vì không có ác với chúng sinh.  Thuận theo ý bố thí, vì mãn tất cả nguyện vọng.  Không loạn tâm bố thí, vì không thối chuyển.  Theo sự thích hợp mà bố thí, vì phân biệt rõ biết phước già la (1).  Không lựa chọn bố thí, vì không cầu quả báo.  Một bề bố thí đối với tất cả vật, vì tâm không chấp trước.  Bố thí tất cả của cải trong lẫn ngoài, vì cứu cánh thanh tịnh.  Bố thí hồi hướng quả bố đề, vì xa lìa cả hữu vi lẫn vô vi.  Bố thí rồi giáo hóa chúng sanh được thành thục, cho đến chốn đạo tràng không xả bỏ vậy.  Ba thứ (2) tròn đầy, thanh tịnh bố thí, người bố thí tài vật xem được bình đẳng, vì tâm thanh tịnh như hư không.

(Trích kinh Hoa Nghiuêm :  Avatamsakasùtra, phẩm Ly Thế Gian thứ 41, thiên 9, tờ 3, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Phước già la :  Pudgala, dịch là người.
  2. Ba thứ tròn đầy thanh tịnh :  liên quan đến người thí, người thọ và của cải.  Cả ba đều thanh tịnh vậy.

 

  1.  Có 10 thứ pháp đặng thí Ba la mật :

 

            Đức Phật nói :  “Các thiện nam ! có mười thứ pháp; các vị đại Bồ Tát, nếu hay hoàn thành, liền được bố thí ba la mật.  Những gì là 10 ?  Một là thành tựu pháp thí; hai là thành tựu vô úy thí; ba là thành tựu tài thí; bốn là thành tựu vô hy vọng thí; năm là thành tựu từ mẫn thí; sáu là thành tựu không khinh mạn thí; bảy là thành tựu cung kính thí; tám là thành tựu cúng dường thí; chín là thành tựu vô sở y thí và mười là thành tựu thanh tịnh thí.

            Các thiện nam !  Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu pháp thí ? Như là nhiếp thọ chánh pháp, thọ trì đọc tụng, không chỗ nào trông cầu; không vì lợi dưỡng cung kính, không vì tiếng khen hơn người; chỉ vì khổ não của chúng hữu tình, khiến tội tiêu diệt, diễn nói diệu pháp, không có  chỗ nào trông cầu :  như vị vua, vương tử, và chiên đà la tử (1), diễn nói pháp nhiệm mầu, tâm còn không hai, huống chi là vì tất cả đại chúng nói pháp tâm không bình đẳng sao ?  Mặc dù thi hành việc bố thí, nhưng tâm không dựa việc ấy sanh ý ngã mạn.  Các thiện nam ! Ấy gọi là Bồ Tát thành tựu pháp thí.

            Các thiện nam !  Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu vô úy thí ?  Chẳng hạn như Bồ Tát, tự bỏ lìa sự sát phạt và tất cả khí trượng; cũng dạy người khác học cách xả lìa sát phạt cũng như tất cả khí giới; lại nửa quan sát tất cả loài hữu tình, tưởng như cha mẹ, tưởng như nam nữ, tưởng như thân thuộc.  Tại sao Bồ Tát lại tưởng như thế ?  Vì như Phật đã nói, tất cả chúng sanh, chưa có lúc nào không từng làm cha mẹ nam nữ quyến thuộc ta, đối với loài trùng nhỏ hãy cón cắt thịt trong thân mà bố thí cho chúng; huống chi loài hữu tình to lớn, mà lại khiến tâm kinh sợ ư ?  Ấy gọi là Bồ Tát thành tựu vô úy thí.

            Các thiện nam !  Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu tài thí ?  Như là Bồ Tát, xem thấy tất cả loài hữu tình tạo các nghiệp cực ác; thí của cải để nhiếp hóa, khiến các hữu tình kia xa lìa các chỗ tạo ác nghiệp, an trí chỗ tu thiện.  Lại khởi tâm suy nghĩ : đức Phật nói sự bố thí là Bồ Tát giác ngộ cho chúng sanh; vì sự bố thí, có thể dứt được ba pháp bất thiện.  Ấy là xan lẫn, ganh ghét và suy nghĩ ác.  Vì thế, nên ta phải học với các Như Lai, tùy chỗ nào có của cải, thường làm việc bố thí; dù ra thí cho không bao giờ khởi tâm kiêu mạn.  Thế gọi là Bồ Tát thành tựu tài thí.

            Các thiện nam ! Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu vô hy vọng thi ?  Chẳng hạn như bố thí, suốt đời không vì tự thân, không vì tài vật, không vì quyến thuộc, không vì lợi dưỡng.  Song mà Bồ Tát khi thật hành bố thí, tâm hồn rất thanh tịnh; vì các nhân duyên đó, xa lìa tất cả hy vọng cầu trả ơn, mà làm việc bố thí.  Ấy gọi là Bồ Tát thành tựu vô hy vọng thí.

            Các thiện nam !  Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu từ mẫn thí ?  Chẳng hạn như Bồ Tát thấy các loài hữu tình chịu các sự khổ não, đói khát, nghèo cùng, y phục nhơ rách, cô độc không có chỗ nương nhờ, không có nơi y chỉ, xa lìa phước nghiệp, không có chỗ quy hưởng; vì thế, nên Bồ Tát suy nghĩ như thế nầy :  phải khởi tâm từ mẫn, ta phải vì lợi ích cho các loài hữu tình kia, phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác; các loài hữu tình nầy chịu quá nhiều đau khổ, không chỗ hướng về, không nơi nương tựa, không chốn sở y, lưu chuyển trong đường sanh tử; ta phải có thời gian vì các chúng hữu tình ấy làm chỗ hướng về, làm chỗ nương tựa, làm chỗ sở y cho họ.  Vì thế, nên Bồ Tát đem tâm từ mẫn, ở trong thời gian bình thường, đối với thời gian lâu xa, tùy hoàn cảnh có đồ vật, bố thí cho chúng hữu tình kia; có rất nhiều lợi ích căn lành cho chúng sanh, trọn không ỷ việc làm nầy mà khởi tâm cao mạn.  Như thế gọi là Bồ Tát thành tựu từ mẫn thí.

            Các thiện nam ! Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu không khinh mạn thí ?  Chẳng hạn như khi bố thí, không có cử chỉ liệng bỏ, khinh khi mà cho,  từng không có ý giận trách chê bai, không ỷ giàu sang tự do ngạo mạn, không cầu tiếng đồn xa, danh dự lừng lẫy; chỗ bố thí cùng thời gian thí, rất là hoan hỷ cung kính, tôn trọng khen ngợi, tự tay mình trao cho.  Ấy gọi là Bồ Tát thành tựu không khinh mạn thí.

            Các thiện nam !  Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu cung kính thí ?  Như là Bồ Tát thấy vị A-Già-Lê-Gia (2), thấy ngài Ô Ba Đà Gia (3) và những bậc thật hành phạm hạnh, chỗ có các tôn giả ấy; cung kính đảnh lễ, chào hỏi mời ở; chỉ làm chỗ trồng các căn lành, nguyện ta đồng làm, chổ ra làm được thành tựu.  Ấy gọi là Bồ Tát thành tựu cung kính thí.

            Các thiện nam !  Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu cúng dường thí?  Chẳng hạn như Bồ Tát cúng dường ngôi Tam Bảo.  Thế nào gọi là cúng dường Phật?  -  Nghĩa là ở trong chế đa (4) của Như Lai, hoặc dùng hoa, hương để rãi hay đốt, và xoa trên đất; hoặc chế đa bị phá hoại, cần phải tu bổ.  Đó gọi là Bồ Tát khéo cúng dường Phật.  Thế nào gọi là cúng dường Pháp ? -  Nghĩa là các vị Bồ Tát chăm nghe chánh pháp, hoặc chép viết thọ trì, đọc tụng thông lợi, suy nghĩ tu tập không suy nghĩ các việc điên đảo, không thật hành các việc bất chánh.  Đó gọi là Bồ Tát cúng dường Pháp.  Thế nào gọi là cúng dường Tăng ? -  Nghĩa là cung cấp các đồ y phục, ăn uống, ngọa cụ, thuốc thang, cho đến đồ đựng nước, các đồ cần dùng cho đầy đủ.  Đó là Bồ Tát khéo cúng dường Tăng bảo.  Khi cúng dường Phật, Pháp, Tăng như thế.  Ấy gọi là Bồ Tát thành tựu cúng dường thí.

            Các thiện nam !  Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu vô sở ý thí ?  Nghĩa là Bồ Tát khi thật hành bố thí; trọn không mong cầu ngôi vị thiên vương, và sinh các cõi trời khác; cũng không cầu làm vua và tiểu vương v.v…. Như thế gọi là Bồ Tát thành tựu vô sở ý thí.

            Các thiện nam !  Thế nào gọi là Bồ Tát thành tựu thanh tịnh thí ?  Chẳng hãn như Bồ Tát khi thật hành bố thí, quán sát vật thí (5) và năng thí, sở thí, đều không thật có; lìa các chướng ngại vật, lìa sự tham nhiễm tôi lỗi.  Như thế gọi là Bồ Tát thành tựu thanh tịnh thí.

(Trích kinh  Bửu Võ, quyển thứ nhất, vũ 6, tờ 3, bên mặt và trái).

 

LƯỢC GIẢi:

 

  1. Chiên đà la  :  Candala, giòng rất hèn hạ, suốt đời làm nghiệp đồ tể, giết hại sinh linh.
  2. A Già Lê Gia :  Acarya, dịch là Qủy phạm sư, tức là giáo thọ sư vậy.
  3. Ô ba đà gia  :  Upadhyàya, dịch là thân giáo sư, tức là vị Hòa Thượng vậy.
  4. Chế đa  :  Caitya, dịch là linh miếu.  Tháp xây bằng đất đá, trong ấy tôn thờ Xá lợi….
  5. Vật thi và năng thí, sở thí  :  Cả ba vật thí là đồ vật để cho, năng thí là người cho, sở thí là kẻ bị cho.  Đây gọi là tam luân thanh tịnh thí…

 

  1.  Trong bố thí có sáu ba la mật :

 

            Đại Bố Tát thấy người đến cầu xin, sinh lòng, tưởng như một người con; thế nên đem hết sức nhiều ít giúp thí cho.  Thế thí gọi là bố thí ba la mật.  Khi Bồ Tát bố thí lìa tâm xan tham.  Gọi là trì giới ba la mật.  Hay nhẫn chịu tất cả lời nói của người cầu xin .  Gọi là nhẫn nhục ba la mật.  Của được đem ra thí, tay mình tự trao cho.  Gọi là tinh tấn ba la mật.  Dốc lòng cột vọng niệm, quán sát con đường giải thoát.  Gọi là thiền định ba la mật.  Không lựa chọn tất cả tướng oán thân.  Gọi là bát nhã ba la mật.

(Trích Kinh Ưu Bà Tắt Giới  :  Upasàkasĩlasùtra, quyển thứ 3, lệ 2, tờ 29, bên trái).

 

  1.   Ưu bố thí sẽ phá năm việc :

 

            Các thiện nam !  nếu người nào ưu muốn bố thí, sẽ phá được năm việc :  một là lòng giận tức; hai là tâm xan tham; ba là tâm ganh ghét; bốn là tiếc thân mạng; năm là tin nhân quả.  Phá năm việc nầy, thường ưu bố thí.

(Trích kinh Ưu Bà Tắc Giới, quyển thứ 4 lệ 2, tờ 37, bên mặt).

 

  1.  Bố thí có ba chướng ngại :

 

            Người bố thí có ba chướng ngại.  Những gì là ba ? -  Hình tướng của ta, hình tướng của người khác, hình tướng vật bố thí.  Đắm trước ba tướng trên bố thí.  Ấy gọi là thế gian đàn na ba la mật.  Vì nhân duyên nào mà gọi là thế gian ? Đối với trong thế gian, không động không ra.  Ấy gọi là thế gian đàn na ba la mật.  Thế nào gọi là thế gia đàn na ba la mật ?  Có chỗ nói ba phần thanh tịnh.  Những gì là ba ?  Đại Bồ Tát khi bố thí, ta không thể được, không thấy có người thọ lãnh, vật đem ra thí không thể được, cũng không mong cầu trả ơn.  Ấy gọi là đại Bồ Tát ba phần thanh tịnh đàn na ba la mật….

(Trích kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật :  Mahàprajnàpara-mitàsùtra, (Đại Phẩm), quyển thứ 7, phẩm Vô Sanh, nguyệt 3, tờ 46, bên mặt).

 

Mục   VIII  -  Trì Giới

 

  1. Năm giới của Bồ Tát tại gia :

 

            Lại nữa, nầy trưởng giả !  Bồ Tát tại gia phải thọ lãnh giới lành.  Ấy là năm giới  :  Kia thích không sát sanh, buông bỏ hết dao gậy, hổ thẹn kiên tâm thề quyết không giết hại tất cả mọi loài chúng sinh, không làm phiền não cho một ai, tâm bình đẳng đối với chúng sinh thường làm các việc tử tế.  Kia nên không trộm cướp, của cải của chính mình biết giữ gìn, đối với của cải của kẻ khác không nên sanh tâm mong cầu; trừ bỏ lòng tham lam, không khởi ý ngu si, đối với tài lộc của người khác, không sanh tâm tham trước, cho đến một cọng rau, người khác không cho không bao giờ lấy.

            Kia xa lìa tà dăm, tự cho đủ về sắc đẹp vợ mình, không mong cầu vợ người khác, không đem nhiễm tâm, dòm ngó nữ sắc của người khác; tâm họ nhàm lo một bề khổ não, tâm thường trái bỏ; nếu đối với vợ mình, sinh lòng tưởng giác ngộ sự ái dục, nên sinh lòng tưởng sợ hãi bất tịnh, ấy là sức kiết sử; thế nên vì sự ham muốn tình dục, không phải do ta chủ động, thưòng sinh lòng tưởng vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh.  Người kia nên suy nghĩ như thế nầy :  ta sẽ cho đến không sinh niệm tà dục, huống chi là hai thân thể hòa hợp, xúc chạm cùng nhau.

            Kia phải lìa các cách vọng ngữ, nói lời chân thật, nói như thế nào thì làm như thế ấy, không nói dối với người khác, tâm lành thành tựu, trước suy nghĩ rồi sau làm; tùy theo chỗ thấy nghe, như sự thật mà nói, giữ gìn chánh pháp; thà bỏ thân mạng, trọn không bao giờ nói vọng.

            Kia phải xa lìa sự say sưa, các thứ rượu làm say mê người không nên uống; không nói vọng động, không tự khinh tháo cũng không nói lời trêu hoa ghẹo nguyệt, dắt đưa đếc chỗ mê lầm; phải trụ chánh niệm, rồi sau mới biết rõ; nếu tâm muốn xã tất cả của cải, phải ăn nên cho ăn, phải uống nên cho uống; nếu khi thí cho người khác, nên nghỉ như thế nầy :  nay là thời gian đàn ba la mật, tùy theo chỗ mong muốn của các người kia, ta phải cung cấp bố thí; lại nữa, ta phải làm cho người cầu được đầy đủ.  Nếu cho người kia rượu, phải dặn người ấy giữ gìn chánh niệm, đừng có uống say sưa, cuồng loạn.  Vì sao ?  Vì giúp cho người kia theo ý mong cầu.  Ấy là đàn ba la mật.  Trưởng giả !  Thế nên Bồ Tát dùng rượu thí cho người đối với Phật không có lỗi.  Trưởng giả !  Nếu Bồ Tát tại gia, đem công đức thọ trì năm giới nầy, hồi hướng cho quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; thế nên khôn khéo giữ gìn năm giới.

(Trích kinh Đại Bửu Tích :  Mahàratnakùta Sùtra, quyển thứ 82, hội Ức Gìa Trưởng Giả, địa 5, tờ 8, bên hữu).

 

  1. Người thọ năm giới, không chỗ sợ lánh:

            Người thọ năm giới cấm của Phật là những người được phước đức, không có chỗ nào sợ sệt, xa lánh…

(Trích kinh A-Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung, túc 6, tờ 77, bên trái).

 

  1. Đức của giới hạnh :

 

            Đức của giới hạnh, phước ứng tự nhiên, thiên thần ủng hộ, cảm động mười phương.  Cùng trời so đức, công huân đồ sộ, chúng thánh ngợi khen, khó mà so lường.  Trí sĩ thông mạng, mất thân chẳng tà, khéo biết Phật dạy; như vậy mới có thể vào con đường cứu độ thế gian…

(Trích kinh A  Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung, túc 6, tờ 77, bên trái).

 

  1. Chỗ mình không muốn, chớ khuyên người khác :

 

            Lúc bấy giờ Phạm Thiên Thắng Tư Duy bạch với Phật rằng : “Thưa Thế Tôn !  Thế nào gọi là một pháp mà các Bồ Tát ngày đêm phòng hộ ?”  Khi          ấy đức Thế Tôn bảo Thắng Tư Duy rằng : “Các thiện nam !  những gì mình không muốn, chớ khuyên người khác làm.  Các thiện nam ! Nếu có vị nào hộ trì pháp nầy, các vị đó hộ trì tất cả giới tạng của Như Lai.  Vì sao ?  Các thiện nam !  Vì người nào quí trọng mạng mình, thì không nên giết mạng chúng sanh, người nào quí trọng của mình thì không nên trộm lấy của người khác; người nào yêu thương vợ mình, thì chẳng nên xâm lấn vợ kẻ khác”.

(Trích kinh Vô Tự Bửu Hiệp, vũ 3, tờ 3, bên trái).    

 

  1. Nếu phạm một giới liền xả toàn giới:  Thí dụ giết cả bầy trâu:

 

            Thuở xưa một người, có bầy trâu đến 250 con, thường đuổi ra ngoài núi đồi cho ăn cỏ uống nước, tùy thời tiết nuôi bầy trâu kia.  Một hôm không may, bị loài cọp dữ bắt một con ăn thịt.  Lúc bấy giờ người chủ có trâu, buồn quá liền nghỉ thế nầy : “Đã mất một con trâu, không còn đủ trọn bầy, thì nuôi trâu nữa làm gì ?”  Ông ta liền lùa trọn bầy trâu đến một bờ cao lại có hố sâu thăm thẳm, ông ta rượt bầy trâu xuống hố, cả bầy trâu đều chết hết ! ! !

            Kẻ phàm phu ngu si trong thế gian cũng lại như thế :  thọ trì giới cụ túc của Như Lai, nếu phạm một giới, không chịu sinh lòng hổ thẹn, sám hối cho được thanh tịnh, mà lại nghĩ rằng : “Ta đã phá một giới, sợ không trọn đủ, còn giữ nữa làm gì ? nên phá tất cả, không còn một giới nào”  Cũng như người ngu si kia, giết trọn bầy trâu một cách oan uổng…

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ 2, tạng 8, tờ 72, bên mặt).

 

  1. Hiếu gọi là giới :

 

            Ai mà hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng, ngôi tam bảo.  Hiếu thuận là pháp chí đạo.  Hiếu cũng gọi là giới…

(Trích kinh Phạm Võng Giới quyển hạ, lệ 1, tờ 7, bên mặt).

 

  1. Chúng sinh thọ giới Phật tức là vào địa vị chư Phật :

 

                              Tâm đại chúng tin chắc !

Ông là Phật sẽ thành,

Ta là Phật đã thành;

Phải tin chắc như vậy…

Tất cả ai có tâm,

Đều nên thọ Phật giới !

Chúng sinh thọ giới Phật,

Tức vào địa vị Phật;

Vị đồng đại giác rồi,

Thật là đệ tử Phật….

(Trích kinh Phạm Võng Giới quyển hạ, lệ 1, tờ 7, bên mặt).

 

  1. Tỳ-kheo phá giới, ví như con dơi :

 

            Xá Lợi Phất !  Thí như loài dơi, khi muốn bắt chim, thì vào trong hang làm chuột; khi muốn bát chuột thì lại bay giữa hư không làm chim; nhưng sự thật không có tác dụng chim chuột, thân nó hôi thối, chỉ ưa ở trong chỗ tối tăm !  Xá Lợi Phất !  tỳ-kheo phá giới cũng lại như thế; đã không chịu làm lễ bố tát (1), tự tứ (2); cũng lại không chịu phục vụ quốc gia, không thể gọi là bạch y, mà cũng không thành người xuất gia; cũng như đốt thây tàn lụn cây củi, trong đó không dùng được việc gì !

(Trích kinh Phật Tạng, quyển thượng, lệ 2, tờ 6, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI :

 

  1. Bố tát  :  Uposatha, nói giới.  Lại dịch là tịnh trụ.  Theo phép xuất gia, mỗi nữa tháng nhóm chúng tụng giới kinh, nhắc lại các giới đã thọ cho nhớ mà hành trì; theo phép tại gia : mổi tháng 6 ngày trai, trì bát quan trai giới.
  2. Tự tứ  :  Ngày kết thúc trong ba tháng an cư kiết hạ, tức là ngày rằm tháng 7 ta; chư tăng câu hội lại, lẫn nhau cử tội đã phạm của mỗi vị có ai hoặc thấy có tội, hoặc nghe có tội, hoặc nghi có tội, rồi đương sự thành tâm sám hối đó….

 

Mục   IX  -   Nhẫn Nhục

 

  1. Nhẫn nhục rất mạnh :

 

                  Tiết thân dè lời,

Giữ nhiếp tâm kia;

Bỏ giận hành đạo,

Nhẫn nhục tối cường !

(Trích kinh Pháp Cú  :  Dhammapadasùtra, quyển hạ, phẩm Niệm Thứ, tạng 6, tờ 101, bên mặt).

 

  1. Dùng nhẫn đi trước :

 

            Sa môn hiền giả dùng nhẫn làm trước.  Phải biết sự nhẫn như nước trong, không chỗ nào mà chẳng rửa sạch.  Người chết, chó chết, rắn chết, chỗ đại tiện, tiểu tiện đều dùng nước để gội rửa; nhưng không phá hoại tánh của nước trong.  Cũng như sẽ phải giữ tâm, giống như có người quét dọn nơi đất sạch cùng nơi đất không sạch, người chết, chó chết, rắn chết, đại tiện, tiểu tiện, cũng đều quét đó, nhưng không phá hoại cây chổi.  Lại nữa, cũng như sức sáng của lửa và gió, người chết, chó chết, rắn chết, đại tiện, tiểu tiện đều được thổi được đốt, nhưng không bao giờ hủy hoại sức gió và lửa.  Nếu muốn có người đến giết mình, mình cũng không giận tức; muốn phá hoại hại mình, mình vẫn bình tỉnh; muốn đến phỉ báng mình, mình cũng không sân si; muốn đến cười mình, mình cũng không giận tức; muốn đến chọc tức, khiến mình không làm được việc đạo, mình cũng chẳng giận làm chi.  Chỉ ta phải từ tâm chánh ý, tội diệt phước sanh, tà không bao giờ vào chánh, lúc bấy giờ muốn mối ác đều bị tan hoại….

(Trích kinh Kiên Ý, túc 8, tờ 12, bên mặt).

 

  1. Thế nhẫn cùng xuất thế nhẫn :

 

            Các thiện nam !  nhẫn có hai thứ :  Một là thế nhẫn; hai là xuất thế nhẫn.  Người nào hay chịu được đói khát, lạnh nóng, khổ vui gọi là thế nhẫn.  Ai mà hay chịu đựng tín, giới, bố thí, nghe biết, trí huệ, chánh kiến không sai lầm, nhẫn chịu sự hủy báng Phật, Pháp, Tăng, mắng nhiết, đả phá, ác khẩu, các việc xấu, tham lam, giận tức, si mê v.v.. có thể nhẫn chịu tất cả, hay nhẫn được các việc khó nhẫn, hay làm được các việc khó làm.  Ấy gọi là xuất thế nhẫn….

(Trích kinh Ưu Bà Tắc Giới, quyển thứ 7, lệ 2, tờ 52, bên mặt).

 

  1. Nhẫn nhục là nhơn bồ đề :

 

            Thân ta nếu bị ai chặt đứt chia lìa, không nên sinh tâm giận tức; phải nên quán sát nhân duyên nghiệp lực đời trước, ta phải thật hành lòng từ bi, thướng xót tất cả.  Nếu việc nhỏ như thế mà không thể chịu đựng thì ta làm sao mà có thể điều phục được chúng sinh ?  Nhẫn nhục tức là chánh nhơn bồ đề, đặng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức là quả nhẫn.  Nếu ta không chịu trồng hạt giống như thế, thì làm sao mà chứng đặng chánh quả.

(Trích kinh Ưu Bà Tắc Giới, quyển bảy, lệ hai, tờ 52, bên trái).

 

Mục   X  -  Tinh Tấn

 

  1. Thế cùng xuất thế gian, ba thứ tinh tấn :

 

            Các thiện nam !  Bồ Tát tinh tấn có hai chủng tướng, một là thế gian, hai là xuất thế gian.  Thế nào gọi là Bồ Tát trong thế gian tinh tấn ?  Nghĩa là Bồ Tát, tinh tấn dũng mãnh, siêng tu ba thứ sự nghiệp của thế phước.  Những gì là ba?  Một là sự thí phước nghiệp; hai là sự giới phước nghiệp; ba là sự tu phước nghiệp.  Ai thực hành ba thứ nầy tức gọi là ba thứ tinh tiến.  Tinh tấn như thế, liên quan đến các chúng sinh có “lậu” có “thủ”, y các quả báo, nương các phước nghiệp.  Ấy là Bồ Tát trong thế gian tinh tấn.  Tinh tiến như thế, cùng các hàng Thanh Văn, Độc Giác v.v..  Đây không gọi là hàng đại giáp mạo luân, cũng không do đây gọi là đại Bồ Tát vậy.  Ấy chỉ gọi là chân thật phước điền của tất cả hàng Thanh Văn, Độc Giác vậy.

            Thế nào gọi là Bồ Tát xuất thế tinh tấn đại giáp mạo luân ? -  Nghĩa là các Bồ Tát dõng mãnh tinh tiến đối với các chúng sinh, tâm kia bình đẳng, diệt trừ tất cả nghiệp khổ phiền não.  Ai tinh tấn như thế, tất cả hiền thánh đều rất khen ngợi;  không lậu, không thủ, không chỗ y chí; khắp tất cả chỗ tinh tấn để trừ biếng nhác; bố thí trừ xan tham; trì giới độ phá giới; từ bi để trừ giận tức; đối với các chúng sanh không phân chia bực thượng, bực trung và bực hạ; tâm không sai khác, không tướng sai khác, dõng mãnh tinh tấn.  Khắp cả ba cõi đối với tất cả chúng sinh, bình đẳng không hai.  Vì tạo sự nghiệp vô lậu, nói năng suy nghĩ, các chỗ hành động, không có tâm trụ trước dõng mãnh tinh tiến.  Không cần xem xét tất cả quả báo các cõ, dõng mãnh tinh tiến.  Không nương tất cả các việc đặng cùng không đặng, dõng mãnh tinh tiến.  Không y theo ba thứ nghiếp thế phước, dõng mãnh tinh tiến.  Đầy đủ ba việc phước nghiệp xuất thế, dõng mãnh tinh tiến.  Ấy gọi là Bồ Tát xuất thế tinh tấn đại giáp mạo luân….

 

 

  1. Con đường tinh tấn :

 

            Đức Phật bảo Nhị Thập (1) Ức Nhĩ rằng : “Ta nay hỏi ông, tùy ý mà đáp cho ta, nầy Nhị Thập Ức Nhĩ !  khi ông còn ở thế tục, có hay chơi đàn cầm không ?” -  Vị ấy đáp rằng : “Bạch Thế Tôn ! Có” -  Đức Phật lại hỏi : “Ý ông nghỉ thế nào ?  Khi ông khảy đàn cầm, nếu lên giây quá thẳng thì tiếng đàn có được hòa âm vi diệu không ?” -  Đáp rằng : “Không thể nào có tiếng hay, nhiều khi bị đứt dây là khác”.  Thế Tôn lại hỏi : “Trái lại, nếu để dây đàn quá dùn thì có phát ra tiếng hòa nhã vi diệu không ?” -  “Bạch Thế Tôn !  cũng không thể có tiếng vi diệu được”.  Thế Tôn lại hỏi đến câu thứ ba : “Còn nếu khéo điều hòa dây đàn không thẳng, không dùn, thì tiếng có phát ra hòa nhã vi diệu không ?” -  Nhị Thập trả lời : “Chắc chắn như vậy, bạch Thế Tôn !”.

            Đức Phật bảo Nhị Thập Ức Nhĩ rằng : “ Tinh tấn thái quá, chỉ tăng thêm sự trạo hối(2) kia; tinh tấn chậm quá khiến cho người lười biếng; thế nên ông phải bình thường tu tập nhiếp thọ, chớ trụ trước, chớ buông lung, chớ chấp tướng”.  Lúc bấy giờ tôn giả Nhị Thập Ức Nhĩ nghe đức Phật nói rồi, rất lấy làm hoan hỷ, làm lễ thối lui.

(Trích kinh Tạp A Hàn :  Samyuktàgamasùtra, quyển chín, thời 2, tờ 51, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Nhị Thập Ức Nhĩ :  Sronakotivinsa, lấy ý mà dịch ra.  Một tên đệ tử của Phật.
  2. Trạo hối :  Trạo cử cùng tri hối đều là những phiền não làm tâm không yên tịnh vậy.

 

  1. Chim Anh Võ tắt lửa :

 

            Đức Phật nói rằng :  Thuở đời quá khứ, một vùng trong núi Tuyết, có rừng trúc lớn, rất nhiều chim thú, cùng nhau sống chung trong rừng kia.  Có một con chim Anh Võ, tên là Hoan Hỷ Thủ.  Lúc ấy trong rừng kia, gió mạnh thổi những cây trúc cùng nhau cọ xát, sinh nhiệt, xẹt lửa, thiêu đốt rừng trúc kia; các loài chim thú sợ hãi không có chỗ nương nhờ.  Khi bấy giờ chim Anh Võ, động lòng từ bi, thương xót các loài chim thú kia, mang cánh nhúng xuống nước, lấy nước rưới lên ngọn lửa.  Vì lòng thương xót tinh cần, cảm động đến cung trời Đế Thích, khiến cõi kia chấn động tất cả.  Vì trời Đế Thích dùng thiên nhãn xem xét; có nguyên nhân gì mà cung điện  của ta bi rung động ?.

            Ông nhìn thấy có một chim Anh Võ, tâm ôm khối lòng quá thương xót, vì muốn cứu giúp diệt ngọn lửa, nên đem hết thân lực kia, nhưng không thể tắt hết lửa.  Vị trời Đế Thích liền hướng về chỗ của chim Anh Võ rồi nói rằng : “Rừng trúc nầy quá rộng lớn đến vài nghìn muôn dặm, đôi cánh của nhà ngươi dùng để múc nước, chỉ được vài mươi giọt, làm sao có thể dập tắt hết lửa khổng lồ kia ?”  Chim Anh Võ thưa rằng : “Tấm lòng tôi rộng lớn, việc làm tinh tiến không bao giờ lười nhác, quyết định sẽ làm cho ngọn lửa tắt; nếu trọn đời nầy không làm xong, tôi nguyện đời sau tiếp nối dập hết ngọn lửa kia”.  Vị trời Đế Thích cảm động ý chí sắt đá của con chim Anh Võ kia; liền ban một trận mưa lớn, dập tắt hết ngọn lửa kinh khủng đó.  Chim Anh Võ khi xưa, nay là thân ta đây.

(Trích kinh Tạp Bảo Tạng, quyển thứ 2, Phật Dùng Nước Trí Diệt Tam Hỏa, túc 10, tờ 7, bên trái).

 

  1. Thần biển trả lại ngọc châu :

 

            Có vị thần biển hóa làm người cùng với Đại Ý hội kiến nhau, vị thần hỏi rằng : “Nghe ông được những vật kỳ lạ, đâu có thể cho xem được không ?”  Đại Ý dũ cánh tay, chỉ bốn viên rằng : “Vua cùng ta khi bàn luận, chỉ nói ngọc nầy khó giữ, ta đã hân hạnh được nó; nay bị ông nầy cướp đoạt, thật là bực vậy”.  Ông liền nói với thần biển rằng : “Ta tự động siêng khổ, trải qua nhiều sự hiểm trở mới được các viên ngọc nầy; ông lại đoạt của tôi, nếu không trả lại, tôi sẽ tát cạn nước biển cho ông xem”.

            Thần Biển nghe liền hỏi : “Chí của ông sao mà cao quá thế !  Biển sâu tới ba trăm ba mươi sáu vạn do tuần, bờ rộng của nó không bờ mé, làm sao ông tát cho cạn !  Ví như mặt nhật không bao giờ rơi xuống đất, gió lớn không thể lung lay; nhưng mặt trời còn có thể sa xuống đất, gió có thể lay chuyển, chớ nước biển lớn trọn không thể nào tát cạn được”.  Đại Ý cười và đáp rằng : “Ta tự nghỉ : Trước sau thọ thân sinh tử, chết rồi chứa xương kia còn hơn núi tu di; máu kia chảy khắp năm sông, bốn biển chưa đủ để đem ra làm thí dụ; ta còn muốn dứt cội gốc sinh tử nầy; đây chỉ là biển nhỏ, khó khăn gì mà tát không cạn”.  Ông ta lại nói thêm rằng : “Ta nhớ nghỉ xưa kia đã cúng dường chư Phật, thề nguyện rằng : “Khiến chí khí của ta hành đạo một cách mạnh mẽ, quyết định không có chi khó khăn, sẽ dời núi Tu Di và tát cạn nước biển lớn, trọn không bao giờ thối chí”.

            Là một người đã quyết tâm dùng đồ để tát cạn nước biển, cảm động đến tấm lòng tinh thành, thông đạt đến Tứ Thiên Vương thứ nhứt.  Ngài giáng hạ ra tay trợ giúp cho Đại Ý, tát nước ba phần đã tát được hai.  Lúc ấy các thần vương trong biển cả đều rất sợ hãi, họ cùng bàn luận với nhau : “Nay chúng ta không trả lại ngọc châu kia, không phải là việc nhỏ vậy; nước hết thì chất bùn ra, nó sẽ làm hư hoại cung thất của chúng ta.  Thần Biển đưa ra các ngọc báu khác trao lại cho Đại Ý, nhưng Đại Ý không chịu nhận bảo rằng : “Không dùng đồ ấy, chỉ muốn được ngọc báu của ta thôi, xin trả lại ngọc báu cho ta, thì mọi việc vui đẹp”.  Thần Biển biết được yh1 kia quyết liệt, liền trao lại ngọc báu thật cho Đại Ý….

(Trích kinh Đại Ý, trụ 6, tờ 6, bên trái và phải).

 

             

 

 

 

 

 

 

Hết Phần Hai Chương Hai-Hành Đạo

Pd. Phuong An

                                                   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]