Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 04. Kinh Đại Không giải nghĩa

29/08/201820:46(Xem: 3021)
Bài 04. Kinh Đại Không giải nghĩa

KINH

ĐẠI KHÔNG
(Mahàsunnata sutta)

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

(Tiếp theo)

 

2). PHÁP HIỀN THÁNH:

 

Phật bảo Tôn giả A Nan Đà:

Những pháp này, này Ananda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc hiền, Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của ác ma.

 

1. ĐỆ TỬ VÀ ĐẠO SƯ:

 

-- Này Ananda, Ông nghĩ thế nào? Vì thấy lý do gì, một Thanh văn Đệ tử tự nghĩ là xứng đáng (hợp lý) để đi theo một Đạo sư dầu cho bị hất hủi? 

-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôntốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này. Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

 

-- Này Ananda, thật không xứng đáng cho một đệ tử bám sát theo vị đạo sư, nếu vì lý do được nghe giải thích khế kinh (lời dạy của Phật) và phúng tụng (đọc tụng lời Kinh và tán vịnh các câu kệ). Vì cớ sao? Trong một thời gian lâu dài, các pháp đã được các ông nghe, thọ trì, đọc lớn tiếng, suy tư với ý, khéo thấu hiểu với chánh trí (hiểu rõ sự lý). Nhưng này Ananda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn lyly thamđoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luậngiải thoát tri kiến luận. Này Ananda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Đạo sư dầu cho bị hất hủi

 

-- Sự kiện là như vậy, này Ananda, thời có sự phiền lụy (upaddava) cho vị Đạo sư; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy do đệ tửsự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy cho các vị tu Phạm hạnh (tu dứt trừ tham dục để đạt thanh tịnh).

 

1- SỰ PHIỀN LỤY CHO ĐẠO SƯ:

-- Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Đạo sư?

Ở đây, này Ananda, có Đạo sư lựa một trú x (senasanam) xa vắng trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Được các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của Đạo sư. Vì sự phiền lụy của Đạo sư, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanhđáng sợ hãi, đưa đến khổ quả dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của Đạo sư.

     Đoạn này đức Phật giảng về một vị Thầy (Đạo Sư) đang sống nơi yên tịnh, nếu có nhiều loại người phàm phu trần tục đến cung kính lễ lạy, chăm sóc phục dịch, mà vị Thầy ấy khởi tâm nhiễm tham ái, rơi vào dục vọng, trở lại đời sống sung túc, thì vị Thầy ấy bị các việc tạp nhạp lôi thôi đưa đến qủa sẽ sinh già chết. Đây là sự buồn rầu (phiền lụy) của vị Thầy.

 

2- SƯ PHIỀN LỤY CỦA ĐỆ TỬ:

-- Này Ananda, thế nào là sự phiền lụy của đệ tử?

Này Ananda, đệ tử của một Đạo sư, bắt chước đời sống viễn ly của Đạo sư mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân với quốc dân bao vây xung quanh. Được các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây cung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của đệ tử. Vì sự phiền lụy của đệ tử, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanhđáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai; các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của đệ tử.

 

     Nghĩa là, một tu sĩ học trò (đệ tử), cũng làm giống như vị Thầy (Đạo sư) của mình, chọn một chỗ vắng vẻ yên tĩnh để tu hành. Trong khi sống xa cách mọi người như vậy, nếu có nhiều loại người phàm phu trần tục đến cung kính lễ lạy, chăm sóc phục dịch, mà tu sĩ học trò ấy khởi tâm nhiễm tham ái, rơi vào dục vọng, trở lại đời sống sung túc, thì tu sĩ học trò ấy bị các việc tạp nhạp lôi thôi đưa đến qủa sẽ sinh già chết. Đây là sự buồn rầu của tu sĩ học trò.

 

3- SỰ PHIỀN LỤY CỦA

    VỊ TU PHẠM HẠNH:

-- Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh?

Ở đây, này Ananda, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Biến TriMinh Hạnh TúcThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐiều Ngự Trượng PhuThiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi Ngài sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Được các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc.

Nhưng này Ananda, vị đệ tử của bậc Đạo sư chủ tâm theo (hạnh) viễn ly của bậc Đạo sư, bắt chước (theo hạnh ấy) lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời, trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Được các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham áitrở lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Vì sự phiền lụy của Phạm hạnh, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Nhưng này Ananda, sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh là nhiều quả khổ hơn, nhiều quả não hơn đối với phiền lụy của Đạo sư này và phiền lụy của đệ tử này, hơn nữa nó dẫn đến đọa lạc

 

     Nghĩa là, Phật là bậc Chính Đẳng Chính Giác, giác ngộ hoàn toàn (Như Lai) xuất hiện ở đời, là bậc đã dứt trừ Kiến Hoặc và Tư Hoặc (A-la-hán), biết rõ lý thế gian và lý chân thật (Chánh Biến Tri), thanh tịnh và có Tam Minh (Minh Hạnh Túc)ra ngoài Tam giới (Thiện Thệ)biết hết thế gian vũ trụ (Thế Gian Giải), đấng tối cao (Vô Thượng Sĩ)biết điều phục chúng sinh (Điều Ngự Trượng Phu)Thầy của Trời và Người (Thiên Nhân Sư), được Trời và Người tôn kính (Thế Tôn).

     Ngài chọn một chỗ vắng vẻ yên tĩnh, trong khi Ngài đang sống nơi yên tịnh như vậy, nếu có nhiều loại người phàm phu trần tục đến cung kính lễ lạy, chăm sóc phục dịch, nhưng Ngài không khởi tâm nhiễm tham ái, không rơi vào dục vọng, không trở lại đời sống sung túc.

     Nhưng một vị tu sĩ học trò (đệ tử), của bậc Thầy (Đạo sư) chủ tâm theo hạnh độc cư xa cách (viễn ly) của bậc Thầy, cũng làm giống như vị Thầy của mình, chọn một chỗ vắng vẻ yên tĩnh để tu hành. Trong khi sống xa cách mọi người như vậy, nếu có nhiều loại người phàm phu trần tục đến cung kính lễ lạy, chăm sóc phục dịch, mà tu sĩ học trò ấy khởi tâm nhiễm tham ái, rơi vào dục vọng, trở lại đời sống sung túc, thì tu sĩ học trò ấy bị các việc tạp nhạp lôi thôi đưa đến qủa sẽ sinh già chết. Đây là sự buồn rầu của các vị tu dứt trừ tham dục để đạt thanh tịnh (Phạm hạnh).

     Nhưng sự buồn rầu (phiền lụy) của các vị tu dứt trừ tham dục để đạt thanh tịnh là nhiều quả khổ buồn rầu hơn vì nó dẫn đến đọa lạc. 

 

2. ĐỐI XỬ VỚI ĐẠO SƯ:

 

-- Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta, với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch, và như vậy các ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài.

 

1- ĐỐI XỬ VỚI TÂM THÙ NGHỊCH:

Như thế nào là các đệ tử đối xử vị Đạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu?

-- Ở đây, này Ananda, vị Đạo sư ấy với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, mong cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: "Đây là hạnh phúc cho các ông, đây là an lạc cho các ông". Nhưng các đệ tử của vị ấy không chịu nghe theo, không chịu lóng taichú tâm vào hướng khác (annan), ngược lại, họ đi xa lời giảng dạy của vị Đạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Đạo sư, với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu.

     Nghĩa là vị Thầy có lòng từ bi, vì mong các học trò sẽ có được lợi lạc hạnh phúc, nên vị Thầy nói cho họ nghe những điều hay lý phải. Nhưng các học trò không chịu lắng nghe, lại chú tâm chỗ khác, sau đó làm những điều trái ngược lại lời giảng; như vậy là học trò đối xử thù nghịch với bậc Thầy.

 

2- ĐỐI XỬ VỚI TÂM THÂN HỮU:

Như thế nào, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Đạo sư, với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch?

-- Ở đây, này Ananda, vị Đạo sư với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, tìm cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: "Đây là hạnh phúc cho các ông, đây là an lạc cho các ông". Các đệ tử của vị ấy chịu nghe theo, chịu lóng taikhông chú tâm vào hướng khác, và không ngược lại đi xa lời dạy của bậc Đạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Đạo sư, với tâm thân hữu, không phải với tâm thù nghịch. Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta, với tâm thân hữu, chớ với tâm thù nghịch và như vậy sẽ là hạnh phúc, là an lạc lâu dài cho các ông. 

     Nghĩa là Đức Phật có tâm đại từ bi, Ngài mong mỏi các học trò (đệ tử) sẽ có hạnh phúc, nên Ngài giảng giáo lý cho họ nghe, khi nghe, họ chú tâm triệt để và ghi nhớ kỹ càng. Sau đó hành trì đúng như những lời giảng, không có một hành động nào đi ngược lại, thì đây là thân thiện với Ngài; sẽ là hạnh phúc an lạc lâu dài.

 

Ta không sách tấn các ông như người thợ gốm đối với các đồ gốm chưa nung, chưa được nung chín. Ta sẽ nói hết lời chỉ trích này đến lời chỉ trích khác, hết lời tán thán này đến lời tán thán khác. Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại.

 

     Nghĩa là Đức Phật không khuyến khích chư Tăng như người thợ gốm đối với các đồ gốm mới nặn chưa nung, vì đồ gốm cần phải dùng lửa đốt mới thành đồ gốm tốt. Cũng vậy vì muốn cho các đệ tử trở thành thánh thiện, nên Ngài chỉ trích rồi, lại chỉ trích nữa những sự việc đưa đến sai lệch và hết lời ca ngợi những sự việc dẫn tới chân thiện.

 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

GIẢI NGHĨA

KINH ĐẠI KHÔNG

HẾT

 (Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567