Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm thế nào để có trí tuệ lớn

28/11/201710:36(Xem: 7740)
Làm thế nào để có trí tuệ lớn

 Duc The Ton 11

 

LÀM THẾ NÀO CÓ ĐƯỢC TRÍ TUỆ LỚN

ĐỂ ĐẠT  ĐẾN BẾN BỜ GIẢI THOÁT


T/S L âm Như Tạng

oOo

 

ĐÓ LÀ PHẢI QUÁN CHIẾU, THỰC HÀNH, TU TẬP THEO GIÁO LÝ BÁT NHÃ

oOo

A-NGHIÊN CỨU MỘT

I-BÁT NHÃ

Bát Nhã, tiếng Sanscrit viết là Prajnã. Tiếng Trung Quốc đọc là: Ban Nhã, Ba Nhã, Bát Nhã, Bát La Nhã. Thông thường dịch là: Huệ, Trí, Trí huệ, Minh. Bát Nhã là danh từ đặt biệt về Phật Pháp và bao hàm nhiều nghĩa, cho nên người ta thích dùng danh từ bằng chữ Phạn hơn là dịch nghĩa.

Những  chữ dưới đây, mỗi chữđưa ra một phần nghĩa của Bát Nhã:

*Trí: Minh đạt, sáng suốt,  khác với trí của thế tục.

*Trí Tuệ: Trí sáng vềđạo lý.

*Huệ: Sựsáng suốt của bậc xuất trần

*Thanh tịnh: Trong sạch, không nhiễm trược như kẻ thế tục

*Minh: Sự sáng suốt, không mê muội, không lầm lạc

*Viễn ly: Ra khỏi các mối phiền não, thoát khỏi những sự trói buộc ở đời

*Bát Nhã là tâm trí thoát ra ngoài tham, sân, si, dứt các mối mê lầm, tự mình thông đạt, minh liễu.

BÁT NHÃ có 3 loại:

1-THẬT TƯỚNG BÁT NHÃ

Linh Trí tự nhiên mà mỗi người sẵn có, Trí sáng thường tồn nơi mỗi chúng sanh.

2-QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ

Trí sáng quan sát chiếu liễu, phân biệt các pháp, hành giả nhở thiền quán mà mở thông.

3-VĂN TỰ BÁT NHÃ

Sự sáng suốt, triết lý cao siêu chứa đựng trong các kinh luận của Đạo Phật.

II-BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Tiếng Phạn ghép hai từPrajnã: trí huệ và Paramita: vượt qua bờ bên kia (Niết Bàn) vàđưa người cùng qua.

Bát Nhã Ba La Mật Đa: dịch là Trí TuệĐáo Bỉ Ngạn, Huệ Độ.

Đó làĐại Đức Đại Hạnh cao tột về Trí Tuệ của nhà tu Phật quyết đạt tới bờ giác, quyết thành Phật và độ người được chứng đắc như mình.

Có 6 đức hạnh  đó là 6 độ Ba La Mật: -Bố Thí, -Trì Giới, -Nhẫn Nhục, -Tinh Tấn, -Thiền Định, -Tri Tuệ. Đến khi thành bậc đại Bồ Tát, sắp lên quả Phật hành giả còn trì thêm hạnh nữa là Phương Tiện: dùng mọi phương pháp tiện lợi để độ chúng sinh.

B-NGHIÊN CỨU HAI

Theo tựđiển tiếng Anh ta có hai từ Prajnã và Prajnã-paramitã như trên đã viết.

I-PRAJNÃ

“To know, understand”, Wisdom. Wisdom, understanding, or wisdom; clear, intelligent, the sixth pãramitã. The Prajnã-pãramitã-sutra describes it as supreme, highest, incomparable, unequalled, unsur-passed. It is spoken of as the principal means, by its enlightenment, of  attaining to nirvana, through its revelation of unreality of all things.

II-PRAJNÃPÃRAMITÃ

The acme of wisdom, enabling one to reach – the other shore, i.e. wisdom for salvation; the highest of the six pãramitãs, the virtue of wisdom as the principal means of attaining to Nirvãna. It connotes a knowledge of the illusory character of everything earthly, and destroys error, ignorance, prejudice, and heresy.

C-NGHIÊN CỨU BA

Prajnã là thuật ngữ trong tiếng Sanscrit. Gọi là Ban Nhã, Bát la nhã, Bát thích nhã, Bát la tích nang, Bát lại  nhã, Ba lại nhã, Bát thận nang, Ba la nang. Có nghĩa là trí tuệ, tuệ minh.

Theo Đại Trí Độ Luận, quyển 43 viết: “Bát Nhã là Trí Tuệ, Trí Tuệ đệ nhất trong tất cả trí tuệ, là thứ không gì cao hơn, không gì so sánh bằng, càng không gì hơn thế”.

Tuệ Uyển Âm Nghĩa quyển thượng viết: “Bát Nhã nghĩa là Trí Tuệ. Trí Tuệ theo tiếng Tây Vực có hai cách gọi là Bát Nhã và Mạc Để. Riêng chữ Trí thì gọi Nặc Bát, tức là tên gọi Trí thứ 10 vậy.”

Có những loại Bát Nhã như sau:

Ngũ Chủng Bát Nhã, Nhị Bát Nhã, Tam Bát Nhã v.v…

I-NĂM LOẠI BÁT NHÃ

Năm loại Bát Nhã, thu gôm các pháp của Bát Nhã.

1-Thực Tướng Bát Nhã. 2-Quán Chiếu Bát Nhã. 3-Văn Tự Bát Nhã.

4-Cảnh Giới Bát Nhã: Là cái vin vào, nương vào (sởduyên)  của Bát Nhã, là tất cả các Pháp. Chân trí của Bát Nhã, lấy tất cả các pháp làm cảnh giới, do đó mà gọi là Cảnh Giới Bát Nhã.

5-Quyến Thuộc Bát Nhã: các trí Noãn, Đãnh, Nhẫn, Thế Để Nhất Pháp, các trí cùng với Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến v.v…Đều là Quán Chiếu Bát Nhã, là quyến thuộc của Tuệ Tính cho nên gọi là Quyến Thuộc Bát Nhã.

Tham khảo: Kim Cương Kinh San Định Ký, quyển 2. Tam Tạng Pháp Số quyển 20. V.v…

II-HAI LOẠI BÁT NHÃ

1-CỌNG BÁT NHÃ

Cọng Bát Nhã là Thông Giáo của Thiên Thai Tông, nói chung cho hàng Tam Thừa Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát cùng tu chứng.

2-BẤT CỌNG BÁT NHÃ

Chỉ hai hàng Bồ Tát Biệt Giáo và Viên Giáo của Tông Thiên Thai, không nói đến Thanh Văn và Duyên Giác.

Theo Đại Trí Độ Luận quyển 100 viết rằng: 1-Thế Gian Bát Nhã: Loại chưa thực hành tịch tĩnh chân thực Bát Nhã mà thường thực hành hữu kiến, hữu tướng Bát Nhã. 2-Xuất Thế Gian Bát Nhã: Trong lòng như hư không, bình đẳng, tịch diệt, xa rời các danh tướng.

Theo Địa Tạng Kinh quyển 10 viết: 1-Thực Tướng Bát Nhã, 2-Quán Chiếu Bát Nhãđó là 2 loại Bát Nhã 1 và 2 trong 3 loại Bát Nhã.

Tham khảo: Hoa Nghiêm Đại Sớ quyển 1.

III-BA LOẠI BÁT NHÃ

Bát Nhã có nghĩa là sự giác ngộ lớn, viên mãn, thường hằng. Giác có 3 đức:

1-Thực Tướng Bát Nhã:  là lý thểBát Nhã vốn có đầy đủ trong chúng sanh, xa lìa tất cả các tướng hư vọng. Đó cũng là thực tính của Bát Nhã là lý thể sở chứng.

 2-Quán Chiếu Bát Nhã: là thực trí quán chiếu thực tướng.

 3-Phương Tiện bát Nhã: là cái quyền trí phân biệt các pháp.

Theo Kim Quang Minh Huyền Nghĩa quyển thượng viết: 1-Thực Tướng Bát Nhã (như trên). 2-Quán Chiếu bát Nhã (như trên). 3-Văn Tự Bát Nhã. Kinh Bát Nhãgiải thích 2 loại Bát Nhã trên, dạy ngũ bộ, bát bộ vàĐại Bát Nhã.

Tham khảo: Triệu Luận, Pháp Tạng  “Bát Nhã Tâm Kinh Lược Sớ”.

Theo Nhân Vương Kinh Lương Bi Sớ quyển thượng viết: “Người thuyết minh kinh nầy đặt đề kinh là Bát Nhã và lấy đó làm tôn”. Trong Quán Như Lai Phẩm, đặc biệt thuyết minh về 3 loại Bát Nhã là thực tướng, quán chiếu và văn tự. TừÂn còn thêm hai loại Cảnh Giới và Quyến Thuộc.

Thông tỏ 5 pháp trên đó là: Bát Nhã Tính, Bát Nhã Tướng, Bát Nhã Nhân, Bát Nhã Cảnh, Bát Nhã Bạn.

IV-BÁT NHÃ TÂM KINH

1-MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐẠI MINH KINH

Một quyển, La Thập dịch. Tâm Kinh Bí Diện của Hoằng Pháp (Nhật Bản) là sách giải thích bản nầy nhưng tên đề lại là Phật Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

2-BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Một quyển, Huyền Trang dịch, Hiền Thủ phái Hoa Nghiêm giải thích, gọi là Tâm Kinh Lược Sớ. TừÂn còn có Bát Nhã Tâm Kinh U Tán, 1 quyển. Ngoài ra còn có Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, 1 quyển, do Pháp Nguyệt đời Đường chú thích lại và phổ biến. Phật Thuyết Thánh PhậtMẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, 1 quyền, do Thi Hộ đời Tống dịch. Trong đó bản được phổ biến rộng rãi nhất là bản của La Thập dịch. Vì nói về tâm yếu của Bát Nhã nên lấy đề là Tâm kinh. Các nhà chú thuật nhưsau :

Tâm Kinh Chú, 1 quyển, Đề Bà (trung  Thiên Trúc) chú. Tâm Kinh Tán, 1 quyển, Viên Trắc đời Đường soạn. Tâm Kinh Sớ, 1 quyển, Minh Khoáng đời Đường thuật. Tâm Kinh Sớ, 1 quyển, Tuệ Tịnh đời Đường soạn. Tâm Kinh Sớ, 1 quyển, Tịnh Mại đời đời Đường soạn. Tâm Kinh U Tán, 2 quyển, Khuy Cơ đời Đường soạn. Tâm Kinh Lược Sớ, 1 quyển, Pháp Tạng đời Đường thuật. Tâm Kinh Lược Sớ Hiển Chánh Ký, 3 quyển, Pháp Tạng đời Đường và Trọng Hi đời Tống thuật, Sư Hội đời Tống thuật ký. Tâm Kinh Lược Sớ Tiểu Sao, 2 quyển, Pháp Tạng thuật, Tiền Khiêm Ích đời Minh biên tập. Tâm Kinh Tam Chú, 1 quyển, Tuệ Trung đời Đường dịch, Đạo Giai Hoài Thâm đời Tống thuật. Tâm Kinh Sớ, 1 quyển, Trí Viên đời Tống thuật.

Tâm Kinh Sớ Di Mưu Sao, 1 quyển, Trí Viên đời Tống Soạn. Tâm Kinh Chú, 1 quyển, Đạo Long đời Tống thuật. Tâm Kinh Tụng, 1 quyển, Quang Mục đời Tống soạn. Tâm Kinh U Tán Thiêm Cải Khoa, 1 quyển, Thủ Thiên đời Tống sửa thêm. Tâm Kinh U Tán Không Động ký, 3 quyển, Thủ Thiên đời Tống biên tập. Tâm Kinh Chú Giải, 1 quyển, Chân Khả đời Minh soạn. Tâm Kinh Trực Đàm, 1 quyển, Chân Khả đời Minh soạn. Tâm Kinh Yếu Luận, 1 quyển, Chân Khả đời Minh soạn. Tâm Kinh Thuyết, 1 quyển, Chân Khả đời Minh giảng. Tâm Kinh Thích Nghĩa, 1 quyển, Quan Quang đời Minh giải thích. Tâm Kinh Thích Nghi, 1 quyển, Quan Quang giải thích. Tâm Kinh Trực Thuyết, 1 quyển, Đức Thanh đời Minh thuật.

Tâm Kinh Khái Luận, 1 quyển, Quan Quang giải thích. Tâm Kinh Thuyết, 1 quyển, Hồng Ân đời Minh thuật. Tâm Kinh Chú Giải, 1 quyển, Tông Lặc, Như Dĩ đời Minh đồng chú giải. Tâm Kinh Trác Luận Giải, 1 quyển, Thông Dung đời Minh thuật. Tâm Kinh Chánh Nhãn, 1 quyển, Đại Văn đời Minh thuật. Tâm Kinh Khai Độ, 1 quyển, Hoằng Lệ đời Minh soạn. Tâm Kinh Phát Ẩn, 1 quyển, Chính Tướng đời Minh giải. Tâm Kinh Tế Quyết, 1 quyển, Đại Tuệ đời Minh giải thích. Tâm Kinh Thiêm Túc, 1 quyển, Hoằng Tán đời Minh thuật. Tâm Kinh Thích Yếu, 1 quyển, Trí Húc đời Minh thuật.

Tâm Kinh Tiểu Đàm, 1 quyển, Quán Hành đời Minh thuật. Tâm Kinh Nhất Quán Sớ, 1 quyển, Ích Chứng đời Minh sớ. Tâm Kinh Chỉ Chưởng, 1 quyển, Nguyên Hiền đời Minh thuật. Tâm Kinh Sự Quán Giải, 1 quyển, Tục Pháp Thuật. Tâm Kinh Như Thị Kinh Nghĩa, 1 quyển và Tâm Kinh Chú Giảng, 1 quyển, Hành Mẫn thuật. Tâm Kinh Chú Giải, 1 quyển, Tịnh Đĩnh soạn. Tâm Kinh Thinh Ích Thuyết, 1 quyển, Đạo Bái thuyết. Tâm Kinh Luận, 1 quyển, Hàm Cương tuyển. Tâm Kinh Khẩu Nghĩa biệt, 1 quyển, Đại Bảo soạn.

Tâm Kinh Chú Giải, 1 quyển, Kính Chỉ tuyển. Tâm Kinh Giải Nghĩa Tiết Yếu, 1 quyển, Tống Liêm đời Minh hiệu đính. Tâm Kinh Đề Cương, 1 quyển, Lý Chất đời Minh tuyển. Tâm Kinh Thích Lược, 1 quyển, Lâm Triệu Ân đời Minh tuyển. Tâm Kinh Chú Giải, 1 quyển, Chư Vạn Lý đời Minh chú. Tâm Kinh Cú Giải Dị Tri, 1 quyển, Vương Trạch Chú chú giải. Tâm Kinh Giải Nghĩa, 1 quyển, Từ Hòe Đình giải nghĩa.V.v…

V-KINH BÁT NHÃ

Tên chung chỉ kinh điển nói về lý sâu sắc của Bát Nhã Ba La Mật, phiên âm là Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Kinh nầy có tới vài chục bộ. Trong đó ngoài bộ Kinh Nhân Vương Bát Nhã, số còn lại đều do Huyền Trang dịch. Bộ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahãprajnãparamitã), 600 quyển là ngài căn cứ theo một chi lưu của bộ kinh ấy dịch lại. (tham khảo: Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa).

1-TÁM BỘ BÁT NHÃ

Lấy tám bộ để chỉ chung các kinh Bát Nhã.

Theo Kim Cương Tiên Luận quyển 1 viết: “Có cảm ứng ứng nghiệm ở đời, do vậy mới nói tám bộ Bát Nhã”. Có 10 loại nghĩa, dịch là 10 đối trị. Bộ thứ nhất 10 vạn kệ là bộĐại Phẩm. Bộ thứ hai, 2 vạn 5 nghìn kệ là bộ Phóng Quang. Bộ thứ ba, 1 vạn 8 nghìn kệ là bộ Quang Tán. Bộ thứ tư, 8 nghìn kệ là bộĐạo Hạnh. Bộ thứ năm, 4 nghìn kệ là bộ Tiểu Phẩm. Bộ thứ sáu, 2 nghìn 5 trăm kệ là bộ Thiên Vương Vấn. Bộ thứ bảy, 600 kệ là bộ Văn Thù. Bộ thứ tám, 300 kệ là bộ Kim Cương Bát Nhã nhưđãthấy  trong kinh bản các bộĐại Phẩm, Phóng Quang, Quang Tán mà sách Duyệt Tạng Tri Tân nói tới. Lời văn tuy có khác nhau nhưng đều là một bản kinh, lấy những bộđó phối hợp với 3 bộ là không đúng.

Vì vậy các bộ Kim Cương Sớ của Thiên Thai, và bộ Nhân Vương Kinh Sớ của Gia Tường đều cho rằng kinh bản của bộ thứ nhất, thứ hai trong tám bộ là chưa dịch hết. Lấy bộ Quang Tán thứ ba cũng đặt tên làĐại Phóng Quang. Đó là bộ thứ ba. Còn bộĐạo Hạnh thứ tư và tiểu bộ Tiểu Phẩm thứ năm trong tám bộ làcùng một bản nhưng là bản dịch khác nhau, là phần thứ tư của Đại Bát Nhã. Vì vậy Gia Tường gọi phần thứ tư là Tiểu Phẩm hoặc Đạo Hạnh.

2-NĂM BỘ BÁT NHÃ

Năm bộ kinh BátNhãgồm có:

a-MA HA BÁT NHÃ

Ma Ha Bát Nhã tức là Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật còn gọi làĐại Phẩm Bát Nhã , 27 quyển do La Thập dịch, là hội thứ hai của Đại Bát Nhã. Bộ Phóng Quang Bát Nhã Ba La Mật, 30 quyển, do Vô La Xoa đời Tây Tấn dịch là cùng một bản văn với bộQuang Tán Bát Nhã, 10 quyển do Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch (kinh văn chưa hết).

b-KIM CƯƠNG BÁT NHÃ

Kim Cương Bát Nhã tức làbộ Kim Cương Bát Nhã Kinh, 1 quyển do La Thập dịch; bộ Kim Cương Bát Nhã, 1 quyển do Chân Đế dịch. Bộ Kim Cương Năng Đoạn Bát Nhã, 1 quyển do Đạt Ma Cấp Đa đời Tùy dịch. Bộ Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã, 1 quyển do Huyền Trang dịch (sao riêng bộĐại Bát Nhã). Bộ Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã, 1 quyển do Nghĩa Tịnh dịch đều là cùng một bản. Đó là hội thứ 9 của Đại Bát Nhã.

c-BỘ THIÊN VƯƠNG VẤN BÁT NHÃ

Bộ Thiên Vương Vấn Bát Nhã là BộThắng Thiên Vương Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 7 quyển do Nguyệt Bà Thủ Na dịch, là hội thứ 6 của Đại Bát Nhã.

d-BỘ QUANG TÁN BÁT NHÃ

Bộ Quang Tán Bát Nhãtiếng Phạn chưa đưa sang, nay ở trong bộ Quang Tán Kinh và bộ Phóng Quang Bát Nhã, trong kinh tạng hiện nay những bộ nầy đều là đồng bản với bộ Ma Ha Bát Nhã do ngài La Thập dịch. Ba bộ nầy đều là hội thứ hai của Đại Bát Nhã.

e-BỘ NHÂN VƯƠNG BÁT NHÃ

Bộ Nhân Vương Bát Nhã là bản kinh Phật thuyết cuối cùng. Bộ Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 2 quyển do La Thập dịch là bộ khác của Đại Bát Nhã.

3-16 HỘI KINH BÁT NHÃ

Kinh Đại Bát Nhã gồm có 16 hội, tham khảo Đại Bát Nhã Ba La MậtĐa  Kinh.

VI-KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA KINH

Tiếng Phạn: Vajracchedikã-prajnãpãramitã-sutra. Gọi tắt là Kim Cương Bát Nhã Kinh, Kim Cương Kinh.

Một quyển do Cưu Ma La Thập dịch vào thời Hậu Tần được in vào Đại Chánh Tạng tập 8.

Nội dung kinh giải thích rõ lý tất cả pháp vô ngã. Đại khái có thể chia làm 2 phần: Phần đầu từ “Tôi nghe như vầy” đến “quả báo cũng chẳng thể nghĩa bàn”. Phần sau từ “Bấy giờ, ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng” đến cuối quyển.

Theo sự nghiên cứu của các học giả qua nhiều thời đại thì câu văn vàý nghĩa trong phần đầuvà phần cuối của kinh hiển nhiên có những chỗ khác nhau.

Tăng Triệu cho rằng: phần đầu là nói về “chúng sinh không” phần sau là nói về “pháp không”. Theo Trí Khải và Cát Tạng thì cho rằng phần đầu là Phật nói cho thính chúng trong hội trước. Phần cuối là nói cho thính chúng trong hội sau. Phần đầu nói cho hàng lợi căn, phần cuối nói cho hàng độn căn.

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu giảng nói kinh nầy, nhất là từ Lục Tổ Huệ Năng trở về sau thì kinh nầy lại càng được coi trọng.

Có 5 bản dịch khác nhau vể kinh nầy:

1-BỒĐỀ LƯU CHI

Bồ Đề Lưu Chi dịch vào thời Bắc Ngụy, cùng đề tựa như trên.

2-CHÂN ĐẾ

Chân Đế dịch vào thời nhà Trần, cũng cùng đề tựa như trên.

3-ĐẠT MA CẤP ĐA

Đạt Ma Cấp Đa dịch vào thời nhà Tùy, tên kinh là: Kim Cương Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật Kinh (gọi tắc là: Kim Cương Năng Đoạn Kinh).

4-HUYỀN TRANG

Huyền Trang dịch vào thời nhà Đường, với tên kinh là: Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh (tức là phần Năng Đoạn Kim Cương trong kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa quyển 577).

5-NGHĨA TỊNH

Nghĩa Tịnh dịch vào đời nhà Đường, tên kinh là: Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh (gọi tắc là Năng Đoạn Kim Cương Kinh).

Có các bản dịch khác hiện nay đang lưu hành là các bản dịch của các thứ tiếng như: Việt Nam, Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu, Anh, Pháp, Đức, Nhật v.v…

Nguyên bản tiếng Phạn được ấn hành mới nhất là bản của Khổng Tư (Conze) người Ý.

Về chú giải Kinh nầy có rất nhiều tác phẩm, nhưng các tác phẩm sau đây được cho là quan trọng hơn cả: Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh Luận, 3 quyển; Luận Tụng, 1 quyển; Luận Thích, 3 quyển; của Vô Trước. Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh Chú, 1 quyển; của Tăng Triệu. Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh Sớ, 1 quyển; của Tuệ Viễn. Kim Cương Bát Nhã Ba La mật Sớ, 1 quyển; của Trí Khải. Kim Cương Bát Nhã Ba La mật Kinh Tán Thuật, 3 quyển; của Khuy Cơ. Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Giải Nghĩa, 2 quyển; của Tuệ Năng.

Tham khảo: Xuất Tam Tạng Ký Tập, quyển 2. Lịch Đại Tam Bảo Kỷ, quyển 8. Quảng Hoằng Minh Tập, quyển 22. Khai Nguyên Thích Giáo Lục, quyển 4. V.v…

VII -KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Tiếng Phạn là: Mahã-prajnãpãramitã-sũtra. Gồm 600 quyển, Huyền Trang dịch vào đời Đường. Gọi tắt là Kinh Đại Bát Nhã, được in vào Đại Chánh Tạng tập 5 đến tập 7.

Bát Nhã Ba La Mật Đa nghĩa làTrí TuệĐạt Đến Bến Bờ Bên Kia (bờ giải thoát). Toàn bộ kinh nhằm mục đích nói rõ ràng, hết thảy mọi hiện tượng trong thế gian đều do nhân duyên hòa hợp mà có là giả dối không thật. Phải nhận thức chân tướng của các Pháp (hiện tượng) bằng Trí Tuệ Bát Nhã thì mới có thể nắm bắt được chân lý tuyệt đối màđạt đến cảnh giới giác ngộ giải thoát.

Kinh nầy là cơ sở lý luận của Phật Giáo Đại Thừa và là tập đại thành của các bộ kinh Bát Nhã. Bát Nhã Bộ là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng Kinh. Toàn bộ chiếm khoảng 1/3 tạng kinh. Còn Kinh Đại Bát Nhã thì chiếm 3/4 của toàn Bát Nhã Bộ.1/4 còn lại thì thuộc các kinh Bát Nhã như: Đại Phẩm Bát Nhã, Tiểu Phẩm Bát Nhã, Kim Cương Bát Nhã v.v…

Về thứ tự trước sau của các kinh thuộc Bát Nhã Bộ trong quá trình thành lập và phát triển các kinh điển thìĐạo Hành Bát Nhã và Tiểu Phẩm Bát Nhã là sớm nhất. Kếđó làĐại Phẩm Bát Nhã và Kim Cương Bát Nhã v.v…Sau hết là Kinh Đại Bát Nhã và các bộ Bát Nhã khác xuất hiện tiếp theo. Lúc ấy là khoảng thời kỳ giữa của sựthành lập kinh điển Đại Thừa.

Trước Huyền Trang đã có một số kinh Bát Nhã được dịch ra Hán Văn. Nhưng vì chưa được đầy đủ nên Huyền Trang tổ chức dịch lại tại chùa Ngọc Hoa Cung  vớicác vịGia Thượng, Đại Thừa Khâm, Đại Thừa Quang, Tuệ Lãng, Khuy Cơ Bút Thụ, Huyền Tắc, Thần Phưởng Nhuận Văn, Tuệ Quí, Thần Thái, Tuệ Cảnh Chứng Nghĩa v.v…Việc phiên dịch được bắt đầu vào tháng giêng năm Hiển Khánh thứ 5 (660 Tây Lịch) đời vua Cao Tông nhà Đường đến tháng 10 năm Long Sóc thứ 3 (663TL) thì hoàn tất. Năm sau Huyền Trang thị tịch tại chùa Ngọc Hoa Cung.

Toàn bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chia làm 16 hội, do Đức Phật đã giảng tại 4 nơi:

1-Núi Linh Thứu gần thành Vương Xá.

2-Vườn Cấp Cô Độc

3-Cung vua trời Tha Hóa Tự Tại

4-Tịnh Xá Trúc Lâm gần thành Vương Xá

Trong 16 hội thì 9 hội:  1,3,5,11,12, 13,14,15,16  là những bản dịch mới của  Huyền Trang và các vị cọng sự viên, gồm có 481 quyển. Còn 7 hội kia là dịch lại.

1-HỘI THỨ1

Phật giảng tại núi Linh Thứu.

Gồm 79 phẩm, 400 quyển, nội dung nói về việc mở rộng và tu tập pháp quán Bát Nhã, hạnh nguyện của Bồ Tát và sự thù thắng của Bát Nhã; tường thuật nhân duyên tán thán cúng dường của các vịđại đệ tử, chư Thiên, Thích, Phạm và công đức rộng lớn của việc thụ trì Bát Nhã dù chỉ với một câu. Đồng thời căn cứ vào nhân duyên thụ lãnh Bát Nhã của hai Bồ Tát Thường Đề và Pháp Dũng mà nói rõ việc được nghe nói bát Nhã Ba La Mậtlà việc rất khó.

Theo Pháp Uyển Châu Lâm quyển 100 và Khai Nguyên Thích Giáo Lục quyển 11 viết thì nguyên bản tiếng Phạn của hội thứ  nhứt gồm có 132.600 kệ tụng, tương đương với 100.000 kệ tụng Bát Nhã (Phạn: Satasãhasrikã-prajnãpãramitã) tiếng Phạn hiện vẫn còn. Đối chiếu và so sánh Đại Chánh Tạng thì bản tiếng Phạngồm có 6 chương, 72 phẩm. Trong đó thiếu mất các phẩm là: Phẩm Bồ Tát Thường Đề, phẩm Bồ Tát Pháp Dũng và Phẩm Kết Khuyến. Các phẩm còn lại có rất nhiều chỗ khác với bản Hán dich.

Nhưng các bản Tạng dịch cũng có nhiều chỗ giống bảng tiếng Phạn và chỉ có bản Nại Đường (Tạng: Snar-than) là cóđủ 3 phẩm Thường Đề, Pháp Dũng, và Kết Khuyến mà thành 75 phẩm.

  • 132.600 kệ tụng, từ quyển 1 – 400, 79 phẩm.

2-HỘI THỨ 2

Phật giảng tại núi Linh Thứu.

Gồm có 85 phẩm, 78 quyển. So với hội thứ nhất, về nghĩa thì giống nhau nhưng văn thì ngắn gọn hơn. Sự thay đổi các phẩm cũng khác và thiếu ba phẩm Thường Đề, Pháp Dũng và Khuyến Kết. Tương Đương với 25.000 kệ tụng Bát Nhã (Phạn: Pãncavimsátisãhasrikã-prajnãpãramitã) hiện còn. Bản dịch Tây Tạng chia làm 76 phẩm, trong đó có các phẩm  Thường Đề, Pháp Dũng, Khuyết Kết.

Theo bài tựa của hội thứ hai do Huyền Tắc ở chùa Tây Minh soạn thì các kinh như: Phóng Quang Bát Nhã 20 quyển do Vô Xoa La dịch vào đời Tây Tấn, kinh Quang Tán (thiếu nửa sau) 10 quyển do Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa 27 quyển (Đại phẩm) do Cưu Ma La Thậpdịch vào đời Diêu Tần v.v…đều là những bản dịch khác của hội nầy.

  • 25.000 kệ tụng, từ quyển 401  -478, 85 phẩm.

3-HỘI THỨ 3

Phật giảng tại núi Linh Thứu.

Gồm có 31 phẩm, 59 quyển. Về chỉ thú thì gần giống với hai hội trước, nhưng các phẩm thì khác nhau và cũng thiếu 3 phẩm Thường Đề, Pháp Dũng, Khuyến Kết.

Theo Pháp Uyển Châu Lâm quyển 100 và Khai Nguyên Thích Giáo Lục quyển 11 thì nguyên bản tiếng Phạn của Hội Thứ 3 gồm 18.000 kệ tụng. Tương đương với 18.000 tụng Bát Nhã của bản dịch Tây Tạng (Tạng: Sés-rab-kyi Pha-rol-tu-phyin-pakhri-brgyad-ston-pa). Bản dịch Tây Tạng chia làm 87 phẩm, cóđủ 3 phẩm Thường Đề v.v…

  • 18.000 kệ tụng, từ quyển 479  -  537, 31 phẩm.

4-HỘI THỨ 4

Phật giảng tại núi Linh Thứu.

Gồm có 29 phẩm, 18 quyển. Về yếu chỉ thì giống 3 hội trước nhưng văn rất tỉnh lược.

Theo bài tựa hội thứ 4 của  Huyền Tắc và Pháp Uyển Châu Lâm, Khai Nguyên Thích Giáo Lục thì các kinh nhưĐạo Hành Bát Nhã 10 quyển do Chi Lâu Ca Sấm dịch vào đời Hậu Hán. Kinh Đại Minh Độ 6 quyển do Chi Khiêm dịch vào đời Ngô. Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La mật 10 quyển do Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần v.v…Đều là những bản dịch khác của hội nầy (Kinh Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa 25 quyển do Thi Hộ dịch vào đời Bắc Tống cũng là cùng bản với hội nầy).

Bản tiếng Phạn gồm có 8.000 kệ tụng, tương đương với 8.000 tụng Bát Nhã (Phạn: Astasãhasrikã-prajnãpãramitã) hiện còn.

  • 8.000 kệ tụng, từ quyển 538  -  555, 29 phẩm.

5-HỘI THỨ 5

Phật giảng tại núi Linh Thứu.

Gồm có 24 phẩm, 10 quyển. Nội dung rất vắn tắt so với 4 hội trước. Pháp Uyển Châu Lâm và Khai Nguyên Thích Giáo Lục đều nói bản tiếng Phạn của hội nầy có 4.000kệ tụng.

  • 4.000 kệ tụng, từ quyển 556  -  565, 24 phẩm. 

6-HỘI THỨ 6

Phật giảng tại núi Linh Thứu.

Gồm có 17 phẩm, 8 quyển. Nội dung hội nầy là đức Phật nói pháp Bát Nhã và cách tu tập Bát Nhã cho Thắng Thiên Vương nghe. Hội nầy cùng bản với kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã Ba La Mật Đa 7 quyển do Nguyệt Bà Thủ Na dịch vào đời Trần thuộc Nam Triều. Pháp Uyển Châu Lâm và Khai Nguyên Thích Giáo Lục viết nguyên bản tiếng Phạn của hội nầy là 2.500 kệ tụng.

  • 2.500 kệ tụng, từ quyển 566  -  573, 17 phẩm.

7-HỘI THỨ 7

Phật giảng tại Vườn Cấp Cô Độc.

Phần Mạn Thù Thất Lợi, 2 quyển, tương đương với 700 kệ tụng Bát Nhã (Phạn: Saptasátikã-prajnãpãramitã) tiếng Phạn, không lập tên phẩm riêng.

Nội dung tường thuật việc ngài Mạn Thù Thất Lợi và Đức Phật thuyết pháp về nhất tướng của Như Lai và của hửu tình giới là bất khả đắc. Tướng của phúc điền là bất khả tư nghì, nhất tướng trang nghiêm tam ma địa v.v…

Hội nầy cùng bản với kinh Văn Thù Sư Lợi Sở Thuyết Ma Ha Bát NhãBa La Mật, 2 quyển, do Mạn Đà La Tiên dịch vào đời Lương (in vào hội thứ 46 trong kinh Đại Bảo Tích) và Kinh Mạn Thù Sư Lợi Sở Thuyết Bát Nhã ba La Mật 1 quyển, do Tăng Già Ba La dịch cũng vào đời Lương. Pháp Uyển Châu Lâm và Khai Nguyên Thích Giáo Lục viết bản tiếng Phạn của hội nầy có 800 kệ tụng.

  • 800 kệ tụng, từ quyển 574  -  575, Phần Mạn Thù Thất Lợi.

8-HỘI THỨ 8

Phật giảng tại vườn Cấp Cô Độc.

Phần Na Già Thất Lợi, 1 quyển. Nội dung tường thuật việc Bồ Tát Diệu Cát Tường thuyết giảng về các pháp thế gian như mộng huyễn chẳng phải thật có và về pháp vị  vô thượng. Hội nầy là đồng bản với kinh Nhu Thủ Bồ Tát Vô Thượng Thanh Tịnh Phân Vệ, 2 quyển, do Tường Công dịch vào đời Tống. Pháp Uyển Châu Lâm và Khai Nguyên Thích Giáo Lục viết bản tiếng Phạn của hội nầy có 400 kệ tụng.

  • 400 kệ tụng, quyển 576, Phần Na Già Thất Lợi.

9-HỘI THỨ 9

Phật giảng tại vườn Cấp Cô Độc.

Phần Năng Đoạn Kim Cương, 1 quyển. Tương đương với Kim Cương Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn: Vajracchedikã-prajnãpãramitã) tiếng Phạn.

Nội dung đức Phật giảng về việc phát tâm hướng tới Bồ Tát Thừa, tu hành theo Bát Nhã và phương pháp nhiếp phục tâm cho Tôn Giả Tu Bồ Đề nghe. Các kinh: Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, do Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần, Bồ Đề Lưu Chi đời Nguyên và Chân Đế đời Trần dịch. Kinh Kim Cương Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, do Cấp Đa dịch vào đời nhà Tùy. Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa, 1 quyển do Nghĩa Tịnh dịch vào đời nhà Đường v.v…đều là đồng bản của hội nầy.

Pháp Uyển Châu Lâm và Khai NguyênThích Giáo Lục viết bản thiếng Phạn của hội nầy có 300 kệ tụng.

  • 300 kệ tụng, quyển 577, Phần Năng Đoạn Kim Cương.

10-HỘI THỨ 10

Phật giảng tại Tha Hóa Tự Tại Thiên Cung.

Phần Bát Nhã Lý Thú, 1 quyển, tương đương với 150 kệ tụng Bát Nhã Lý Thú (Phạn: Prajnãpãramitã-nayasátapãncãsátikã) tiếng Phạn hiện còn.

Nội dung Đức Phật giảng về pháp môn: Nhất Thiết Pháp Thậm Thâm Vi Diệu Bát Nhã Lý Thú Thanh Tịnh cho các Bồ Tát nghe. Các kinh: Thực Tướng Bát Nhã Ba La Mật do Bồ Đề Lưu Chi dịch vào đời nhà Đường. Kim Cương Đỉnh Du Già Lý Thú Bát Nhã do Kim Cương Trí dịch; Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thực Tam Ma Da do Bất Không dịch; Biến Chiếu Bát Nhã Ba La Mật do Thí Hộ dịch vào đời nhà Tống v.v…mỗi thứ 1 quyển đều là cùng bản với hội nầy.

Theo Pháp Uyển Châu Lâm và Khai Nguyên Thích Giáo Lục viết bản tiếng Phạn của hội nầy gồm có 300 kệ tụng. Nhưng theo Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục, quyển 1, viết hội nầy và nguyên bản tiếng Phạn hiện còn, giống nhau, đều gồm 150 bài tụng.

  • 300 kệt tụng, quyển 578, Phần Bát Nhã Lý Thú.

11-HỘI THỨ 11

Phật giảng tại Vườn Cấp Cô Độc.

Phần Bố Thí Ba La Mật, 5 quyển. Nội dung, Xá lợi Phất nói với các vị Bồ Tát là nếu đem lòng Đại Bi làm việc Bố Thí thì sẽ được Nhất Thiết Trí, chứng Vô Thượng Bồ Đề. Còn Đức Phật thìvì  Mãn Từ Tử mà nói rõ nghĩa tất cả pháp chẳng phải thực có, không có được, mất, lợi, hại, đồng thời, Ngài dùng sức thần thông khiến đại chúng thấy các Bồ Tát trong vô lượng thế giới ở 10 phương đang tu hạnh Bố Thí và phát tâm cầu Nhất Thiết Trí.

  • 2.000 kệ tụng, từ quyển 579  -  583, Phần Bố Thí Ba La Mật.

12-HỘI THỨ 12

Phật giảng tại Vườn Cấp Cô Độc.

Phần Tịnh Giới Ba La Mật Đa, 5 quyển. Nội dung ngài Xá Lợi Phất nhờ sức thần thông của Đức Phật mà nói rộng về nghĩa Chân Thực của Tịnh Giới, chỉ rõ thế nào là giữ giới và thế nào là phạm giới. Như: Phát Tâm Nhị Thừa là phạm giới, hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là giữ giới. Dính mắc vào tướng bố thí, phân biệt các pháp xa lìa Nhất Thiết Trí là phạm giới v.v…

  • 2.000 kệ tụng, từ quyển 584  -  588, Phần Tịnh Giới Ba La Mật.

13-HỘI THỨ 13

Phật giảng tại Vườn Cấp Cô Độc.

Phần An Nhẫn Ba La Mật, 1 quyển. Nội dung ngài Mãn Từ Tử và Xá Lợi Phất nói rõ về Pháp An Nhẫn Vô Thượng Bồ Đề. Tức là nếu đem tâm Tàm Qúi mà tu pháp quán không thì sẽ chấm dứt tâm tranh đấu, được an ổn.

  • 400 kệ tụng, quyển 589, Phần An Nhẫn Ba La Mật.

14-HỘI THỨ 14

Phật giảng tại Vườn Cấp Cô Độc.

Phần Tinh Tấn Ba La Mật, 1 quyển. Nội dung Đức Phật giải thích rõ cho Mãn Từ Tử về việc an trú nơi Bát Nhã, ngăn dứt 6 Tình, siêng chăm Ba Học (Giới, Định, Huệ). Đó là con đường dẫn đến hoàn thành hạnh Bồ Tát.

  • 400 kệ tụng, quyển 590, Phần Tinh Tấn Ba La Mật.

15-HỘI THỨ 15

Phật giảng tại núi Linh Thứu.

Phần Tĩnh Lự Ba La Mật, 2 quyển. Nội dung Đức Phật ở trong Hội Linh Sơn giảng về tất cả Thiền Định như: Tứ Thiền, Tám Giải Thoát, Chín Thứ ĐệĐịnh v.v…Đồng thời ngài giảng về không Bát Nhã Tam Muội cho các Tôn GiảXá Lợi Phất và Mã Từ Tử nghe.

Theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục, bản tiếng Phạn của hai hội thứ 11, 12, mỗi hội là 2.000 kệ tụng. Hai hội 13, 14, mỗi hội là 400 kệ tụng. Hội 15 có 800 kệ tụng. Nhưng Pháp Uyển Châu Lâm viết bản tiếng Phạn của hội 14 là 800 kệ tụng.

  • 800 kệ tụng, từ quyển 591  -  592, Phần Tĩnh Lự Ba La Mật.

16-HỘI THỨ 16

Phật giảng  gần ao Bạch Lộ trong vườn Trúc Lâm Tịnh Xá.

Phần Bát Nhã Ba La Mật Đa, 8 quyển. Nội dung đức Phật trong Hội Trúc Lâm, thành Vương Xá giảng cho  bồ tát Thiện Dũng Mãnh nghe về giải thoát Bát Nhã vô sở đắc. Pháp Uyển Châu Lâm và Khai Nguyên Thích Giáo Lục viết nguyên văn bản tiếng Phạn của hội nầy gồm có 2.500 kệ tụng, tương đương tiếng Phạn hiện còn: Suvikrãntavikrãmi-pariparcchã, bản dịch Tây Tạng chia làm 7 chương.

  • 2.500 kệ tụng, từ quyển 592  -  600, Phần Bát Nhã Ba La mật.

Trong 16 hội nêu trên, đã có một số hội ấn hành nguyên bản tiếng Phạn và bản dịch Tây Tạng, như các hội thứ1, 4, 7 và 9 v.v…

Sau khi kinh nầy được truyền dịch, Huyền Tắc ở chùa Tây Minh, có viết lời tựa cho mỗi hội trong 16 hội. Khuy Cơở chùa Đại TừÂn soạn Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Lý Thú Phần Thuật tán, 3 quyển. Nguyên Hiểu người Tân La (Triều Tiên) Đại Tuệ Độ Kinh Đại Tông Yếu, 1 quyển. Ngoài ra còn cóĐại Bát Nhã Kinh Quan Pháp, 6 quyển, của Đại Ẩn đời Tống, Đại Bát Kinh Cương Yếu, 10 quyển, của Cát Đỉnh đời Thanh v.v…Còn cóĐại Tạng Kinh Cương Mục Chỉ Yếu Lục, 1 quyển, quyển 2 thượng, Đại Tạng Thánh Giáo Pháp Bảo Tiêu Mục, quyển 1, Duyệt Tạng Tri Tân, quyển 16 đến quyển 23 v.v…cũng đều có nói về cương yếu của kinh nầy.

 

 

 

 

 

D-NGHIÊN CỨU BỐN

I-DÙNG TRÍ TUỆĐẠT ĐẾN BỜ GIÁC NGỘ

Tiếng Phạn là Prajnã-pãramitã, cũng gọi là Bát Nhã Ba La Mật Đa, Bát Nhã Ba La Mật. Dịch ý là Tuệ Đến Bờ Kia, Trí Vượt Qua, Minh Độ,Phổ Trí Độ Vô

 Cực. Hoặc gọi là Tuệ Ba La Mật, Trí Tuệ Ba La Mật. Là Một trong 6 Ba La Mật, Một trong 10 Ba La Mật. Tức làĐại Trí Tuệ của Bồ Tát, soi rọi rõ thực tướng các pháp, cùng suốt biên tế của hết thảy Trí Tuệ, vượt bờ sống chết bên nầy mà qua đến bờ Niết Bàn bên kia, gọi là Bát Nhã Ba La Mật.

Bát Nhã Ba La Mật là gốc của 6 Ba La Mật, là nguồn gốc của tất cả các pháp lành. Cho nên cũng gọi là mẹ của chư Phật. Bác Nhã tức là Tuệ. Thanh Văn, Duyên Giác tuy có chỗ được, nhưng họ chỉ cần mau tới Niết Bàn, chưa đến chỗ tận cùng của Trí. Vì thế không thể được Bát Nhã Ba La Mật. Duy chỉ có Bồ Tát cầu hết thảy Trí, nhờđó đến được bờ bên kia, gọi là đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật.

Bát Nhã Ba La Mật nầy, khi thành Phật, chuyễn làm Nhất Thiết Chủng Trí. Bởi thế, Bát Nhã Ba La Mật không thuộc về Phật, không thuộc Thanh Văn, Bích Chi Phật, cũng chẳng thuộc phàm phu mà chỉ thuộc về Bồ tát.

Về tự tính của Bát Nhã Ba La Mật, luận Đại Trí Độ quyển 11 nêu ra nhiều thuyết. Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận quyển 8, trình bày về tự tính, nhân, quả, nghiệp tương ứng và phẩm loại của nó. Bát Nhã Ba La Mật lấy pháp chân chính xuất thế gian làm tự tính, lấy định làm nhân, lấy thiện giải thoát làm quả, lấy sự lựa chọn chân chính làm sự sống, lấy chính thuyết chính pháp làm nghiệp, lấy tất cả pháp trên hết làm tương ứng, lấy thế gian, xuất thế gian, đại xuất thế gian làm phẩm loại.

Về phép tu tập Bát Nhã Ba La Mật, các kinh nêu ra rất nhiều. Như Kinh Kim Quang Tối Thắng Vương quyển 4 nêu lên 5 phép. Kinh Đại Thừa Bảo Vân quyển 2 nêu ra 10 phép. Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán, quyển 7, phẩm Ba La Mật Đa, Luận Đại Trí Độ quyển 4, Kinh Đại Phẩm Bát Nhã quyển 8 phẩm Tán Hoa v.v…Cũng có bàn đến.

Trong các kinh phần nhiều đều khen ngợi Bát Nhã Ba La Mật, và nêu các tên khác của nó.

Tham khảo: Kinh Đại Phẩm Bát Nhã quyển 14, phẩm Phật Mẫu. Kinh Lục Độ Tập quyển 8. Kinh Phóng Quang Bát Nhã quyển 4, phẩm Ma ha Diễn. Luận Đại Trí Độ, quyển 18, 43. Kinh Bát Nhã v.v…

II-KINH ĐIỂN BÁT NHÃ

Gọi chung tất cả kinh điển thuyết minh lý cao sâu của Bát Nhã Ba La Mật. Dịch cũ là Bát Nhã ba La Mật Kinh, dịch mới là Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh. Có mấy chục bộ như kinh Đại Phẩm bát Nhã, Kinh Tiểu Phẩm bát Nhã, Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Bát Nhã Tâm, Kinh Kim Cương v.v…đều thuộc loại nầy.

Về sự truyền bá Kinh Bát Nhã ,ởẤn Độ, sau khi đức Phật nhập diệt khoảng 500 năm, Tiểu Phẩm Bát Nhãđã thịnh hành tại miền bắc Ấn Độ. Lấy ngài Tu BồĐề làm vị chủ nói pháp, ngài Xá Lợi Phất cũng thường lên tòa diễn giảng. Vềsau,  Đại Phẩm bát Nhã được thành lập. Các ngài xá Lợi Phất và Tu Bồ Đề đắp đổi cứu xét lý không. Văn Thù Bát Nhã thì lấy ngài Văn Thù, Ca Diếp làm chủ. Các bản Đại Phẩm được lưu thông rộng rãi. Từ khoảng 600 năm sau đức Phật nhập diệt trởđi, các phẩm loại bộ hệ được thành lập.

Về các luận chú thích kinh điển Bát NhãởẤn Độ thì sau khi đức Phật nhập diệt khoảng 700 năm, có các Bồ Tát Long Thọ, Đề Bà thuộc học phái Đại Thừa Trung Quán Không Tông soạn các luận. VềĐại Phẩm Bát Nhã, Bồ Tát Long Thọ soạn Ưu Bà Đề Xá mười vạn kệ (tức là luận Đại Trí Độ do Cưu Ma La Thập dịch), luận VôÚy, Luận Trung Quán, Luận Thập Nhị Môn. Bồ Tát Đề Bà thì soạn Luận Quảng Bách, Bách Luận, Bách Luận Tự Bản Kệ. V.v…

Đối lại với Long Thọ, Đề bàcó Di Lặc, Vô Trước thuộc Du Già Hửu Tông. Ngài Di Lặc soạn Kim Cương Bát Nhã Tụng (Phạn: Arysina), Vô Trước soạn Luận Chú Thích Kim Cương Bát Nhã của Di Lặc và Luận Thuận Trung v.v…các ngài Thế Thân, Thanh Biện, Nguyệt Xưng v.v…cũng tiếp nối nhau soạn các luận.

Kinh Bát Nhã tiếng Phạn gồm 25.000 bài tụng.

Kinh điển Bát Nhã được truyền dịch ở Trung Quốc thì bắt đầu với kinh Bát Nhãđạo hạnh do Chi Lâu Ca Sấm dịch vào đời vua Linh Đế đời Đông Hán. Về sau sa môn Chu Sĩ Hành thỉnh được Phóng Quang Bát Nhã tại nước Vu Điền. Vào thời Ngụy Tấn, Nam Bắc Triều, do quan điểm của các học giả bàn về tông yếu của Bát Nhã có khác nhau, màđã hình thành thuyết “sáu nhà bảy tông”.

Đến khi La Thập sang Trung Quốc, đúng vào lúc Phóng Quang, Đạo Hành Bát Nhãđang thịnh, La Thập bèn phiên dịch các Bát Nhã :Đại Tiểu Phẩm, Tâm Kinh, Kim Cương và Nhân Vương v.v…Đồng thời  ngài cũng dịch các luận chú thích của Bồ Tát Long Thọ, Đề Bà v.v…xiển dương Bát Nhã Không Môn, càng khiến ánh sáng Bát Nhã tỏa ra bốn phương rực rỡ.

Các đệ tử của La Thập là Tăng Triệu, Đạo Dung, Tăng Duệ, Đạo Sinh v.v…đua nhau tôn sùng Bát Nhã. Đặc biệt Luận Bảo Tạng, Luận Triệu của sư Tăng Triệu đã rút được ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm của Bát Nhã. Sau đó học trò của các sư Tăng Duệ, Tăng Triệu thành lập tông Tam Luận, lấy các luận Trung Quán, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận làm chỗ y cứ.

Về bộ hệ của kinh điển Bát Nhã , Luận Kim Cương Tiên quyển 1, do Bồ Đề Lưu Chi dịch, nêu ra 8 bộ Bát Nhã: bộ thứ nhất 100.000 kệ (Đại Phẩm), bộ thứ hai 25.000kệ(Phóng Quang), bộ thứ ba 18.000 kệ (Quan Tán), bộ thứ tư 8.000  kệ (Đạo Hành), bộ thứ năm 4.000 kệ (Tiểu Phẩm), bộ thứ sáu 2.500 kệ (Thiên Vương Vấn), bộ thứ bảy 600 kệ (Văn Thù), bộ thứ tám 300 kệ (Kim Cương Bát Nhã).

600 quyển Đại Bát Nhã do Huyền Trang dịch chính làĐại Thành của Bát Nhã Căn Bản và Bát Nhã Tạp Bộ. Đại Bát Nhã là gốc, còn các Bát Nhã khác đều là Bát Nhã ngọn được rút riêng từ các hội Bát Nhã gốc.

Tham khảo: Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh. Kinh Phóng Quang Bát Nhã quyển 17. Kinh Đại Phẩm bát Nhã quyển 4. LuậĐại Trí Độ quyển 6. V.v…

III-Ý CHỈ SÂU XA

Hội thứ 10 trong 16 hội của Kinh Đại Bát Nhã, nội dung trình bày ý chỉ sâu xa của thực tướng Bát Nhã. Phần Bát Nhã LýThú  nầy sau được dùng làm khóa tụng hằng ngày vàý chỉ sâu xa của nó cũng đã được giải thích rõ trongsách Lý Thú Phần Thuật Tán, 3 quyển, của TừÂn.

Giáo thuyết trong phần nầy cũng gần giống như giáo thuyết trong kinh Bát Nhã Lý Thú trong Mật Tạng. Vì thế các nhà Mật Giáo mỗi khi đề cập đến Lý ThúPhần  thì cho đó là sự giảng giải về hành tướng nông cạn, sơ lược trong kinh Lý Thú.

Những bản dịch khác của kinh nầy còn có: Thực Tướng Bát Nhã Ba La Mật Kinh do Bồ Đề Lưu Chi dịch. Kim Cương Đính Du Già Lý Thú Bát Nhã Kinh do Kim Cương Trí dịch. Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Ma Da Kinh do Bất Không dịch. Biến Chiếu Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinhdo Thi Hộdịch.Về con số các bài tụng trong nguyên bản tiếng Phạn của kinh nầy thì phổ thông có 2 thuyết: 1/-Một thuyết nói có 300 kệ tụng (Pháp Uyển Châu Lâm, Khai Nguyên Thích Giáo Lục). 2/-Còn một thuyết nữa nói có 150 kệ tụng (Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục).

Năm 1917, Tuyển Phương Cảnh và Mẫu Vĩ Tường Vân- người Nhật Bản- đãđem hợp chung cả nguyên bản Phạn văn, bản dịch Tây Tạng và bản Hán dịch lại rồi xuất bản.

IV-KINH ĐẠI LẠC KIM CƯƠNG BẤT KHÔNG CHÂN THỰC TAM MA DA

Tiếng Phạn là Prajnã-pãramitã-naya-sátapãn-cãsátikã, 1 quyển, gọi đủ làĐại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thực Tam Ma Da Kinh. Gọi tắc là Lý Thú Kinh, Bất Không đời Đường dịch, được in vào Đại Chánh tạng tập 8.

Đại Lạc Kim Cương Bất Không là tên khác của Kim Cương Tát Đỏa, biểu thị Tát Đỏa tự chứng niềm vui lớn trong việc giáo hóa người khác. Việc giáo hóa bền chắc không gián đoạn cũng như Kim Cương. Tam Ma Da là nghĩa thệ nguyện gốc. Kinh nầy do Pháp Thân Trí của Đức Đại Nhật Như Lai, vì Bồ Tát Kim Cương Tát Đỏa tuyên nói lý thú trong sạch của Bát Nhã.

Đồng thời Bồ Tát Kim Cương Tát Đỏa cũng nói lên thệ nguyện gốc chân thật của mình. Toàn kinh được cấu thành bởi 3 phần Duyên Khởi, Chính Tông và Lưu Thông. Trong đó phần Chính Tông được chia làm 17 đoạn, lần lược giảng nói 17 pháp môn: Đại Lạc pháp môn, Chứng Ngộ, Hàng Phục, Quán Chiếu, Phú, Thực Động, Tự Luân, Nhập Đại Luân, Cúng Dường, Phẫn Nộ, Phổ Tập, Hửu Tình Gia Trì, Thất Mẫu Thiên, Tam Huynh Đệ, Tứ Tỉ Muội, Các Cụ, Thâm Bí v.v…

Để nêu rõ việc xây dựng nước Phật trong sạchngay trong cuộc sống ngày thường là cực ý “ngay thân nầy thành Phật” trong Mật Giáo. Các Tông Phái mật Giáo đều nương dùng kinh nầy và sớm hôm đều đọc tụng.

Năm bản dịch khác nhau của Kinh nầy:

  • 1-ĐệThập Hội Bát Nhã Lý Thú Phần, 1 quyển, trong Kinh Đai Bát Nhã, Huyền Trang dịch được in vào Đại Chánh Tạng tập  8.
  • 2-Thực Tướng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, 1 quyển, Bồ Đề Lưu Chi đời Đường dịch, được in vào Đại Chánh Tạng tập 8.
  • 3-Kim Cương Đính Du Già Lý Thú Bát Nhã Kinh, 1 quyển, Kim Cương Tríđời Đường dịch, được in vào Đại Chánh Tạng tập 8.
  • 4-Biến Chiếu Bát Nhã ba La Mật Kinh, 1 quyển, Thi HộĐời Tống Dịch, trong Đại Chánh Tạng tập 8.
  • 5-Tối Thượng Căn Bản Kim Cương Bất Không Tam Muội Đại Giáo Vương Kinh, 7 quyển, Pháp Hiền đời Tống dịch, trong Đại Chánh Tạng tập 8.

Ngoài 5 bản kể trên còn có các bản tiếng Phạn, Tây Tạng, tiếng Nhật v.v…Kinh nầy cũng có rất nhiều chú sớ, nổi tiếng hơn cả thì có Lý Thú Thích, 1 quyển, Thập Thất Tôn Nghĩa Thuật ,1 quyển của Bất Không; Lý Thú Kinh Văn Cú, 1 quyển, của Không Hải v.v…

Tham khảo: Khai Nguyên Thích Giáo Lục, quyển 8,11.Trinh  Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục, quyển 15 v.v…

V-HAI LOẠI TƯỚNG BÁT NHÃ

Theo Kinh Địa Tạng Thập Luân quyển 10, phẩm Phúc Điền Tướng viết thì Bát Nhã có 2 tướng Thế Gian và Xuất Thế Gian.

1-BÁT NHÃ THẾ GIAN

Bát Nhã Thế Gian nghĩa là các BồTát  chỉ nương vào sựđọc tụng, viết chép, lắng nghe, rồi vì người khác mà nói giáo lý trung đạo của 3 thừa, khuyên họ tu hành chân chính để diệt trừ phiền não hoặc nghiệp.

Nhưng đây chưa phải là Bát Nhã tịch lặng chân thực mà là Bát Nhã có thấy, có tướng (tức trí thế gian). Cho nên vẫn còn bám dính, đắm trước. Đó là Bát Nhã thế gian.

2-BÁT NHÃ XUẤT THẾ GIAN

Bát Nhã xuất thế gian nghĩa là khi các Bồ Tát siêng năng tu tập Đạo Bồ Đề, tùy sức đọc tụng, viết chép, lắng nghe, rồi vì người khác diễn nói chính pháp ba thừa. Song trong lòng cũng như hư không, bình đẳng, rỗng lặng, lìa các danh tướng. Cho nên không có chỗ bám dính, đắm trước. Đó là Bát Nhã Xuất Thế Gian.

VI-MƯỜI ĐIỀU LỢI ÍCH

Khi tu theo Pháp Bát Nhã, hành giả được mười điều lợi ích. Theo kinh Nguyệt Đăng Tam Muội quyển 6 chép thì Bát Nhã nghĩa là Trí Tuệ. Bồ Tát nhờ tu hành Bát Nhã mà thông suốt không ngại và được 10 lợi ích như sau:

1-BồTát soi rõ muôn pháp đều vắng lặng. Cho nên tuy làm việc bố thí mà không cóý tưởng về “người bố thí”. Cũng không bám dính vào các vật dùng để bố thí, mà cũng chẳng thấy có người nhận của bố thí.

2-BồTát tuy giữ giới trong sạch, không hủy phạm nhưng dùng tuệ không soi rọi nên không thấy có tướng “người giữ”, “người phạm.”.

3-Bồ Tát an trú nơi sức Nhẩn, tuy hóa độ chúng sinh, nhưng nhờ tuệ không soi rọi nên không dấy lên ý tưởng “chúng sinh được độ”.

4-Bồ Tát đối với các Phạm Hạnh (hạnh  trong sạnh) tuy dũng mãnh tinh tiến nhưng nhờ tuệ không soi rọi nên không thấy cótướng thân tâm tinh tiến.

5-Bồ Tát tuy ở trong thiền định, nhưng nhờ tuệ không soi rọi, nên đối với tất cả công đức thiền định, tâm không bám dính đắm trước.

6-Bồ Tát hay dùng tuệ không soi rọi, thấy suốt bản tính các pháp rỗng lặng, cũng biết rõ giữa Phật và Ma thể vốn không khác. Vì thế khi ma hiện tướng Bồ Tát vẫn không sợ hải.

7-Bồ Tát đối với hết thảy các pháp thế gian, xuất thế gian, không một pháp nào mà không thông suốt tỏ rỏ. Cho nên đối với các lời bàn luận của mọi người đều biện biệt được chính tà phải trái, mà không bị mê hoặc.

8-Bồ Tát chiếu rọi các pháp, thấy suốt ngọn nguồn sống chết, không còn bị luân hồi chìm đắm.

9-Bồ tát tuy quán hết thảy tính không, nhưng thường đem lòng thương xót rộng lớn, thề cứu khổ cho hết thảy chúng sinh, khiến được giải thoát .

10-Bồ Tát biết rõ pháp hai thừa Thanh Văn, Duyên Giác còn chìm nơi lý rỗng lặng mà chưa cùng tột. Cho nên chỉ cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề để được giải thoát. 

Tham khảo: Luận Kim Cương Tiên, quyển 1. Đại Phẩm Kinh Du Ý. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Lục, quyển 20. Đại Tạng Thánh Giáo Pháp Bảo Tiêu Mục, quyển 1. Đại Minh Tam Tạng Thánh Giáo Mục Lục, quyển 1. Đại Tạng Mục Lục, quyển thượng. Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh v.v…

VI-TÁC PHẨM BÁT NHÃĐĂNG LUẬN

Cũng gọi là bát NhãĐăng Luận Thích, bát NhãĐăng. Thanh Biện (Phạn: Bhavya) soạn, sa môn Na La Phả Ca La Mật Đa La đời Đường dịch, được đăng vào Đại Chánh Tạng tập 30. Nội dung sách nầy là Bhavya đã đứng trên quan điểm của phái Trung Quán Tự Lập (Phạn: Madhyamaka-svãtantrika) để chú thích các chương trong luận Trung Quán của Bồ Tát Long Thọ mà thành.

Đặc trưng tư tưởng trong sách nầy là lấy việc giữ gìn một cách nghiêm túc cái học Trung Quán của Bồ Tát Long Thọđã được truyền nối từ trước đến nay làm nền tảng.  Cho nên không những chỉ luận phá tà kiến và Tiểu Thừa mà còn phê phán ngay cả học thuyết của luận sư Phật Hộ là người cùng trong phái Trung Quán nữa.

Đối với lập trường của phái Du Già, chủ trương của sách nầy trái hẳn với quan điểm của các học giả Trung Quán trước nay. Nhất là kiến giải đối với Thế Tục Đế và Thắng Nghĩa Đế thìý thú lại càng khác xa.

Tác giả sách nầy còn vận dụng lý Nhân Minh rất thạo. Trong suốt bộ sách, phương thức biện luận một cách sắc bén, khéo léo, các chi Tôn, Nhân, Dụ hoàn chỉnh, cân đối, dùng chúng đểđánh phá lập luận của đối phương. Đó là đặc điểm của sách nầy.

Tiếng Phạn, nguyên văn của sách nầy nay không còn, bản Hán dịch thì không được hoàn bị, bản dịch Tây Tạng được in vào Đan Châu Nhĩ, đề tên là: Bát NhãĐăng Căn Bản Trung Luận Tụng (Phạn: Prajnãpradĩpa-mulamadhyamaka-vrtti) đến nay vẫn còn, được các học giả coi trọng hơn bản Hán dịch.

Các bản chú sớ sách nầy, bản nỗi tiếng hơn cả là: bát NhãĐăng Sớ (Phạn: Prajnãpradĩpa-tĩkã) của Quan Thệ (Phạn: Avalokitavrata), là tư liệu trọng yếu để tìm hiểu về phái Trung Quán và phái Du Giàở thời kỳ cuối tại Ấn Độ.

Tham khảo: Luận Biện Chính, quyển 4. Đại Đường Nội Điển Lục, quyển 5. Khai Nguyên Thích Giáo Lục, quyển 8 v.v…
VIII-HỌC PHÁI BÁT NHÃ

Đó là một trong số các học phái của Phật Giáo Trung Quốc. Vào những năm cuối đời Đông Hán, sau khi Chi Lâu Ca Sấm dịch kinh Bát NhãĐạo Hành Phẩm thì các kinh điển Bát Nhã mới lần lược được truyền vào Trung Quốc. Qua đời Ngụy Tấn Nam Bắc Triềuđã hình thành học phong một thời vàảnh hưởng nền huyền học thời bấy giờ.

Thời Hậu Tần, về phương diện phát triển tư tưởng Bát Nhãđã hình thành  “Sáu Nhà Bảy Tông” rồi. Sau nhờ có Cưu Ma La Thập truyền dịch và giới thiệu học thuyết Trung Quán của Bồ Tát Long Thọ, Đề Bà một cách có hệ thống. Do đó Bát Nhã Học mới đạt đến cao trào.

Sự nghiên cứu về nghĩa lý của Bát Nhã được gọi là Bát Nhã Học là lý luận nền tảng của Phật Giáo ở thời kỳ Ngụy Tấn, Nam Bắc Triều, vàđãảnh hưởng đến tông phái hửu quan ở các đời Tùy Đường như Tông Tam Luận chẳng hạn, đã trực tiếp noi theo truyền thống của Bát Nhã Học.

Tham Khảo: Lục Gia Thất Tông. Luận Kim Cương Tiên, quyển 1. Đại Phẩm Kinh Du Ý. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Lục, quyển 20. Đại Tạng Thánh Giáo Pháp Bảo Tiêu Mục, quyển 1. Đại Minh Tam Tạng Thánh Giáo Mục Lục, quyển 1. Đại Tạng Mục Lục, quyển thượng. Đại Bát Nhã Ba La mật Đa Kinh v.v…

IX-SÁU NHÀ BẢY TÔNG

Sáu Nhà Bảy Tông là nói đến những chi phái của học phái Bát Nhãở thời đại Đông Tấn.

Cuối đời nhà Hán đến đời Lưu Tống, Kinh Bát Nhãđã lưu hành ở Trung Quốc. Chi Lâu Ca Sấm đời Đông Hán truyền dịch Kinh Đạo Hành Bát Nhã (lần đầu tiên học thuyết Bát Nhã của Ấn Độ được truyền vào Trung Quốc). Chu Sĩ Hành Giảng Kinh vàĐạo An cũng bắt đầu nghiên cứu Bát Nhã.

Lúc bấy giờ, để hiểu được tư tưởng Bát Nhã, một mặt phải dựa theo nghĩa huyền học của Lão Trang để giải thích nghĩa Kinh Bát Nhã. Do đóđã hình thành cái gọi là“Cách nghĩa Phật Giáo” (tức mượn nghĩa lý của Đạo Gia hoặc ngoại giáo để giải thích đạo lý của Phật Giáo).

Chính vì thế mà đối với tư tưởng KHÔNG của Bát Nhãđã sản sinh ra nhiều chi phái. Mặc khác, cũng có những lý giải được tư tưởng Không của Bát Nhã một cách chân chính mà không cần dựa vào “Phật Giáo Cách Nghĩa” . Tất cả những chi phái nầy được gọi chung bằng từ “Sáu Nhà Bảy Tông”.

Theo sách Lục Gia Thất Tông (sách nầy đã mất, nay căn cứ theo lời trích dẫn trong Triệu Luận Sớ của Nguyên Khang đời Đường) của Đàm Tế chùa Trang Nghiêm thời Lưu Tống và Trung Luận Sớ của Cát Tạng đời Tùy thì Lục Gia Thất Tông là:

1-BẢN VÔ TÔNG

Bản Vô Tông gồm có học thuyết của Đạo An, Tăng Duệ, Tuệ Viễn v.v…

2-TỨC SẮC TÔNG

Tức Sắc Tông gồm có Tức Sắc Nghĩa của Quan Nội và Tức Sắc Du Huyền Luận của Chi Đạo Lâm.

3-THỨC HÀM TÔNG

Thức Hàm Tông là học thuyế của Vu Pháp Khai, đệ tử của Vu Pháp Lan.

4-HUYỄN HÓA TÔNG

Huyễn Hóa Tông là chủ trương của Đạo Nhất, đệ tử của Trúc Pháp Thải.

5-TÂM VÔ TÔNG

Tâm Vô Tông gồm có học thuyết của Trúc Pháp Ôn, Đạo Hằng, Chi Mẫn Độ v.v…

6-DUYÊN HỘI TÔNG

Duyên Hội Tông , có sách Duyên Hội Nhị Đế Luận của Đạo Thúy.

7-BẢN VÔ DỊ TÔNG

Bản Vô Dị Tông là chi phái của Tông Bản Vô, gồm có học thuyết của Trúc Pháp Sâm, Trúc Pháp Thải.

Bảy Tông nêu trên, có Tông Bản Vô, Tông Tức Sắc và Tông Tâm Vô là 3 phái chủ yếu của học thuyết Bát Nhãđương thời.

Tham khảo: Trung Quán Luận Sớ, quyển 2. Thế Thuyết Tân Ngữ Giả Quyệt Thiên. Chí Mẫn Độ Học Thuyết Khảo (Trần Dần Khác). Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật Giáo Sử, quyển thượng (Thang Dụng Đồng). Phật Giáo Học Đích Chư Vấn Đề (Vũ Tỉnh Bá Thọ).V.v…

X-KINH SÁU ĐỘ

Liên hệ đến BộĐại Bát Nhã nầy còn có bộ Lục Độ Tập Kinh. Kinh nầy còn có những tên gọi khác nhau như  Lục Độ Vô Cực Kinh, Lục Độ Vô Cực Tập, Lục Độ Tập, Tạp Vô Cực Kinh.

Bộ kinh gồm có 8 quyển, do Khương Tăng Hội dịch tại Việt Nam, vào thời nhà Ngô bên Trung Quốc, được in vào Đại Chánh Tạng tập 3.

Nội dung kinh nầy ghi chép 91 tích truyện Bản Sinh của Đức Phật khi tu đạo Bồ Tát ở đời quá khứ, phối hợp với Lục Độ của Phật Giáo Đại Thừa mà thành nên gọi là Lục Độ Tập Kinh (có nhiều thuyết về những Tích Truyện nầy, xin tham khảo sách Lục Độ Tập Kinh của Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát) .

  • Quyển 1 – 3 : giảng về Bố Thí
  • Quyển       4 : giảng về Trì Giới
  • Quyển       5 : giảng về Nhẫn Nhục
  • Quyển       6 : giảng về Tinh Tấn
  • Quyển       7 : giảng về Thiền Định
  • Quyển       8 : giảng về Trí Tuệ

Điểm đặc sắc của bộ kinh nầy là xiển dương hạnh Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa. Ngoài truyện Bản Sinh của Đức Phật, còn có truyện bản sinh của Bồ Tát Di Lặc. Phần lớn các truyện bản sinh trong kinh nầy có thể thấy trong các bản tiếng Pali và các bản Hán dịch khác, còn nguyên bản của kinh nầy nay đã bị thất lạc.

Dựa theo nội dung của bộ kinh nầy mà suy đoán thì có lẽ Lục Độ Tập Kinh đã được thành lập vào thế kỷ thứ II.

Tham khảo: Lịch Đại Tam Bảo Ký, quyển 5. Chí nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục, quyển 3. Đại Tạng Thánh Giáo Pháp bảo Tiêu Mục, quyển 3. Bản Sinh Kinh Loại Nghiên Cứu (Can Tích Long Tường) v.v…

XI-SÁU PHÉP QUÁN

Sáu phép quán sau đây không ngoài Lý Bát Nhã, và đến cùng cực thì tìm phương cách giải thoát khỏi triền phượt đểđạt Niết bàn là đến bến bờ giải thoát.

Đây là những phép quán chán Hạ, ưa Thượng đểđoạn trừTưHoặc theo thứ lớp.

Ba cõi được chia làm chín địa gọi chung làThượng Địa(cõi Sắcvà cõi Vô Sắc gồm có 8 Điạ) và HạĐịa (cõi Dục, 1 Địa). So với Thượng Điạ thì HạĐịa là Thô, Khổ và Chướng.  Cho nên phải quán xét để nhàm chán. Còn Thượng Địa là Tĩnh, Diệu, Ly cho nên phải quán xét để thăng tiến dần vào kiến đạo.

Thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ giải thích, trước khi vào Kiến Đạo, hành giả có thểdùng Lục Hành Quán đểđoạn một phần Tu Hoặc mà vào Kiến Đạo.

Luận Câu Xá quyển 24 giải thích rằng ở giai đoạn Vô Gián Đạo thì hành giả duyên theo các pháp hửu lậu của TựĐịa (địa vị của chính mình ở hiện tại) và thứ đến của HạĐịa mà quán 1 trong 3 hành tướng: Thô, Khổ, Chướng. Ở giai đoạn Giải Thoát Đạo thì duyên theo các pháp hửu lậu của Thượng Địa mà quán 1 trong 3 hành tướng: Tỉnh, Diệu, Ly, cứ như thế thì có thểđoạn trừđuợc các hoặc của HạĐịa.

Cọng chung Thượng Địa, HạĐịa thì phải quán cả 6 hành tướng. Cho nên gọi là 6 Hành Quán.

Cứ theo Thiền Ba La Mật Thứ Đệ Pháp Môn, quyển 5, thì nhàm chán khổ, thô, chướng của HạĐịa, ưa thích Thắng, Diệu,Xuất của Thượng Điạ, tu theo 3 pháp nầy, gọi là Lục Hành Quán.

Đó là:

1-YẾM THÔ QUÁN

Yếm Thô Quán là tư duy 5 trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) của cõi dục thường sinh ra các điều xấu ác, đó là cái Thô về nhân. Còn thân nầy là vật bất tịnh chứa đựng 36 thứ kể cảphân, nước tiểu, v.v…đó là cái thô về quả. Thô Nhân và thô Quả đều phải chán ghét.

2-YẾM KHỔ QUÁN

Yếm Khổ Quán là tư duy các tâm sở khởi lên trong tâm thường duyên theo Tham Dục, không lìa ra được, đó là cái khổ vể nhân. Còn báo thân ở cõi Dục thường bị nhiều nỗi bức bách nhưđói khát, nóng rét, bệnh tật, dao gậy v.v…đó là cái khổ về Quả. Khổ Nhân, Khổ Quả đều phải chán ghét.

3-YẾM CHƯỚNG QUÁN

Yếm Chướng Quán là tư duy phiền não chướng ngăn che chân tính, đó là cái chướng về nhân. Còn thân nầy là chất ngại, không được tự tại, đó là cái chướng về quả. Chướng nhân, chướng quả đều phải chán ghét.

4-HÂN THẮNG QUÁN

Hân Thắng Quán là chán ghét cái khổ tham dục xấu xa, thấp hèn ởcõi Dục, ưa thích cái vui thù thắng cao thượng ở cõi Sơ Thiền.

5-HÂN DIỆU QUÁN

Hân Diệu Quán là chán ghét cái vui ham muốn 5 trần và tâm loạn động rong ruổi ở cõi Dục, ưa thích cái vui thiền định, tâm định bất động ở cõi Sơ Thiền. Đó là cái diệu về nhân. Chán ghét thân hôi thối ở cõi Dục, ưa thích được thân Sơ Thiền, như bóng trong gương, tuy có hình sắc nhưng không chất ngại. Đó là cái diệu về quả. Nhân diệu, quả diệu đều nên ưa thích.

6-HÂN XUẤT QUÁN

Hân Xuất Quán là chán ghét phiền não trói buộc của cõi dục, ưa thích tâm được xuất ly của Sơ Thiền. Đó là sự xuất về nhân. Chán ghét thân chất ngại mất tự do của cõi Dục, ưa thích thân được 5 thần thông, tự  tại vô ngại ở Sơ Thiền. Đó là sự xuất về quả. Nhân xuất, quả xuất đều nên ưa thích.

Nhờ các phép quán ưa thích Thượng Địa, chán ghét HạĐịa nầy chỉ có thểđoạn trừ  được cái hoặc ở 8 Địa dưới chứ không thểđoạn trừ các Hoặc ởĐịa Thứ Chín (Hửu Đính Địa). Muốn đoạn trừcác Hoặc của Hửu Đính Địa thì phải nhờ vào Trí Vô Lậu Quán Tứ Đế. Vì thế lực của Trí Vô Lậu rất mạnh có khả năng đối trị các Hoặc của TựĐịa và các Hoặc của Thượng Địa.

Thứ tự nhập quán của 6 pháp nầy tùy theo ý của người muốn đoạn Hoặc mà tự quyết định, chứ không cần phải theo thứ tự đối ứng giữa Yếm Thô Quán của Vô Gián Đạo và Hân Thỉnh Quán của Giải Thoát Đạo.

Theo Tông Duy Thức thì cho rằng hiệu năng  của Lục Hành Quán chỉ có thểáp phục phiền não, không cho chúng khởi lên hiện hành, chứ không thể tiêu diệt được chủng tử của phiền não.

Tham khảo: Luận Câu Xá, quyển 23, 24, 28. Luận Đại Tỳ Bà Sa, quyển 64, 165. Thiên Thai Tứ Giáo Nghi Tập Chú, quyển  trung v.v…

XII-SÁU MƯƠI TÂM

Khi hành giả tu theo Bát Nhã Ba La Mật không thể không nhận diện để đối trị những hành tướng của Tâm. Sau đây là hành tướng của Vọng Tâm Sai Biệt của phàm phu được chia làm 60 loại.

Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 2 viết: Đức Đại Nhật Như Lai chia tướng Tâm của hành giả Du Già làm 60 loại và giải thích tường tận của mỗi tâm. Nhưng phẩm Trụ Tâm trong Kinh Đại Nhật, quyển 1, chỉ nêu có 59 Tâm trước mà thôi.

59 Tâm  Đó là:

1-TÂM THAM (Tiếng Tây Tạng: Hdod-chahs-kyisems).

2-TÂM KHÔNG THAM (Tạng: Hdod-chahs-dan bral-bahi sems).

3-TÂM SÂN HẬN (Tạng: She-sdan-gi semes).

4-TÂM TỪBI(Tạng: Byams-pahi sems).

5-TÂM SI MÊ (Tạng: Gti-mug-gi sems).

Tâm ngu ngơ không phân biệt được đúng sai, thiện ác, hễ gặp việc gì thì tin nhận liền.

6-TÂM TRÍ TUỆ (Tạng: Ses-rab-kyi sems).

Tâm thuận tu theo pháp tăng thượng thù thắng. Bất cứ việc gì cũng dùng trí suy xét hơn kém rồi mới thực hành.

7-TÂM QUYẾT ĐOÁN (Tạng: Gtan la phab-pahi- sems).

Tâm tuân theo lời chỉ dạy và phụng hành đúng như thuyết. Nếu hành giả chấp giữ tâm nầy, thì đối với giáo pháp nói trong các Kinh Điển, thường dễ rơi vào vòng cố chấp cứng nhắc. Không biết thích ứng với các pháp nội ngoại một cách  quyền biến, đến nỗi tự ngăn che mình. Cho nên thuộc về tâm phiền não nhiễm ô.

8-TÂM HOÀI NGHI (Tạng: The-tsom-gyi sems).

Tâm do dự bất quyết vì nghe điều gì cũng sinh nghi ngờ.

9-TÂMÁM MUỘI (Tạng: Mum-par-gyur-pahi sems).

Tâm hồ nghi suy tính đối với các pháp vốn không nên nghi hoặc.

10-TÂM MINH TRIẾT (Tạng: Snan-bar-gyur-bahi sems).

Tâm tu hành như thực, không mảy may nghi ngờ đối với Pháp không nên hoài nghi.

11-TÂM CHỨA NHÓM (Tạng: Sdud-pahi sems).

Tâm lấy vô lượng làm một, tức là hành giả đối với một việc đã sinh tin hiểu. Khi nghe các pháp thù thắng khác thì cũng tin nhận và tập hợp làm một.

12-TÂM CẨN TRỌNG (Tạng: Hthab-pahi sems).

Tâm thường hay suy nghĩ so đo cẩn thận và bàn tính phải trái khi nghe những lời nói của người khác.

13-TÂM SUY LƯỢNG  (Tạng: Rtsod-pahisems).

Tâm đối với những lời nói, việc làm cho đến tư tưởng, quan niệm của chính mình, thường hay suy nghĩ kĩ lưỡng. Vì trong lòng chưa biết đúng sai.

14-TÂM BUÔNG XÃ (Tạng: Mi-rtsod-pahi sems).

Tâm không còn tình chấp, vìđã buông bỏ hết mọi việc phải trái.

15-TÂM THIÊN Ý (Tạng: Lhahi sems).

Tâm suy cầu điều gì liền được thành tựu theo ý muốn. Giống như chư thiên, nhờ quả báo đời trước nên cần dùng việc gì liền tùy ý hiện ra.

16-TÂM A TU LA (Tạng: Lha-ma-yin-gyi sems).

Tâm thích ở trong đường sống chết. Vì quả báo của A Tu La giống như chư thiên, nhưng hành nghiệp và chỗở thì khác. Nên biết A Tu La có lợi ích giải thoát, nhưng lại rất thích sự khoái lạc của quả báo sinh tử nên không thể tiến tới đạo giải thoát. Để đối trị tâm nầy, hành giả nên quán khổ vô thường.

17-TÂM RỒNG (Tạng: Kluhi sems).

Tâm tham lam không biết thế nào làđủ, chỉ suy tính làm sao có thật nhiều tiền của. Để đối trị tâm nầy, hành giả nên tư duy thiểu dục, tri túc, vô thường…

18-TÂM NGƯỜI (Tạng: Mihi sems).

Tâm thích thực hiện mọi kế hoạch để làm lợi ích cho chúng sanh, thường nghĩ việc lợi tha nhưng lại không thể quán tâm hành của chính mìnhđể sớm cầu pháp lợi.

19-DÂM TÂM (Tạng: Bud-med-kyi sems).

Tâm tùy thuận dục tình, thường nhớ lại những điều khoái lạc đã qua, hoặc nghĩ tưởng vẻ mặt, dáng dấp của người v.v…khiến cho tâm thanh tịnh của người tu hành bị che lấp.

20-TÂM TỰ TẠI(Tạng: Dhan-phyug-gi sems).

Tâm giống như trời Tự Tại muốn cho tất cảđiều mình tư duy mong muốn đều được nhưý. Tự Tại là vì Thiên Thần được các phái ngoại đạo ởẤn Độ sùng bái. Thần nầy có năng lực tạo ra chúng sinh và việc khổ vui.

Người tu pháp nầy thường mong ý nguyện của mình được thành tựu. Cho nên gọi là Tự Tại Tâm. Để đối trị tâm nầy, hành giả nên quán các pháp đều do nhân duyên sinh, chứ không có cái gì là Tự Tại cả.

21-TÂM LÁI BUÔN(Tạng: Thson-pahi sems).

Tâm muốn tích lũy học vấn cho đầy đủ rồi mới tìm chỗ dùng thích hợp. Giống như người lái buôn trước hết góp chứa hàng hóa rồi sau mới xem bán ởđâu có thể thu được nhiều lời.

22-TÂM NÔNG DÂN (Tạng: Shin-pahi sems).

Tâm muốn nghe Đạo Pháp cho rộng sau mới thực hành. Giống như người muốn làm ruộng, trước hết phải học hỏi phương pháp gieo trồng, thu hoạch rồi sau mới thực hiện.

23-TÂM HAI BÊN BỜ(Tạng: Thu bohi sems).

Tâm không nhất định, lúc tu theo “thường”, lúc tu theo “đoạn”, hoặc lại tin cả tà lẫn chính. Tâm tính của hành giả nương vào cả hai bên, giống như sông dựa vào hai bên bờ. Hành giả nên chuyên chú vào 1 cảnh để đối trị tâm nầy.

24-TÂM AO HỒ(Tạng: Lten-kahi sems).

Tâm tham muốn không biết nhàm chán. Giống như ao hồ,  các giòng nước chảy vào không bao giờ đầy. Để đối trị tâm nầy hành giả nên biết thiểu dục tri túc.

25-TÂM GIẾNG SÂU(Tạng: Khron-pahi sems).

Tâm thích suy nghĩ những việc xa xôi như cuối xuống nhìn nước dưới giếng, không thểđo lường được độ sâu của nó.

26-TÂM BẢO THỦ(Tạng: Kun-Tu-srun-bahi sems).

Tâm suy tính tâm nầy là thực, tâm khác không thực, tức cho kiến giải của mình là thực, còn kiến giải của người khác đều không thực. Người nầy chấp chặt tâm ý của mình như người đời giữ gìn tiền của. Để đối trị tâm nầy phải tôn trọng kiến giải của người khác.

27-TÂM BỎN XẺN (Tạng: Sor-snahi sems).

Tâm bỏn xẻn đối với tài vật, chỉ thu vén cho bản thân, không bao giờ chịu bố thí cho người khác. Muốn đối trị tâm nầy phải quán vô thường. thực hành bố thí.

28-TÂM CỦA MÈO(Tạng: Byi-lahi sems).

Tâm khi nghe pháp yếu, chỉ ghi trong tâm, chứ chưa thực hành. Đợi đến khi đủ duyên mới dũng mãnh tiến tu. Giống như mèo rình bắt chim chuột, lúc đầu nằm im, nín thở, đợi đúng lúc mới nhảy tới chụp bắt. Để đối trị tâm nầy, hễ nghe giáo pháp phải thực hành  ngay.

Ngoài ra, chịu ơn người khác khuyên răng dạy bảo mà không nhớ báo đền cũng gọi là Ly Tâm. Giống như con mèo được chủ nuôi nấng, nâng niu mà không biết ơn nghĩa.

29-TÂM CỦA CHÓ(Tạng: Khyihi sems).

Tâm cho rằng nghe được chút ít thiện pháp, rồi thực hành ngần ấy làđủ, không cần cầu mong các việc thù thắng khác. Giống như con chó được chút ít thức ăn thừa liền sinh tâm vui mừng cho làđủ.

Muốn đối trị tâm nầy, phải dùng ý nhạo tăng thượng.

30-TÂM CỦA CHIM (Tạng: Namkhahi-Idin-gi sems).

Tâm thích thuận theo và nương nhờ vào sự giúp đở của người khác. Tức hành giả thường thấy người khác làm thiện rồi sau đó mới phát tâm. Vì không thể làm việc một mình nên thường nhờsự nâng đỡ của người khác. Giống nhưchim  phải nhờđôi cánh mới bay đi được.

Để đối trị tâm nầy, hành giả nên phát tâm bồ đề mạnh mẽ như sư tử vương, không cần sự giúp đỡ của các sư tử khác.

31-TÂM CỦA CHUỘT (Tạng: Byi-bahi sems).

Tâm tư duy để dứt trừ những sự trói buộc, nhưng không bao giờ được lâu và liên tục. Giống như con chuột thấy sợi dây cột trên cái rương liền muốn gặm nhấm cho đứt. Nhưng vì lúc nhấm, lúc ngưng nên rốt cuộc sợi dây không đứt.

32-TÂM ƯA CA VỊNH (Tạng: Gluhi sems).

Tâm muốn được nghe chánh pháp, rồi sau diễn nói lại cho người khác cùng nghe. Giống như người đời học được khúc nhạc, lại đem tấu lên cho người khác nghe. Đây là thói quen đời trước của sự nghe tiếng, cũng thường che lấp tâm thanh tịnh.

Để đối trị tâm nầy, hành giả nên quán mình sẽ được tuệ nội chứng tự nhiên và hiển hiện sắc thân khắp nơi để diễn nói chánh pháp.

33-TÂM VŨ CÔNG(Tạng: Gar-gyi sems).

Tâm mong cầu các phép thần thông. Hành giả tu theo chánh pháp mà mong được các thứ thần thông thì tâm thanh tịnh sẽ bị che lấp.

Bởi vì thần thông biến hiện ra các sự tướng chưa từng có. Giống như người thế gian khoa chân múa tay làm hoa mắt ngườl.

34-TÂMĐÁNH TRỐNG(Tạng: Sil-snan-gi sems).

Tâm muốn đánh trống pháp để khiến người ta giác ngộ. Hành giả tu theo chánh pháp mà muốn học tập các thuư biện tài vô ngại. Đánh trống pháp lớn để cảnh tỉnh chúng sinh. Việc ấy sẽ gây trở ngại cho tâm thanh tịnh.

Nếu muốn đối trị tâm nầy hành giả nên quán mau chứng Vô Lượng Ngôn NgữĐà La Ni. Dùng tiếng trống mầu nhiệm của cõi trời để thức tỉnh hết thảy chúng sinh.

35-TÂM XÂY CẤT(Tạng: Khyim-gyi sems).

Tâm chỉ muốn giữ gìn thân mình, nghĩa là hành giả giử giới tu thiện, chỉ cầu mong cho mình xa lìa những nỗi thống khổ trong đường ác. Giống như người đời xây dựng nhà cửa để nương nấu thân mình.

Để đối trị tâm nầy hành giả nên nghĩ cứu giúp hết thảy chúng sinh.

36-TÂM SƯ TỬ (Tạng: Sen-gehi sems).

Tâm muốn mình không khiếp sợ bất cứđiều gì. Nghĩa là hành giả muốn mình đối với tất cả mọi việc, tâm không sợ hải, hơn tất cả mọi người, giống như sư tử đứng giữa bầy thú.

Tâm nầy làm chướng ngại tâm thanh tịnh. Muốn đối trị phải phát tâm Thích Ca Sư Tử, làm cho tất cả chúng sinh đều mạnh mẽ, không phân biệt ngã nhơn hơn kém.

37-TÂM CHIM CÚ(Tạng: Hug-pahi sems).

Tâm khéo suy nghĩ tính lường về ban đêm. Nghĩa là lúc ban ngày hành giả nghe được điều gì thì mờ mờ mịt mịt chẳng hiểu sự lý ra làm sao. Nhưng khi đêm đến nhớ nghĩ lại thì thấy sáng tỏ, rõ ràng. Giống như con cú tai mèo, ban ngày chẳng làm gì được nhưng đêm tối thì 6 căn của nó rất sáng suốt, bén nhạy.

Muốn đối trị tâm nầy, hành giả không nên phân biệt ngày vàđêm.

38-TÂM QUẠĐEN(Tạng: Bya-rog-gi sems).

Tâm lúc nào cũng sợ hãi về sự sống chết. Giống như con quạ nghi ngờ, sợ sệt tất cả những vật chung quanh nó.

 Muốn đối trị tâm nầy hành giả phải tu tâm an định vôúy.

39-TÂM LA SÁT (Tạng : Srin-pohi sems).

Tâm coi các việc đều là việc bất thiện. Như thấy người làm việc thiện đều cho đó là việc bất thiện.

40-TÂM GAI NHỌN(Tạng: Tsher-mahi sems).

Tâm thường nghĩ việc làm xấu và lo lắng bất an. Người có tâm nầy dù có làm được việc thiện cũng sinh tâm hối hận. Nếu làm việc ác lại càng hổ thẹn, sợ hải. Giống như rừng gai thường làm thương tổn, chướng ngại mọi vật.

Về cách đối trị tâm nầy, nếu làm điều ác nên sám hối ngay. Đối với việc thiện thì sinh tâm vui mừng.

41-TÂM HANG ĐỘNG(Tạng: Sa-hog-gi sems).

Tâm muốn tu hành để được vào sống lâu tự tại trong hang động (quật), hưởng thụ các thú vui dục lạc. Giống như các loài rồng, A Tu La ở trong hang sâu trong lòng đất hay dưới đáy biển.

Về các đối trị tâm nầy, phải tu hành đúng như chánh pháp đểđạt quả Phật.

42-TÂM NHƯ GIÓ(Tạng: Rlun-gi sems).

Tâm tính tán loạn, gieo trồng thiện căn khắp nơi khó có thể an định. Nghĩa là hành giả đối với pháp của ngoại đạo thế gian, hoặc pháp của hàng Tam Thừanơi, sự tán loạn không an trụấy giống như tính của gió.

Về cách đối trị, hành giả nên quán đất toàn sỏi đá, cây cỏ mọc không được chỉ tốn hao hạt giống. Nên cầu ruộng phúc tốt đẹp, chuyên tâm cày cấy thí chắc chắn thu hoạch được nhiều.

43-TÂM NHƯ NƯỚC(Tạng: Chuhi sems).

Tâm thường muốn phát lộ những điều dơ bẩn xấu xa và sám trừ các tội lỗi của 3 nghiệp, giống như nước rửa sạch các tội nhớp nhơ. Vì tâm nầy thường lưu giữa kiến chấp về cấu, tịnh nên làm chướng ngại tâm thanh tịnh.

Về cách đối trị, hành giả nên quán thực tướng của tâm, rõ suốt lý các pháp cấu uế xưa nay vốn không sinh thì tự tiêu trừ tất cả chướng ngại.

44-TÂM NHƯ LỬA (Tạng: Mehi sems).

Tâm mãnh liệt như lửa. Người có tâm tính nầy thì lúc làm điều thiện, chỉ trong khoảnh khắc có thể thành tựu vô lượng công đức. Nhưng khi làm việc ác thì cũng chỉ trong chốc lát có thể thành nghiệp ác cực nặng.

Muốn đối trị tâm nầy, hành giả nên quán tâm lửa mãnh liệt thường gây tổn hại, phải dập tắt nó bằng nước nhu hòa từ thiện, khiến các việc thiện được phát triển lâu dài.

45-TÂM NHƯ BÙN (Tạng: Hdam-gyi sems).

Tâm không thể phân biệt được giữa vô tri và vô minh của kíức giống như một khối bùn.

Về cách đối trị, hành giả nên cầu thiện tri thức khai phát cho.

46-TÂM DỄ DUYÊN THEO CẢNH (Tạng: Tshon-rtsihi sems).

Tâm dễ duyên theo cảnh bên ngoài nên thường thay đổi chí thú tu hành. Nghĩa là phàm phu bất luận thấy nghe thiện pháp, ác pháp cho đến vô kí pháp đều tu học theo, giống như câu tục ngữ: “Gần mực thìđen, gần đèn thì sáng”.

Về cách đối trị, hành giả nên chuyên cần tu pháp tự chứng.

47-TÂM NHƯ TẤM VÁNG TRÊN MẶT NƯỚC (Tạng: Sin-leb-gyi sems).

Tâm theo duyên theo lượng chọn lựa lấy thiện pháp mà xả bỏ các pháp khác. Giống như tấm ván trên mặt nước chuyên chở được bao nhiêu đồ vật là tùy khả năng của nó, nếu quá tải sẽ bị nghiêng đổ.

Về cách đối trị, hành giả nên phát tâm rộng lớn học đạo Bồ Đề.

48-TÂM MÊ LOẠN (Tạng: Nor-pahi sems).

Tâm điên đảo tán loạn, hay làm đảo lộn những điều mình chấp trước, suy nghĩ. Nghĩa là muốn học tập Bất Tịnh Quán lại chấp chặt vào tướng thanh tịnh, hệt như người lầm đường.

Về cách đối trị, hành giả phải chuyên nhất, quán xét rỏ ràng, an định, không điên đảo.

49-TÂM NHƯ TRÚNG ĐỘC DƯỢC (Tạng: Dug-gi sems).

Tâm phàm phu không sinh thiện, cũng không sinh ác. Cho đến tất cả tâm đều không sinh khởi. Nhưng chỉ nhậm vận tu hành, dần dần vào chỗ không nhân, không quả, giống như người trúng độc dược bất tỉnh, dần dần đi đến chỗ chết.

Muốn đối trị tâm nầy, phải phát khởi tâm đại bi, lìa đoạn diệt không là diệu dược cam lồ.

50-TÂM NHƯ SỢI DÂY TRÓI BUỘC(Tạng: Shags-pahi sems).

Tâm rơi vào đoạn kiến. Đoạn kiến giam hãm tâm hành giả, giống như tứ chi của người bị sợi dây trói buộc nên không cử động được.

Muốn đối trị tâm nầy, hành giả phải đoạn trừ chướng ngại bằng giao duyên khởi chính tuệ.

51-TÂM NHƯ BỊ CÙM(Tạng: Lsags-sgrog-gi sems).

Tâm thích ngồi ngay thẳng, an trụ nơi vắng lặng. Nghĩa là hành giả dùng tâm nầy tu tập thiền địnhvà quán xét pháp nghĩa, giống như người bị cùm hai chân không thể tiến bước được.

Muốn đối trị tâm nầy, hành giả cần phải tu tập tư duy trong mọi lúc, ở mọi nơi, làm cho tâm động tĩnh không gián đoạn.

52-TÂM NHƯ MÂY MƯA (Tạng: Sbrin-gyi sems).

Tâm thường suy nghĩ về những việc vui buồn ở thế gian. Vì thếluôn luôn ở trong trạng thái mờ tối. Giống như vào mùa hạ, trời mưa dầm liên miên, khiến người ta có cảm giác tối tăm ảm đạm.

Muốn đối trị tâm nầy, cần phải thực hành tâm xả, xa lìa sự buồn vui nhân thế, thuận theo pháp lạc.

53-TÂM NHƯ CHĂM SÓC RUỘNG (Tạng: Shin-gi sems).

Tâm thích dùng nước hoa, bột hương v.v…để xoa rưới, làm sạch thân mình cho xinh đẹp, trang nghiêm, giống như chăm sóc thửa ruộng cho được tốt.

Cách đối trị tâm này là hành giả dùng hạt giống công đức cúng dường gieo vào ruộng phúc, hầu giúp cho quả thù thắng được thành tựu.

54-TÂM NHƯ MUỐI MẶN (Tạng: Lan-tshvahi sems).

Tâm suy nghĩ tìm tòi tính toán kĩ lưỡng, giống như tính của muối là mặn, bỏ vào đâu cũng thấy vị mặn. Như khi tưởng nhớ sắc dục thì lại suy nghĩ: Tâm nầy từđâu dấy lên, tướng trạng nó thế nào, có nhân duyên gì? Tìm tòi suy nghĩ như thế thì vô cùng vô tận.

Muốn đối trị tâm nầy, hành giả phải định tâm quán lý làm cho được thấu suốt.

55-TÂM NHƯ DAO CẠO RÂU TÓC (Tạng: Spu-grihi sems).

Tâm cho tướng xuất gia cạo bỏ râu tóc v.v…là thỏa mãn. Tâm nầy làm chướng ngại tâm thanh tịnh.

Để đối trị tâm nầy, hành giả nên nhớ rằng cái mà tất cả các bậc thánh hiền phải đoạn trừ là cội gốc 3 độc vô minh trụđịa. Nếu chặt hết được cội gốc nầy, khiến cho vọng tưởng không sinh, thì mới là xuất gia chân thật.

56-TÂM NHƯÚI TU DI (Tạng: Ri-rab-Ita-buhi sems).

Tâm như núi tu di, nghĩa là tâm tự coi mình cao nhất như núi tu di, xem thường người khác, thậm chí đối với cha mẹ, sư trưỡng v.v…là những bậc phải được tôn kính cũng không chịu khuất.

Để đối trị tâm nầy, hành giả nên nhịn nhục, nhún nhường, xem tất cả mọi người đều là bậc thầy.

57-TÂM NHƯ BIỂN CẢ(Tạng: Rgya-mtsho-Ita-buhi sems).

Tâm tự coi mình sâu rộng như biển cả, nghĩa là hành giả thường thu gôm mọi việc tốt đẹp về cho mình, giống như biển lớn, trăm sông đều chảy về, sức chứa không có giới hạn.

Để đối trị tâm nầy, hành giả phải thường tư duy về biển đại công đức của Tam Hiền, Thập Thánh v.v...

58-TÂM NHƯCÁI BÌNH THỦNG (Tạng: Phug-Ita-buhi sems).

Tâm dễ loạn động bởi duyên bên ngoài, thay đổi sở nguyện ban đầu. Nghĩa là hành giả khi mới phát tâm thụ giới thì giữ giới đầy đủ. Nhưng không bao lâu dần dần sinh ra các pháp hửu lậu. Giống như cái bình thủng không dùng vào việc gì được nữa.

Để đối trị tâm nầy hành giả phải biết rõ tâm hay thay đổi, khiến cho những việc mình làm đều có thủy chung.

59-TÂM THỤ SINH (Tạng: Skye-bar-hgyur-bahi sems).

Tâm hành giả muốn hồi hướng các công hạnh của mìnhđã tu cho việc thụ sinh ở đời sau. Nhưng dùng tâm nầy để tu pháp hoặc hành sự, khi đắc quả cũng gồm cả thiện vàác. Bởi vậy, để đối trị tâm nầy, hành giả phải phân biệt thiện ác, trừ bỏ pháp bất thiện, chỉ tu pháp thiện.

60-TÂM UẾ TRƯỢC (Tạng: Rnõg-pahi sems).

Theo Đại Nhật Kinh Sớ quyển 2, thì trong bản tiếng Phạn thiếu tâm thứ 60 là Tâm Khỉ Vượn. Tâm Khỉ Vượn là tâm tán loạn, giống như khỉ vượn lăng xăng, chạy nhảy không yên.

Để đối trị tâm nầy hành giả phải chuyên chú vào một cảnh, giống như con khỉ bị buộc vào một cột thì không còn chạy nhảy lăng xăng được nữa.

Theo Đại Nhật Kinh bản Tây Tạng thì sau tâm thứ 45là Tâm Như Bùn, có thêm Tâm Uế Trược cọng lại thành 60 Tâm.

60 Tâm kể trên đều là vọng Tâm, phân biệt do ngã chấp sinh ra. Khi hành giả hiểu rõ “Duy uẩn vô ngã Tâm” trong 10 Trụ Tâm, thì liền đoạn trừ được 60 tâm thế gian nầy và xa lìa Ba Độc do ngã chấp điên đão sinh ra. Đó gọi là “Việt tam vọng chấp”.

Trong tất cả phiền não mê chấp, 60 Tâm nầy tương đương với Kiến Hoặc mà hàng Thanh Văn của Tiểu Thừa phải đoạn trừ.

Cũng theo Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 2 (Đại 39, 600 trung), viết: “60 Tâm nầy sinh khởi là vì bản tính của hành giả lúc nặng về Tham, hoặc nặng về Sân hoặc lúc hành đạo dụng tâm phát khởi các vọng chấp phân biệt. Hoặc 60 Tâm nầy cùng khởi một loạt, hoặc theo thứ tự sinh ra”. Sách đã dẫn còn viết: “Nếu trong mọi lúc, hành giả chân ngôn lưu tâm quán xét để diệt trừ những vọng tâm nầy thì tự nhiên thuận với tâm bồ đề thanh tịnh”.

Tham khảo: Đại Nhật Kinh Trụ Tâm Phẩm Sớ Tư Ký, quyển 8. 

XIII-KIM CƯƠNG KINH LUẬN

Nói cho đủ làKim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh Luận. Tiếng Phạn: Vajracchedikã-prajnãpãramitopadésa. Cũng gọi là Kim Cương Bát Nhã Kinh Luận, Kim Cương Bát Nhã Luận.

Gồm có 3 quyển, do Bồ Tát Thiên Thân soạn, Bồ Đề Lưu Chi dịch vào thời Bắc Ngụy, được in vào Đại Chánh Tạng tập 25.

Sách nầy chú thích bộ Kim Cương Bát Nhã Kinh Luận Tụng của ngài Vô Trước. Sách Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Luận Thích do Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường là cùng bản tiếng Phạn với bộ nầy.

Vô Trước còn soạn một bộ sách khác có tên là Kim Cương Bát Nhã Luận (cũng gọi là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh Luận, 2 quyển hoặc 3 quyển) do Đạt Ma Cấp Đa dịch vào đời Tùy.

Vì thế cho nên sách nầy chú thích bộ Kim Cương Bát Nhã Kinh Luận Tụng của Vô Trước thì e rằng đã truyền nhầm giữa 2 bộ.

Tham khảo: Khai Nguyên Thích Giáo Lục, các quyển: 6, 7, 9. Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục, quyển 8. V.v…

XIV-KIM CƯƠNG KINH SỚ

1-TRÍ KHẢI (531-597) SOẠN

Nói cho đủ là Kim Cương Bát Nhã Kinh Sớ cũng gọi là: Kim Cương Bát Nhã Sớ, Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh Sớ.Tác phẩm 1 quyển.

Tác phẩm trên do Trí Khải thuộc tông Thiên Thai soạn vào thời nhà Tùy, được in vào Đại Chánh Tạng tập 33.

Đây là bộ sách chú thích kinh Kim Cương Bát Nhã xưa nhất hiện còn. Nội dung giải thích Kinh Kim Cương theo bản dịch của Cưu Ma La Thập và sử dụng phương pháp Ngũ Trùng Huyền Nghĩa (*) để chú giải và chia Kinh văn làm 3 phần: Tựa, Chính Tông, Lưu Thông. Tuy nhiên, trong sách có rất nhiều điểm không được viên dung, cũng không đúng với phong cách giải thích của Trí Khải. Cho nên, có lẽ do người đời sau mượn danh, hoặc do Trí Khải giảng, người khác ghi chép.

*Ghi Chú: Ngũ Trùng Huyền Nghĩa cũng gọi là Ngũ Trùng HuyềĐàm, Ngũ Trùng Huyền, Ngũ Huyền, Ngũ Chương.

Năm cách giải thích ý nghĩa sâu xa của các Kinh do Trí Khải thuộc Tông Thiên Thai đặt ra, đó là:

1-    Thích Danh:Giải thích tên bộ Kinh

2-    Biện Thể: Nói rõ về thể tính mà bộ kinh ấy tuyên thuyết. Như Kinh Pháp Hoa lấy “Thực Tướng Trung Đạo” làm diệu thể sở thuyên của toàn bộ Kinh.

3-    Minh Tông:Bàn rõ về tông chỉ của bộ kinh.

4-    Luận Dụng: Luận về công dụng của bộ kinh.

5-    Phán Giáo: Cũng gọi là phán giáo tướng. Phân lập giáo tướng đểđịnh giá trị của bộ kinh.

Đó là phương pháp giải thích Kinh của Trí Khải áp dụng khi giải thích các Kinh như trong các tác phẩm: Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Duy Ma Kinh Huyền Sớ, Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa, Nhân Vương Kinh Sớ, Kim Cương Bát Nhã Kinh Sớ, Quan Âm Huyền Nghĩa. V v…

Tham khảo: Trí Chứng Đại Sư Thỉnh Lai Mục Lục. Đông Vực Truyền Đăng Mục Lục, quyển thượng. Chư Tông Chương Sớ Lục, quyển 1.

A Di Đà Kinh Nghĩa Ký. Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ. Huyền Nghĩa Tư Loại Tụ, quyển 1, 4.Pháp Hoa Lược Nghĩa Kiến văn, quyển 1. Pháp Hoa Huyền Nghĩa Giảng Thuật, quyển 1. Pháp Hoa Ngũ Trùng Huyền Nghĩa. V.v…

2-TRÍ NGHIỄM (602-668) SOẠN

Tên sách là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh Lược Sớ, Kim Cương Bát Nhã Kinh Lược Sớ, Kim Cương Bát Nhã Kinh Sớ.

Sách gồm 2 quyển, do Trí Nghiễm soạn vào đời Đường, được in vào Đại Chánh Tạng tập 33. Đây là một trong những bộ sách chú thích Kim Cương Bát Nhã thịnh hành ở đời nhà Đường.

Trí Nghiễm là Tổ thứ 2 của tông Hoa Nghiêm. Cho nên ngài đã đứng trên lập trường “Đồng Giáo Nhất Thừa” của Hoa Nghiêm mà giải thích Kinh Bát Nhã.

Nếu nhận xét theo quan điểm của Tông Hoa Nghiêm về thực tướng Bát Nhã, Quán Chiếu Bát Nhã và Văn Tự Bát Nhã thì ta mới thấy được cái kiến giải độc đáo của Trí Nghiễm.

Tham khảo: Tân Biên Chư Tông Giáo Tạng Tổng Lục, quyển 1. V.v…

XV-CHÍN VÍ DỤ VỀ KINH KIM CƯƠNG

Bồ Đề Lưu Chi dịch Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật vào thờ Bắc Ngụy, đã dùng 9 hiện tượng ví dụ cho tất cả các pháp hửu vi để nói rõ sự vô thường, hưảo của các pháp. Đó là:

1-VÍ DỤ NHƯ SAO

Ban đêm các vì sao sáng tỏ, nhưng ban ngày bịánh sáng mặt trời lấn át nên đều ẩn mất. Ví dụ chúng sinh hôn mê, chấp trước, cho sự thấy biết của mình là sáng suốt, nhưng nếu dùng chánh trí soi rọi thì những thiên kiến đều bị tiêu diệt.

2-VÍ DỤ NHƯ MẮT CÓ MÀNG

Khi mắt bịđau, có màng che mờ, thì thấy những hình ảnh như huyễn, như hoa đốm. Ví dụ cho chúng sinh bị vô minh che lấp, chỉ thấy được những cảnh tượng hửu vi hư vọng.

3-VÍ DỤ NHƯĐÈN

Đèn nhờ dầu mà được thắp sáng không tắt. Ví dụ vọng thức của chúng sinh nương vào các cảnh giới tham ái nên đời đời sống chết không dứt.

4-VÍ DỤ NHƯ HUYỄN HÓA

Các việc huyễn hóa, chợt có chợt không, thể vốn chẳng thực, những vệc đó đều do sức chú thuật của huyễn sư tạo ra. Ví dụ cho núi sông, đất đai ở thế gian đều là hư vọng, huyễn hóa, do sức hoặc nghiệp của chúng sinh giả hiện mà thôi.

5-VÍ DỤ NHƯ SƯƠNG MÓC

Sương ban mai đọng trên cành cây, ngọn cỏ, chẳng được bao lâu, lúc bị gió thổi thì chỉ trong nháy mắt là tan biến, rơi rụng hết. Ví dụ thân giả tạm của chúng sinh sống ở thế gian đã ngắn ngủi nhưng bất cứ lúc nàobị ngọn gió vô thường ào đến thì vụt biến ngay.

6-VÍ DỤ NHƯ BỌT NƯỚC

Bọt nước là do nhiều nguyên nhân khiến cho nước chuyễn động mà tạo ra. Ví dụ chúng sinh do 3 pháp: Căn, Cảnh, Thức hòa hợp nên có cảnh thụ dụng khổ vui.

7-VÍ DỤ NHƯ NẰM MƠ

Ban ngày chạy theo các cảnh vật, đêm đêm nằm mộng. Mộng do vọng tưởng mà sinh ra vốn không có thực thể. Ví dụ chúng sinh nghĩ về quá khứ, tạo tác các việc, tuy cảnh đã diệt, nhưng khi tưởng đến liền sinh ra. Tất cả các pháp hửu vi cũng đều do mộng tưởng mà thành, giống như cảnh trong giấc mộng.

8-VÍ DỤ NHƯ TIA CHỚP

Tia chớp sinh ra ánh sáng, nhưng chỉ biến diệt trong chốc lát. Ví dụ tất cả các pháp hiện tại giống nhưánh chớp, biến diệt trong khoảnh khắc.

9-VÍ DỤ NHƯ MÂY

Mây có thể làm mưa nhưng lại biến hiện vô thường. Ví dụ thức A Laya của chúng sinh hàm chứa các pháp có năng lực nắm giữ các cảnh giới ở vị lai và biến hiện một cách vôđịnh.

Tham khảo: Nhân Vương Hộ Quốc Bát NhãBa La Mật Đa Kinh Đạo Tràng Niệm Tụng Nghi Quĩ, quyển thượng. Lý Thú Thích, quyển hạ. Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng, quyển 3. Phẩm Đại Kim Cương Diệm Khẩu Hàng Phục Nhất Thiết Ma Oán trong Kinh Du Già Du Ký. V.v…

XV-ĐỊNH KIM CƯƠNG

Tiếng Phạn:Vajropamã-samãdhi. Cũng gọi là Kim Cương Tam Muội, Kim Cương Diệt Định, Kim Cương Tâm, Đính Tam Muội, chỉ cho Thiền Định bền chắc, sắc bén như Kim Cương, có năng lực phá trừ tất cả phiền não. Cũng như Kim Cương có thể hủy hoại tất cả những vật khác.

Đây là thiền định của hàng Tiểu Thừa Thanh Văn hoặc Đại Thừa Bồ Tát tu tập vào giai đoạn sắp hoàn tất việc đoạn trừ các phẩm phiền não cuối cùng, cũng là tâm sau rốt của ngườ tu theo Tam Thừa.

Thực tập định nầy có khả năng dứt trừ các phiền não cực nhỏ mà chứng ngộ quả vị cao tột. Như hàng Thanh Văn có thểđạt đến quả A La Hán, Bồ Tát thì chứng được quả Phật.

Gọi các thứ bậc đoạn trừphiền  não là Vô Gián Đạo. Các vị từđó chứng được Chân Lý là Giải Thoát Đạo.

Bởi thế sinh khởi Kim Cương DụĐịnh tương đương với Vô Gián Đạo. Từđó mà được quả A La Hán hoặc quả Phật thì tương đương với Giải Thoát Đạo. Cho nên Vô Gián Đạo có khả năng sinh khởi Kim Cương Du Định cũng gọi là Kim Cương Vô Gián Đạo.

Tham khảo: Luận Đại Tỳ Bà Sa, quyển 28. Luận Đại Trí Độ, quyển 47. Luận Câu Xá, quyển 24. Luận Thành Duy Thức, quyển 10. V.v… 

XVII-KINH KIM CƯƠNG ĐÍNH

Bộ kinh nầy nói về pháp môn Kim Cương Giới của Mật Giáo. Kinh nầy cùng với kinh Đại Nhật được gọi chung là Nhị Bộ Kinh, được in vào Đại Chánh Tạng tập 18.

Có hai bộ: Bộ đầy đủ và bộ tóm lược. Nhưng hiện chỉ còn bộ tóm lược mà có tới 3 bản dịch khác nhau:

1-KINH KIM CƯƠNG ĐÍNH NHIẾP ĐẠI THỪA

Tên đầy đủ là: Kim Cương Đính Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh, 3 quyển, do Bất Không dịch ra Hán Văn vào thời nhà Đường. Đây là bản lưu truyền rất rộng rãi.

2-KINH KIM CƯƠNG ĐÍNH DU GIÀ

Tên đầy đủ là: Kim Cương Đính Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh, cũng gọi là Lược Xuất Kinh, 4 quyển, do Kim Cương Trí dịch xong vào năm Khai Nguyên 11 (723) đời Đường. Do đó có thể suy đoán là nguyên bản đã được soạn vào thế kỷ VII ở Nam Ấn Độ.

3-KINH TAM MUỘI GIÁO VƯƠNG

Tên đầy đủ là: Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Giáo Vương Kinh, 30 quyển, do Thi Hộ dịch vào đời nhà Bắc Tống.

Kinh nầy trình bày về những nghi quĩ tu hành rất đặc biệt và bí mật của Mật Giáo, khiến cho hành giả có thể mau chóng chứng nhập cảnh giới Phật, Bồ tát. Bản tiếng Phạn hiện nay không còn.

Kinh Kim Cương Đính được nói trong 18 hội ở 14 địa điểm. Bồ tát Long Thọ mở tháp sắc ở miền nam Ấn Độ, được ngài Kim Cương Tát Đỏa trao cho 10 vạn bài tụng của kinh nầy rồi truyền lại cho ngài Long Trí, Kim Cương Trí. Nhưng ngài Kim Cương Trí trên đường đi Trung Quốc bằng thuyền, gặp gió bảo nên phần lớn kinh điển bị trôi mất, phần còn lại được phiên dịch và lưu bố hiện nay chỉ là một phần nhỏ trong đó mà thôi.

Tương truyền Kinh Kim Cương Đính có 4 loại:

1-    Bản Pháp Nhĩ Hằng Thuyết

2-    Bản an trí trong tháp

3-    Bản đầy đủ 10 vạn bài tụng

4-    Bản rút gọn có 4 nghìn bài tụng, tức phẩm TứĐại thuộc hội đầu trong 18 hội.

Tham khảo: Kim Cương Đính Du Già Thập Bác Hội Chỉ Qui. Kim Cương Đính Kinh Đại Du Già Bí Mật Tâm Địa Pháp Môn Nghĩa Quyết, quyển thượng. V.v…

XVIII-ĐẠI THỪA HIỆN CHỨNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG KINH

Tên đầy đủ là: Kim Cương Đính Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh.

Kinh nầy cũng được gọi là: Kim Cương Đính Du Già Chân Thực Đại Giáo Vương Kinh. Kim Cương Đính Đại Giáo Vương Kinh. Kim Cương Đính Kinh. Tam Quyển Bản Đại Giáo Vương Kinh. Giáo Vương Kinh. Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Kinh.

Bộ kinh gồm có 3 quyển, do Bất Không dịch vào đời nhà Đường, được in vào Đại Chánh Tạng tập 18.

Đây là bộ kinh nói vềĐại Mạn Đồ La thứ nhất trong 6 Mạn Đồ La của hội đầu trong 18 hội thuộc Kinh Kim Cương Đính 10 vạn bài tụng (bản đầy đủ), làThánh Điển căn bản của Mật Tông. Khi nói tắt Kim Cương Đính Kinh tức là chỉ cho kinh nầy.

Kinh nầy nói sơ lược về việc đức Như Lai vào Chánh Định Kim Cương trong Kim Cương Giới. Việc xuất sinh 37 vị tôn thuộc Kim Cương Giới, lễ tán Như Lai, nghi thức và pháp tắc kiến lập Đại Mạn Đồ La Kim Cương Giới, phép hướng dẫn đệ tử vào Mạn Đồ La và nói về Yết Ma mạn Đồ La, Tam Muội Mạn Đồ La, Pháp Mạn Đồ La v.v…

Ngoài ra, cùng tên với kinh nầy còn có bản 2 quyển, cũng do ngài Bất Không dịch, là cùng bản tiếng Phạn với Kim Cương Đính Liên Hoa Bộ Tâm Niệm Tụng Nghi Quĩ.

Thêm nữa, Kinh Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Đại Giáo Vương, 30 quyển, do Thi Hộ dịch vào thời Bắc Tống, là toàn bộ của hội đầu trong 18 hội Kinh Kim Cương Đính (bản đầy đủ), cũng gọi là Tống Dịch Giáo Vương Kinh, Tam Thập Quyển Đại Giáo Vương Kinh, Đại Giáo Vương Kinh.

Tham khảo: Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục, quyển 15. Kinh Đại Giáo Vương, quyển 4. Kinh Kim Cương Đính Du Già Trung Lược Xuất Niệm, quyển 2. Kinh Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thực, quyển hạ. Kim Cương Đính Du Già Tam Thập Thất Tôn Xuất Sinh Nghĩa. V.v…

XIX-KINH KIM CƯƠNG TAM MUỘI

1-KIM CƯƠNG TAM MUỘI KINH

Tiếng Tây Tạng: Rdo-rjehi tin-ne (dsin-gyi chos-kyi yige).

Kinh gồm có 1 hoặc 2 quyển, được dịch vào thời Bắc Lương (397-439), mất tên người dịch, được in vào Đại Chánh Tạng tập 9.

Nội dung Kinh giải thích các pháp Không, Chân Như, Như Lai Tạngv.v…được chia làm 8 phẩm: Phẩm Tựa, phẩm Vô Tướng, phẩm Vô Sinh Thành, phẩm Bản Giác Lợi, phẩm Nhập Thực Tế, phẩm Chân Tính Không, phẩm Như Lai Tạng và phẩm Tổng Trì.

Nội dung Kinh bao quát các tư tưởng Đại Thừa, xứng đáng làm Pháp Bảo cho Bồ Tát ra đời độ người.,

Tiếng Tây Tạng của bản kinh nầy được dịch từ bản chữ Hán.

Tham khảo: Đôn Hoàng Kiếp Dư Lục, quyển 7 (Trần Viên).

2-KIM CƯƠNG TAM MUỘI BẢN TÍNH THANH TỊNH BẤT  HOẠI, BẤT DIỆT KINH, KIM CƯƠNG THANH TỊNH KINH

Kinh có 1 quyển, mất tên người dịch, được in vào Đại Chánh Tạng tập 15.

XX-SAMÃDHI-TAM MUỘI

Trong kinh phật, từ Samãdhi được dịch là Đẳng Trì Thời. Đẳng là giữ cho được bình đẳng, an lành, không để cho lao xao lay động. Trì là chuyên tâm ở một cảnh, không tán loạn, gọi là Tâm Nhất Cảnh Tính. Tông Câu Xá coi Tam Muội là một trong Mười Đại Địa Pháp. Tông Duy Thức thì cho là một trong năm Biệt Cảnh. Cả hai tông đều cho Tam Muội thuộc một trong các Tâm Sở. Nhưng Kinh Lượng Bộ và Tông Thành Thật đều cho Tâm Sở không có tính riêng biệt.

Nói chung, việc tu hành cốt yếu là chuyên tâm chú ý ở một chỗ, không để tán loạn mà phải giữ cho tâm an tỉnh. Trạng thái này gọi là Tam Muội. Khi đạt đến trạng thái Tam Muội thì liền phát khởi trí tuệ mà khai ngộ chân lý.Vì thế khi dùng Tam Muội này tu hành mà đạt được cảnh giới Phật thì gọi là Tam Muội Phát Đắc hoặc Phát Định.

Các nhà dịch cũ thường lầm ba từ:  Tam Ma Địa (Phạn: Samãdhi, Tam Muội, Đẳng Trì), Tam Ma Bát Để (Phạn: Samãpatti, Đẳng Chí,  Chính Thụ, Chánh Định, Hiện Tiền) và Tam Ma Hi Đa (Phạn: Samãhita, Đẳng Dẫn, Thắng Định) là giống nhau và đều dịch là Tam Muội. Nhưng trên thực tế Tam Muội chỉ là Tam Ma Địa mà thôi.

HửuBộ cho rằng phàm là tác dụng tinh thần chung cho tất cả Tâm (tức Đại Địa Pháp) thì đều có Định, Tán và 3 tính thiện,ác, vô ký. Nhưng chỉ giới hạn ở tâm không tán loạn của tất cả Định HửuTâm (không có trong định Vô Tâm) và có tác dụng tập trung trong một cảnh thì gọi là Tam Ma Địa.

Ngược lại,Tam Ma Bát Để và Tam Ma Hi Đa thì thông cả Hửu Tâm, Vô Tâm, nhưng chỉ giới hạn ở Định (bao gồm định Hửu Tâm, định Vô Tâm chứ không chung cho Định, Tán).

Luận Câu Xá quyển 28 cho rằng thiền định làm chỗ y chỉ có 4 loại khác nhau là 4 Tỉnh Lự(Tứ Thiền) ,4 định Vô Sắc,  8 Đẳng Chí và 3 Đẳng Trì. 4 Tỉnh Lựvà bốn Định Vô Sắc, lấy Thiện Đẳng Trì (Tam Ma Địa, Tam Muội) làm thể. Đẳng Chí (Tam Ma Bát Để) căn bản của 4 Tỉnh Lự và 4 Định Vô Sắc, có 8 thứ vì thế gọi là Bát Đẳng Chí.

Ba Đảng Trì có 3 loại là Hửu Tầm Hửu Tứ, Vô Tầm Duy Tứ và Vô Tầm Vô Tứ.

Ngoài ra, ba Đẳng Trì (Tam Tam Muội) cũng chỉ cho 3 lớp Đẳng Trì (Tam Trùng Tam Muội) là Không, Vô Tướng, Vô Nguyện hoặc là Không Không, Vô Tướng Vô Tướng, Vô Nguyện Vô Nguyện.

Trong 2 loại Tam Muội thì loại thứ nhất tùy theo có Tầm và Tứ hay không mà được chia làm 3 thứ Tĩnh Lự.

1-SƠ TĨNH LỰ(Sơ Thiền)

Sơ Tĩnh Lự và Vị ChíĐịnh (cũng gọi là Hửu Giác Hửu Quán Tam Muội): Tĩnh lự nầy thuộc về Tam Ma Địa Hữu Tầm Hửu Tứ.

2-TRUNG GIAN TĨNH LỰ

Cũng gọi là Vô Giác Hửu Quán Tam Muội, Trung Gian Tam Muội: Tĩnh Lự nầy thuộc Tam Ma Địa Vô Tầm Duy Từ.

3-CẬN PHẦN CỦA ĐỆ NHỊ TĨNH LỰ

Đệ Nhị Thiền trở lên cũng gọi là Vô Giác Vô Quán Tam Muội: Cận Phần nầy thuộc Tam Ma Địa Vô Tầm Vô Tứ.

Còn Loại thứ hai thì chỉ cho Tam Muội Quán Xét xét “nhân và Pháp” đều không, gọi là Không Tam Muội. Tam muội lìa bỏ tướng sai biệt, gọi là Vô Tướng Tam Muội. Tam Muội lìa bỏý nghĩa mongcầu gọi là Vô Nguyện Tam Muội. Kế đến, trong ba lớp Tam Muội còn có Không Không Tam Muội, Vô Tướng Vô Tướng Tam Muội và Vô Nguyện Vô Nguyện Tam Muội.

Cứ theo luận Thập Trụ Tỳ Bà Saquyễn 11, chỉ trừ TứThiền (4 Tỉnh Lự) và Bác Giải Thoát, còn tất cả Định đều là Tam Muội. Lại cho rằng chỉ có 3 môn giải thoát (Không TamMuội,  Vô Tướng Tam Muội, Vô Nguyện Tam Muội vô lậu) và ba Tam Muội Hửu Tầm Hửu Tứ, Vô Tầm Duy Tứ và Vô Tầm Vô Tứđược gọi là Tam  Muội. Cũng Luận đã dẫn còn chỉ ra rằng phạm vi của Định hẹp hơn phạm vi của Tam Muội. Theo đó thì định mà chư Phật và Bồ Tát chứng đắc có thể được xem là Tam Muội.

Đại thừa nghĩa chưa quyển 13 có nêu các thuyết trong luận như Tạp A TỳĐàm Tâm quyển 6, Luận Thành Thực quyển 2, Thập Địa Kinh Luận quyển 5 …rồi y cứ vào đó mà giải thích rõ sự khác nhau giữa: Thiền, Định, Tam Muội, Chính Thụ, Tam Ma Nga ( tiếng phạn, Pãli: Samãpatti: Đẳng Chí) , Giải Thoát, Xa Ma Tha ( phạn: Samãtha, Pãli: Samatha: chỉ)...

Theo sự giải thích này thì Tam Muội với nghĩa hẹp là chỉ cho ba loại Tam Muội Không, Vô tướng và Vô Nguyện. Còn Tam Muội với nghĩa rộng thì chỉ cho bốn Tâm Vô Lượng và tất cả Định khác.

Kinh A Hàm cho rằng ngoài bốn Thiền, 8 Định ra, còn có ba Tam Muội: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện, (3 môn giải thoát), và ba Tam Muội: Hữu Tầm Hữu Tứ,Vô Tầm Duy Tứ vàVô Tầm Vô Tứ. Nhưng trong các kinh Đại Thừa thì có từ vài trăm trở lên đến cả ngàn loại Tam Muội.

Về các kinh Đại Thừa có mang tên Tam Muội thì gồm có: Kinh Bát Chu Tam Muội, Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, kinh TuệẤn Tam Muội, kinh Tự Thệ Tam Muội, kinh Phật Ấn Tam Muội, kinh Pháp Hoa Tam Muội, kinh Niệm Phật Tam Muội, kinh Nguyệt Đăng Tam Muội, kinh Kim Cương Tam Muội...

Tiêu đề Tam Muội trong các kinh trên được giải thích rất tỉ mỉ, rõ ràng. Trong đó, Bát Chu Tam Muội còn được gọi là ChưPhật HiệnTiền Tam Muội, Phật Lập Tam Muội.

Ngoài ra, kinh Pháp Hoa quyển 1 có nêu tên Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội. Kinh Hoa Nghiêm quyển 6 và 44, theo bản dịch cũ, thì có: Hoa Nghiêm Tam Muội, HảiẤn Tam Muội, Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội…Kinh Đại Phẩm Bát Nhã quyển 3, quyển 5 cũng có thuyết 108  Tam Muội như Thủ Lăng Nghiêm( Kiện Hành) Tam Muội, Bảo Ấn Tam Muội, Sư Tử Du Hí Tam Muội...

TrongThiên Thai Tông, Ma Ha ChỉQuán quyển 2, thượng, có nêu 4 loại Tam Muội: Thường Tọa, Thường  Hành, Bán HànhBán Tọa và Phi Hành Phi Tọa. Đạo tràng để tu bốn loại Tam Muội này gọi là Tứ Tam Muội Viện.

Ngoài ra, Luận Thành Duy Thức quyến 12 có nêu ba thứ Tam Muội là Nhất Phần Tu Tam Muội (chỉ tu một phần Định hay Huệ), Cộng Phần Tu Tam Muội (gồm tu càĐịnh và Huệ Hửu Lậu), và Thánh Chính Tam Muội (gồm tu cả Định và Tuệ vô lậu).

Kinh Niết Bàn quyển 13, (Nam  bản) , liệt kê tên 25 loại Tam Muội màBồ Tát tu để phá trừ“25 Hữu”, 16 Tam Muội trong kinh Pháp Hoa quyển 7, tức là tên gọi khác của Pháp Hoa Tam Muội. Tam Muội từ thân phát ra lửa gọi là Hỏa TamMuội, Hỏa Định Tam Muội, Hỏa Quang Tam Muội, hàm ý là hỏa táng thi hài.

Tam MuộiTối Thắng thì gọi là Vương Tam Muội, hoặcTam Muội Vương Tam Muội.

Trong tuyển tập Trạch Bản Nguyện Niệm Phật tập, ngài Pháp Nhiên, vị tăng người Nhật Bản, gọi  NiệmPhật là Vương Tam Muội. Lại trong Tọa Thiền Dụng Tâm Ký, ngài Oánh Sơn Thiệu Cẩn cũng gọi tọa thiền Là Vương Tam Muội.

Ngôi nhà để tu Tam Muội gọi là Tam Muội Đường. Nếu chia theo chủng loại Tam Muội được tu thì có Pháp Hoa Tam Muội Đường, Thường Hành Tam Muội Đường, Lý Thú Tam Muội Đường…

Tham khảo:  Kinh Tạp A Hàm quyển 18. Kinh Trường A Hàm quyển 9,10. Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 25, (Bắt Bản). Kinh Đại Phẩm Bát Nhã quyển 1 và 23. Đại Trí Độ Luận quyển 28. Luận Du GiàSư Địaquyển 11. Luận Tập Dị Môn Túc  quyển 6. Phật Địa Kinh Luận quyển 1. Luận Thành Duy Thức quyển 8. Đại thừa Nghĩa Chương quyển 13. Viên Giác Kinh Lược Sớ Chú quyển thượng. Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập quyển 4, thượng. Bách Bát Tam Muội, Định v.v…

XXI-TRÍ TUỆ GIẢI THOÁT

Trí tuệ Giải Thoát tiếng Phạn là: Prajnã-vimukti.

Tiếng Pãli: Pãnnã-vimukti.

Chỉ cho bậc A La Hán dùng năng lực trí tuệ vô lậu Đoạn Trừ Phiền Não mà được giải thoát, 1 trong 7 bậc Thánh, 1 trong chín bậc Vô Học.

Cầu giải thoát là chỉ cho bậc A La Hán đã được DiệtTận Định, dùng năng lực trí tuệ và thiền định Đoạn Trừ Phiền Não Chướng, giải thoát chướng mà được giải thoát. Còn TríTuệ Giải Thoát thì chỉ cho bậcA La Hán chưa được Diệt Tận Định, chỉ dùng năng lực trí tuệ Đoạn Trừ Phiền Não Chướng mà được giải thoát. Giữa hai bậc A La Hán này có năm nghĩa khác nhau:

1. QUÁN: TríTuệ Giải Thoát tuTính Niệm Xứ, còn Câu Giải Thoát tuCộngNiệm Xứ.

2. HÀNH: TríTuệ Giải Thoát tuHành Chính Đạo Đoạn Hoặc, còn Câu Giải Thoát thì tu cả Chính và Trợ.

3. PHÁP SỞ Y:  TríTuệ Giải Thoát không tụ Tập SựThiền, mà trực tiếp duyên theo chân lý. Còn Câu Giải Thoát thì tu tập cả Sự Thiền (Sự Thiền chia làm 3 loại: Hữu LậuCăn Bản Tứ Thiền, Vô Lậu Thiền và Diệt Tận Định.Trong đó, Vô Lậu Thiền lại có 4 loại: Quán, Luyện, Huân, Tu. Trên thực tế, bậcA La Hán TríTuệ Giải Thoát cũng tuquán thiền).

4. THẦN BIẾN: Trí Tuệ giải thoát có 14 Thứ Thần Biến, cầu giải thoát có 18 thứ Thần Biến.

5. BA MINH TÁM GIẢI THOÁT:TríTuệ giải thoát không có đủ ba binh và 8 giải thoát. Còn CâuGiải Thoát thì ba minh và Tám giải thoát đều có đầy đủ.

Lại nói theo ý nghĩa Thiền thì Trí Tuệ Giải Thoát gọi là Hoại Pháp. Vì bậc A La Hán này không ưa thích công đức sự dụng, như lúc tuBất Tịnh Quán cho đến Bạch Cốt Tướng Quán thì vẫn còn chấp cái tướng xương trắng và cái tướng xương trắng bị đốt thành tro.

Còn câu giải thoát gọi là Bất Hoại Pháp. Vì bậc A La Hán này ưa thích công đức sử dụng. Nên quán tưởng từ giữa hai chân mày của xương sọ trắng phóng ra ánh sáng 8 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa và gió. Nhờ cách tu luyện này màđược Thần Thông.

Tham khảo: Kinh Thỉnh Thỉnh trong TrungA Hàm Quyến 29. Kinh Đại DuyênPhương Tiện và kinh thế ký trong TrườngA Hàm quyển 10. Luận Đại TỳBà Sa Quyến  101. Luận Câu Xá quyễn 25. Luận Thành Thực quyển 1. Pháp Hoa kinh Huyền nghĩa quyển 4. Thiên Thai Tứ Giáo Nghi Tận  Tập Chú  quyển trung. Thiên Thai Tứ Giáo nghi Tập Chú quyển trung. V.v…

 

Lâm Như-Tạng

 

 

 

 tien si lam nhu tang

Tác giả: Tiến Sĩ Lâm Như Tạng
(Xem trang tác giả)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com